• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 16/07/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 01/11/2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 15/2004/QĐ-BGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày 10 tháng 6 năm 2004

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2004/QĐ-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Biên bản thẩm định ngày 09/5/2003 của Hội đồng thẩm định chương trình khung giáo dục đại học khối ngành cao đẳng sư phạm;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành cao đẳng sư phạm, bao gồm các ngành sau:

1. Sư phạm Toán học

2. Sư phạm Vật lý

3. Sư phạm Hoá học

4. Sư phạm Sinh học

5. Sư phạm Tin học

6. Sư phạm Ngữ văn

7. Sư phạm Lịch sử

8. Sư phạm Địa lý

9. Giáo dục Công dân

10. Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp

11. Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

12. Sư phạm Kinh tế gia đình

13. Sư phạm Mỹ thuật

14. Sư phạm Âm nhạc

15. Giáo dục Thể chất

16. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, trường đại học, trường cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên trung học cơ sở trình độ cao đẳng và được áp dụng từ khoá tuyển sinh năm 2004.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Giám đốc các Đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Nhung

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TOÁN HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thấm nhuần thế giới quan Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiên trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Toán học còn có thể dạy được môn thứ hai khác môn Toán trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

42

2.2.2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu

127

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Toán học (môn 1)

55

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Toán học 9 đvht

1

Nhập môn Toán cao cấp

4

2

Nhập môn tin học

5

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Toán học (môn 1) 55 đvht

1

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số

6

2

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến số

4

3

Hình học giải tích

2

4

Đại số tuyến tính

6

5

Đại số đại cương B

4

6

Hình học cao cấp

5

7

Lý thuyết số

3

8

Cơ sở số học

3

9

Đại số sơ cấp và thực hành giải toán

6

10

Hình học sơ cấp và thực hành giải toán

5

11

Xác suất thống kê toán học

4

12

Phương pháp dạy học đại cương môn toán

4

13

Phương pháp dạy học các nội dung môn toán

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ: 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn toán cao cấp: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần gồm 2 phần:

Phần 1: Tập hợp, logic, quan hệ, ánh xạ.

Phần 2: Sơ lược về cấu trúc đại số cơ bản nhất (nhóm, vành, trường) và một số kiến thức bổ trợ (số phức, đa thức và phân thức).

Nội dung phần 2 còn được trình bày sâu sát hơn trong một số học phần khác (Cơ sở số học, Đại số đại cương; Đại số sơ cấp). Tuy nhiên nhiều học phần toán học khác cần những kiến thức cơ sở trên ngay từ đầu, học phần này nhằm phục vụ các yêu cầu đó.

11. Vật lý đại cương: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp

Đề cập đến các vấn đề về quy luật chuyển động và tương tác của vật chất; Sự bảo toàn và các định luật bảo toàn trong Cơ học, Nhiệt học, Điện học; Thuyết tương đối; Một số vấn đề về lý thuyết lượng tử; Cấu trúc nguyên tử và hạt nhân.

12. Nhập môn tin học: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học: Thông tin và cách xử lý thông tin, những nguyên lý cơ bản và cấu trúc tổng quát của hệ xử lý thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử; hệ điều hành và các phần mềm hỗ trợ; Ngôn ngữ lập trình cấp cao; ngôn ngữ lập trình PASCAL; một số cấu trúc dữ liệu cơ sở.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở), các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điển tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bay các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện, nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học; rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giới hạn - liên tục, đạo hàm - vi phân, nguyên hàm - tích phân của hàm số một biến số. Ngoài các nội dung trên, trong phần mở đầu còn trình bày sơ lược về số thực, giá trị tuyệt đối và sai số. Việc xây dựng số thực sẽ được nghiên cứu chi tiết trong học phần Cơ sở số học, ở đây chủ yếu giới thiệu tính đầy đủ của tập hợp số thực để dùng ngay từ đầu trong các học phần về Giải tích. Các nội dung về giá trị tuyệt đối và sai số còn phục vụ cho nhiều học phần toán học khác có trong chương trình.

21. Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến số: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phép tính vi phân và tích tích của hàm một biến số.

Trang bị những kiến thức về chuỗi số, chuỗi hàm; phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến. Nội dung chính là mở rộng lý thuyết về giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân và tích phân sang hàm số nhiều biến số.

22. Phương trình vi phân: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến.

Những khái niệm cơ bản về phương trình vi phân và hệ phương trình vi phân cùng những phương trình vi phân cơ bản giải được bằng cầu phương.

23. Hình học giải tích: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán học cao cấp.

- Bổ túc các kiến thức về hình học giải tích: tích vectơ, tích hỗn hợp. Toạ độ afin trong mặt phẳng và trong không gian. Đường thẳng và mặt phẳng trong toạ độ afin, toạ độ Đề các vuông góc.

- Toạ độ cực trong mặt phẳng; toạ độ cầu, toạ độ trụ trong không gian 3 chiều; Đường bậc 2 trong toạ đồ Đề các vuông góc, toạ độ cực; Mặt bậc 2; ứng dụng vào thực tế những kiến thức về đường, mặt trong không gian...

Học phần này cung cấp những kiến thức công cụ cho việc học tập các học phần Giải tích, Vật lý, một mặt làm cho sinh viên thấy được sức mạnh của phương pháp toạ độ trong hình học, mặt khác giúp cho họ học được hình học nhiều chiều (trong Đại số tuyến tính), hoặc được giải tích nhiều biến cũng như hiểu được tốt hơn về vật lý.

24. Đại số tuyến tính: 5 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình giải tích

Trang bị các kiến thức về: Định thức và các phương pháp tính định thức; Không gian vectơ, không gian con, cơ sở và số chiều của không gian vectơ hữu hạn chiều; lý thuyết hệ phương trình tuyến tính; ánh xạ tuyến tính; Các phép tính trên ma trận, giá trị riêng và vectơ riêng của một ánh xạ tuyến tính; Dạng song tuyến tính, dạng toàn phương, đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc; Quy hoạch tuyến tính; Giải bài toán đơn hình.

Đại số tuyến tính được coi là môn cơ sở của Toán học, có nhiều ứng dụng trong hầu hết các môn toán học khác nhau như Hình học, Giải tích, Quy hoạch tuyến tính, Lý thuyết phương trình đại số, Xác xuất và Thống kê, Tin học và cả những ngành khoa học khác. Đó chính là những ứng dụng của định thức, ma trận, hệ phương trình tuyến tính, giá trị riêng và vectơ riêng và dạng toàn phương.

25. Đại số đại cương B: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Toán cao cấp; Đại số tuyến tính; Lý thuyết số

Trang bị các kiến thức: Nửa nhóm, nhóm, nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương, đồng cấu nhóm, ảnh và hạt nhân; Vành, vành con, đồng cấu vành, ảnh và hạt nhân; Iđêan vành thương; Miền nguyên và trường; Vành chính và vành Ơ clit; Vành đa thức một ẩn, vành đa thức nhiều ẩn, đa thức trên các trường số; Đa thức bất khả quy trên trường số; Định lý cơ bản của đại số học số phức.

Học phần này có liên quan chặt chẽ với các học phần Số học, Đại số tuyến tính, Hình học, Giải tích v.v... Nó tìm được những ví dụ cụ thể về những cấu trúc đại số có sẵn trong các học phần ấy để minh hoạ cho việc nghiên cứu các cấu trúc đại số. Ngược lại, các tính chất của các cấu trúc đại số lại được áp dụng vào việc nghiên cứu các học phần này.

26. Đại số đại cương A: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Toán cao cấp, Đại số tuyến tính, Lý thuyết số

Nửa nhóm, nhóm, đồng cấu nhóm, ảnh và hạt nhân; Cấp của một nhóm, cấp của một phần tử; Định lý Lagrange: nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương; Định lý về mở rộng một vị nhóm giao hoán thành một nhóm giao hoán - ứng dụng vào việc xây dựng vành số nguyên Z; Vành, vành con, đồng cấu vành, ảnh và hạt nhân; iđêan một phía, iđêan hai phía, vành thương; miền nguyên và trường; trường các thương của một miền nguyên - ứng dụng vào việc xây dựng trường số hữu tỉ Q; Vành đa thức một ẩn - Đa thức đối xứng; Vành chính và vành Ơ clít; Đa thức trên trường số - Đa thức bất khả quy - Định lý cơ bản của đại số học số phức.

Học phần này có liên quan chặt chẽ với các học phần Số học, Đại số tuyến tính, Hình học, Giải tích v.v... Nó tìm được những ví dụ cụ thể về những cấu trúc đại số có sẵn trong các học phần ấy để minh hoạ cho việc nghiên cứu các cấu trúc đại số. Ngược lại, các tính chất của các cấu trúc đại số lại được áp dụng vào việc nghiên cứu các học phần này.

27. Hình học cao cấp: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình giải tích, Đại số đại cương, Đại số tuyến tính;

Nội dung bao gồm: Cơ sở hình học: lược sử hình học, phương pháp tiên đề xây dựng hình học, các hệ tiên đề Hinbe, Vây; Phân loại afin đường, mặt bậc hai trong không gian afin; Không gian Ơ clit, phân loại Ơ clit; Các phép biến hình trong mặt phẳng: phép biến hình afin, phép đẳng cự, phép đồng dạng; Mặt phẳng xạ ảnh và các mô hình của mặt phẳng xạ ảnh, một số định lý xạ ảnh, phương trình của đường thẳng xạ ảnh, mô hình xạ ảnh của mặt phẳng afin; Các phép biến hình xạ ảnh: phép biến đổi xạ ảnh của mặt phẳng xạ ảnh, phép ánh xạ ảnh từ đường thẳng đến đường thẳng, phép chiếu xuyên tâm; Đường bậc 2 trong mặt phẳng xạ ảnh.

Học phần này trình bày Hình học theo quan điểm nhóm để thấy được sự thống nhất của toán học trên quan điểm cấu trúc và từ đó thấy rõ mối liên hệ giữa Hình học xạ ảnh, Hình học afin, Hình học Ơ clit và có thể dùng kiến thức học phần này để nghiên cứu các học phần khác.

28. Lý thuyết số: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lý thuyết chia hết, về ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất của các số nguyên, các kiến thức về số nguyên, về lý thuyết đồng dư, định lý Ole và định lý Phéc ma, các hàm phần nguyên, hàm phần phân, hàm t(n), x(n) và C(n). Các kiến thức về phương trình đồng dư, hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

Học phần này cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng thiết thực cho việc dạy và học toán ở Trung học cơ sở. Nhiều vấn đề của lý thuyết số sẽ được khái quát và trừu tượng hoá trong Đại số đại cương. Nhiều kiến thức ở học phần này rất cần thiết để học các học phần Đại số đại cương, Cơ sở số học và Tin học.

29. Cơ sở số học: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại số đại cương, Lý thuyết số, Phép tính vi phân, Tích phân của hàm một biến số

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và các phương pháp xây dựng các hệ thống số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực và số phức. Sinh viên sẽ hiểu được nguyên nhân của sự ra đời và mở rộng các tập hợp số, các hình thức biểu diễn số: hệ g- phân, phân số, liên phân số hữu hạn, các kỹ thuật thực hành các phép toán trên các biểu diễn đó.

Các kiến thức về các hệ thống số rất cần và thiết thực cho người giáo viên toán trường Trung học cơ sở. Việc trình bày các kiến thức này bám sát và soi sáng cho cách trình bày ở sách giáo khoa phổ thông.

30. Đại số sơ cấp và thực hành giải toán: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở số học, Lý thuyết số.

- Nhắc lại những kiến thức đã học trong các học phần toán học cao cấp có liên quan đến các vấn đề về các tập hợp số, đa thức, phân thức đại số, giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn và biết cách vận dụng chúng vào việc giải những bài toán phổ thông tương ứng.

- Nhắc lại các quan điểm trình bày các vấn đề này trong chương trình ở trường Trung học cơ sở nhằm giúp sinh viên nắm vững các quan điểm ấy, tránh sai lầm khi giảng dạy ở trường Trung học cơ sở.

- Cung cấp tương đối đầy đủ các kiến thức về phương trình, hệ phương trình, tuyển nhiều phương trình; Các phép biến đổi tương đương thường gặp trong chương trình ở trường Trung học cơ sở; Các khái niệm phương trình hệ quả, nghiệm ngoại lai, sự mất nghiệm khi thực hiện các phép biến đổi không tương đương.

- Trình bày lại một cách chính xác các khái niệm về hàm số, đồ thị, một vài phép biến đổi sơ cấp đồ thị như tịnh tiến, co dãn.

- Hệ thống các dạng toán ở trường Trung học cơ sở.

Đây là học phần nghiệp vụ, thể hiện việc vận dụng toán học cao cấp học được trong trường Cao đẳng để soi sáng cho việc giảng dạy toán học sơ cấp ở Trung học cơ sở. Vì thế học phần này liên hệ mật thiết với các học phần toán học khác ở trường Cao đẳng như: Đại số tuyến tính, Đại số đại cương, Số học, Giải tích, Hình học, Xác suất và thống kê và đặc biệt là Lý luận dạy học vì nó vận dụng những kiến thức của những học phần này để giải và trình bày cách giải những bài toán sơ cấp.

31. Hình học sơ cấp và thực hành giải toán: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp.

- Chính xác hoá khái niệm độ dài, diện tích, thể tích, bổ sung các vấn đề về đường tròn, mặt cầu, nhằm trình bày một cách hệ thống các khái niệm phương tích, trục đẳng phương, hai đường tròn trực giao, chùm đường tròn, phép nghịch đảo, xây dựng lý thuyết quỹ tích, dựng hình dựa trên cơ sở của lý thuyết tập hợp, với cấu trúc logic chặt chẽ và hệ thống.

- Phân loại, hệ thống cách giải và phân tích lời giải các bài toán theo chương trình, sách giáo khoa Trung học cơ sở mới.

Đây là học phần nghiệp vụ, thể hiện việc dùng toán học cao cấp học được trong trường Cao đẳng để soi sáng cho việc giảng dạy toán học sơ cấp ở Trung học cơ sở. Học phần có liên hệ với nhiều học phần Toán học khác ở trường Cao đẳng, đặc biệt là Hình học và Lý luận dạy học vì nó vận dụng những kiến thức của những học phần này để giải và trình bày cách giải những bài toán sơ cấp.

32. Xác suất và thống kê toán học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp, Đại số đại cương, các học phần Giải tích.

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm: biến cố ngẫu nhiên, biến cố sơ cấp, không gian biến cố sơ cấp, khái niệm xác suất, các tính chất của xác suất, biến ngẫu nhiên, hàm phân phối của biến ngẫu nhiên, các tính chất của hàm phân phối, các số đặc trưng, luật số lớn, định lý giới hạn trung tâm; Một số vấn đề thống kê toán học; mẫu ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thiết thống kê (kiểm định về trung bình, kiểm định về xác suất, so sánh hai xác suất, so sánh hai trung bình của hai mẫu độc lập có phân phối chuẩn, tiêu chuẩn Wincoxon - Mann - Whitney, tiêu chuẩn x2 kiểm định về phân phối, tiêu chuẩn x2 kiểm định tính độc lập và tính thuần nhất, hồi quy tuyến tính mẫu và hệ số tương quan mẫu.

Đây là học phần toán ứng dụng, cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê và quy luật ngẫu nhiên giúp cho sinh viên có khả năng dạy tốt những phần thống kê và xác suất trong sách giáo khoa phổ thông và có khả năng vận dụng phần thống kê vào công tác kiểm tra đánh giá hoặc nghiên cứu giáo dục.

33. Quy hoạch tuyến tính: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại số tuyến tính

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về mô hình quy hoạch tuyến tính và các thuật toán để giải các bài toán quy hoạch tuyến tính cụ thể, về cặp bài toán quy hoạch tuyến tính đối ngẫu và mối liên hệ giữa chúng, về việc tìm tập phương án tối ưu của một bài toán quy hoạch tuyến tính khi biết một phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu.

Đây cũng là một học phần toán học ứng dụng, cung cấp những khái niệm và những phương pháp cơ bản để giải quyết các bài toán tối ưu thường gặp trong toán học và trong thực tiễn cuộc sống.

34. Nhập môn tô pô: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Giải tích

Chương trình có hai phần:

- Một số khái niệm cơ bản của tô pô đại cương: không gian tô pô, ánh xạ liên tục, không gian con, không gian thương, không gian tích, không gian compact, không gian liên thông.

- Một số vấn đề tô pô trong hình học: Đường peano, số quay của đường phẳng và ứng dụng (định lý điểm bất động của Brower cho hình tròn và một số định lý có liên quan), đồng luân, giới thiệu về nhóm cơ bản, đa diện, đa tạp tô pô hai chiều.

Học phần này nghiên cứu khái niệm liên tục dưới dạng tổng quát nhất, giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc được những khái niệm đã được học trong các môn học Giải tích, Hình học và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở các bậc học tiếp theo.

35. Phương pháp dạy học đại cương môn toán: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần toán học.

Mục đích và nguyên tắc dạy học toán ở trường Trung học cơ sở; nội dung và phương pháp dạy học toán ở trường Trung học cơ sở; các tình huống và hình thức tổ chức dạy học toán.

Đây là một học phần về nghiệp vụ, nhằm cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về dạy học toán ở trường Trung học cơ sở.

36. Phương pháp dạy học các nội dung môn toán: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán học.

Các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trên các lĩnh vực số học, đại số, hình học và thống kê mô tả có chú ý cả những hoạt động toán học liên môn giữa các lĩnh vực trên. Các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Đây cũng là học phần về nghiệp vụ, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực để dạy tốt những vấn đề cụ thể trong chương trình của trường Trung học cơ sở.

37. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Tâm lý học, Hoạt động dạy học, Hoạt động giáo dục.

Củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần về Tâm lý học, Giáo dục học, Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

38. Thực hành sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực tập sư phạm 1, các học phần Toán học.

Củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu Khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng Sư phạm Toán học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Toán học và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung ít nhất hai học phần tự chọn (mỗi học phần 2 đvht) còn để trống trong phần kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên sâu thuộc ngành Sư phạm Toán học chỉ có ở phương án chương trình đào tạo giáo viên dạy 1 môn và có thể được thiết kế dưới dạng các chuyên đề tự chọn với khối lượng không ít hơn 12 đvht (bao gồm 3 chuyên đề về chuyên môn và 1 chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm, mỗi chuyên đề 3 đvht).

