• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2004
CHÍNH PHỦ
Số: 79/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 29 tháng 12 năm 2000
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5năm 1997;

Căn cứ Nghị quyết số 90/NQUBTVQH10 ngày 03 tháng 9 năm 1999 của y ban Thường vụ Quốc hội vềviệc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng khôngchịu thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một sốhàng hoá, dịch vụ;

Căn cứ Nghị quyết số 240/2000/NQUBTVQH10 ngày 27 tháng 10 năm 2000của y ban Thường vụ Quốc hội vềviệc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịuthuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hànghoá, dịch vụ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thuếgiá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịchvụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Điều 2. Đốitượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Nghịđịnh này.

Điều 3.Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế giátrị gia tăng là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề,hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức,cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là ngườinhập khẩu).

Điều 4.Đối tượng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4của Luật Thuế giá trị gia tăng, Điều 1 Nghị quyết số 90/1999/NQUBTVQH10 ngày 03tháng 9 năm 1999 và Điều 1 Nghị quyết số 240/2000/NQUBTVQH10 ngày 27 tháng10 năm 2000 của y ban Thường vụ Quốc hội vềviệc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịuthuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hànghoá, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:

1.Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồngthủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường củacác tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;

Sơchế thông thường là việc sơ chế gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm trồngtrọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mà các loại sản phẩm này qua sơ chế chưatrở thành loại sản phẩm, hàng hoá khác;

2.Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muốiiốt;

3.Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuếgiá trị gia tăng ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ đã chịu thuếtiêu thụ đặc biệt;

4.Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền côngnghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩuđể tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê củanước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh;thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tưthuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt độngtìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí.

Trườnghợp cơ sở nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịuthuế giá trị gia tăng nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị,máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế giá trị gia tăng cho cảdây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.

GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan ban hànhdanh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùngvà vật tư xây dựng thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phânbiệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu thuộc đối tượng khôngchịu thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản này.

BộTài chính hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đối với các trường hợp không chịu thuế giátrị gia tăng quy định tại khoản này;

5.Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;

6.Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;

7.Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư, bao gồm: hoạt động cho vay vốn, cho thuê tàichính của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tài chính và cáchoạt động chuyển nhượng vốn; hoạt động kinh doanh chứng khoán;

8.Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loạibảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;

9.Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khỏe cho người vàdịch vụ thú y;

10.Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao mang tính phong trào, quầnchúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng khôngnhằm mục đích kinh doanh;

Hoạtđộng biểu diễn nghệ thuật như: ca, múa, nhạc, kịch, xiếc, biểu diễn nghệ thuậtkhác; dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim các loại;

Nhậpkhẩu, phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loạiphim; đối với phim ghi trên băng hình, đĩa hình chỉ là phim tài liệu, phóng sự,khoa học;

11.Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác;

12.Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sáchnhà nước;

13.In, xuất bản, nhập khẩu, phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sáchchính trị, sách giáo khoa (kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình),giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh,ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; in tiền.

14.Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duytrì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng;dịch vụ tang lễ;

15.Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phụcvụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhândân và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được Nhà nước cấp hỗ trợ mộtphần vốn không quá 30% tổng số vốn thực chi cho công trình;

16.Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của nhândân trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thịvới các khu công nghiệp lân cận theo giá vé thống nhất do cơ quan có thẩm quyềnquy định;

17.Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản củaNhà nước, do ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện;

18.Tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tựkhai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu,vùng xa;

19.Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính cùng BộQuốc phòng, Bộ Công an xác định cụ thể. Đối với vũ khí, khí tài được mua, sảnxuất bằng nguồn vốn ngân sách, việc không tính thuế phải được xác định cụ thểtrong dự toán ngân sách;

20.Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợkhông hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trangnhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định của Chínhphủ; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễntrừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; đồdùng của người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về nước mang theo. Hàng nhập khẩutrong các trường hợp trên đây được xác định theo chế độ Nhà nước quy định.

