• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/02/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 16/11/2006
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Số: 150/1999/QĐ-TCCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 12 tháng 2 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế thi nâng ngạch công chức

_____________________

BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;

Căn cứ Điều 33, Chương V của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998;

Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 181/CP ngày 09/11/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về thi nâng ngạch công chức.

Điều 2. Quy chế thi nâng ngạch công chức ban hành kèm theo Quyết định này thay thế Quy chế thi nâng ngạch ban hành kèm theo Quyết định số 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 05/9/1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này;

QUY CHẾ

Thi nâng ngạch công chức

_________

(Ban hành kèm theo Quyết định số 150/1999/QĐ-TCCPngày 12 tháng 02 năm1999 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ )

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản quy chế này được áp dụng cho các kỳ thi nâng ngạch công chức.

Điều 2.

1- Việc nâng ngạch công chức từ ngạch thấp lên ngạch cao nhất thiết phải qua 1 kỳ thi nâng ngạch, việc thi nâng ngạch phải Căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng ngạch và nhu cầu, vị trí làm việc của cơ quan.

2- Việc thi nâng ngạch phải đảm bảo nguyên tắc: công khai, công bằng và chất lượng.

3- Các cơ quan sử dụng công chức trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi là tỉnh ) hàng năm phải xây dựng chỉ tiêu thi nâng ngạch và báo cáo về Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, xem xét có bản gửi về Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ để phân bổ chỉ tiêu dự thi.

Điều 3.

1- Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ giúp Chính phủ quản lý về việc thi nâng ngạch, trực tiếp tổ chức việc thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính cho các tỉnh và các Bộ, ngành chưa có đủ điều kiện tổ chức thi và tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc thi nâng ngạch từ chuyên viên lên cán sự, từ nhân viên, các sự lên ngạch chuyên viên, từ chuyên viên, từ chuyên viên lên chuyên viên chính và tương đương theo các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành quản lý các ngạch công chức theo ngành chuyên môn sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ.

3- Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức thi nâng ngạch nhân viên lên cán sự; nhân viên, cán sự lên chuyên viên và các ngạch tương đương khác theo quy chế chung và hướng dẫn nội dụng thi do các Bộ, ngành quản lý ngạch công chức theo ngành chuyên môn sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Điều 4.

Các cơ quan có thẩm quyền thi nâng ngạch quy định tại Điều 3 Quy chế này thành lập Hội đồng thi nâng ngạch (sau đây gọi là Hội đồng thi) để thực hiện việc thi nâng ngạch. Hội đồng thi thành lập Ban coi thi và Ban chấm thi để giúp việc.

Điều 5. Người được cử dự thi nâng ngạch công chức phải có các điều kiện sau:

1- Được Hội đồng sơ tuyển các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và cử đi dự thi (trường hợp kỳ thi do Trung ương tổ chức), trường hợp thi nâng ngạch do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thi do Hội đồng sơ tuyển cơ quan nơi công chức làm việc xem xét và cử đi dự thi;

2- Có bản khai lý lịch khoa học do cơ quan sử dụng và trực tiếp quản lý công chức xác nhận;

3- Có đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu trình độ của ngạch xin thi;

4- Bản nhận xét đánh giá về phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực và hiệu quả làm việc trong thời hạn 3 năm liên tục tính đến năm được cử dự thi;

Chương II

HỘI ĐỒNG THI HỘI ĐỒNG SƠ TUYỂN

VÀ CÁC BAN COI THI, CHẤM THI

MỤC 1. HỘI ĐỒNG THI

Điều 6.

1- Hội đồng thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và tương đương theo khoản 1 Điều 3 của Quy chế này được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ.

2- Hội đồng thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ cán sự lên chuyên viên, từ chuyên viên lên chuyên viên chính và các ngạch tương đương theo khoản 2 Điều 3 của Quy chế này do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định.

3- Hội đồng thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

4- Hội đồng thi được thành lập và hoạt động trong một thời gian nhất định ( theo kỳ thi nâng ngạch ) và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

5- Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của cơ quan do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định trong thời gian hoạt động của Hội đồng thi.

Điều 7. Thành phần của Hội đồng thi tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 quy chế này có 5 hoặc 7 người, bao gồm:

1- Ở các cơ quan Trung ương:

a) Chủ tịch Hội đồng thi là 1 lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

c) Thư ký Hội đồng thi là 1 chuyên viên của Vụ Tổ chức cán bộ.

d) Các Hội đồng thi gồm 1 số lãnh đạo các Vụ chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

2- Ở tỉnh:

a) Chủ tịch Hội đồng thi là 1 lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Phó Chủ tịch là Trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh.

c) Thư ký Hội đồng thi là một chuyên viên của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

d) Các uỷ viên Hội đồng thi gồm một số lãnh đạo các Sở chuyên ngành của tỉnh.