4.3. Phần kiến thức bổ trợ có thể được trường thiết kế theo một trong 2 hướng sau:

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm nhưng khác với ngành Sư phạm Toán học để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn chính là Toán học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại Chương trình khung của ngành đó. Trường hợp chọn ngành đào tạo thứ hai là Sư phạm Tin học cần thay thế học phần Nhập môn tin học ở khối kiến thức giáo dục đại cương bằng học phần Vật lý đại cương (5 đvht).

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Toán học, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Toán học đã có nhằm đào tạo những giáo viên dạy Toán cốt cán ở các địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cụ thể như sau:

Tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến (2 đvht), Hình học giải tích (1 đvht), Đại số đại cương (2 đvht và thực hiện chương trình Đại số đại cương A), Lý thuyết số (1 đvht), Cơ sở số học (1 đvht),Phương pháp dạy học đại cương môn Toán (1 đvht) và Phương pháp dạy học các nội dung môn Toán (1 đvht). Đồng thời đưa thêm các học phần mới như: Phương trình vi phân (3 đvht), Quy hoạch tuyến tính (3 đvht) (được tách ra từ học phần Đại số tuyến tính nên khối lượng của học phần này giảm đi 1 đvht) và Nhập môn Tô pô (4 đvht). Ngoài ra, chuyển học phần Nhập môn Tin học (5 đvht) từ khối kiến thức Giáo dục đại cương qua mảng kiến thức ngành và đưa học phần Vật lý đại cương (5 đvht) vào thay thế (Xem Phụ lục).

4.4. Về nội dung các học phần

4.4.1. Tích hợp các nội dung chuyên môn và nghiệp vụ trong đào tạo

Việc dạy toán học cho những đối tượng sẽ là giáo viên toán phải có những sắc thái riêng khác với việc dạy toán học cho những người sẽ đi làm các công việc như nghiên cứu, sản xuất... Vì thế, trong trường Cao đẳng sư phạm việc đào tạo nghề dạy học cho sinh viên không phải chỉ là nhiệm vụ của các giảng viên dạy các học phần nghiệp vụ sư phạm mà còn là nhiệm vụ của tất cả các giảng viên dạy các học phần chuyên môn. Do đó, các giảng viên dạy chuyên môn khi thiết kế kế hoạch giảng dạy cần tích hợp những kiến thức và những phương pháp nghiên cứu cơ bản trong chương trình phổ thông vào những chỗ thích hợp trong giáo trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên việc làm đó cần có mức độ, không được làm ảnh hưởng đến tính hệ thống các kiến thức khoa học của môn học.

Theo tinh thần đó, chương trình này đã sáp nhập ba học phần Đại số sơ cấp, Hình học sơ cấp và Thực hành giải toán trước đây dạy riêng rẽ thành hai học phần: Đại số sơ cấp và thực hành giải toán và Hình học sơ cấp và thực hành giải toán.

4.2.2. Chú trọng việc đào tạo các năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

- Tăng thời lượng cho các học phần nghiệp vụ sư phạm, tổng cộng là 26 đvht, cụ thể như sau:

+ Khối các kiến thức về lý luận dạy học: 7 đvht.

+ Khối các kiến thức toán học sơ cấp: 19 đvht.

- Về chuyên môn: năng lực chuyên môn của sinh viên không phải chỉ là những năng lực nhận thức và tích luỹ các kiến thức chuyên môn, mà quan trọng hơn là năng lực nhận thức phương pháp nghiên cứu chuyên môn, vận dụng được nó để giải quyết những vấn đề đặt ra trong giảng dạy, nghiên cứu. Do dó, khi giảng dạy cần chú ý:

+ Về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Mỗi học phần trong chương trình đều có đối tượng riêng và phương pháp nghiên cứu đặc thù, ngoài những phương pháp chung để nghiên cứu toán học và các môn khoa học nói chung. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở Cao đẳng sư phạm đòi hỏi giảng viên không chỉ chú ý truyền thụ các kiến thức của môn học mà phải chú trọng rèn luyện cho sinh viên không những nắm vững tổng hợp các phương pháp nghiên cứu toán học nói chung mà cả những phương pháp nghiên cứu đặc thù của học phần nói riêng.

Mặt khác, toán học nếu nhìn dưới góc độ trình bày lại các kết quả đã đạt được thì đó là một khoa học suy diễn, nhưng nếu xét trong quá trình hình thành và phát triển thì trong phương pháp nghiên cứu vẫn có dự đoán, “thực nghiệm” và quy nạp. Vì vậy, trong khi giảng dạy toán học, cần chú ý cả hai khía cạnh đó, đặc biệt khía cạnh thứ hai giúp ích rất nhiều việc phát huy tính tích cực trong học tập của sinh viên.

+ Về các tình huống ứng dụng toán học

Một trong các đặc điểm của toán học là những tri thức toán học không nhất thiết bao giờ cũng được ứng dụng trực tiếp trong đời sống, mà nhiều khi phải thông qua những nấc trung gian. Vì vậy dạy các ứng dụng toán học vào thực tiễn không phải chỉ đưa ra các ứng dụng trực tiếp trong đời sống, hoặc các ứng dụng thông qua các môn học khác mà phải chú ý khai thác cả các ứng dụng ngay trong nội bộ toán học.

4.5. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo nói chung và phương pháp dạy học nói riêng cần hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Muốn vậy cần thực hiện trước hết những đổi mới sau:

- Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có nhiều tác dụng khơi dạy hoạt động tích cực của người học như: xêmina, phương pháp dự án, bài tập nghiên cứu, góp ý cá nhân/ nhóm...

- Thông qua việc dạy các học phần, chú ý thích đáng việc rèn luyện cho sinh viên phương pháp học như: kỹ thuật tự học, kỹ thuật giao tiếp và hợp tác, kỹ thuật sáng tạo...

4.6. Định hướng đánh giá sản phẩm đào tạo

Cùng với những cách đánh giá truyền thống nặng về thi cử, cần sử dụng tổng hợp nhiều cách đánh giá khác như đánh giá qua các sản phẩm nghiên cứu (chẳng hạn như bài tập nghiên cứu) hoặc đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với những nội dung và yêu cầu thích hợp.

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số

6

2

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến số

6

3

Phương trình vi phân

3

4

Hình học giải tích

3

5

Đại số tuyến tính

5

6

Đại số đại cương A

6

7

Hình học cao cấp

5

8

Lý thuyết số

4

9

Cơ sở số học

4

10

Đại số sơ cấp và thực hành giải toán

6

11

Hình học sơ cấp và thực hành giải toán

5

12

Xác suất và thống kê toán học

4

13

Quy hoạch tuyến tính

3

14

Nhập môn tô pô

4

15

Nhập môn Tin học

5

16

Phương pháp dạy học đại cương môn toán

5

17

Phương pháp dạy học các nội dung môn toán

4

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM VẬT LÝ
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Vật lý trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Vật lý ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Vật lý còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Vật lý trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Vật lý (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Vật lý 13 đvht

1

Toán cao cấp A1

5

2

Toán cao cấp A2

5

3

Nhập môn tin học B

3

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Vật lý (môn 1) 47 đvht

1

Toán cho Vật lý

3

2

Cơ học 1

3

3

Cơ học 2

3

4

Nhiệt học và Vật lý phân tử

4

5

Điện học 1

4

6

Điện học 2

2

7

Dao động và sóng

3

8

Quang học 1

2

9

Quang học 2

3

10

Vật lý lượng tử 1

3

11

Vật lý lượng tử 2

2

12

Thí nghiệm thực hành 1

1

13

Thí nghiệm thực hành 2

1

14

Thí nghiệm thực hành 3

1

15

Điện kỹ thuật

2

16

Máy nhiệt

1

17

Điện tử học

3

18

Lý luận dạy học Vật lý 1

3

19

Lý luận dạy học Vật lý 2

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Toán cao cấp A1: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu các kiến thức về phép tính vi phân, phép tính tích phân hàm một biến thực; Đại số tuyến tính; không gian véctơ, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính.

11. Toán cao cấp A2: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1.

Học phần giới thiệu: phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân nhiều lớp, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân, tích phân phụ thuộc tham số.

12. Nhập môn Tin học B: 13 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý của người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần: tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Toán cho Vật lý: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, Toán cao cấp A2.

Cung cấp một số kiến thức cơ sở về toán như phương trình vi phân cấp 1 và 2, chuỗi luỹ thừa, chuỗi lượng giác để học được các học phần vật lý nâng cao.

21. Cơ học 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, Toán cao cấp A2; Toán cho Vật lý.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các định luật cơ bản của cơ học chất điểm và các khái niệm: công, năng lượng. Định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng.

22. Cơ học 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ học 1

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ học vật rắn, về cơ học chất lưu, thuyết tương đối hẹp, tiên đề Einstein và phép biến đổi Lorentz.

23. Nhiệt học và vật lý phân tử: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2; Cơ học 1, 2.

Sinh viên hiểu được các hiện tượng cơ bản về nhiệt trong các hệ vĩ mô, các quy luật cơ bản chi phối các hiện tượng vật lý cũng như sự tham gia của quá trình nhiệt.

24. Điện học 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2; Toán cho vật lý, Cơ học 1, 2.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quy luật của các hiện tượng điện và từ, khái niệm điện trường, từ trường và các tính chất vật lý của trường điện từ và ứng dụng chúng trong khoa học và kỹ thuật.

25. Điện học 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Điện học 1

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quy luật của hiện tượng cảm ứng điện từ và tính chất vật lý của trường điện từ, về vận dụng để giải thích các hiện tượng điện từ trong tự nhiên và trong đời sống.

26. Dao động và sóng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2; Toán cho vật lý, Cơ học 1, 2; Điện học 1, 2.

Khảo sát các hiện tượng tuần hoàn có bản chất khác nhau nhưng biến đổi theo thời gian theo cùng một quy luật: Dao động cơ học và dao động điện, sóng đàn hồi và sóng điện từ.

27. Quang học 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Quang học hình học nghiên cứu các định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng, ứng dụng các định luật này để nghiên cứu thấu kính hội tụ và phân kỳ, nghiên cứu mắt và một số dụng cụ quang học kính lúp, kính hiển vi, kính viễn vọng.

28. Quang học 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Quang học 1, Dao động và sóng, Toán cao cấp A1, A2.

Quang lý học nghiên cứu các hiện tượng đặc trưng của sóng ánh sáng: giao thoa, nhiễu xạ, phân cực,... và một số hiện tượng của quang học lượng tử.

29. Vật lý lượng tử 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cho vật lý, Dao động và sóng, Quang học 2.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về: lưỡng tính sóng hạt của vật chất, nguyên lý cơ bản của thuyết lượng tử, lý thuyết Plank, Einstein, hệ thức bất định Heisenberg, giả thuyết DeBroglie, biên độ xác suất. Phương trình Schrodinger và ứng dụng trong nguyên tử và phân tử. Nguyên lý cơ bản của Laser và ứng dụng của Laser.

30. Vật lý lượng tử 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý lượng tử 1

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý thuyết chất rắn, lý thuyết hạt nhân nguyên tử và lý thuyết hạt cơ bản.

31. Thí nghiệm thực hành 1: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2, Vật lý đại cương (cơ - nhiệt)

Sinh viên được thực hành một số phép tính đo các đại lượng vật lý, biết xử lý đánh giá kết quả thực nghiệm, biết sử dụng các dụng cụ đơn giản và tiếp cận với các thiết bị đo chuẩn hiện đại dùng trong vật lý và kỹ thuật ở mức độ đầu.

32. Thí nghiệm thực hành 2: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương (cơ - nhiệt, điện từ), toán cao cấp, thí nghiệm thực hành 1.

Sinh viên nắm được nguyên tắc và thực hành một số phép đo các đại lượng cơ bản của vật lý chủ yếu thuộc phần điện từ. Sinh viên biết xử lý đánh giá các kết quả thực nghiệm, biết sử dụng các dụng cụ đơn giản và tiếp cận với một số thiết bị đo chuẩn, hiện đại dùng trong vật lý và Kỹ thuật.

33. Thí nghiệm thực hành 3: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương, Toán cao cấp, Thí nghiệm thực hành 1, 2.

Sinh viên hiểu được các nguyên tắc của các dụng cụ quang học để tạo ra các hiện tượng quang cơ bản như nhiễu xạ, giao thoa, hiện tượng quay mặt phẳng phân cực, hiện tượng quang điện hấp thụ ánh sáng,... và đo một số các đại lượng vật lý của các hiện tượng đó.

34. Điện kỹ thuật: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Điện học 1, Điện học 2.

Trình bày những nguyên lý hoạt động và cấu tạo của thiết bị điện, ứng dụng trực tiếp của vật lý học trong các máy móc thông dụng của công nghiệp và đời sống.

35. Máy nhiệt: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhiệt học và vật lý phân tử.

Trình bày những nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các máy nhiệt thường gặp trong đời sống và trong kỹ thuật.

36. Điện tử học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương (Cơ - Nhiệt - Điện - Quang - Dao động và sóng).

Trình bày những kiến thức về điện tử học đại cương, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng và ứng dụng chúng trong đời sống.

37. Lý luận dạy học vật lý 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về vật lý.

Trang bị cho sinh viên lý luận chung về nhiệm vụ dạy học vật lý ở trường Trung học cơ sở và các phương pháp cụ thể, các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học.

38. Lý luận dạy học vật lý 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: lý luận dạy học vật lý 1.

Vận dụng lý luận đó trong việc phân tích chương trình Trung học cơ sở mới.

39. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học, giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết về tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

40. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Sư phạm Vật lý

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Vật lý được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Vật lý và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Vật lý. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Phần nội dung chủ yếu của chương trình Sư phạm Vật lý là Vật lý đại cương. Phần này bao gồm các kiến thức có liên quan trực tiếp đến những nội dung dạy học ở Trung học cơ sở.

- Học phần Vật lý hạt nhân trong các chương trình cũ được bổ sung thêm một số kiến thức lượng tử suy ra từ phương trình Schrodinger và đổi tên thành Vật lý lượng tử (1 và 2). Nhờ đó sinh viên hiểu sâu hơn một số kiến thức của vật lý học hiện đại.

- Các học phần Điện kỹ thuật, Máy nhiệt và Điện tử học trang bị cho sinh viên những kiến thức về ứng dụng của Vật lý học trong kỹ thuật và đời sống. Có thể coi đó là cầu nối giữa vật lý và kỹ thuật.

- Những học phần tự chọn về chuyên môn bổ sung cho sinh viên một số kiến thức để làm rõ hơn vị trí hoặc ứng dụng của vật lý. Nhờ có chúng kiến thức vật lý của sinh viên được mở rộng theo hướng sát với thực tế xã hội và cuộc sống hơn, kiến thức về lý luận dạy học được cập nhật hơn. Những học phần này ít nhiều mang tính tích hợp.

Các cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các học phần này như sau:

- Chọn 2 trong 4 học phần sau: Lịch sử vật lý (2 đvht); Thiên văn học (2 đvht); Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập (1 đvht).

4.4. Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo phải hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập trong hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Muốn vậy cần thực hiện những đổi mới sau:

- Tận dụng những tiết học có hướng dẫn (không phải tiết lý thuyết) như làm thí nghiệm, chữa bài tập để làm cho sinh viên chủ động hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Bố trí số giờ thí nghiệm thực hành, giờ bài tập, giờ xêmina ngang với số giờ nghe giảng ở các học phần về Vật lý đại cương và lý luận dạy học.

- Thông qua dạy học các kiến thức khoa học cần đặc biệt chú ý đến việc giúp sinh viên biết cách học môn học ấy và tập dượt tự học một vài kiến thức có liên quan. Việc làm bài tập nghiên cứu, tập dượt nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất để phát triển khả năng tự học.

- Trong khi dạy các học phần chuyên môn, chú ý dùng các kiến thức mới làm rõ hơn một số vấn đề về nội dung hoặc phương pháp dạy học vật lý ở trường Trung học cơ sở. Cần tổ chức một số buổi xêmina về những vấn đề có liên quan đến vật lý ở Trung học cơ sở.

- Tận dụng những phương tiện kỹ thuật như máy chiếu hình, video, phần mềm vi tính để bài giảng sinh động và có hiệu suất cao hơn.

Xây dựng phòng thí nghiệm vật lý đại cương và vật lý phổ thông có đầy đủ các thiết bị để giúp sinh viên hình thành kỹ năng thực hành vật lý.

4.5. Những hướng dẫn về đánh giá

Cùng với cách đánh giá truyền thống bài thi tự luận nên áp dụng thêm hình thức thi vấn đáp hoặc kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với những nội dung và yêu cầu thích hợp. Các bài thí nghiệm thực hành được đánh giá theo dạng báo cáo thí nghiệm, ghi lại quá trình thí nghiệm và kết quả.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Vật lý là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên vật lý trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 (khi ghép với các ngành khác ở vị trí môn 1) được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm vật lý (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, chỉ bỏ đi các học phần sau: Toán cho Vật lý, Điện Kỹ thuật, Máy nhiệt, Điện tử học. Riêng khối lượng học phần Lý luận dạy học vật lý 1 giảm đi 1 đvht. Khối lượng Thí nghiệm thực hành giảm từ 3 học phần (3 đvht) xuống còn 1 học phần (1 đvht) (Xem Phụ lục).

Do bỏ học phần Toán cho vật lý nên khi giảng dạy các học phần của chương trình này, giảng viên cần giảng tóm lược cho sinh viên kiến thức Toán bổ sung cho mỗi học phần, đồng thời có thể bớt đi một vài nội dung không quá quan trọng trong chính học phần đó (nhưng không quá 10%).

Nếu Sư phạm Vật lý là ngành phụ khi ghép với ngành chính không học Toán cao cấp, thì cần bổ sung học phần Toán cao cấp với thời lượng tối thiểu 5 đvht, trước khi học vật lý. Trường hợp quỹ thời gian không đủ thì có thể bỏ các học phần Vật lý lượng tử 1 và 2.