Hàngbán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ khônghoàn lại cho Việt Nam; hàng hoá, dịch vụ bán cho đối tượng miễn trừ ngoại giaotheo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao; các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại;

21.Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu,tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên vật liệu nhập khẩu đểsản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công với nướcngoài;

22.Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêudùng ngoài Việt Nam, trừ sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nướcngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động;

23.Chuyển giao công nghệ theo quy định tại Chương III của Bộ luật Dân sự nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ cókèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì việc không tính thuế chỉ thực hiệnđối với phần giá trị công nghệ chuyển giao; phần mềm máy tính, trừ phần mềm máytính xuất khẩu;

24.Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành các sảnphẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. Vàng dạng thỏi, miếng và các loạivàng chưa chế tác được xác định phù hợp với các quy định quốc tế;

25.Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sảnphẩm khác quy định cụ thể dưới đây:

Dầuthô;

Đáphiến, cát, đất hiếm;

Đáquý;

Quặngmănggan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng crômmít, quặng êmênhít, quặng apatít.

BộTài chính căn cứ vào yêu cầu quản lý tài nguyên, khoáng sản của Nhà nước từngthời kỳ trình Chính phủ điều chỉnh sửa đổi, bổ sung loại tài nguyên khoáng sảnquy định tại khoản này;

26.Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân thángthấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước. Thunhập được xác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ chi phí hợp lýcủa hoạt động kinh doanh đó;

Tổchức, cá nhân mua, bán, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ không chịu thuếgiá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giátrị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ ở khâu không chịu thuế giá trị giatăng.

 

Chương II

CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Điều 5.Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Điều 6.Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều7 của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

1.Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưacó thuế giá trị gia tăng;

2.Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàngnhập khẩu.

3.Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giátính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tạithời điểm phát sinh các hoạt động này;

4.Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hình thứccho thuê giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theohình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuêthì giá tính thuế là tiền thuê chưa có thuế giá trị gia tăng trả từng kỳ hoặctrả trước.

Đốivới trường hợp thuê dàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nướcngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế đượctrừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;

5.Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hànghóa đó trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiềntrả góp từng kỳ;

6.Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công,nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).

7.Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế củacông trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường hợp xâydựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và khối lượng hạngmục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế giá trị gia tăngtính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.

Đốivới hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượngcủa các đơn vị được Nhà nước giao đất, giá tính thuế là giá bán nhà, cơ sở hạtầng gắn với đất, trừ () tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước;

Đốivới hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế được trừ () giáthuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

8.Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng đượctrừ giá trị đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;

9.Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoahồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạtđộng này;

10.Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toánghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế làmcăn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho [1 + (%) thuế suất củahàng hóa, dịch vụ đó].

Giátính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cảkhoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

BộTài chính hướng dẫn cụ thể giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụquy định tại Điều này.

Điều 7.Thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 8 của Luật Thuế giá trịgia tăng, Điều 2 Nghị quyết số 90/1999/NQUBTVQH10 ngày 03 tháng 9 năm 1999 vàĐiều 2 Nghị quyết số 240/2000/NQUBTVQH10 ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vềviệc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịuthuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hànghoá, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:

1.Mức thuế suất 0% đối với: hàng hóa xuất khẩu, bao gồm hàng hoá chịu thuế tiêuthụ đặc biệt xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu; sửa chữa máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải cho nước ngoài; phần mềm máy tính xuất khẩu; dịch vụ xuất khẩu laođộng.

Xuấtkhẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu chế xuất hoặc xuất cho doanhnghiệp chế xuất và trường hợp cụ thể khác được coi là xuất khẩu theo quy địnhcủa Chính phủ.