Điều 8. Hội đồng thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1- Hướng dẫn thể lệ, quy chế thi, hồ sơ của người tham dự thi: Nội dung thi, các tài liệu tham khảo, nghiên cứu trước khi thi cho người tham gia dự thi (sau đây gọi là thí sinh).

2- Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách thí sinh thi nâng ngạch.

3- Tổ chức việc ra đề thi, chọn đề thi đảm bảo bí mật đúng nội dung hướng dẫn thi nâng ngạch và yêu cầu của tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức dự thi.

4- Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi và tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban coi thi, Ban chấm thi đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế, khách quan, công khai, công bằng và dân chủ.

5- Quy định đáp án và thang điểm chấm thi.

6- Lởp danh sách kết quả thi, công bố kết quả và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi.

7- Tổ chức phúc tra kết quả thi nếu thí sinh có yêu cầu xin phúc tra.

8- Báo cáo kết quả thi nâng ngạch đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét ra quyết định công nhận kỳ thi nâng ngạch và ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch theo phân cấp về quản lý công chức và báo cáo kết quả thi về Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ để theo dõi.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi:

1- Chủ tịch Hội đồng thi:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi quy định tại Điều 8 quy chế này chỉ đạo kỳ thi đảm bảo đúng quy chế.

b) Quyết định thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi và chỉ định các thành viên của các Ban này.

c) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi.

d) Tổ chức việc ra đề thi, lựa chọn đề thi theo đúng quy định, bảo đảm đề thi tuyệt đối bí mật.

2- Phó Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công.

3- Các uỷ viên của Hội đồng thi nâng ngạch do Chủ tịch Hội đồng thi phân công trách nhiệm cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện nghiêm túc.

4- Thư ký Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi:

a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh theo đúng quy định về điều kiện dự thi trình Hội đồng thi để xét duyệt danh sách thí sinh.

b) Tổ chức và chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn thí sinh nghiên cứu.

c) Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi.

d) Tập hợp các đề thi, đáp án để trình Chủ tịch Hội đồng thi xem xét quyết định đề thi chính thức và dự bị.

đ) Tổ chức việc thu nhận bài thi, biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, đánh mã phách, rọc phách để giao cho Ban chấm thi.

e) Lập danh sách kết quả thi.

MỤC 2. HỘI ĐỒNG SƠ TUYỂN

Điều 10.

1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Hội đồng sơ tuyển để đánh giá phẩm chất đạo đức, thành tích công tác và khả năng chuyên môn công chức để cử dự kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và tương đương theo chỉ tiêu được phân bổ.

2- Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng sơ tuyển để đánh giá phẩm chất đạo đức, thành tích công tác và khả năng chuyên môn của công chức để cử dự kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương theo chỉ tiêu phân bổ.

3- Hội đồng sơ tuyển quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 có 5 hoặc 7 thành viên, bao gồm:

a) Ở các cơ quan Trung ương:

- Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Các uỷ viên Hội đồng gồm một số Vụ trưởng Vụ chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

b) Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phó chủ tịch Hội đồng là trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các uỷ viên gồm một số Giám đốc sở chuyên ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4- Các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, có đủ tư cách pháp nhân sẽ thành lập Hội đồng sơ tuyển do người đứng đầu cơ quan ra quyết địn; lãnh đạo Bộ, ngành quyết định thành lập Hội đồng sơ tuyển để xem xét đối tượng thuộc cơ quan Bộ cho đối tượng thì nâng ngạch theo phân cấp tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.

- Các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) thành lập Hội đồng sơ tuyển do người đứng đầu Sở. Ban, ngành và huyện quyết định để đánh giá phẩm chất đạo đức, thành tích công tác và khả năng chuyên môn của công chức để cử dự kỳ thi nâng ngạch nhân viên lên cán sự, từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên theo chỉ tiêu được phân bổ.

- Hội đồng sơ tuyển có 5 người.

a) Ở các cơ quan Trung ưong:

- Chủ tịch Hội đồng sơ tuyển là lãnh đạo các đơn vị có tư cách pháp nhân hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đối với Hội đồng sơ tuyển của cơ quan Bộ.