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM VẬT LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH (NGÀNH CHÍNH CÓ HỌC TOÁN CAO CẤP TỪ 5 ĐVHT TRỞ LÊN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Cơ học 1

3

2

Cơ học 2

3

3

Nhiệt học và Vật lý phân tử

4

4

Điện học 1

4

5

Điện học 2

2

6

Dao động và sóng

3

7

Quang học 1

2

8

Quang học 2

3

9

Vật lý lượng tử 1

3

10

Vật lý lượng tử 2

2

11

Thí nghiệm thực hành

1

12

Lý luận dạy học Vật lý 1

2

13

Lý luận dạy học Vật lý 2

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM HOÁ HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Hoá học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Hoá học ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Hoá học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Hoá học, trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Hoá học 16 đvht

1

Bổ túc toán

2

2

Hoá học Đại cương 1

5

3

Hoá học Đại cương 2

5

4

Hoá học đại cương 3

2

5

Nhập môn tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (môn 1) 50 đvht

1

Hoá học vô cơ 1

4

2

Hoá học vô cơ 2

4

3

Hoá học vô cơ 3

2

4

Cơ sở hoá học hữu cơ 1

4

5

Cơ sở hoá học hữu cơ 2

4

6

Cơ sở hoá học hữu cơ 3

3

7

Cơ sở hoá học hữu cơ 4

3

8

Hoá học phân tích 1

5

9

Hoá học phân tích 2

2

10

Hoá học phân tích 3

3

11

Hoá học phân tích 4

2

12

Hoá học công nghệ và môi trường 1

2

13

Hoá học công nghệ và môi trường 2

2

14

Hoá học công nghệ và môi trường 3

2

15

Hoá học công nghệ và môi trường 4

1

16

Phương pháp dạy hoá học 1

3

17

Phương pháp dạy hoá học 2

2

18

Phương pháp dạy hoá học 3

2

c) Thực tập sư phạm9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Bổ túc Toán: 2 đvht

Học phần trang bị vốn kiến thức tối thiểu về Toán đáp ứng ngay cho việc học các môn Hoá học của hệ Cao đẳng sư phạm.

11. Hoá học đại cương 1: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo chất: Các khái niệm và định luật hoá học; Đại cương về Hoá học hạt nhân; Một số cơ sở để khảo sát hệ vi mô; Cấu tạo nguyên tử theo quan điểm cơ học lượng tử; Đại cương về cấu tạo phân tử và liên kết Hoá học; Đại cương về Hoá học tinh thể.

12. Hoá học đại cương 2: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học đại cương 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những quy luật chung chi phối các quá trình hoá học (nhiệt động học, động hoá học, điện hoá học, hoá học chất keo) gồm: Nguyên lý 1, Nguyên lý 2 của nhiệt động lực học; Cân bằng hoá học; Tốc độ của phản ứng hoá học; Xúc tác; Dung dịch và các thuộc tính vật lý, Phản ứng oxi hoá - khử và dòng điện; Đại cương về hoá học chất keo.

13. Hoá học đại cương 3: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học đại cương 2.

Học phần là phần thực hành nhằm rèn luyện tác phong làm thí nghiệm hoá học biết sử dụng một số dụng cụ thông thường nhằm minh hoạ và củng cố những kiến thức thu được từ Hoá học đại cương 2.

14. Nhập môn tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần này cung cấp một số kiến thức đại cương về Tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Học phần cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Học phần cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Học phần củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần: tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Hoá học vô cơ 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học đại cương.

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản và có hệ thống về Hoá học của các nguyên tố phi kim: hidro, oxi và nước, các nguyên tố phi kim nhóm VII A, VI A, VA, IVA, III A.

23. Hoá học vô cơ 2: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học vô cơ 1.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức đại cương về kim loại, các nguyên tố kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, các nguyên tố kim loại nhóm III A, IV A, V A , đại cương các nguyên tố chuyển tiếp, các nguyên tố nhóm VI B, VII B, VIII B, I B, II B, lantan và các nguyên tố học lantan, giới thiệu Actini và các nguyên tố họ Actini.

24. Hoá học vô cơ 3: 2 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Hoá học vô cơ 1, Hoá học vô cơ 2.

Phần thực hành về tính chất lý - hoá học của các đơn chất, hợp chất hoá học vô cơ. Rèn luyện kỹ năng thực hành và các thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm để có thể thực hiện các thí nghiệm chứng minh ở Trung học cơ sở.

25. Cơ sở Hoá học hữu cơ 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học đại cương.

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản và hiện đại về Hoá học hữu cơ gồm: Đại cương về Hoá học hữu cơ; Hidrocacbon no; Hidrocacbon không no; Hidrocacbon thơm;Nguồn Hidrocacbon trong thiên nhiên.

26. Cơ sở hoá học hữu cơ 2: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở Hoá học hữu cơ 1

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và hiện đại về các chất hữu cơ đơn chức và đa chức; về tính chất, ứng dụng và điều chế của các hợp chất hữu cơ; dẫn xuất halogen của hidrocacbon; hợp chất cơ nguyên tố; ancol - phenol - ete; andehit - xeton; axit cacbonxylic; dẫn xuất của axit, lipit; hợp chất chứa nitơ; hợp chất dị vòng.

27. Cơ sở Hoá học hữu cơ 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở hoá học hữu cơ 2.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của một số loại hợp chất tạp chức như: hidroxicacbonyl, hidroxiaxit, aminoaxit, cacbonhidrat, protein và các hợp chất cao phân tử.

28. Cơ sở Hoá học hữu cơ 4: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Cơ sở hoá học hữu cơ

Phần thực hành về Hoá học hữu cơ giúp cho sinh viên hiểu và thực hiện được kỹ thuật cơ bản về thực hành Hoá hữu cơ, phương pháp tổng hợp một số chất hữu cơ cơ bản; phương pháp phân tích định tính nguyên tố và nhóm chức.

29. Hoá học phân tích 1: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học đại cương và Hoá học vô cơ

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết cân bằng ion nhằm cung cấp các quy luật cần thiết để tìm hiểu sâu về các phản ứng xảy ra trong nhóm dung dịch gồm: Các định luật cơ bản của hoá học áp dụng cho hệ chất điện li; cân bằng axit - bazơ; Cân bằng tạo phức trong dung dịch; cân bằng oxi hoá - khử; cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan; Cân bằng phân bố chất tan giữa hai pha không trộn lẫn.

30. Hoá học phân tích 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học phân tích 1.

Thực hành về tính chất và phản ứng ion trong dung dịch (sau khi đã học lý thuyết Hoá học phân tích 1 và học phần Hoá vô cơ) nhằm giúp sinh viên vận dụng thành thạo các kiến thức đã học.

31. Hoá học phân tích 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học phân tích 1, Hoá học phân tích 2.

Học phần trang bị các phương pháp định lượng hoá học; đối tượng nhiệm vụ của phân tích định lượng; Phân loại các phương pháp phân tích định lượng; Biểu diễn và đánh giá kết quả phân tích định lượng; Phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích; phương pháp chuẩn độ axit - bazơ; Chuẩn độ tạo phức; Chuẩn độ kết tủa; Chuẩn độ oxi hoá - khử.

32. Hoá học phân tích 4: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học phân tích 3

Phần thực hành phân tích định lượng nhằm giúp sinh viên nắm được các kỹ năng cơ bản về pha chế dung dịch các loại nồng độ, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thể tích chính xác và kỹ năng chuẩn độ.

33. Hoá học công nghệ và môi trường 1, 2, 3, 4: 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Hoá học Vô cơ, Hoá học Hữu cơ.

Các học phần Hoá học công nghệ và môi trường có thể chia thành 4 phần:

Phần 1: Trang bị những kiến thức Hoá kỹ thuật đại cương gồm những kiến thức cơ bản về công nghiệp hoá học; Quy trình sản xuất một số chất cụ thể: sản xuất axit sunfuric; tổng hợp amoniac và sản xuất axit nitric; điện phân dung dịch NaCl; sản xuất NaOH, Clo, HCl; sản xuất phân bón; công nghệ silicat; sản xuất gang thép; kỹ thuật nhiên liệu; sản xuất hợp chất cao phân tử.

Phần 2: Cung cấp những kiến thức cơ bản về Hoá học Môi trường: đại cương về hoá học môi trường; môi trường khí quyển; thạch quyển; thuỷ quyển; sự ô nhiễm môi trường; độc chất hoá học; công nghiệp môi trường, giáo dục môi trường trong nhà trường.

Phần 3: Cung cấp các kiến thức cơ bản về hoá nông học: đất, phân bón và các loại hoá dược dùng trong nông nghiệp gồm: thành phần hoá học, sự chuyển hoá và cách bảo quản, sử dụng chúng.

Phần 4: Tham quan thực tế để tăng cường hiểu biết thực tiễn cho sinh viên.

34. Phương pháp dạy học hoá học 1: 3 đvht

Học phần hệ thống các kiến thức cơ bản về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học hoá học, các phương pháp nghiên cứu khoa học về phương pháp dạy học môn Hoá học ở Trung học cơ sở.

35. Phương pháp dạy học hoá học 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học hoá học 1.

Sinh viên biết vận dụng các kiến thức của Phương pháp dạy học Hoá học 1 vào các bài hoá học cụ thể trong chương trình hoá học Trung học cơ sở để chuẩn bị cho thực tập sư phạm.

36. Phương pháp dạy học hoá học 3: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học hoá học 1, 2.

Thực hành phương pháp dạy học Hoá học gồm các bài thí nghiệm hoá học quan trọng và các bài tập hoá học điển hình phục vụ cho sinh viên dạy hoá học Trung học cơ sở.

37. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Tâm lý học, Giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết ở các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành tâm lý - giáo dục.

38. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Hoá học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Hoá học và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Hoá học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Trong phần kiến thức ngành Sư phạm Hoá học có bố trí ít nhất 2 đvht tự chọn. Sinh viên được quyền chọn 1 trong 3 học phần: “Nhập môn danh pháp hoá học hữu cơ” (2 đvht) hoặc “Ăn mòn kim loại” (2 đvht) hoặc làm một tiểu luận khoa học “Bài tập môn học” (2 đvht).

- Chương trình rất coi trọng phần thực hành bao gồm bài tập và thí nghiệm. Nội dung bài tập được ghi cùng với phần lý thuyết. Phần thí nghiệm được ghi thành học phần độc lập và cần được phân phối tương đối đều ở tất cả các học kỳ.

Về thời gian tỷ lệ lý thuyết: bài tập : thực hành dao động theo tỷ lệ 2 : 1 : 1.

- Yêu cầu phần bài tập: nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, năng lực tự học và góp phần rèn luyện năng lực sư phạm (tập trình bày, diễn giảng, viết bảng). Do thời lượng có hạn, cần phải tận dụng triệt để giờ làm việc tại lớp, tránh việc chữa bài tập đơn thuần hoặc giảng lại lý thuyết. Nên cho trước những bài tập cơ bản, buộc sinh viên phải làm trước ở nhà. Trên lớp giảng viên kiểm tra, phát hiện những vấn đề tồn tại, sau đó, đưa ra các tình huống vận dụng cao hơn.

Tuỳ theo học phần, nên bố trí mỗi lần 2 tiết bài tập sau khi đã học xong một phần lý thuyết. Để rèn luyện năng lực tự học cao hơn cần tổ chức một số xemina thay cho giờ bài tập, trong đó sinh viên tự tổ chức thảo luận các chủ đề tự đề xuất hoặc do giảng viên gợi ý.

- Yêu cầu phần thí nghiệm: minh hoạ những vấn đề lý thuyết của môn học, hình thành các kỹ năng thực nghiệm và quan trọng là rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, bồi dưỡng năng lực tự học. Vì thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm rất hạn chế, cần coi trọng việc chuẩn bị trước của sinh viên (tự đọc tài liệu, làm đề cương thí nghiệm). Tại phòng thí nghiệm giảng viên kiểm tra đề cương thí nghiệm, hướng dẫn kế hoạch làm việc, các kỹ thuật và thao tác khó.

Tình hình trang bị các phòng thí nghiệm của các trường cao đẳng sư phạm còn nhiều khó khăn, cần phấn đấu xây dựng phòng thí nghiệm cho từng môn học. Phòng thí nghiệm cần sạch sẽ, ngăn nắp, tạo môi trường giáo dục tốt. Đồng thời cần quán triệt mục tiêu hình thành các năng lực toàn diện cho sinh viên, trong đó phòng thí nghiệm và giờ học thực hành là môi trường khá thuận lợi. Để đạt được mục tiêu này, cần đầu tư thích đáng cho hoạt động của phòng thí nghiệm: có nhân viên thí nghiệm chuyên trách được đào tạo nghiêm túc, đủ hoá chất, dụng cụ tối thiểu, chuẩn bị tốt nội dung thực hành.

4.4. Về đánh giá kết quả

- Việc đánh giá sinh viên được tiến hành ở cả 3 mặt: đánh giá thường xuyên qua từng buổi dạy bài tập, dạy thí nghiệm, đánh giá qua bài kiểm tra, đánh giá qua bài thi.

- Ngoài việc đánh giá kiến thức và năng lực chuyên môn, cần có các tiêu chí cụ thể đánh giá các mặt khác (ví dụ: đánh giá phẩm chất cá nhân qua thực hành thí nghiệm). Tuỳ tình hình cụ thể có thể đánh giá theo hình thức đề thi tự luận hoặc vấn đáp nhưng tuân thủ phương châm kiểm tra năng lực suy luận, vận dụng, không nhờ máy móc.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Hoá học là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Hoá học trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này.

Cụ thể như sau: Bỏ các học phần Hoá học phân tích 3 (3 đvht), Hoá học phân tích 4 (1 đvht) và lồng ghép nội dung các học phần này vào Hoá học phân tích 1 và Hoá học phân tích 2;

Giảm thời lượng của một số học phần sau: Hoá học vô cơ 1 (1 đvht), Hoá học vô cơ 2 (2 đvht), Cơ sở hoá học hữu cơ 2 (1,5 đvht), Cơ sở Hoá học hữu cơ 3 (1 đvht), Cơ sở Hoá học hữu cơ 4 (1,5 đvht), Các học phần Hoá học công nghệ và môi trường (4 đvhp), Phương pháp dạy học hoá học 1 (2 đvht). Đồng thời do phần kiến thức đại cương của môn chính có thể không học các phần Hoá học đại cương nêu tại chương trình Sư phạm Hoá học môn phụ (môn 2) bổ sung các học phần: Hoá học đại cương 1 (3 đvht), Hoá học đại cương 2 (3 đvht) và Hoá học đại cương 3 (2 đvht) (Xem Phụ lục).

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hoá học để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM HOÁ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Hoá học đại cương 1

3

2

Hoá học đại cương 2

3

3

Hoá học đại cương 3 (TN)

2

4

Hoá học vô cơ 1

3

5

Hoá học vô cơ 2

3

6

Hoá học vô cơ 3 (TN)

1

7

Cơ sở hoá học hữu cơ 1

2

8

Cơ sở hoá học hữu cơ 2

2,5

9

Cơ sở hoá học hữu cơ 3

2

10

Cơ sở hoá học hữu cơ 4

1,5

11

Hoá học phân tích 1

3

12

Hoá học phân tích 2

1

13

Hoá học công nghệ và môi trường

3

14

Phương pháp dạy hoá học 1

1

15

Phương pháp dạy hoá học 2

2

16

Phương pháp dạy hoá học 3

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM SINH HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Sinh học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Sinh học trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Sinh học (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Sinh học 14 đvht

1

Đại cương khoa học về trái đất

3

2

Xác suất - thống kê (B)

3

3

Hoá học đại cương (A2)

3

4

Thực hành hoá học đại cương (2)

1

5

Dân số - Môi trường - AIDS - Ma tuý

2

6

Nhập môn Tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Sinh học (môn 1) 52 đvht

1

Hoá sinh học

3

2

Hình thái - Giải phẫu học thực vật

4

3

Phân loại học thực vật

3

4

Sinh lý học thực vật

4

5

Động vật học không xương sống

4

6

Động vật học có xương sống

4

7

Vi sinh học

3

8

Sinh thái học và môi trường

5

9

Giải phẫu sinh lý người

6

10

Thực hành giải phẫu sinh lý người

2

11

Di truyền học

5

12

Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

2

13

Đại cương phương pháp dạy học Sinh học

3

14

Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Đại cương khoa học về Trái đất: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu cho sinh viên khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất, những quy luật vận động của trái đất, trên cơ sở đó nắm được mối quan hệ giữa sự phát triển của giới sinh vật với sự phát triển của trái đất.

11. Xác suất thống kê (B): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Cần thiết cho việc hiểu được ý nghĩa thống kê của các quy luật sinh học, tập dượt nghiên cứu một số hiện tượng sinh học và hiện tượng sư phạm.

12. Hóa học Đại cương (A2): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng khái quát về hoá đại cương, hoá vô cơ, hoá hữu cơ, hoá học môi trường, nâng cao so với chương trình trung học phổ thông để có thể tiếp thu các kiến thức sinh học.

13. Thực hành Hoá học đại cương: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương (A2).

Học phần nhằm kiểm nghiệm một số nội dung lý thuyết Hoá đại cương với những kiến thức Hoá học nâng cao so với chương trình trung học phổ thông để có thể tiếp thu các kiến thức sinh học.

14. Dân số, môi trường, AIDS, ma tuý: 2 đvht.

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dân số, môi trường, AIDS, ma tuý, các phương pháp giáo dục và tuyên truyền. Tạo điều kiện để sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hiện việc tích hợp các nội dung này trong giảng dạy Sinh học ở Trung học cơ sở.

15. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel. Chuẩn bị cho sinh viên biết vận dụng tin học và các phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học.

16. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

17. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

18. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

20. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

21. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

22. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

23. Hoá Sinh học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương

Là cầu nối giữa các học phần về Hoá học với các học phần về Sinh học, đặt cơ sở cho việc tiếp thu các học phần về Sinh học thực nghiệm. Sinh viên nhận biết được thành phần hóa học, cấu trúc phân tử, tính chất hoá học của protein, axit nucleic, gluxit, lipit, các vitamin, enzim, hoóc môn, có kỹ năng làm một số thí nghiệm định tính để nhận dạng một số hợp chất chủ yếu. Sinh viên cũng hiểu được cơ cấu phân giải, tổng hợp saccarit, lipit, axit nucleic, protein trong tế bào sống để có cơ sở hiểu được cơ chế phân tử của các quá trình sinh lý, di truyền trong các học phần sau.