2.Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:

Thanđá;

Sảnphẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng);

Sảnphẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhậpkhẩu quy định tại khoản 24 Điều 4 của Nghị định này;

Khuônđúc các loại;

Hoáchất cơ bản;

Máyvi tính, cụm linh kiện máy vi tính;

Vậtliệu nổ,

Quehàn;

Lốpvà bộ xăm lốp cỡ từ 90020 trở lên;

Hànghoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh thương mại nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế;

Đámài;

Giấyin báo;

Bìnhbơm thuốc trừ sâu;

Đất,đá, cát, sỏi;

Dâycáp điện sử dụng điện áp từ 600 vôn trở lên;

Lưới,dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

Nướcsạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, trừ nước sạch thuộc diện không chịu thuếnêu tại khoản 18 Điều 4 Nghị định này và các loại nước giải khát thuộc nhómthuế suất 10%;

Phânbón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởngvật nuôi, cây trồng;

Thiếtbị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế; bông và băng vệ sinh y tế;      

Chântay giả, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật;

Thuốcchữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người và vật nuôi, sản phẩm hoá dược, dược liệulà nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

ng thuỷ tinh trung tính (ốngtuýp và ống được định hình);

Giáocụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thướckẻ, compa dùng để giảng dạy, học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùngcho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm;

Đồchơi cho trẻ em;

Sáchcác loại, trừ loại sách thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy địnhtại khoản 13 Điều 4 Nghị định này;

Sảnphẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ quasơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bao gồm cả con giống, cây giống, hạtgiống, trừ các sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trực tiếp bán ra khôngchịu thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;

Lâmsản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống và lương thực;

Lâmsản chưa qua chế biến là loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên như song, mây,tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc và các loại lâm sản khác;

Thựcphẩm tươi sống là loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế thông thường;

Lươngthực bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn;

Sảnphẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biếntừ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, nứa, lá;

Vánép nhân tạo;

Bôngsơ chế từ bông trồng ở trong nước là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại;

Mủcao su sơ chế;

Thứcăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;

Xâydựng, lắp đặt;      

Nhà,kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất đầu tư, xây dựngđể kinh doanh.

Duytu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, trừ hoạt động quyđịnh tại khoản 15 Điều 4 của Nghị định này;

Dịchvụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn vềkhoa học, kỹ thuật;

Nạovét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ;

Vậntải, bốc xếp;

Dịchvụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cày, bừađất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sảnxuất nông nghiệp; nuôi, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; thu, hái sản phẩmnông nghiệp;

Băngtừ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình;

Pháthành và chiếu phim viđiô;           

3.Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:

Dầumỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;

Điệnthương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra;

Sảnphẩm cơ khí tiêu dùng;

Sảnphẩm điện tử;

Sảnphẩm hóa chất (trừ hoá chất cơ bản), mỹ phẩm;

Sợi,vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;

Sảnphẩm bằng da, giả da;

Giấy(trừ giấy in báo) và sản phẩm bằng giấy;

Đường,sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác;

Sảnphẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch,ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các loại sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%);

Dịchvụ bưu điện, bưu chính, viễn thông;

Chothuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải;

Dịchvụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế;

Chụp,in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay viđêô;

Uốntóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp;

Kháchsạn, du lịch, ăn uống;

Cácloại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại Điều 4 và các khoản 1, khoản 2và khoản 4 Điều 7 Nghị định này;

4.Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ:

Vàng,bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra;

Xổsố kiến thiết và các loại hình xổ số khác;

Đạilý tàu biển;

Dịchvụ môi giới.

Căncứ vào mức thuế suất quy định tại Điều này, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việcáp dụng thuế suất đối với các loại hàng hóa, dịch vụ.

Điều 8.Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 9 của Luật Thuếgiá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

1.Phương pháp khấu trừ thuế:

Sốthuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ratrừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

a)Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuếbán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trườnghợp cơ sở bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng không ghi cụ thể giábán chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn giá trị gia tăng thìthuế giá trị gia tăng đầu ra được tính trên giá bán ra của hàng hoá, dịch vụđó, trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã cóthuế giá trị gia tăng.

b)Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăngghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuếgiá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và số thuế được tính khấu trừ theo tỷ lệ ấnđịnh quy định tại Điều 9 Nghị định này.

c)Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, trừ các đối tượngáp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định tạikhoản 2 Điều này.