- Các uỷ viên: là một Vụ trưởng, Trưởng ban, Chánh văn phòng, Thủ trưởng Trung tâm theo cơ quan Bộ tham gia.

b) Ở các tỉnh:

- Chủ tịch Hội đồng sơ tuyển là lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện.

- Phó Chủ tịch Hội đồng sơ tuyển là Trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở, Ban, ngành, huyện.

- Các uỷ viên do yêu cầu cụ thể của Sở, Ban, ngành, huyện cử các Trưởng, phó phòng nghiệp vụ, có uy tín trong cơ quan đơn vị tham gia.

MỤC 3. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN COI THI, BAN CHẤM THI

Điều 11.

1- Ban coi thi có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội dồng thi tổ chức hoạt động của người coi thi (sau đây gọi là giám thị) và giám sát, kiểm tra việc thi của thí sinh đảm bảo đúng nội quy thi.

2- Ban coi thi có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Tổ chức, sắp xếp, phân công giám thị tại các phòng thi, giám thị biên bảo vệ ở ngoài phòng thi theo đúng nội quy bảo đảm nghiêm túc, an toàn.

b) Kiểm tra các điều kiện để bảo đảm tốt kỳ thi; tổ chức kiểm tra thẻ dự thi...

c) Tổ chức thực hiện những quy định về nguyên tắc, thủ tục coi thi như: hồ sơ thi, phòng thi, giấy thi, biên bản...

d) Đảm bảo tuyệt đối chính xác trong việc đọc đề thi; giữ gìn an toàn bài thi; bảo đảm thu, nộp bài thi đúng quy định.

đ) Giải quyết các trường hợp giám thị hoặc thí sinh vi phạm quy chế, nội quy thi, lập biên bản và báo cáo kịp thời với Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và giải quyết.

Điều 12. Nhiệm vụ của các thành viên Ban coi thi.

1- Trưởng ban coi thi:

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban coi thi quy định tại Điều 10 quy chế này.

b) Bố trí, sắp xếp giám thị tại các phòng thi, giám thị biên.

c) Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy chế.

d) Tạm định chỉ giám thị hoặc tạm đình chỉ việc thi của thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm quy chế, nội quy thi và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và quyết định.

đ) Tổ chức kiểm tra việc tập hợp bài thi của thi sinh để bàn giao cho thư ký Hội đồng thi theo đúng nội quy.

2- Giám thị trong phòng thi:

a) Kiểm tra thẻ dự thi (hoặc chứng minh thư) của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng quy định theo số báo danh.

b) Phổ biến nội quy thi cho các thí sinh.

c) Phát giấy thi và ký vào giấy thi theo quy định.

d) Nhận đề thi, đọc (hoặc phát đề thi) và chép đề thi chính xác lên bảng.

đ) Thực hiện nhiệm vụ coi thi trong phòng thi theo đúng nội quy.

e) Thu nhận bài thi đầy đủ, theo danh sách dự thi và nộp cho Trưởng ban coi thi.

3- Giám thị biên:

a) Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi.

b) Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, lập biên bản những giám thị phòng thi hoặc thí sinh vi phạm quy chế, nội quy khi ở ngoài phòng thi, báo cáo ngay với Trưởng ban coi thi để giải quyết.

c) Không được vào trong phòng thi.

Điều 13.-

1- Ban chấm thi có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức và thực hiện iệc chấm thi theo đungs quy chế.

2- Ban chấm thi có nhiệm vụ :

a) Tổ chức trao đổi, thảo luận đáp án và thang điểm trước khi chấm thi.

b) Nhận và phân chia bài của thí sinh cho các thành viên trong Ban chấm thi.

c) Tổ chức bố trí, sắp xếp người chấm thi viết, thi vấn đáp (gọi chung là giám khảo) bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi, mỗi bàn thi vấn đáp (gọi chung là giám khảo) bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi, mỗi bàn thi vấn đáp phải có 2 giám khảo.

d) Tập hợp kết quả chấm thi và bàn giao cho thư ký Hội đồng thi.

đ) Phát hiện các bài thi của thí sinh vi phạm quy chế, nội quy thi, lập biên bản những trường hợp đó và báo cáo với Hội đồng thi xem xét giải quyết.

e) Giữ gìn bí mật kết quả thi khi chưa được phép công bố.

g) Tổ chức phúc tra bài thi nếu Hội đồng thi hoặc thí sinh có yêu cầu phúc tra.