24. Hình thái - Giải phẫu học thực vật: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Đây là học phần đầu tiên trong khối kiến thức cơ sở về thực vật học, làm cho sinh viên nắm được cấu tạo của cơ thể thực vật từ cấp tế bào, mô đến các cơ quan; sinh viên làm quen với các kỹ năng cắt, nhuộm, làm tiêu bản hiển vi, sử dụng kính hiển vi để tìm hiểu tế bào thực vật, các loại mô, các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo, chức năng và điều kiện môi trường.

Học phần này cũng trình bày các hình thức sinh sản, chu trình phát triển của tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần, giúp sinh viên hiểu kỹ hơn về các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) và cơ chế thụ phấn, thụ tinh, tạo quả ở hạt kín.

25. Phân loại học thực vật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình thái - Giải phẫu thực vật.

Học phần giới thiệu cho sinh viên hệ thống thực vật theo trình tự tiến hoá từ thấp đến cao qua các bậc phân loại lớn (ngành, lớp), riêng đối với ngành Hạt kín xuống tới một số bộ, họ chính. Học phần này trình bày một số đặc điểm sinh học và ý nghĩa thực tiễn của các nhóm thực vật quan trọng, hình thành hiểu biết về sự đa dạng phong phú của thực vật nước ta, trang bị một số kỹ năng quan sát, mô tả, thu thập, phân tích mẫu vật, làm tiêu bản bách thảo để nghiên cứu thực vật.

26. Sinh lý học thực vật: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học; Hình thái - Giải phẫu thực vật.

Qua học phần này, sinh viên biết nhận dạng, mô tả, giải thích cơ chế một số quá trình sinh lý của thực vật, đặc biệt ở cây có hoa (Sinh lý tế bào, trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng và ni tơ, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng phát triển, sinh lý chống chịu). Mặt khác trang bị cho sinh viên có kỹ năng tiến hành những thí nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm, trên vườn trường để tìm hiểu bản chất, cơ chế một số quá trình sinh lý ở cơ thể thực vật, mối quan hệ giữa chúng với các điều kiện môi trường.

27. Động vật học không xương sống: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu những đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống (động vật nguyên sinh, thân lỗ, ruột khoang, sứa lược, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp, thân mềm, da gai). ở mỗi ngành sinh viên hiểu sơ đồ cấu trúc, đặc điểm hoạt động sống, sinh sản, phát triển của các lớp chính trong ngành, biết được một số loài trong lớp thường gặp trong thiên nhiên với các tập tính, sinh thái và ý nghĩa thực tiễn của chúng, nắm được quan hệ nguồn gốc phát sinh và sự tiến hoá của mỗi ngành, hình dung được sự đa dạng phong phú của động vật không xương sống ở nước ta nói riêng. Đồng thời sinh viên được tập dượt các kỹ năng sưu tầm, thu thập các động vật không xương sống, biết giải phẫu một số đối tượng, làm một số thí nghiệm để tìm hiểu đời sống động vật.

28. Động vật học có xương sống: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Động vật học không xương sống.

Học phần này trình bày các kiến thức về hình thái, giải phẫu, hoạt động sống, phân loại, sinh thái, nguồn gốc, tiến hoá, ý nghĩa thực tiễn của các lớp trong ngành động vật có xương sống (Có hàm, Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Sinh viên được tập dượt sưu tầm mẫu vật, quan sát, mô tả, sử dụng các dụng cụ thiết bị giải phẫu, làm thí nghiệm chứng minh, làm các mẫu nhồi, mẫu ngâm, tổ chức góc sinh giới.

Học phần này cũng trang bị kiến thức giải phẫu so sánh các lớp động vật có xương sống về vỏ da, bộ xương, các hệ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu và sinh dục, hệ thần kinh và các giác quan, giới thiệu khái quát về sự phân bố và phát triển của động vật trên quả đất, hình thành nhận thức về sự đa dạng sinh học ở nước ta và ý thức bảo vệ.

29. Vi sinh học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học

Học phần này giúp sinh viên hiểu được các quy luật hoạt động sống của các nhóm vi sinh vật (nhân sơ, nhân chuẩn, vi rút), thấy được tính đa dạng về cơ chế trao đổi chất trong cơ thể vi sinh vật (sinh trưởng, phát triển, lên men và phân giải các chất...), phân tích được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật học trong thực tiễn công nông nghiệp, y học, trong quá trình công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghiệp vi sinh, trong vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường.

Sinh viên có một số kỹ năng thực hành (quan sát hình thái, pha chế môi trường nuôi cấy, nhuộm, thí nghiệm lên men vài loại hợp chất, thử hoạt tính vài hoạt chất sinh học), có thể ứng dụng những quy luật hoạt động của vi sinh vào thực tiễn đời sống, sản xuất.

30. Hình thái học và môi trường: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình thái - Giải phẫu học thực vật; Phân loại học thực vật; Động vật học không xương sống; Động vật học có xương sống; Vi sinh học; Giải phẫu sinh lý người.

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về Sinh thái học; mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với các cấp tổ chức của sự sống (cá thể, quần thể, quần xã), quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái tức là hệ thống gồm quần xã và sinh cảnh của nố. Những kiến thức này làm cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong phần này sinh viên được tìm hiểu tình hình môi trường trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam, về các nguồn tài nguyên (đất, rừng, đa dạng sinh học, nước, khoáng sản, năng lượng, biển...), về tác động của con người đối với môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, về Luật Bảo vệ môi trường, một số bài thực hành về sinh thái học cá thể, sinh thái học quần xã và về môi trường.

31. Giải phẫu sinh lý người: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học; Động vật học không xương sống; Động vật hoặc có xương sống; Vi sinh học.

Học phần giúp cho sinh viên tốt nghiệp dạy được phần nội dung Cơ thể người và Vệ sinh ở các chương trình môn sinh học lớp 8. Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cầu tạo và chức phận của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người, mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế điều tiết bằng con đường thần kinh - thể dịch.

32. Thực hành Giải phẫu sinh lý người: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu sinh lý người.

Phần thực hành giải phẫu sinh lý người được tính thành một học phần riêng. Học phần này có ý nghĩa quan trọng trong việc trang thiết bị những kỹ năng thực nghiệm, giúp sinh viên tự lực phát hiện những mối quan hệ nhân quả, cơ chế của những hiện tượng, quá trình sinh lý trong cơ thể.

33. Di truyền học: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học; Vi sinh học; Hình thái - Giải phẫu học thực vật, Động vật học không xương sống; Động vật học có xương sống, Giải phẫu sinh lý người.

Học phần giới thiệu trình tự lịch sử phát triển Di truyền học (Di truyền học Menđen ® Di truyền học nhiễm sắc thể ® Di truyền học phân tử). Sinh viên nắm được các quy luật di truyền các tính trạng, cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp tế bào, cấp phân tử, hiểu được bản chất sinh hoá của gen và cơ chế điều hoà hoạt động của gen, mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong quá trình phát triển cá thể.

Tiếp theo là các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, đặc điểm biểu hiện và vai trò của mỗi loại biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá. Kiến thức về di truyền và biến dị được mở rộng khi sinh viên tìm hiểu di truyền qua tế bào chất, di truyền các tính trạng số lượng, di truyền vi sinh vật, kỹ thuật di truyền, di truyền người. Cấu trúc chương trình như trên thuận lợi cho sinh viên tốt nghiệp dạy phần Di truyền và biến dị ở chương trình môn học sinh học lớp 9.

Học phần này cũng đề cập đến các nhân tố tiến hoá, về cơ chế chung của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài, dựa trên kiến thức về di truyền học quần thể.

Về thực hành dành 2 đvht cho một số bài thực hành trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể, về đột biến nhiễm sắc thể. Một phần thời gian thực hành dùng để chữa các dạng bài tập cơ bản về các quy luật di truyền, về di truyền tế bào học, di truyền học phân tử, di truyền học quần thể và di truyền học người.

34. Thực tập nghiên cứu thiên nhiên: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phân loại học thực vật; Hình thái - Giải phẫu học thực vật; Động vật học không xương sống; Động vật học có xương sống; Sinh thái và môi trường.

Học phần này giúp cho sinh viên mở rộng hiểu biết thực tế sau khi học các học phần Thực vật, Động vật, Sinh thái - Môi trường. Sinh viên được tập dượt các kỹ năng Sinh học như quan sát, theo dõi, ghi chép, thu thập, xử lý, bảo quản mẫu vật, xây dựng sưu tập, làm báo cáo thu hoạch, các kỹ năng này chuẩn bị cho họ khi về trường Trung học cơ sở có thể tổ chức các buổi tham quan thiên nhiên, học tập ngoài trời trong chương trình Trung học cơ sở.

35. Đại cương phương pháp dạy học Sinh học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Sin học

Học phần này cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Sinh học, bước đầu có một số kỹ năng vận dụng các kiến thức lý luận nói trên vào hoạt động dạy học, làm cơ sở để học tiếp học phần Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở.

Tương ứng với chương trình lý thuyết là chương trình thực hành theo nhóm, nhằm hình thành các kỹ năng bộ phận và tổng hợp (phân tích chương trình, xác định mục tiêu bài học, xác định kiến thức cơ bản trong bài, nhận xét một số tiết lên lớp, sử dụng lời, sử dụng tranh, mô hình, thí nghiệm trong bài lên lớp, tổ chức các hoạt động học tập khám phá của học sinh, sử dụng sách giáo khoa và các phương tiện kỹ thuật, lập kế hoạch dạy một chương, soạn giáo án một bài, tập lên lớp một tiết học).

36. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học

Học phần này giúp sinh viên nắm vững nội dung, chương trình, sách giáo khoa, và có kỹ năng giảng dạy các phần trong chương trình môn Sinh học ở Trung học cơ sở. Sinh viên phải đạt các mục tiêu sau: Hiểu rõ vị trí, nhiệm vụ, cấu trúc nội dung chương trình Sinh học ở mỗi lớp (ứng với 4 phần lớn của chương trình toàn cấp). Biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp với các loại bài, các loại kiến thức trong chương trình Sinh học ở mỗi lớp. Bước đầu biết xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị các phương tiện dạy học, tiến hành các bài học, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

37. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

38. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Sinh học

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quyết định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục địa giới hành chính có đào tạo trình độ đào tạo và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Sinh học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Sinh học và một ngành phụ. Danh sách các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ: được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một số ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Sinh học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Khối kiến thức đại cương cho ngành Sư phạm Sinh học là 16 đvht, trong đó có tối thiểu là 2 đvht tự chọn theo nguyện vọng của mỗi sinh viên. Học phần này nằm trong phần mềm do từng trường tự biên soạn theo hướng bổ sung những vấn đề cần thiết cho địa phương hoặc rèn luyện nâng cao phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên ra trường có thể đảm nhận các nội dung chuyên môn tự chọn trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở.

- Trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, về phần chuyên môn Sinh học, nội dung từng học phần đã được xây dựng theo hướng cập nhật sự phát triển hiện đại của sinh học, tăng cường thực tiễn Việt Nam, phục vụ sát cho mục tiêu đào tạo giáo viên Trung học cơ sở.

- Về phần nghiệp vụ sư phạm, bổ sung vấn đề phương pháp dạy học và cách dạy phương pháp học qua môn Sinh học, tăng cường thực hành giải các bài tập tình huống dạy học và giáo dục.

4.4. Mô đun hoá theo hướng tích hợp đào tạo chuyên môn sinh học với đào tạo phương pháp dạy học sinh học

Tích hợp đào tạo chuyên ngành môn sinh học với phương pháp dạy học sinh học, chương trình Sư phạm Sinh học (môn 1), có thể được sắp xếp thành 5 mô đun, mỗi mô đun gồm 3 - 4 học phần.

Việc xây dựng những mô đun tích hợp đào tạo chuyên môn sinh học với đào tạo phương pháp dạy học sinh học nhằm làm cho chương trình đào tạo tập trung hơn nữa vào mục tiêu đào tạo nghề dạy học.

Mô đun

Chuyên môn Sinh học

Số đvht

Phương pháp dạy học Sinh học

Số đvht

I (11 đvht)

1. Hình thái -Giải phẫu học thực vật.

2. Phân loại học thực vật.

3. Sinh lý thực vật

4


3

4

3. Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học.

4. Phương pháp dạy học Thực vật lớp 6

2

 

1

II (10 đvht)

1. Động vật học không xương sống

2. Động vật học có xương sống.

3. Thực tập thiên nhiên

4

4

2

4. Phương pháp dạy học Động vật lớp 7

1

III (6 đvht)

1. Hoá sinh học

2. Sinh học vi sinh vật

3

3

 

 

IV (9 đvht)

1. Giải phẫu sinh lý người

2. Thực hành Giải phẫu sinh lý người.

6


2

3. Phương pháp dạy học Cơ thể người và vệ sinh lớp 8

1

V (12 đvht)

2. Di truyền học

 

 

2. Sinh thái học và môi trường

5

 

 

5

3. Phương pháp dạy học Di truyền - biến dị. Phương pháp dạy học Sinh vật và môi trường lớp 9

4. Nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học ở Trung học cơ sở

1

 

 

1

 

Tổng số

45

Tổng số

7

Với cách sắp xếp các mô đun tích hợp như trên, nhìn chung mỗi mô đun chuẩn bị cho việc dạy một lớp ở Trung học cơ sở, cả về nội dung dạy học và về phương pháp dạy học. Nếu phân công giảng dạy theo định hướng trên và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, sẽ tiến đến một giảng viên hay một nhóm giảng viên, chịu trách nhiệm một mô đun thì việc tích hợp sẽ ngày càng nhuần nhuyễn, làm rõ hơn nữa sắc thái đào tạo giáo viên tại trường sư phạm.

Để thực hiện việc tích hợp nói trên, cần tổ chức tại các học phần Phương pháp dạy học Sinh học. Dưới đây là một gợi ý:

Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học (3 đvht) được dạy làm 2 đợt, đợt 1 (2 đvht) ở mô đun I đặt cơ sở để tiếp thu phương pháp dạy học chương trình Sinh học các lớp Trung học cơ sở trong các mô đun tiếp theo; đợt 2 (1 đvht) ở cuối mô đun V để khái quát hoá và nâng cao kiến thức Phương pháp dạy học Sinh học ở các mô đun trước đó.

Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở (4 đvht) được chia làm 4 phần, mỗi phần 1 đvht đưa vào các mô đun I, II, IV, V.

Việc sử dụng 1 đvht Phương pháp dạy học Sinh học cho từng lớp của Trung học cơ sở như sau:

- 0,5 đvht cho phần lý thuyết (7 - 8 tiết): giới thiệu vị trí, nhiệm vụ của phân môn, cấu trúc nội dung chương trình, sách giáo khoa, soạn giáo án, tập dạy và rút kinh nghiệm. Thời gian thực hành có thể được tăng thêm bằng cách phối hợp chương trình rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên năm thứ 3 (2 tiết/ tuần trong cả học).

- Nếu bố trí như vậy thì phải chấp nhận dạy Phương pháp dạy học trước các nội dung về Tâm lý học và Giáo dục học, sau đó được củng cố bổ sung cơ sở lý luận ở mô đun V.

Chuyển từ đào tạo riêng rẽ sang đào tạo tích hợp là một quá trình lâu dài. Mỗi trường cao đẳng sư phạm cần lựa chọn cách thực hiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.

4.5. Định hướng phương pháp đào tạo

- Giảm bớt giờ diễn giảng để tăng thêm thời gian tổ chức xêmina và thời gian tự học cho sinh viên là hướng đổi mới cần khuyến khích. Nên căn cứ vào điều kiện cụ thể về giáo trình tài liệu, trình độ giảng viên và sinh viên ở từng học phần mà có quyết định phù hợp. Nên xem số tiết lý thuyết trong chương trình khung là ước lượng khối lượng kiến thức chứ không phải là con số quy định số giờ diễn giảng bắt buộc.

- Hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo trong bài diễn giảng, tăng cường phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, xen kẽ vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ một cách hợp lý để phát triển tính cực nhận thức của sinh viên. Phấn đấu sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin (băng ghi âm, băng ghi hình, máy chiếu, đĩa CD, phần mềm vi tính) làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả.

- Tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng tổ chức xêmina để sinh viên thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, được tập dượt nghiên cứu tài liệu một cách khoa học, biết phân tích phê phán những ý kiến khác nhau trước một chủ đề nêu ra, biết lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, có dịp suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ, làm nẩy sinh các thắc mắc.

- Coi trọng các bài thực hành tại phòng thí nghiệm, nâng cao chất lượng phương tiện thiết bị, cải tiến cách hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trong các hoạt động khám phá. Mở rộng các hình thức tham quan, hoạt động ngoại khoá. Thu hút những sinh viên khá giỏi vào các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học.

- Trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm cần rèn luyện cho sinh viên năng lực sử lý những tình huống sư phạm thường gặp trong thực tiễn dạy học/giáo dục ở trường phổ thông. áp dụng kiểu dạy học vi mô trong việc đào tạo cho sinh viên nắm chắc từng kỹ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học; những trích đoạn ngắn của các tiết học ở trường phổ thông do các giáo viên già dặn kinh nghiệm hoặc các giáo viên tập sự tiến hành - cũng có thể là tiết tập dạy của sinh viên - được ghi hình, phát lại trên màn hình với số lần cần thiết để từng nhóm sinh viên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tập dượt quan sát sâu sắc, phân tích tỉ mỉ, thảo luận rút kinh nghiệm, đề xuất cải tiến theo hướng vận dụng những kiến thức lý luận đã học. Phương án sửa chữa được một vài sinh viên trong nhóm thể hiện, được ghi hình, đem ra phân tích thảo luận lần thứ hai, qua đó sinh viên được thấy mình trên màn hình, tự đánh giá mức độ đạt được và những điểm yếu cần rèn luyện tiếp. Chu trình trên có thể được tái diễn nhiều lần theo nhóm hoặc từng cá nhân cho đến khi sinh viên làm chủ được kỹ năng, năng lực sư phạm cần rèn luyện.

4.6. Định hướng đánh giá

- Nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống. Phát triển các loại hình trắc nghiệm khách quan, nhằm tăng nhịp độ kiểm tra, mở rộng diện kiến thức, kỹ năng, thái độ được kiểm tra, tạo điều kiện cho sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá.

- Coi trọng việc kiểm tra đánh giá các kỹ năng thực hành, các năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

4.7. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Sinh học là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Sinh học trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Sinh học (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này.