2.Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Sốthuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định bằng giá trị gia tăng của hànghóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng củaloại hàng hóa, dịch vụ đó.

a)Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán củahàng hóa, dịch vụ bán ra trừ () giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tươngứng.

Giáthanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghitrên hoá đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng vàcác khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.

Giáthanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa,dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh đã dùngcho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra.

Trườnghợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ cóhoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định giá trị gia tăng theo quy định trên đâythì giá trị gia tăng được xác định như sau:

Đốivới cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn,chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ nhưngkhông có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác địnhbằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.

Đốivới cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua,bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từngcá nhân kinh doanh để ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng đượcxác định bằng doanh thu ấn định nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tínhtrên doanh thu.

b)Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị giatăng do cơ quan thuế quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.

BộTài chính hướng dẫn việc xác định giá trị gia tăng cụ thể đối với từng ngànhnghề kinh doanh.

c)Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượngsau:

Cánhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinhdoanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiệnđầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theophương pháp khấu trừ thuế;

Cơsở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thuộc đối tượng áp dụng tínhthuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương phápkhấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý thì được tínhvà kê khai thuế phải nộp riêng đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc,đá quý theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Điều 9.Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

1.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương phápkhấu trừ thuế được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

a)Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;

b)Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời chosản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịuthuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịchvụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

Cơsở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không đượckhấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ(%) giữa doanh số chịu thuế so với tổng doanh số bán ra.

c)Thuế đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khixác định số thuế phải nộp của tháng đó.

Riêngthuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ lớn thì thực hiện khấu trừ dầnhoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

Đốivới cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếptrên giá trị gia tăng, khi chuyển sang áp dụng tính nộp thuế theo phương phápkhấu trừ thuế chỉ được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quyđịnh đối với hoá đơn, chứng từ phát sinh từ ngày áp dụng tính thuế giá trị giatăng theo phương pháp khấu trừ thuế.

d)Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ thuế được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ (%) tínhtrên giá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn giá trị gia tăng theo quyđịnh như sau:

Tỷlệ 2% đối với: hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất;đá; cát; sỏi và các loại phế liệu mua vào không có hoá đơn. Cơ sở kinh doanhthu mua các mặt hàng trên phải lập bản kê theo hướng dẫn của cơ quan thuế

Tỷlệ 3% đối với: hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng muacủa cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trêngiá trị gia tăng có hoá đơn bán hàng; hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sảnchưa qua chế biến mua của các cơ sở sản xuất có hoá đơn giá trị gia tăng nhưngthuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khâu sản xuất; hàng hoá chịu thuếtiêu thụ đặc biệt cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất để bán;tiền bồi thường của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

đ)Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loạichứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì căn cứ vàogiá đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế giá trị gia tăng đầu vào đượckhấu trừ theo phương pháp tính nêu tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này.

e)Trường hợp cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có ký kết hợp đồng với nhà thầu nướcngoài thực hiện việc nộp thuế giá trị gia tăng thay cho nhà thầu nước ngoài thìcơ sở kinh doanh được tính khấu trừ thuế đầu vào số thuế giá trị gia tăng đãnộp thay.