Điều 14.- Nhiệm vụ của các thành viên Ban chấm thi.

1- Trưởng ban chấm thi:

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban chấm thi quy định tại Điều 12 quy chế này.

b) Bố trí, sắp xếp, phân công các thành viên của Ban chấm thi.

c) Kiểm tra, giám sát công việc của các giám khảo.

d) Quyết định điểm thi của bài thi khi các giám khảo cho điểm chênh lẹch.

e) Tập hợp kết quả chấm thi và bàn giao cho thư ký Hội đồng thi.

2- Giám khảo:

a) Giám khảo hỏi thi vấn đáp có nhiệm vụ:

- Hỏi thi vấn đáp theo đúng nội dung và cho điểm theo biểu điểm của đáp án. Trường hợp thi thực hành và vấn đáp cũng hỏi theo đúng yêu cầu của nội dung câu hỏi.

- Khi hỏi thi vấn đáp cần có thái độ hoà nhã để động viên thí sinh bình tĩnh trả lời.

- Yêu cầu thí sinh khi chuẩn bị trả lời phải ghi vào giấy và nộp lại để có cơ sở xem xét.

- Không ghi kết quả điểm thi vào sổ hoặc tài liệu riêng và không công bố điểm thi khi chưa có quyết định công bố điểm của Hội đồng thi.

b) Giám khảo chấm thi viết có nhiệm vụ :

- Chấm điểm các bài thi theo đúng quy chế, đúng đáp án.

- Khi chấm thi, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi vấn trong các bài thi thì trao đổi với đồng nghiệp và báo cáo vơí Trưởng ban chấm thi xem xét giải quyết.

- Khi chấm thi phải làm việc ở nơi quy định, không được mang bài thi về nhà hoặc đi nơi khác chấm hoặc gây ảnh hưởng tới việc chấm thi của ngưoừi khác.

c) Sau mỗi ngày hỏi thi hoặc chấm thi, 2 giám khảo phải thống nhất điểm chấm thi. Nếu điểm của 2 giám khảo chênh lệch 1 điểm thì cộng lại chia trung bình; nếu chênh lệch trên 1 điểm thì trao đổi để thống nhất. Nếu chưa thống nhất thì đề nghị Trưởng ban chấm thi xem xét giải quyết.

Chương III

TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH

Điều 15.

1- Trước ngày thi một ngày, các phòng thi phải được đánh số thứ tự, niêm yết danh sách thí sinh trước phòng thi.

2- Phải niêm yết các thông tin cần thiết cho thí sinh biết như: sơ đồ phòng thi, nội quy thi, thời gian thi...

Điều 16. Hội đồng thi cần tổ chức lễ khai mạc kỳ thi; nếu số lượng thí sinh đông thì có thể tổ chức lễ khai mạc từ ngày hôm trước.

Điều 17.

1- Mỗi phòng thi có hai giám thị và một giám thị biên.

2- Giám thị không được coi thi ở phòng thi có người thân thích của mình là thí sinh.

3- Giám thị biên có thể được giao nhiệm vụ trong cả hai phòng tthi liền kế.

Điều 18.

1- Giám thị phòng thi chỉ được mở bì đựng đề thi khi có hiệu lệnh. Trước khi mở đề thi, giám thị phòng thi cho các thí sinh chứng kiến đề thi được niêm phong.

2- Giám thị phòng thi đọc và viết đề thi chính xác lên bảng hoặc phát đề thi cho các thí sinh.

3- Giám thị phòng thi không được giải thích đề thi hoặc trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong phòng thi.

Điều 19. Hết giờ thi, giám thị phòng thi có nhiệm vụ:

1- Yêu cầu thí sinh nộp bài thi.

2- Kiểm tra số lượng bài thi đã nộp theo danh sách phòng thi có đủ chữ ký của thí sinh khi nộp bài.

3- Làm thủ tục nộp bài thi của thí sinh, đề thi đã sử dụng, chưa sử dụng và các văn bản khác có liên quan cho trưởng ban coi thi.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20.-

1- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy chế này.

2- Trong quá trình tổ chức thi nâng ngạch, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra kỳ thi. Trường hợp Hội đồng thi tổ chức không đúng quy trình, không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong bản quy chế này sẽ bị huỷ bỏ kết quả thi nâng.

3- Cơ quan, tổ chức và cá nhân nào vi phạm quy ché thi nâng ngạch, tuỳ theo tính chất, mức đọ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Quang Trung

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.