Cụ thể như sau: Bỏ một số học phần sau: Hoá sinh học (3 đvht), Vi sinh học (3 đvht), Sinh thái học và môi trường (5 đvht), Di truyền học (5 đvht). Giảm thời lượng của học phần Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở (1 đvht). Đồng thời tăng thời lượng cho học phần Sinh lý học thực vật (1 đvht) nhằm giới thiệu khái quát những kiến thức cơ bản nhất của Hoá sinh học làm cơ sở để học tốt Sinh lý học thực vật (Xem Phụ lục).

4.8. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNG PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM SINH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Hình thái - Giải phẫu học thực vật

4

2

Phân loại học thực vật

3

3

Sinh lý học thực vật

5

4

Động vật học không xương sống

4

5

Động vật học có xương sống

4

6

Giải phẫu sinh lý người

6

7

Thực hành giải phẫu sinh lý người

2

8

Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

2

9

Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học

2

10

Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TIN HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Tin học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Tin học ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Tin học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Tin học trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Tin học (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Tin học 13 đvht

1

Giải tích

5

2

Đại số tuyến tính

4

3

Xác xuất - Thống kê

4

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Tin học (môn 1) 50 đvht

1

Tin học cơ sở

8

2

Toán rời rạc

5

3

Kiến trúc máy tính

3

4

Lập trình

5

5

Hệ cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

5

6

Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật

6

7

Bài tập lớn chủ đề I

2

8

Bài tập lớn chủ đề II

1

9

Quản lý hệ thống máy tính

3

10

Mạng máy tính

3

11

Tin học và Xã hội

2

12

Đại cương phương pháp dạy học Tin học

4

13

Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Giải tích: 5 đvht

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về giải tích cần thiết cho việc học ngành tin học gồm: Phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân nhiều lớp, tích phân bội, tích phân đường và mặt, phương trình vi phân.

11. Đại số tuyến tính: 4 đvht

Học phần trang bị các khái niệm về không gian vec tơ: Số phức, không gian con, phụ thuộc tuyến tính - độc lập tuyến tính, không gian véc tơ hữu hạn chiều; Ma trận: khái niệm, các phép toán trên ma trận; định thức: định nghĩa, tính chất, ứng dụng; Hệ phương trình tuyến tính.

12. Xác suất - Thống kê: 4 đvht

Học phần trang bị các khái niệm cơ bản về xác suất: Hoán vị, tổ hợp; Định nghĩa xác suất cổ điển; Dãy phép thử; Đại lượng ngẫu nhiên; Hàm phân bố; Các số đặc trưng. Thống kê: lý thuyết mẫu; Ước lượng; Một vài bài toán kiểm định giả thiết đơn giản; Hồi quy và tương quan.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Tin học cơ sở: 6 - 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần chia làm 2 phần:

Phần I gồm 6 đvht, có 11 chương về các kiến thức cơ sở như: Thông tin và xử lý thông tin; Kiến trúc máy vi tính; Các hệ đếm; Biểu diễn và truyền thông tin; Các khái niệm: giải thuật, phần mềm, ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, hệ điều hành, mạng máy tính,...

- Phần II gồm 2 đvht về sử dụng máy vi tính như: một số hệ điều hành; soạn thảo văn bản; bảng tính, Internet; một số phần mềm chuyên dụng về vẽ, về trình diễn, về phần mềm dạy học.

21. Toán rời rạc: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần I: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về logic, tập hợp, quan hệ và ứng dụng. Trình bày những vấn đề liên quan đến giải tích tổ hợp như nguyên lý đếm cơ bản, sinh các hoán vị và tổ hợp, nguyên lý Dirichlet. Việc giải các hệ thức truy hồi và ứng dụng; Trình bày một số khái niệm và bài toán cơ bản trên đồ thị, cây và mạng;

- Phần 2: Giới thiệu khái niệm về mạch tổ hợp, đại số Boole và ứng dụng trong phân tích mạch tổng hợp; Nhập môn về các máy trạng thái hữu hạn, ôtômat và quan hệ giữa ngôn ngữ hình thức và ôtômat.

22. Kiến trúc máy tính: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở.

Giới thiệu một số khái niệm và nguyên lý cơ bản của kiến trúc máy tính; Kiến trúc chung của máy tính điện tử; Mức logic số của máy tính điện tử; Mức vi chương trình và mức máy thông thường; Mức hợp ngữ của máy tính điện tử.

23. Lập trình: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở, Toán rời rạc.

Các thành phần của ngôn ngữ lập trình Pascal; Một vài cấu trúc điều khiển; Các kiểu dữ liệu và các cấu trúc điều khiển; Thủ tục và hàm; Cấu trúc thông tin động; Điều khiển màn hình văn bản; Đồ hoạ, Âm thanh; Tổ chức module.

24. Hệ cơ sở dữ liệu: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lập trình, Đại số tuyến tính.

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần 1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu trình bày các kiến thức về chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tổ chức dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin, xây dựng chương trình ứng dụng.

- Phần 2: Cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ gồm: các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, mô tả các khái niệm về cơ sở dữ liệu, ba mô hình dữ liệu cơ bản; Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, mô tả cơ sở dữ liệu quan hệ, ngôn ngữ hỏi có cấu trúc SQL; Thiết kế một cơ sở dữ liệu, trình bày về phụ thuộc hàm, phép tách các lược đồ quan hệ, chuẩn hoá lược đồ quan hệ.

25. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: 4 - 6 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Lập trình.

Học phần giới thiệu tổng quan về khái niệm lập trình nâng cao; Kiểu dữ liệu trừu tượng; những cấu trúc dữ liệu tuyến tính; Phân tích và thiết kế thuật giải; Sắp xếp và tìm kiếm; Cây và cây tìm kiếm nhị phân; Tập hợp và bảng tìm kiếm; Đồ thị.

26. Bài tập lớn chủ đề I: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán rời rạc, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình.

Bài tập lớn chủ đề I được định hướng chính theo nội dung các học phần; Toán rời rạc, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình.

27. Bài tập lớn chủ đề II: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hệ cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Bài tập lớn chủ đề II định hướng chính theo nội dung học phần Hệ cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

28. Quản lý hệ thống máy tính: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kiến trúc máy tính.

Học phần cung cấp nội dung về các thiết bị của một máy vi tính; ROM BIOS và RAM CMOS; Bộ nguồn nuôi trong máy; Các loại Bus và Card mở rộng; Bộ nhớ; Bảng mạch chính; Bộ vi xử lý - CPU; ổ đĩa; Các thiết bị ngoại vi; Đĩa từ; Virus và cách phòng chống.

29. Mạng máy tính: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở, Quản lý hệ thống máy tính.

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần 1 (2 đvht): Khái niệm cơ bản về mạng máy tính; Các thành phần cơ bản của mạng; Các mô hình mạng; Giao thức; Quản trị mạng.

- Phần thực hành (1 đvht): Cài đặt một trong những hệ điều hành mạng; Cài đặt trạm làm việc; Quản trị tài nguyên; Quản lý tài khoản; Theo dõi hoạt động mạng: công cụ Performance Monitor.

30. Tin học và xã hội: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở.

Học phần giới thiệu ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin; Quyền sở hữu trí tuệ; Quyền tự do và giữ bí mật cá nhân. Vấn đề an toàn máy tính; Tội ác trong tin học.

31. Đại cương phương pháp dạy học Tin học: 2 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tin học, Tâm lý học, Giáo dục học.

Học phần trang bị cho sinh viên tri thức về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học Tin học, gồm những xu hướng dạy học hiện đại: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, chương trình hoá, phát triển và sử dụng công nghiệp dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.

32. Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương phương pháp dạy học tin học.

Học phần giúp sinh viên hoàn tất những tri thức và kỹ năng căn bản về phương pháp dạy học Tin học, tập trung vào việc dạy học những chủ đề cơ bản trong chương trình Tin học trường Trung học cơ sở như: dạy học những khái niệm mở đầu của Tin học, dạy học sử dụng những phần mềm ứng dụng phổ biến, dạy học lập trình, phát triển tư duy thuật giải và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ dạy học.

33. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Tâm lý học, Giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm; tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

34. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Tin học.

Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể.

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Tin học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có ngành chính là Sư phạm Tin học và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ: được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Tin học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần đào tạo

- Sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Tin học không học học phần Nhập môn Tin học dành cho mọi sinh viên Cao đẳng sư phạm trong phần Giáo dục đại cương. Quỹ thời gian dôi ra đó để học thêm một học phần giáo dục đại cương tự chọn.

- Trong chương trình có 2 đvht tự chọn cho nội dung “Một số vấn đề về Công nghệ thông tin chọn lọc”. Cần được định kỳ xem xét thay đổi nội dung nhằm cập nhật những vấn đề mới, hiện đại. Cụ thể sinh viên sẽ tự chọn 1 trong 3 học phần sau: Công nghệ phần mềm (2 đvht), Lập trình hướng đối tượng (2 đvht), Phân tích và thiết kế hệ thống (2 đvht).

- Phần kiến thức cốt lõi (phần cứng) và phần tự chọn (phần mềm) được trình bày xen kẽ trong các học phần. Ví dụ, đối với học phần Lập trình, phần cốt lõi sẽ là nguyên lý, kỹ thuật lập trình; phần tự chọn sẽ là ngôn ngữ lập trình cụ thể, có thể là Pascal, có thể là C+ + hoặc Visual Basic,...

- Ngoài bài tập, bài thực hành ở lớp, ở phòng máy, trong chương trình có 2 bài tập lớn, có định hướng về chủ đề, nhưng đề tài và nội dung cụ thể, do từng trường lựa chọn và hàng năm có sự thay đổi. Hai bài tập này có thể kéo dài cả học kỳ, cả năm học và sinh viên chủ động làm việc theo chủ đề dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Khuyến khích mô hình làm việc theo nhóm có phân chia công việc độc lập cho từng thành viên của nhóm.

- Yêu cầu về trang thiết bị: mục tiêu đào tạo ngành học đòi hỏi cả kiến thức khoa học và kỹ năng sử dụng máy vi tính. Do vậy, cần có trang thiết bị tốt cho phòng máy và phải quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với các phần thực hành. Cần có giáo trình thực hành đủ cho sinh viên tham khảo ngay tại phòng máy. Khi trình bày các bài giảng thực hành cần sử dụng Projector hoặc Overhead.

- Về tài liệu tham khảo: tài liệu hiện nay rất phong phú nhưng chủ yếu là bằng tiếng Anh. Các trường đại học Việt Nam cũng có một số tài liệu biên soạn chủ yếu lưu hành nội bộ. Ngoài các tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, các trường Cao đẳng sư phạm có thể khai thác các nguồn tài liệu nói trên.

4.4. Phương pháp dạy - học

- Chú trọng việc cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo khả năng giao tiếp thầy - trò và khả năng chủ động làm việc của sinh viên nhiều hơn.

- Với chương trình này yêu cầu về mặt trình độ của cán bộ giảng dạy đặt ra là khá cao, đòi hỏi các trường Cao đẳng sư phạm phải có giải pháp hữu hiệu để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực thực hiện chương trình.

- Khi thực hành cần bố trí: 1 máy/1 sinh viên và mỗi thầy hướng dẫn 01 nhóm không quá 20 sinh viên cùng thời điểm tại phòng máy.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Tin học là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Tin học trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Tin học (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này, chỉ bỏ học phần Tin học và xã hội (2 đvht) và giảm thời lượng của một số học phần sau: Tin học cơ sở (2 đvht), Toán rời rạc (2 đvht), Kiến trúc máy tính (1 đvht), Lập trình (1 đvht), Hệ cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (1 đvht), Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (2 đvht), Bài tập lớn chủ đề 1 (1 đvht), Quản lý hệ thống máy tính (1 đvht), Đại cương Phương pháp dạy học tin học (2 đvht) (Xem Phụ lục)

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tin học để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM TIN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Tin học cơ sở

6

2

Toán rời rạc

3

3

Kiến trúc máy tính

2

4

Lập trình

4

5

Hệ cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

4

6

Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật

4

7

Bài tập lớn chủ đề I

1

8

Bài tập lớn chủ đề II

1

9

Quản lý hệ thống máy tính

2

10

Mạng máy tính

3

11

Đại cương phương pháp dạy học Tin học

2

12

Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Ngữ văn còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Ngữ văn trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

43

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

126

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Ngữ văn (môn 1)

54

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ (Hán Nôm)

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Ngữ văn 13 đvht

1

Dân số, môi trường, AIDS, ma tuý

2

2

Nhập môn tin học

2

3

Nhập môn lôgic học

2

4

Đại cương mỹ học

2

5

Dẫn luận ngôn ngữ học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Ngữ văn (môn 1) 50 đvht

1

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

2

Lý luận văn học 1

2

3

Lý luận văn học 2

3

4

Đại cương về tiếng Việt - Ngữ âm tiếng Việt

2

5

Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt

2

6

Ngữ pháp tiếng Việt

3

7

Văn bản tiếng Việt

2

8

Ngữ dụng học

2

9

Phong cách học tiếng Việt

2

10

Tiếng Việt thực hành

2

11

Đọc văn

2

12

Làm văn

3

13

Văn học dân gian

3

14

Văn học Việt Nam trung đại 1

1

15

Văn học Việt Nam trung đại 2

3

16

Văn học Việt Nam hiện đại 1

3

17

Văn học Việt Nam hiện đại 2

4

18

Văn học thế giới 1

3

19

Văn học thế giới

3

20

Phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Văn, Tập làm văn

5

21

Phương pháp giảng dạy Tiếng

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ (Hán Nôm): 10 đvht

Các ngành Ngữ văn, Lịch sử có thể sử dụng 10 đvht ngoại ngữ để học Hán Nôm khi đã chuẩn bị được giảng viên; Sinh viên các ngành này muốn học tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) thì tự thu xếp dự các lớp học thêm.

Các học phần Hán Nôm trang bị cho sinh viên 600 chữ Hán gốc thường xuất hiện với tư cách các từ tố trong các từ Hán Việt nhằm góp phần tạo tiềm lực minh giải ý nghĩa của từ Hán Việt; những kiến thức cơ bản cần thiết về cách đọc hiểu chữ Nôm và từ ngữ Việt cổ, giúp sinh viên nắm vững một số từ ngữ chủ chốt (về ý nghĩa, sắc thái tu từ...) và một số quy tắc ngữ pháp cơ bản của Hán văn cổ nhằm góp phần tạo dựng khả năng đọc hiểu các bài thơ, bài văn cổ viết bằng chữ Hán, chủ yếu là các bài thơ, bài văn có trong chương trình giảng dạy ở bậc trung học.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Dân số, môi trường, AIDS, ma tuý: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dân số, môi trường, AIDS, ma tuý, các phương pháp giáo dục và tuyên truyền. Tạo điều kiện để sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hiện việc tích hợp các nội dung này trong giảng dạy ngữ văn ở Trung học cơ sở.

11. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về Tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

12. Nhập môn logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

13. Đại cương Mỹ học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản của Mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học; Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người.

14. Dẫn luận ngôn ngữ học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những tri thức cơ bản về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, những hiểu biết ban đầu về phương pháp và thao tác nghiên cứu ngôn ngữ để có thể vận dụng vào việc đọc và dạy tiếng Việt.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quát và thái độ đúng đắn về tiến trình văn hoá Việt Nam và vị trí quan trọng của văn hóa trong cuộc sống hiện tại, biết cách sử dụng hữu hiệu kiến thức đã học hỗ trợ việc học tập, giảng dạy các môn học có liên quan (như Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử...) và hiểu sâu hơn các bài mục trong chương trình các học phần Hán Nôm.

23. Lý luận văn học 1, 2, 3: 5 - đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Các học phần Lý luận văn học giúp sinh viên nắm được một hệ thống tri thức hiện đại và tương đối đầy đủ về đặc trưng, bản chất, giá trị, quy luật cùng các hình thái biểu hiện đa dạng của văn học như tác phẩm, thể loại, phong cách, trào lưu, thi pháp. Giúp hình thành một hệ thống quan điểm khoa học, đúng đắn, lành mạnh về văn học.

Trên cơ sở các tri thức đã học, hình thành được một phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua bài giảng và nhất là qua thực hành, giúp hình thành kỹ năng đọc, phân tích, phân biệt các thủ pháp văn học, biết đánh giá các tác phẩm văn học một cách có phương pháp tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động nghề nghiệp là giảng dạy văn học ở trường Trung học cơ sở hoặc tiếp tục tự học, nghiên cứu văn học lâu dài.

24. Đại cương về Tiếng Việt - Ngữ âm tiếng Việt: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những hiểu biết tổng quát về lịch sử, loại hình, những đặc trưng của tiếng Việt nhằm định hướng cho việc học tập các học phần sau về tiếng Việt; làm cho sinh viên nắm được những đặc trưng của hệ thống ngữ âm - âm vị tiếng Việt và sự thể hiện chúng trong chữ quốc ngữ.

25. Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt: 2 - 3 đvht

Học phần cung cấp những tri thức về từ vựng và ngữ nghĩa từ vựng của tiếng Việt có liên quan đến những khái niệm về từ vựng học được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở.

26. Ngữ pháp tiếng Việt: 3 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt.

Học phần giới thiệu các từ loại và cú pháp tiếng Việt, cung cấp những hiểu biết đầy đủ, nâng cao, hệ thống về các đơn vị ngữ pháp được dạy ở chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở mới. Cần chú ý đến cấu trúc từ vị - tham thể của câu đơn trần thuật và cấu trúc đề - thuyết của phát ngôn, tức của câu khi tham gia vào các diễn ngôn trong giao tiếp.

27. Văn bản tiếng Việt: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này cung cấp những hiểu biết cơ bản về các đơn vị, các quan hệ cốt lõi về hình thức và nội dung của văn bản, đồng thời cũng cung cấp những hiểu biết về các loại hình văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận và thuyết minh được lấy làm trục chính của chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đổi mới.

28. Ngữ dụng học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những hiểu biết về hoạt động giao tiếp nói chung và các khái niệm ngữ dụng được dạy trong chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt mới.

29. Phong cách học tiếng Việt: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ngữ pháp tiếng việt

Học phần cung cấp những tri thức về phong cách, về tu từ và phương pháp phân tích tu từ học các văn bản để sinh viên vận dụng chúng vào việc đọc hiểu, bình giá các tác phẩm văn học cũng như để biết các các văn bản một cách có nghệ thuật.