2.Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ quy định trên đây là:

a)Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào là số tiền thuế giá trị gia tăng ghi trên hóađơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ; trường hợp nộp thay bên bán làchứng từ nộp thuế thay.

b)Đối với hàng hóa nhập khẩu là số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ghi trênchứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

c)Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo điểm d khoản 1 Điềunày là giá thực tế mua vào ghi trên bản kê hàng hóa mua vào hoặc giá mua vàoghi trên hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng. Trường hợp giá hàng hoá,dịch vụ mua vào ghi trên bản kê không phù hợp với giá thị trường thì cơ quanthuế căn cứ vào giá thị trường để ấn định mức giá tính số thuế được khấu trừ.

d)Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán làgiá đã có thuế giá trị gia tăng thì được căn cứ vào chứng từ đó để tính số thuếđầu vào được khấu trừ theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều này.

Điều 10.Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ cóhóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Hóa đơn mua, bán hàng hóa,dịch vụ quy định đối với các cơ sở kinh doanh như sau:

1.Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuếphải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ,cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố ghi trên hoá đơn, về giá bánphải ghi rõ: giá bán chưa có thuế, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có),thuế giá trị gia tăng, giá thanh toán đã có thuế.

2.Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếptrên giá trị gia tăng sử dụng hóa đơn bán hàng. Giá bán hàng hóa, dịch vụ ghitrên hoá đơn là giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

3.Các cơ sở kinh doanh sử dụng loại hóa đơn, chứng từ tự in, phải đăng ký mẫu hóađơn, chứng từ tự in với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng khi đãđược thông báo bằng văn bản cho sử dụng.

4.Các cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng, đối vớihàng hóa có giá bán dưới mức quy định phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặchoá đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hóa đơn thì phải lập bản kê hàng bán lẻtheo mẫu bản kê của cơ quan thuế để làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng; trườnghợp người mua yêu cầu lập hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng thìphải lập hoá đơn theo đúng quy định.

BộTài chính quy định chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; phát hành và kiểmtra việc sử dụng hóa đơn, chứng từ quy định tại Điều này.

Chương III

ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

Điều 11.Các cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế như sau:

1.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 3Nghị định này, kể cả các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh chínhđều phải đăng ký với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh về địa điểm kinh doanh,ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liênquan khác theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Đốivới cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là mười ngày, kểtừ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưađược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, phảiđăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộpthuế, nếu có thay đổi như sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thay đổi sở hữu loạihình doanh nghiệp, giải thể, phá sản hoặc thay đổi ngành nghề, nơi kinh doanh,cơ sở kinh doanh cũng phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trướckhi có sự thay đổi đó.

2.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trêngiá trị gia tăng nếu thực hiện đầy đủ các điều kiện về chế độ hóa đơn, chứngtừ, sổ kế toán, kê khai, nộp thuế đúng chế độ và tự nguyện đăng ký áp dụng tínhthuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được cơ quan thuế kiểm tra xác định đãthực hiện đúng, đủ các điều kiện trên đây thì cơ quan thuế thông báo cho cơ sởthực hiện; nếu trong quá trình thực hiện mà cơ sở không thực hiện đúng các điềukiện quy định thì cơ quan thuế ra thông báo đình chỉ việc áp dụng tính thuếtheo phương pháp khấu trừ thuế.

BộTài chính hướng dẫn thủ tục đăng ký nộp thuế và thẩm quyền xem xét cho cơ sởkinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trịgia tăng được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy địnhtại Điều này.

Điều 12.Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo quyđịnh như sau:

1.Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai thuếgiá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bản kê hàng hóa, dịchvụ mua vào, bán ra làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quanthuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinhdoanh số bán hàng hóa, dịch vụ, thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫnphải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúngmẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của việc kêkhai.

Tổchức, cá nhân ở nước ngoài không có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Namcó cung ứng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng ởViệt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ này là đốitượng chịu thuế phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nướcngoài. Thuế giá trị gia tăng phải nộp tính trên giá hàng hoá, dịch vụ phải trảcho phía nước ngoài.

2.Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị giatăng phải kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩucùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu hàng hóa.

3.Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất thuế giá trị giatăng khác nhau phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quyđịnh đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định đượctheo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhấtcủa hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.

Cơsở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý có hoạt động gia công, chế tác các sảnphẩm này, nếu không hạch toán được riêng doanh thu, thuế của hoạt động này thìáp dụng chung mức thuế suất 20% đối với cả gia công, chế tác và tính thuế trựctiếp trên giá trị gia tăng;

Điều 13.Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước được quy định như sau:

1.Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ,đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

Thờihạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 củatháng tiếp theo.

Đốivới những hộ, cá nhân kinh doanh ở những địa bàn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinhdoanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vàongân sách Nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào ngânsách nhà nước chậm nhất không quá 3 ngày, riêng đối với vùng núi, hải đảo, vùngđi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày, kể từ ngày thu được tiền thuế.

2.Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế giá trị gia tăng theotừng lần nhập khẩu.

Thờihạn thông báo và thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thực hiệnđồng thời cùng với thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu. Đối với loạihàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu thì thời hạn phải kê khai và nộp thuếgiá trị gia tăng thực hiện như thời hạn quy định đối với hàng hoá phải nộp thuếnhập khẩu.

Đốivới hàng hóa (bao gồm cả vật tư, máy móc, thiết bị,...) nhập khẩu thuộc diệnkhông phải nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu, nếu bán ra hoặc dùng vàomục đích khác thì cơ sở phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng như quy địnhđối với hàng hoá khác.

3.Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế kỳ trước nộp thừa đượctrừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộpđủ số kỳ trước còn thiếu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị giatăng theo phương pháp khấu trừ nếu trong kỳ tính thuế có số thuế đầu vào lớnhơn số thuế đầu ra thì được tính khấu trừ số thuế lớn hơn đó vào kỳ tính thuếtiếp theo.Trong các trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định cósố thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được thực hiện khấu trừ dần hoặc đượchoàn thuế theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

4.Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng Đồng Việt Nam.

Trườnghợp cơ sở kinh doanh có doanh thu, thuế đầu ra, thuế đầu vào bằng ngoại tệ thìphải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của thị trườngliên ngân hàng tại thời điểm phát sinh ngoại tệ để xác định thuế phải nộp.

BộTài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục nộp thuế phù hợp đối với từng phương thứcnộp thuế và đối tượng nộp thuế quy định tại Điều này.

Điều 14.Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Nămquyết toán thuế đựơc tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kểtừ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơquan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thờihạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa thì đượctrừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.

Trongcác trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinhdoanh phải quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế chocơ quan thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày có quyết định sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

Cơsở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp, sốcòn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quy định phải quyết toán thuế. Cơ sởphải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửibản quyết toán thuế đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuếtrong thời gian quy định trên đây.

BộTài chính quy định biểu mẫu và hướng dẫn việc thực hiện quyết toán thuế giá trịgia tăng quy định tại Điều này.

Điều 15.Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế giátrị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

1.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đượcxét hoàn thuế nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầura trong thời gian 03 tháng liên tiếp trở lên. Những cơ sở kinh doanhxuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng hàng lớn, nếuphát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuếđầu ra thì được xét hoàn thuế từng kỳ.

2.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, cóđầu tư, mua sắm tài sản cố định được xét giải quyết hoàn thuế đầu vào của tàisản cố định như sau:

a)Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưngchưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xéthoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế giá trị gia tăngđầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quý.

b)Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vàocủa tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau ba tháng mà số thuế chưa được khấu trừvẫn còn lớn thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ.

3.Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể,phá sản có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.

4.Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA):

a)Đối với các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Chủ dự án hoặc nhà thầu chínhđược hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả trong giá mua hàng hoá, dịch vụsử dụng cho dự án.

b)Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách Nhà nước đầu tư khônghoàn trả: Chủ dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế giá trị gia tăngđã trả khi nhập khẩu và mua hàng hoá, dịch vụ trong nước sử dụng cho dự án.

5.Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổchức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại số thuế gíatăng đã trả ghi trên hoá đơn thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hoá để viêntrợ;

6.Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theoquy định của pháp luật.