30. Tiếng việt thực hành: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu các lỗi hành văn thường gặp, hướng dẫn cách tự sửa lỗi và sửa lỗi cho học sinh sau này. Trọng tâm là sửa lỗi trong các văn bản, từ đó mà tiến hành việc sửa lỗi các lỗi khác như lỗi chính tả, lỗi từ vựng, lỗi cú pháp...

31. Đọc văn: 2 đvht.

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này giúp sinh viên nắm được những tri thức cơ bản về đọc hiểu văn bản văn học, rèn luyện kỹ năng đọc văn học theo thể loại với tri thức hiện đại; thấy được đọc hiểu là một vấn đề nghiêm túc, đòi hỏi phải tu dưỡng luyện tập thường xuyên để trở thành người đọc có văn hoá và có phương pháp.

32. Làm văn: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần này giới thiệu một hệ thống tri thức cơ bản về điều kiện, quy trình và cách làm các loại văn bản thông dụng trong nhà trường và trong đời sống, nhằm tạo tiềm năng dạy tốt môn Tập làm văn ở Trung học cơ sở.

33. Văn học dân gian: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần gồm những khái niệm cơ bản về văn học dân gian: thể loại, đặc điểm thi pháp của một số thể loại cơ bản trong Văn học dân gian, tạo tiềm lực để dạy tốt các bài văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn và kỹ năng hướng dẫn học sinh biết cách sưu tầm, phân loại văn học dân gian địa phương.

34. Văn học Việt Nam trung đại 1: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu một cách hệ thống lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII gồm: khái niệm, phạm trù, đặc điểm mỗi giai đoạn văn học trong tiến trình Văn học trung đại và các tác phẩm và tác giả tiêu biểu nhằm chuẩn bị tiềm lực để dạy tốt các bài Ngữ văn trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn.

35. Văn học Việt Nam trung đại 2: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại 1.

Học phần giới thiệu một cách hệ thống lịch sử Văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX gồm một số khái niệm, phạm trù, đặc điểm mỗi giai đoạn văn học trong tiến trình Văn học trung đại và các tác phẩm và tác giả tiêu biểu nhằm chuẩn bị tiềm lực để dạy tốt các bài Ngữ văn trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở.

36. Văn học Việt Nam hiện đại 1: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại 2.

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện mạo, quá trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỳ XX cho đến tháng Tám năm 1945, qua đó nắm vững những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Trung học cơ sở.

37. Văn học Việt Nam hiện đại 2: 4 -6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn học Việt Nam hiện đại 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện mạo, quá trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ tháng Tám năm 1945 cho đến nay, bao gồm những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Trung học cơ sở.

38. Văn học thế giới 1, 2: 6 - 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị những tri thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của một số nền văn hoá, văn học đã có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển văn hoá thế giới hoặc có những mối liên hệ gần gũi với dân tộc Việt Nam, văn hoá Việt Nam; rèn luyện, bồi dưỡng khả năng tiếp nhận, phân tích tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là khả năng phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, nắm được đặc trưng của việc giảng dạy văn học nước ngoài qua bản dịch, từ đó chuẩn bị tốt cho việc dạy các tác phẩm văn học nước ngoài có trong chương trình Trung học cơ sở.

39. Bài tập nghiên cứu: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, hình thành được thao tác, kỹ năng chủ yếu của công việc nghiên cứu khoa học và biết nghiên cứu một vấn đề khoa học cụ thể.

40. Phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Văn, Tập làm văn: 5 - 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về ngữ văn.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận dạy học của bộ môn Ngữ văn cũng như của các phần Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn ở Trung học cơ sở; trên cơ sở đó hình thành được những kỹ năng thực hành tương ứng với những vấn đề lý luận dạy học bộ môn, giải quyết chủ động, sáng tạo những tình huống cơ bản, đa dạng có thể nảy sinh trong quá trình dạy học; biết vận dụng những kiến thức đã học, những kỹ năng đã được rèn luyện vào việc học tập các bộ môn khác và thực tập sư phạm cuối khoá. Phân chia thời lượng:

* 1 đvht tích hợp cùng với các học phần chuyên môn là Văn học dân gian (5 tiết); Văn học Việt Nam trung đại 1 (3 tiết); Văn học Việt Nam trung đại 2 (7 tiết),

* 1 - 2 đvht dành cho những vấn đề của Văn.

* 1 - 2 đvht cho Làm văn.

41. Phương pháp giảng dạy tiếng Việt: 2 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Tiếng Việt.

Vận dụng các kiến thức đã học về tiếng Việt để hướng dẫn giảng dạy các bài của chương trình tiếng Việt ở Trung học cơ sở.

42. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

Củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyên kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

43. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực tập sư phạm 1, Các học phần Sư phạm Ngữ văn.

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Ngữ văn được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Ngữ văn và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Ngữ văn. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Ngữ văn, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Ngữ văn đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy Ngữ văn cốt cán ở địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cụ thể như sau: Tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như: Đại cương tiếng Việt - Ngữ âm Tiếng Việt (1 đvht), Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt (1 đvht), Ngữ pháp Tiếng Việt (1 đvht), Văn học dân gian (1 đvht); Văn học Việt Nam trung đại 1 (1 đvht); Văn học Việt Nam trung đại 2 (2 đvht), Văn học Việt Nam hiện đại 1 (2 đvht), Văn học Việt Nam hiện đại 2 (2 đvht), Phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Văn, Tập làm văn (2 đvht), Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt (2 đvht). Đồng thời đưa thêm các học phần mới như: Lý luận văn học 3 (2 đvht); Bài tập nghiên cứu (2 đvht). Thay cho học phần Hán Nôm được chuyển qua mảng kiến thức ngành Sư phạm Ngữ văn, ngoại ngữ trong phần giáo dục đại học đại cương có thể chọn là tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác: thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của Giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp (Xem Phụ lục).

4.3. Về nội dung các học phần

- Có thể tự chọn 4 đvht tuỳ theo cách ghép với môn 2 là ngành gì: Nếu ghép Sư phạm Ngữ văn - Sư phạm Lịch sử thì không chọn Lịch sử văn minh nhân loại; Nếu ghép Sư phạm Ngữ văn - Giáo dục Công dân thì không chọn Pháp luật đại cương. Ưu tiên chọn học phần Những vấn đề văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phương (3 đvht) sẽ phục vụ tốt cho 24 tiết “Chương trình địa phương” quy định trong chương trình Trung học cơ sở. Các trường Cao đẳng sư phạm cần phối hợp với Sở Văn hoá và Thông tin, Hiệp hội Khoa học và kỹ thuật và tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà văn hoá, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ người địa phương để biên soạn tư liệu giảng dạy.

- Do yêu cầu cấp thiết, Hán Nôm được đưa vào chương trình các học phần ngoại ngữ, không những đáp ứng yêu cầu bảo đảm dạy tốt 20 yếu tố Hán Việt theo quy định của chương trình Trung học cơ sở mà còn góp phần nâng cao tiềm lực chuyên môn về nhiều mặt. Việc triển khai giảng dạy phải thực hiện từng bước vì còn lệ thuộc vào việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

- Bồ sung một số học phần như Cơ sở văn hoá Việt Nam (2 đvht), Ngữ dụng học (2 đvht), Đọc văn (2 đvht). Tăng thêm chất lượng đào tạo và giúp cho việc dạy tốt môn Ngữ văn trong chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở mới.

4.4. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

4.4.1. Phát huy cao độ tinh thần chủ động sáng tạo của sinh viên. Một trong những đổi mới rõ nét của Chương trình Trung học cơ sở mới là “Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh”. Trường Cao đẳng sư phạm, nơi đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, phải đào tạo ra những người có đủ ý thức, năng lực, phương pháp để thực hiện có hiệu quả phương châm ấy sau này ở Trung học cơ sở.

4.4.2. Tích hợp chuyên môn và nghiệp vụ

- Do việc dạy Văn học dân gian và Văn học trung đại có đặc trưng riêng nên dành 1 đvht từ học phần Phương pháp giảng dạy để tích hợp với phần giảng dạy chuyên môn của các học phần đó và thời lượng phân bố như sau:

* Văn học dân gian: 3 đvht + 5 tiết.

* Văn học Việt Nam trung đại 1: 1 đvht + 3 tiết.

* Văn học Việt Nam trung đại 2: 3 đvht + 7 tiết.

- Trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung của các học phần cần chú ý đến việc tích hợp giữa chuyên môn và nghiệp vụ. Học phần Phương pháp giảng dạy có vai trò chủ công trong việc nâng cao chất lượng nghề nghiệp, song tính chất nghề nghiệp phải được quán triệt trong tất cả các học phần.

- Trong chương trình chi tiết các học phần, cần chú ý đến mối liên quan lẫn nhau giữa các học phần, như: học phần Hán Nôm và học phần Văn học Việt Nam trung đại; học phần Tiếng Việt thực hành và các học phần của Tiếng Việt; học phần lý luận văn học và học phần Phương pháp giảng dạy; học phần Đọc văn và học phần Làm văn; học phần Phương pháp giảng dạy văn học và học phần Văn bản tiếng Việt.

4.5. Định hướng đánh giá

Phối hợp đánh giá kết quả thi học phần với kiểm tra thường xuyên; Tăng cường tỷ lệ các câu hỏi, bài tập thực hành trong nội dung kiểm tra, đánh giá; Đề cao kết quả của bài tập nghiên cứu, của các bài thuyết trình, báo cáo, điều tra, làm dự án, các cuộc xemina, hội thảo và các hoạt động ngoài lớp.

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

2

Hán Nôm 1, 2, 3

10

3

Lý luận văn học 1

2

4

Lý luận văn học 2

3

5

Lý luận văn học 3

2

6

Đại cương Tiếng Việt - Ngữ âm tiếng Việt

3

7

Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt

3

8

Ngữ pháp tiếng Việt

4

9

Văn bản tiếng Việt

2

10

Ngữ dụng học

2

11

Phong cách học tiếng Việt

2

12

Tiếng Việt thực hành

2

13

Đọc văn

2

14

Làm văn

3

15

Văn học dân gian

4 + 5 tiết

16

Văn học Việt Nam trung đại 1

2 + 3 tiết

17

Văn học Việt Nam trung đại 2

4 + 7 tiết

18

Văn học Việt Nam hiện đại 1

5

19

Văn học Việt Nam hiện đại 2a

4

20

Văn học Việt Nam hiện đại 2b

2

21

Văn học thế giới 1

5

22

Văn học thế giới 2

5

23

Bài tập nghiên cứu

2

24

Phương pháp giảng dạy Ngữ văn

2

25

Phương pháp giảng dạy Văn

3

26

Phương pháp dạy Tập làm văn

2

27

Phương pháp giảng dạy Tiếng

4

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Lịch sử còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Lịch sử trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Lịch sử14 đvht

1

Lịch sử văn minh nhân loại

3

2

Tiếng Việt thực hành

2

3

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

4

Dân tộc học đại cương

2

5

Nhập môn Tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử (môn 1) 49 đvht

1

Nhập môn sử học

2

2

Khảo cổ học đại cương

2

3

Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

4

4

Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại

4

5

Quan hệ quốc tế và chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1

6

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay

2

7

Các nước tư bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay

2

8

Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay

2

9

Quan hệ quốc tế từ 1918 - đến nay. Chiến tranh Thế giới thứ hai

1

10

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X

2

11

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI

2

12

Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến 1858

3

13

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

2

14

Lịch sử Việt Nam từ 1918 đến 1945

3

15

Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954

2

16

Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975

3

17

Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay

2

18

Lịch sử địa phương

2

19

Những vấn đề chung về Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử

4

20

Các hình thức tổ chức và nội dung dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh nhân loại: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá vật chất và tinh thần của những nền văn minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỷ XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

11. Tiếng Việt thực hành: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần phát triển những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên gồm: rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản; rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và kỹ năng về chính tả.

12. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu văn hoá học và văn hoá Việt Nam: Khái quát về văn hoá Việt Nam; Tiến trình văn hoá Việt Nam; Các thành tố của văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.

13. Dân tộc học đại cương: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những vấn đề chung về Dân tộc học: Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; Lịch sử hình thành; Các chủng loại và mối quan hệ về dân tộc; Các ngữ hệ trên thế giới; Các loại hình cộng đồng tộc người; Các dân tộc ở Việt Nam.

14. Nhập môn logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

15. Nhập môn tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

16. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

17. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

18. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

19. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

20. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

21. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

22. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

23. Nhập môn sử học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và bộ môn Lịch sử; Vận dụng các quan điểm khoa học vào học tập và nghiên cứu lịch sử theo tinh thần đổi mới bộ môn; Phương pháp nghiên cứu và học tập lịch sử nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

24. Khảo cổ học đại cương: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại; Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các thời đại khảo cổ, những khái niệm chủ yếu của khảo cổ học; Việc bảo vệ các di tích khảo cổ; Các kỹ năng học tập khảo cổ, việc vận dụng kiến thức khảo cổ vào đời sống và học tập lịch sử. Thực hành tại thực địa.

25. Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học đại cương, Lịch sử văn minh Thế giới.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử hai thời kỳ đầu của lịch sử xã hội loài người; Đặc điểm, quy luật phát triển lịch sử xã hội thời kỳ này; Các thành tựu văn hoá.

Khái quát sự hình thành, phát triển, suy vong của các quốc gia phong kiến; Đặc điểm chủ yếu của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây; Những nét cơ bản về lịch sử chế độ phong kiến Tây Âu, Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á.

26. Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn minh Thế giới

Học phần giới thiệu Các cuộc Cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi Thế giới; Các nước tư sản chủ yếu; Chủ nghĩa đế quốc; Phong trào công nhân và Chủ nghĩa Mác.

Giới thiệu tình hình các nước trước khi bị xâm lược và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân; Lịch sử các nước Trung Quốc, ấn Độ, khu vực Đông Nam á và Nhật Bản.

27. Quan hệ quốc tế và Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử thế giới cận đại.

Học phần giới thiệu quan hệ quốc tế dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất; Chiến tranh thế giới thứ nhất; nguồn gốc, tính chất, diễn biến, ý nghĩa.

28. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại.

Học phần giới thiệu Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga: nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử; Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa; Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu. Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở Việt Nam, Trung Quốc.

29. Các nước tư bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại.

Học phần giới thiệu: Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Mỹ, Chủ nghĩa tư bản hiện đại và đặc điểm của nó; Mâu thuẫn của Chủ nghĩa tư bản, bản chất sự vận động của nó.

30. Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay: 3 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại.

Học phần giới thiệu những nét cơ bản chung về các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay: phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; Lịch sử một số nước: Trung Quốc, Đông Nam á.

31. Quan hệ quốc tế từ 1918 đến nay. Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945): 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về lịch sử Thế giới hiện đại.

Học phần giới thiệu quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai và từ sau chiến tranh, đặc biệt vào thập niên cuối thế kỷ XX; Những vấn đề cơ bản về chiến tranh thế giới thứ hai; Xu thế vận động của quan hệ quốc tế hiện nay, nhất là ở một số khu vực có tác động trực tiếp đến lịch sử phát triển của dân tộc.

32. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học; Cơ sở văn hoá Việt Nam; Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại.

Học phần giới thiệu khái quát quá trình hình thành các quốc gia đầu tiên trên đất Việt Nam; Văn minh sông Hồng; Cuộc đấu tranh nghìn năm chống Bắc thuộc, giành độc lập của Việt Nam. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

33. Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về lịch sử thế giới trung đại; Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần giới thiệu quá trình xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt (thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI), chủ yếu về chính trị, kinh tế; Văn minh Đại Việt thời Lý, Trần, Lê; Sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

34. Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến năm 1858: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về lịch sử thế giới cận đại; Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần giới thiệu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong các thế kỳ XVI - XVII; Giai đoạn khủng hoảng chế độ phong kiến Việt Nam và cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt phong trào Tây Sơn; Xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Tham quan, nghiên cứu thực đại, bảo tàng.

35. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần lịch sử thế giới cận đại; Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần giới thiệu tình hình Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1918, qua hai giai đoạn 1858 - 1896 và 1897 - 1918: Sự chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội; Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược; trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cuộc vận động giải phóng dân tộc. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

36. Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930; Phong trào yêu nước, phong trào công nhân, sự ra đời các tổ chức yêu nước và cách mạng; Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cương lĩnh đầu tiên; Việt Nam từ 1930 đến 1939; Tình hình kinh tế, xã hội; Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh; Phong trào dân chủ 1936 - 1939; Việt Nam từ 1939 đến 1945: tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, sự chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Cách mạng tháng 8 - 1945. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

37. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Tình hình Việt Nam buổi đầu xây dựng chính quyền cách mạng. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản; Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1950); Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950 - 1953); Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1953 - 1954). Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

38. Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam; Thống nhất Tổ quốc; ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi kháng chiến chống Mỹ. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

39. Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Tình hình Việt Nam trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; Trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

40. Lịch sử địa phương: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần lịch sử Việt Nam; Dân tộc học đại cương.

Lý thuyết: Khái niệm về Lịch sử địa phương;Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương; Biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương ở Trung học cơ sở.

Thực hành: Xây dựng Lịch sử trường và phòng truyền thống; Thực hành Lịch sử địa phương tại thực địa, kết hợp với các học phần lịch sử dân tộc.

41. Những vấn đề chung về hệ thống phương pháp dạy học lịch sử: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học, giáo dục học, Lịch sử Việt Nam và Thế giới.

Học phần giới thiệu: Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học; Môn Lịch sử ở Trung học cơ sở; Hình thành tri thức lịch sử; Giáo dục tư tưởng, tình cảm; Phát triển tư duy, kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn lịch sử.

Học phần cung cấp cơ sở phân loại và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử; Nhóm các phương pháp thông tin tái hiện lịch sử; Nhóm các phương pháp phát triển khả năng nhận thức lịch sử; Một số quan điểm dạy học hiện đại vận dụng vào dạy học lịch sử; Thực hành.

42. Các hình thức tổ chức và nội dung dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung và hệ thống phương pháp dạy học lịch sử.

Học phần giới thiệu các bài học lịch sử ở trường Trung học cơ sở; Công tác ngoại khoá môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở; Phòng học Lịch sử; Người giáo viên lịch sử.

Học phần giới thiệu nội dung cơ bản các khoá trình lịch sử Trung học cơ sở; Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở; Thực hành.

43. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiến giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

44. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần ngành Sư phạm Lịch sử

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Lịch sử được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có ngành chính là Sư phạm Lịch sử và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết có thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Lịch sử. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung đào tạo:

Chương trình Lịch sử thế giới có hệ thống từ nguyên thuỷ đến hiện nay, nhằm cung cấp cho giáo viên những kiến thức về Lịch sử Thế giới để có thể dạy ở Trung học cơ sở.

- Việc giáo dục nghiệp vụ không giới hạn trong các học phần Giáo dục nghiệp vụ, mà có mối quan hệ với các bộ môn về Lịch sử. Tăng cường thực hành (thực hành môn học và thực hành sư phạm). Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học (lịch sử và phương pháp dạy học lịch sử) cho sinh viên.

- Để thuận tiện trong việc tổ chức giảng dạy, các trường nên gom những học phần có thời lượng nhỏ và có nội dung gần giống nhau thành những học phần có thời lượng lớn hơn.

- Về các học phần tự chọn:

+ Phần đại cương: Chọn 1 trong 2 học phần sau: Dân số - Môi trường AIDS - Ma tuý (2 đvht); Biển và Đảo Việt Nam (2 đvht).

+ Phần chuyên môn: Chọn 2 trong 4 học phần: Nhân học xã hội (1 đvht): Đông Nam á và Việt Nam trong xu thế hợp tác và hội nhập khu vực (1 đvht), Việt Nam trong sự phát triển lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay (1 đvht), Các nền văn minh trên đất Việt Nam (1 đvht).

+ Phần nghiệp vụ: chọn 1 trong 2 học phần: Nghiệp vụ sư phạm bộ môn Lịch sử (1 đvht), Bản đồ lịch sử (1 đvht).

Chú ý: Ngoài các chuyên đề tự chọn đã nêu, tuỳ điều kiện của trường có thể xây dựng các chuyên đề khác để dạy học cho phù hợp với thực tế nhà trường.

4. 4. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

Khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong phương pháp đào tạo cũ: giảng viên thuyết trình, sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động; Phát huy tính tích cực của sinh viên trong học tập: học tập kết hợp với nghiên cứu khoa học. Kết hợp việc nắm vững kiến thức Lịch sử và khoa học giáo dục để có thể dạy tốt ở Trung học cơ sở, tăng cường các hoạt động thực hành, thực tế bộ môn trong trường và tại thực địa (các di tích lịch sử).

4.5. Định hướng đánh giá sản phẩm đào tạo

Đánh giá sinh viên chuẩn bị và thực hiện tốt các buổi xêmina; Tiến hành các bài tập từ năm thứ nhất; Đánh giá nghiên cứu khoa học, phù hợp với yêu cầu, trình độ sinh viên; Tổ chức các kỳ kiểm tra, thi nghiêm túc; Đánh giá toàn diện các đợt thực tế chuyên môn, thực hành sư phạm.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Lịch sử là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Lịch sử trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử mục b phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Khảo cổ học đại cương (1 đvht), Các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây (1 đvht), Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại (1 đvht), Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay (1 đvht), Các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1 đvht), Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ thứ X (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI (1 đvht) , Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến 1858 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến 1945 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay (1 đvht), Lịch sử địa phương (1 đvht). Những vấn đề chung và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở (5 đvht) trong đó bỏ hẳn phần những vấn đề chung về phương pháp dạy học lịch sử (Xem Phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNHPHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Nhập môn sử học

2

2

Khảo cổ học đại cương

1

3

Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

3

4

Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại

3

5

Quan hệ quốc tế và Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1

6

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay.

1

7

Các nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay

1

8

Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay

2

9

Quan hệ quốc tế từ 1918 đến nay. Chiến tranh Thế giới thứ hai

1

10

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X

1

11

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI

1

12

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến 1858

2

13

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

1

14

Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945

2

15

Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954

1

16

Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975

2

17

Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay

1

18

Lịch sử địa phương (lý thuyết và thực hành)

1

19

Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử

1

20

Các hình thức tổ chức và nội dung dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lý trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Địa lý còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Địa lý trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Địa lý (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành sư phạm Địa lý 14 đvht

1

Nhập môn Tin học

4

2

Nhập môn xã hội học

3

3

Toán cao cấp C1

5

4

Kinh tế học đại cương

4

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Địa lý (môn 1) 52 đvht

1

Địa lý tự nhiên đại cương 1

4

2

Địa lý tự nhiên đại cương 2

3

3

Địa lý tự nhiên đại cương 3

3

4

Địa chất học

3

5

Bản đồ học

3

6

Thực địa 1

2

7

Địa lý tự nhiên Việt Nam 1

3

8

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2

3

9

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1

2

10

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2

3

11

Địa lý các châu 1 (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ)

4

12

Địa lý các châu 2 (châu Nam Cực, Châu Đại dương, châu á)

3

13

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1

3

14

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2

2

15

Thực địa 2 (khảo sát tổng hợp về tự nhiên và kinh tế - xã hội)

2

16

Giáo dục dân số - môi trường và giảng dạy địa lý địa phương

2

17

Lý luận dạy học Địa lý 1

4

18

Lý luận dạy học Địa lý 2

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn Tin học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Nhập môn Xã hội học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp những kiến thức về đối tượng, chức năng của xã hội học, lịch sử hình thành xã hội học, một số chuyên ngành xã hội học.

12. Toán cao cấp C1: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp những kiến thức về toán giải tích gồm: bổ túc số phức, khái niệm hàm số, giới hạn và sự liên tục của hàm, phép tính vi phân, phép tính tích phân, phương trình vi phân, lý thuyết chuỗi.

13. Kinh tế học đại cương: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Giới thiệu về Kinh tế học; Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của Nhà nước; Kinh tế học vi mô: sự lựa chọn của người tiêu dùng, tổ chức và hành vi của doanh nghiệp, thị trường các yếu tố sản xuất; Kinh tế học vĩ mô: những vấn đề cơ bản, tổng cầu và tổng cung, tiền tệ và ngân hàng, thất nghiệp và lạm phát, thương mại và hệ thống tiền tệ quốc tế.

14. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

15. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

16. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

17. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

18. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

19. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

20. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

21. Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3: 6- 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Những kiến thức cơ bản về Trái Đất; Cấu tạo, hình dáng, kích thước Trái Đất và những hệ quả của nó; Vận động của Trái Đất và các hệ quả địa lý.

Thạch quyển. Những kiến thức cơ bản về địa hình bề mặt trái đát (địa hình lục địa; địa hình dưới đáy biển và đại dương).

Khí quyển: Khái niệm về khí quyển; Bức xạ Mặt trời và chế độ nhiệt; Khí áp và hoàn lưu khí quyển; Thời tiết và khí hậu.

Thuỷ quyền: Khái niệm về Thuỷ quyền: Các dạng nước trong thiên nhiên; Các vòng tuần hoàn nước và tác dụng điều hoà nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa; Nước trong biển và các đại dương; Nước trên lục địa.

Khái niệm cơ bản về sự hình thành thổ nhưỡng và phân bố trên thế giới; Sinh quyển và sự phân bố các đới sinh vật trên Trái Đất, loài người trên Trái Đất; Lớp vỏ cảnh quan địa lý và các quy luật địa lý của Trái Đất; Một số vấn đề về sử dụng hợp lý và bảo vệ tự nhiên.

22. Địa chất học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Địa chất đại cương: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu địa chất học; Cấu tạo và các tính chất vật lý, hoá học của Trái Đất; Đại cương khoáng vật và đá; Các quá trình địa chất (các quá trình địa chất nội lực và các quá trình địa chất ngoại lực); Các thuyết địa kiến tạo.

Địa chất lịch sử: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu và vai trò của địa chất lịch sử; Cơ sở cổ sinh vật; Khái niệm, đặc điểm một số thành hệ và tướng đá chính; Lịch sử phát triển địa chất của vỏ Trái Đất.

23. Bản đồ học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Kiến thức cơ bản về bản đồ địa lý: khái niệm, cơ sở toán học của bản đồ địa lý, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hoá bản đồ địa lý.

Những điểm đặc trưng của bản đồ địa lý dùng trong nhà trường; Các phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa.

24. Thực địa 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Địa lý tự nhiên đại cương, Bản đồ học, Địa chất học.

Nghiên cứu và khảo sát thực địa về địa chất - địa mạo, khí hậu - thuỷ văn và thổ nhưỡng - sinh vật để củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã được học trên lớp và đã thu thập được trong quá trình học tập.

25. Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, 2: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3.

Phần khái quát: Giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam và sự hình thành khoáng sản; Đặc điểm địa hình, các kiểu địa hình chủ yếu; Khí hậu Việt Nam và sự phân hoá đa dạng của khí hậu; Đặc điểm của sông ngòi, các hệ thống sông chính và chế độ hải văn Biển Đông; Đặc điểm chung của thổ nhưỡng và các loại đất chính; Đặc điểm chung của giới sinh vật và các kiểu thảm thực vật chính ở nước ta; Đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.

Phần khu vực: Giới thiệu cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam (các quy luật phân hoá địa lý tự nhiên Việt Nam; nguyên tắc và phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên; các hệ thống phân vùng ở Việt Nam).

Các miền tự nhiên: Miền Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

26. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1, 2: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3.

Nội dung chia làm 2 phần:

- Phần 1: Giới thiệu đối tượng, nhiệm vụ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội. Những khái niệm cơ bản, các quan điểm, quy luật địa lý tự nhiên về môi trường, tài nguyên, về phát triển bền vững. Những vẫn đề cơ bản của địa lý dân cư (biến động dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư) và quần cư (nông thôn và thành thị) và một số khía cạnh của địa lý xã hội.

- Phần 2: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về địa lý kinh tế và tổ chức lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế chủ yếu: nông - lâm ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và cơ sở lý luận về tổ chức đời sống kinh tế - xã hội.

27. Địa lý các châu 1 (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ): 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1, 2

Giới thiệu một số vấn đề địa lý toàn cầu: Khái quát về địa lý tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ và địa lý các khu vực của các châu lục này.

28. Địa lý các châu 2 (châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu á): 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1, 2.

Cung cấp kiến thức khái quát về địa lý tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Nam Cực, Châu Đại Dương, Châu á và địa lý các khu vực của châu lục này.

29. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1, 2: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1, 2.

Nội dung chia làm 2 phần:

Phần khái quát: Đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên: Những vấn đề của địa lý dân cư (dân cư, dân tộc, sự phân bố dân cư và quần cư); đặc điểm phát triển và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế (nông - lâm - ngư, các ngành công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch).

Phần các vùng: Giới thiệu sự phân hoá nền kinh tế theo các vùng kinh tế ở Việt Nam: Các vùng địa lý kinh tế - xã hội: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các vùng đều phân tích các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển và phân bố kinh tế, một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

30. Thực địa 2 (khảo sát tổng hợp về tự nhiên và kinh tế - xã hội): 1- 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1, 2.

- Khảo sát tự nhiên: Nhận diện sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên (theo cấu trúc ngang và cấu trúc thẳng đứng); Vẽ phác họa lát cắt tổng hợp tự nhiên; Đưa các đối tượng tự nhiên quan sát được lên bản đồ; Tìm hiểu khả năng sử dụng tự nhiên hợp lý; Vấn đề về sử dụng tự nhiên của địa bàn nghiên cứu.

- Khảo sát kinh tế - xã hội: Quan sát sự phân bố các cơ sở kinh tế dọc theo tuyến thực địa; Tìm hiểu mối liên hệ về sản xuất và về không gian giữa các cơ sở này; Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Khảo sát một số cơ sơ kinh tế, văn hoá điển hình của địa bàn nghiên cứu.

31. Giáo dục Dân số - môi trường và giảng dạy địa lý địa phương: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1, 2.

- Giáo dục dân số và giáo dục môi trường: Trong phần này đề cập đến mối quan hệ Dân số - Tài nguyên - Môi trường như là mối quan hệ cơ bản và các vấn đề cấp bách mà nước ta và toàn thế giới đang phải giải quyết. Phương pháp giáo dục dân số và giáo dục môi trường thông qua bài học địa lý.

- Địa lý địa phương: Cấu trúc, nội dung của tài liệu địa lý địa phương cấp tỉnh; Phân tích nội dung kiến thức, cách trình bày của một cuốn địa lý địa phương cấp tỉnh cụ thể (từ góc độ của người giáo viên địa lý); Biên soạn bài giảng về địa lý địa phương cấp tỉnh; tổ chức học sinh tìm hiểu thực tế địa phương.

32. Lý luận dạy học Địa lý 1: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3.

Học phần cung cấp: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn Lý luận dạy học địa lý; Môn Địa lý trong nhà trường phổ thông; Hệ thống tri thức địa lý trong nhà trường phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh; Vận dụng các quan điểm và xu thế mới vào việc dạy học địa lý; Quá trình dạy học, các phương pháp và kỹ thuật dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Các phương tiện và thiết bị dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Hình thức tổ chức dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

33. Lý luận dạy học địa lý 2: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận dạy học địa lý 1

Hướng dẫn giảng dạy địa lý các lớp ở Trung học cơ sở.

34. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

35. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Địa lý.

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Địa lý được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Địa lý và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng kiến thức của học phần này được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Địa lý. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Để đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm dạy tốt chương trình Địa lý Trung học cơ sở mới, đón trước những yêu cầu mới trong chương trình Trung học cơ sở trong thập kỷ sau, trong chương trình đã gộp các học phần nội dung gần giống nhau thành những học phần có thời lượng lớn hơn, nhằm tăng cường khả năng thực hành, giảm các nội dung trùng lặp và có thể tăng cường đào tạo lý luận dạy học chuyên ngành.

- Trong học phần "Giáo dục dân số - môi trường và giảng dạy địa lý địa phương" phần về giáo dục dân số -môi trường giúp sinh viên có thể sử dụng có hiệu quả các kiến thức về Địa lý để tiến hành giáo dục dân số và giáo dục bảo vệ môi trường. Phần Địa lý địa phương chủ yếu để người giáo viên tương lai có khả năng cập nhật bài giảng về địa lý địa phương.

- Tích hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo nghiệp vụ: Trong học phần Lý luận dạy học Địa lý 2, có 38 tiết được tích hợp vào các mô đun về khoa học cơ bản, chỉ dành 7 tiết cho tổng kết lại, hướng dẫn ôn tập và thi hết học phần. Cụ thể các học phần về khoa học cơ bản được tích hợp với nội dung về lý luận dạy học địa lý như sau:

Địa lý tự nhiên đại cương 1: 4 đvht + 3 tiết.

Địa lý tự nhiên đại cương 2: 3 đvht + 3 tiết.

Địa lý tự nhiên đại cương 3: 3 đvht + 2 tiết.

Địa lý tự nhiên Việt Nam 1: 3 đvht + 4 tiết.

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2: 3 đvht + 3 tiết.

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1: 2 đvht + 4 tiết.

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2: 3 đvht + 4 tiết.

Địa lý các châu 1: 4 đvht + 4 tiết.

Địa lý các châu 2: 3 đvht + 4tiết.

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1: 3 đvht + 4 tiết

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2: 2 đvht + 3 tiết

- Trong khi thực hiện kế hoạch đào tạo, cần chú ý đến tính lôgic trong trong hệ thống các học phần, để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội kiến thức mới của sinh viên.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Địa lý và ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Địa lý trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Địa lý (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần như sau: Các học phần Địa lý tự nhiên đại cương (4 đvht), Địa chất học (1 đvht), Bản đồ học (1 đvht), Các học phần Địa lý tự nhiên Việt Nam (2 đvht), Các học phần Địa lý kinh tế - xã hội đại cương (1 đvht), Địa lý các châu 1 (1 đvht), Địa lý các châu 2 (1 đvht), Các học phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (1 đvht), Thực địa 2 (1 đvht), Lý luận dạy học Địa lý 1 (1 đvht) Lý luận dạy học Địa lý 2 (1 đvht) (Xem Phụ lục).

4.8. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM ĐỊA LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Địa lý tự nhiên đại cương 1

3

2

Địa lý tự nhiên đại cương 2

3

3

Địa chất học

2

4

Bản đồ học

2

5

Thực địa 1

2

6

Địa lý tự nhiên Việt Nam

4

7

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương

4

8

Địa lý các châu 1 (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ)

3

9

Địa lý các châu 2 (châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu á)

2

10

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam

4

11

Thực địa 2

1

12

Lý luận dạy học Địa lý 1

3

13

Lý luận dạy học Địa lý 2

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục công dân trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục Công dân còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Giáo dục Công dân trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Giáo dục Công dân (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành sư phạm Giáo dục Công dân 14 đvht

1

Nhập môn Tin học

3

2

Lịch sử văn minh thế giới

4

3

Nhập môn khoa học giao tiếp

3

4

Nhập môn logic học

2

5

Dân số học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Giáo dục Công dân (môn 1) 52 đvht

1

Nhập môn Giáo dục Công dân

2

2

Xã hội học

3

3

Văn hoá học

3

4

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

4

5

Giáo dục gia đình

4

6

Đạo đức học và Giáo dục đạo đức

7

7

Pháp luật

7

8

Hành chính Nhà nước

2

9

Những vấn đề của thời đại

3

10

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

4

11

Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục

4

12

Phương pháp dạy môn Giáo dục công dân

7

13

Thực tế, thăm quan giáo dục

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn Tin học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá vật chất và tinh thần của những nền văn minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỳ XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

12. Nhập môn khoa học giao tiếp: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp các kiến thức về khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp, nội dụng và hình thức giao tiếp, bản chất xã hội và hiệu quả của giao tiếp, các đặc điểm trong giao tiếp của người Việt Nam.

13. Nhập môn logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

14. Dân số học: 2 đvht

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về đo lường dân số, các khái niệm về sự biến động dịch chuyển dân số, các phương pháp dự báo và quản lý dân số.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Nhập môn Giáo dục công dân: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu khái quát vị trí, vai trò của giáo viên Giáo dục công dân; vị trí, đặc điểm, nội dung môn Giáo dục công dân trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở. Đồng thời giới thiệu khái quát cấu trúc chương trình kế hoạch đào tạo giáo viên Giáo dục công dân ở trường Cao đẳng sư phạm.

23. Xã hội học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Giáo dục công dân.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của con người và xã hội loài người. Đặc điểm, tính chất của các hình thái tổ chức xã hội. Mối quan hệ logic của các yếu tố kinh tế - xã hội - con người - ý thức xã hội - giáo dục.