Đểgiải quyết hoàn thuế, các tổ chức, cá nhân trên phải gửi văn bản đề nghị kèmtheo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan thuế có tráchnhiệm kiểm tra xác định số thuế được hoàn và làm thủ tục để hoàn trả thuế hoặcđề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế cho cơ sở.

BộTài chính quy định thủ tục, thời hạn và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế quyđịnh tại Điều này.

Điều 16.Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1.Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký,kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của Luật Thuế giá trị giatăng.

Nhữngcơ sở kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai nộp thuếthì ra thông báo lần thứ 01, nếu đã thông báo lần thứ 01 mà cơ sở vẫn khôngthực hiện thì có quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế. Đối với cơ sở có hoạtđộng kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, nếu kiểm tra phát hiện đượcthì yêu cầu cơ sở phải đăng ký, kê khai, nộp thuế theo luật định và xử lý viphạm hành chính về thuế đối với những cơ sở này.

2.Thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh về số thuế phải nộp và thời hạn nộpthuế đúng thời gian quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộpthuế trước ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo chậm nhất là ba ngày, thời hạnnộp thuế của tháng ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của thángtiếp sau.

Nếuquá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì tiếptục ra thông báo về số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tạikhoản 2 Điều 19 của Luật Thuế giá trị gia tăng. Thời hạn tính phạt chậm nộpthuế hàng tháng kể từ ngày 26 của tháng tiếp theo. Thời hạn tính phạt chậm nộpđối với hàng hoá nhập khẩu và các trường hợp khác là sau ngày phải nộp theoluật định được ghi trên thông báo thuế. Nếu cơ sở kinh doanh vẫn không chấphành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo thì cơ quan thuế có quyền áp dụnghoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tạikhoản 4 Điều 19 của Luật Thuế giá trị gia tăng để bảo đảm thu đủ số thuế, sốtiền phạt. Nếu thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn khôngnộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơquan pháp luật để xử lý.

3.Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinhdoanh theo đúng quy định của pháp luật.

4.Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy địnhcủa pháp luật.

5.Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồsơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chứctín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệucó liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.

6.Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cungcấp theo chế độ quy định.

Điều 17.Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các đối tượngnộp thuế trong các trường hợp sau:

1.Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Đốivới những cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trựctiếp trên giá trị gia tăng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc mua,bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tìnhhình kinh doanh để xác định giá trị gia tăng và thuế phải nộp theo phương pháptính thuế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

Đốivới cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ, số thuế ấn định phải nộp từng lần có thể đượcxác định làm căn cứ thu thuế cho từng kỳ là 6 tháng hoặc 12 tháng, tùy theongành nghề và mức biến động về giá cả, tình hình kinh doanh của đối tượng nộpthuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức thuế ấn định đốivới các đối tượng này.

Cánhân kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định từng kỳ, nếu có thay đổivề ngành nghề kinh doanh, quy mô, doanh số kinh doanh phải khai báo với cơ quanthuế để xem xét, điều chỉnh mức thuế đã ấn định. Trường hợp không khai báo hoặckhai báo không trung thực, cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế phải nộp chophù hợp với thực tế kinh doanh. Những cá nhân nghỉ kinh doanh phải khai báo vớicơ quan thuế để được xét miễn, giảm thuế, nếu nghỉ kinh doanh trong tháng từ 15ngày trở lên được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả thángthì được miễn nộp thuế của tháng đó.

BộTài chính hướng dẫn việc xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanhthu làm căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp phù hợp với từng ngànhnghề kinh doanh; thủ tục khai báo nghỉ kinh doanh và việc giảm thuế đối với hộnghỉ kinh doanh theo quy định tại Điều này.

2.Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo nhắcnhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai khôngđúng các căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng;

3.Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiếtliên quan tới việc tính thuế giá trị gia tăng;

4.Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký, kê khai nộp thuếmà bị kiểm tra, phát hiện;

Cơquan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơsở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cóquy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sởkinh doanh trong các trường hợp nêu trên đây.

Trongtrường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định thìcó quyền khiếu nại tới cơ quan thuế ấn định thuế hoặc cơ quan thuế cấp trêntrực tiếp của cơ quan thuế ấn định thuế. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinhdoanh hay người khiếu nại vẫn phải nộp theo mức thuế đã được cơ quan thuế ấnđịnh.

 Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG

Điều 18.Đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế vi phạm Luật Thuế giá trị gia tăng thì tùytheo hành vi và mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại Điều 19 và Điều 21của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Điều 19. Cơquan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức, cá nhân cóthành tích trong việc thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng, đối tượng nộp thuếthực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20.Những trường hợp được xét giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 28 LuậtThuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

1.Đối với những cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừthuế, trong những năm đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng mà bị lỗ do số thuế giátrị gia tăng phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đâythì được xét giảm thuế giá trị gia tăng phải nộp. Mức giảm thuế giá trị giatăng tương ứng với số lỗ do nguyên nhân nêu trên, nhưng tối đa không vượt quásố thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh phải nộp của năm được xét giảmthuế.

2.Thời gian giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều này được xét từngnăm tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong thời gian ba năm đầu, kể từnăm 1999 đến hết năm 2001.

Việcxét giảm thuế căn cứ vào kết quả kinh doanh và quyết toán thuế của cơ sở kinhdoanh. Đối với những cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này nếu dự toánnăm kế hoạch có phát sinh lỗ, để giảm bớt khó khăn về tài chính cho cơ sở, cơquan thuế xem xét, quyết định tạm giảm thuế giá trị gia tăng cho sơ sở, Mứcthuế tạm giảm được xác định căn cứ vào dự toán thu, chi tài chính năm và tìnhhình thực tế kinh doanh năm trước, nhưng tối đa không vượt quá 70% số thuế dựtính được giảm theo luật định.

Nhữngtrường hợp được miễn, giảm thuế doanh thu theo các điều ước quốc tế mà Việt Namký kết tham gia hoặc các cam kết của Chính phủ thì được thực hiện miễn, giảmthuế giá trị gia tăng tương ứng theo các điều ước quốc tế hoặc cam kết đó.

BộTài chính hướng dẫn thủ tục và quy định thẩm quyền xét giảm thuế giá trị giatăng quy định tại Điều này.

Điều 21.Việc tổ chức thu thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

1.Tổng cục thuế chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế giá trị gia tăng và giải quyếthoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất,kinh doanh.

2.Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế giá trị gia tăng đối vớihàng hóa nhập khẩu.

3.Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lýthu thuế giá trị gia tăng trong cả nước.

BộTài chính quy định cụ thể việc tổ chức thu thuế giá trị gia tăng theo quy địnhtại Điều này.

Điều 22. Sốthuế giá trị gia tăng hoàn trả cho các đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị địnhnày được chi từ quỹ hoàn thuế, quỹ hoàn thuế được trích từ số thuế giá trị giatăng đã thu. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc tổ chức hoàn thuế, hạch toán kếtoán thu và hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều này.

Điều 23.Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 và thay thế cácNghị định số 28/1998/NĐCP ngày 11 tháng 5 năm 1998, Nghị định số 102/1998/NĐCPngày 21 tháng 12 năm 1998, Nghị định số 78/1999/NĐCP ngày 20 tháng 8 năm 1999,Nghị định số 15/2000/NĐCP ngày 09 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng.

Việcgiải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lý cácvi phạm về thuế doanh thu trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 vẫn thực hiện theonhững quy định tương ứng của Luật Thuế doanh thu, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Thuế doanh thu và các quy định về thuế doanh thu trong các vănbản quy phạm pháp luật khác.

Điều 24. Bộtrưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.