24. Văn hoá học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá Việt Nam, mối quan hệ giữa văn hoá với giáo dục trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời hình thành ở sinh viên những kỹ năng giao tiếp có văn hoá, tạo ra tiềm năng thực hiện tốt tổ chức các hoạt động giáo dục ở Trung học cơ sở.

25. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn hoá học

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mỹ học; hiểu ý nghĩa, mục tiêu và cách thức Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Trung học cơ sở. Góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên về sự kết hợp giữa Giáo dục thẩm mỹ với giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học cơ sở sau này.

26. Giáo dục gia đình: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu cho sinh viên hiểu vai trò của gia đình và giáo dục gia đình, có kiến thức kết hợp giữa nhà trường và gia đình thực hiện các mục tiêu giáo dục, dạy học của Trung học cơ sở.

27. Đạo đức học và Giáo dục đạo đức: 5 - 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần là sự tích hợp, kết hợp tri thức của hai lĩnh vực khoa học là Đạo đức học và Giáo dục học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của Đạo đức học, có hiểu biết về giá trị đạo đức, mục tiêu Giáo dục đạo đức ở Trung học cơ sở.

28. Pháp luật: 5 - 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp những tri thức cơ bản về Pháp luật đại cương, mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học phần Pháp luật ở trường Trung học cơ sở.

29. Hành chính Nhà nước: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật.

Học phần cung cấp một số vấn đề cơ bản của hành chính Nhà nước, hiểu bản chất và các lĩnh vực quản lý Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cung cấp những hiểu biết về quản lý giáo dục Trung học cơ sở. Góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm cho sinh viên khi thực hiện nghĩa vụ của công dân, trong việc giáo dục học sinh ở Trung học cơ sở.

30. Những vấn đề của thời đại: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp những hiểu biết về các vấn đề mà dân tộc và nhân loại đang phải quan tâm, giải quyết như dân số, môi trường, giúp sinh viên có kiến thức để dạy Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở. Nâng cao trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của thời đại.

31. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và yêu cầu của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lên ở Trung học cơ sở.

32. Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Nhằm phát triển tiềm năng của người giáo viên tương lai. Giúp sinh viên thêm hoài bão, rèn luyện phát triển phẩm chất, nhân cách khi học tập ở Cao đẳng sư phạm, chuẩn bị hành trang ra trường.

33. Phương pháp dạy học Giáo dục công dân: 5 - 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật, Đạo đức và giáo dục đạo đức.

Học phần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức dạy học giáo dục công dân ở Trung học cơ sở, nâng cao hiệu quả đào tạo của trường Cao đẳng sư phạm, tạo ra sự thống nhất giữa các chương trình ở phổ thông và Cao đẳng sư phạm.

34. Thực tế, tham quan giáo dục: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học giáo dục công dân.

Học phần giúp sinh viên phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực gắn lý luận với thực tế, là một yêu cầu trong quá trình đào tạo giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân.

35. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

36. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần ngành Giáo dục Công dân

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Công dân được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Giáo dục Công dân và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Giáo dục Công dân. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

Chương trình được phân chia làm 3 phần chính:

- Một số học phần nhằm trang bị tri thức nền để sinh viên hiểu biết tương đối rộng phục vụ cho việc giáo dục đạo đức, dạy môn Giáo dục công dân như: Giáo dục học đại cương, Xã hội học, Văn hoá học, Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ, Giáo dục gia đình, Những vấn đề của thời đại.

- Một số học phần cung cấp kiến thức cơ bản để dạy tốt Giáo dục Công dân như: Đạo đức và Giáo dục đạo đức, Pháp luật, Hành chính Nhà nước, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Một số học phần nhằm trang bị năng lực nghiệp vụ dạy học và tự hoàn thiện như: Phương pháp dạy học Giáo dục công dân, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục và tham quan thực tế.

4.4. Về kiểm tra đánh giá

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo giáo viên, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học sẽ chuyển từ kiểm tra đánh giá lĩnh hội khái niệm sang kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức thể hiện ở sự hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào hoạt động dạy học và giáo dục. Đồng thời kiểm tra hệ thống kỹ năng cần thiết, kiểm tra nhận thức, thái độ và góp phần phát triển tình cảm nghề nghiệp ở sinh viên.

Kết hợp các hình thức kiểm tra như: viết, vấn đáp, giải quyết các tình huống, tổ chức các hoạt động thực tế ở trường sư phạm và ở trường Trung học cơ sở hoặc các hoạt động xã hội khác.

4.5. Trường hợp lựa chọn Giáo dục công dân là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Công dân trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Giáo dục công dân (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Xã hội học (1 đvht), Văn hoá học (1 đvht), Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ (2 đvht), Giáo dục gia đình (2 đvht), Đạo đức học và Giáo dục đạo đức (2 đvht), Pháp luật (2 đvht), Những vấn đề của thời đại (1 đvht), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (2 đvht), Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục (2 đvht), Phương pháp dạy học Giáo dục công dân (2 đvht) (Xem Phụ lục).

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục Công dân để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Nhập môn Giáo dục Công dân

2

2

Xã hội học

2

3

Văn hóa học

2

4

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

2

5

Giáo dục gia đình

2

6

Đạo đức và Giáo dục đạo đức

5

7

Pháp luật

5

8

Hành chính Nhà nước

2

9

Những vấn đề của thời đại

2

10

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2

11

Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục

2

12

Phương pháp dạy môn Giáo dục Công dân

5

13

Thực tế, tham quan giáo dục

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Công nghệ - phần Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kỹ thuật công nghiệp trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 14 đvht

1

Toán cao cấp

6

2

Vật lý đại cương

4

3

Nhập môn Tin học

3

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (môn 1)49 đvht

1

Hình học hoạ hình 1

3

2

Vẽ kỹ thuật

4

3

Cơ kỹ thuật 1

4

4

Cơ kỹ thuật 2

4

5

Gia công cơ khí

4

6

Thực hành cơ khí 1 (nguội)

2

7

Thực hành cơ khí 2 (máy công cụ)

2

8

Kỹ thuật điện 1

3

9

Kỹ thuật điện 2

3

10

Thực hành kỹ thuật điện

4

11

Kỹ thuật điện tử

3

12

Thực hành kỹ thuật điện tử

2

13

Tin học ứng dụng 1

2

14

Tin học ứng dụng 2

2

15

Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp

3

16

Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Toán cao cấp: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu các kiến thức về: Phép tính vi tích phân hàm một biến thực; Đại số tuyến tính: không gian vectơ, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tình; Phép tính vi phân hàm nhiều biến; Tích phân nhiều lớp, tích phân đường, tích phân mặt; Phương trình vi phân; Tích phân phụ thuộc tham số.

11. Vật lý đại cương: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về Cơ - Nhiệt - Điện - Quang và Vật lý nguyên tử. Chương trình được biên soạn theo hướng ứng dụng Vật lý đại cương vào kỹ thuật.

12. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Hình học hoạ hình: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phép chiếu, các phương pháp biểu diễn điểm, đường thẳng, mặt phẳng, đường cong, đa diện và mặt cong, trên cơ sở đó hình thành tư duy không gian, làm cơ sở cho môn Vẽ kỹ thuật. Chương trình chi tiết cần được xây dựng theo hướng tăng cường tính ứng dụng, thực hành.

21. Vẽ kỹ thuật: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình học hoạ hình

Nhằm giúp sinh viên có thể vẽ và đọc được các bản vẽ kỹ thuật phổ biến (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ xây dựng, sơ đồ...), làm cơ sở để học các bộ môn kỹ thuật khác. Học phần này trực tiếp giúp sinh viên dạy tốt phần Vẽ kỹ thuật ở trường Trung học cơ sở.

22. Cơ kỹ thuật: 1, 2: 6 - 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Vật lý đại cương.

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuyển động cơ bản của chất điểm, vật thể, các lực tác dụng và loại biến dạng của vật thể, nguyên lý làm việc, đặc điểm, công dụng của các cơ cấu, các mối ghép, các dạng truyền động trong ngành cơ khí. Học phần này là cơ sở cho việc nghiên cứu cấu tạo và hoạt động của các máy móc, hệ thống kỹ thuật, đồng thời giúp sinh viên có thể dạy tốt chương trình về thiết bị gia công vật liệu ở Trung học cơ sở.

23. Gia công cơ khí: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần kiến thức kỹ thuật cơ sở.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu cơ khí; nguyên lý, đặc điểm, ứng dụng của các phương pháp gia công cơ khí điển hình như các phương pháp tạo phôi gia công cắt gọt, gia công áp lực, hàn...

24. Thực hành cơ khí 1 (nguội): 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Gia công cơ khí.

Học phần thực hành rèn luyện một số kỹ năng ban đầu về gia công kim loại để sinh viên sau này có thể dạy thực hành trong chương trình môn Công nghệ ở Trung học cơ sở.

25. Thực hành cơ khí 2 (máy công cụ): 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Gia công cơ khí

Học phần thực hành rèn một số kỹ năng ban đầu về cắt gọt kim loại để sinh viên sau này có thể dạy thực hành trong chương trình môn Công nghệ ở Trung học cơ sở.

26. Kỹ thuật điện: 1, 2: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về nguồn điện và hệ thống điện, mạch điện 1 pha và 3 pha, vật liệu và an toàn điện, các máy điện và thiết bị điện thông dụng.

27. Thực hành kỹ thuật điện: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện 1, 2.

Học phần giúp sinh viên thực hiện được các nguyên tắc an toàn điện, lắp ráp được mạch điện 1 pha và 3 pha, làm được một số công đoạn trong quy trình chế tạo máy biến áp 1 pha công suất nhỏ, xác định được các thông số của máy điện; Vận hành, sử dụng và sửa chữa các hỏng hóc thông thường của dụng cụ và thiết bị điện dân dụng.

28. Kỹ thuật điện tử: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về các linh kiện, các mạch, các thiết bị điện tử thông dụng như radiô, tivi, tăng âm...

29. Thực hành kỹ thuật điện tử: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện tử

Học phần giúp sinh viên có thể nhận biết, kiểm tra các linh kiện bằng đồng hồ đo, lắp ráp, kiểm tra một số mạch điện tử cơ bản, khảo sát, vận hành được các thiết bị điện tử thông dụng...

30. Tin học ứng dụng: 1, 2: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về cấu tạo và công dụng của máy tính điện tử, các thiết bị ngoại vi, nguyên tắc cài đặt và sử dụng một số phần mềm (Word, Excel, Acess, Autocad, Powerpoint...); đồng thời làm cơ sở cho sinh viên có thể sử dụng máy tính để hoàn thành văn bản, biểu mẫu, bản vẽ, thiết kế bài dạy, thiết kế trang web...

31. Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Kỹ thuật công nghiệp.

Là phần nối tiếp và vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực phương pháp trong mục tiêu đào tạo giáo viên; đặc biệt chú ý khả năng thiết kế và triển khai các bài dạy lý thuyết và thực hành theo hướng tích cực và tương tác.

32. Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp.

Học phần giới thiệu cho sinh viên: kỹ năng dạy học, chuyển hoá nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở Cao đẳng sư phạm với nội dung môn công nghệ ở Trung học cơ sở.

33. Thực tập sư phạm: 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

34. Thực tập sư phạm: 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần Kỹ thuật công nghiệp

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệpđược thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Công nghệ phần Kỹ thuật công nghiệp. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Đưa vào chương trình đào tạo những kiến thức về các công nghệ mới để đón đầu xu hướng hiện đại hoá nội dung dạy học phổ thông (phần điện tử, ứng dụng của công nghệ thông tin trong đời sống và trong dạy học...).

- Khác với chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật, chương trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở dạy môn Công nghệ không mang tính chuyên ngành kỹ thuật. Khi giảng dạy các học phần cần chú ý: không chỉ tập trung giới thiệu về đối tượng (cấu tạo, hoạt động của các phương tiện, hệ thống kỹ thuật) mà còn hướng tới việc dạy sinh viên vận hành sử dụng chúng trong mối quan hệ với môi trường kinh tế - xã hội.

- Để có được chương trình đào tạo cụ thể, các cơ sở đào tạo cần khai thác tốt phần nội dung tự chọn (đại cương và chuyên môn) để thể hiện rõ đặc trưng về vùng, miền của địa phương mình.

+ Giáo dục Đại cương tự chọn với thời lượng cụ thể 4 đvht có thể chọn 2 trong các học phần sau: Lôgic học (2 đvht), Máy vi tính (2 đvht), Công nghệ học (2 đvht).

+ Giáo dục chuyên nghiệp tự chọn 3 đvht có thể được chọn trong các học phần sau: Thực hành Tin học ứng dụng (3 đvht), Hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông (3 đvht), Lịch sử phát triển kỹ thuật (3 đvht), Phương tiện dạy học kỹ thuật (3 đvht).

4.4. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

- Cần kết hợp các phương pháp, hình thức đào tạo sau: Dạy học lý thuyết ở trên lớp; dạy học thực hành trong các phòng thí nghiệm, thực hành, xưởng trường; tham quan các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, dịch vụ có các hoạt động liên quan đến nội dung học tập; kiến tập và thực tập sư phạm ở trường phổ thông và các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

- Nội dung đào tạo giáo viên dạy Công nghệ bao giờ cũng mang tính thực tiễn, trước hết là thực tiễn sản xuất. Tại các cơ sở đào tạo không thể có đủ điều kiện cơ sở vật chất để sinh viên thực hành luyện tập về chuyên môn kỹ thuật, do đó cần tổ chức cho sinh viên đi tham quan, thực tế sản xuất theo các lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử,... Có thể liên kết với các trường dạy nghề, cơ sở sản xuất - dịch vụ - nghiên cứu ở địa phương để thực hiện yêu cầu trên. Thời gian tham quan có thể trích ra từ quỹ thời gian của các học phần về chuyên môn tương ứng.

4.5. Định hướng đánh giá kết quả đào tạo

Tổ chức đào tạo, thi và kiểm tra theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú ý đúng mức đến việc đánh giá khả năng vận dụng và sáng tạo của sinh viên. Kết hợp cách đánh giá trong với đánh giá ngoài và tự đánh giá của sinh viên.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ Kỹ thuật công nghiệp trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác, được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Hình học hoạ hình (1 đvht), Vẽ kỹ thuật (1 đvht), Cơ kỹ thuật 1 (1 đvht), Cơ kỹ thuật 2 (1 đvht), Gia công cơ khí (1 đvht), Thực hành cơ khí 2 (Máy công cụ) (1 đvht), Kỹ thuật điện 1 (2 đvht), Kỹ thuật điện 2 (2 đvht), Kỹ thuật điện tử (2 đvht), Thực hành Kỹ thuật điện tử (1 đvht), Tin học ứng dụng 1 (1 đvht), Tin học ứng dụng 2 (1 đvht), Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp (1 đvht), Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở (1 đvht) (Xem Phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Hình học hoạ hình

2

2

Vẽ kỹ thuật

3

3

Cơ kỹ thuật 1

3

4

Cơ kỹ thuật 2

3

5

Gia công cơ khí

3

6

Thực hành cơ khí 1 (nguội)

2

7

Thực hành cơ khí 2 (máy công cụ)

1

8

Kỹ thuật điện 1

2

9

Kỹ thuật điện 2

2

10

Thực hành Kỹ thuật điện

2

11

Kỹ thuật điện tử

1

12

Thực hành Kỹ thuật điện tử

1

13

Tin học ứng dụng 1

1

14

Tin học ứng dụng 2

1

15

Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp

2

16

Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Công nghệ - phần Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kỹ thuật nông nghiệp trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp 14 đvht

1

Nhập môn Tin học

2

2

Hoá học đại cương B

2

3

Sinh học đại cương A1

3

4

Sinh học đại cương A2

2

5

Thực hành Sinh học đại cương

1

6

Xác suất - Thống kê B

2

7

Hoá sinh học nông nghiệp

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1) 42 đvht

1

Sinh lý thực vật

3

2

Sinh lý vật nuôi

3

3

Vi sinh vật nông nghiệp

3

4

Sinh thái nông nghiệp

3

5

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

3

6

Giống cây trồng

3

7

Đất và Phân bón

3

8

Bảo vệ thực vật

3

9

Giống vật nuôi

3

10

Thức ăn vật nuôi

2

11

Thú y

2

12

Lâm nghiệp

2

13

Thuỷ sản

2

14

Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp

3

15

Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Xác suất - Thống kê B: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học

Học phần gồm 2 phần:

Phần Xác suất tập trung dạy các nội dung: sự kiện và xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, phân phối nhị thức; luật phân phối chuẩn.

Phần Thống kê không trình bày lý thuyết mà tập trung vào các vấn đề cần giải quyết, công thức tính, cách kết luận...

12. Hoá học đại cương B: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về: Định luật tuần hoàn, hệ thống tuần hoàn các chất; Trạng thái tập hợp các chất; Dung dịch; Phản ứng hoá học; Giới thiệu một số chất vô cơ và hữu cơ có ứng dụng trong thực tế; hoá học môi trường.

13. Hoá sinh học nông nghiệp: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: hoá học đại cương

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về thành phần hoá học, cấu tạo chức năng sinh học, các quá trình chuyển hoá trao đổi chất của tế bào cơ thể sống, đồng thời giới thiệu một số thành tựu, ứng dụng của hoá sinh trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ tiếp thu dễ dàng kiến thức di truyền, vi sinh vật, sinh lý thực vật, sinh lý vật nuôi và công nghệ sinh học.

14. Sinh học đại cương A1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học nông nghiệp

Học phần gồm: Sinh học tế bào; Năng lượng học; Cơ sở phân tử của di truyền học; Di truyền học; Sự tiến hoá biến dị chọn lọc tự nhiên.

15. Sinh học đại cương A2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương A1.

Học phần giới thiệu sinh học cơ thể thực vật: sự phát triển của cấu tạo cơ thể thực vật, sự thích nghi, sự sinh sản; các nội dung sinh học cơ thể động vật chỉ được giới thiệu hạn chế vì sinh viên sẽ còn được học ở học phần Sinh lý vật nuôi.

16. Thực hành Sinh học đại cương: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương A1, A2.

Học phần bao gồm 15 bài thực hành về sinh học đại cương.

17. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

18. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

19. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

20. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

21. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

22. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

23. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

24. Sinh lý thực vật: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành Sinh học đại cương

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình sinh lý của cây ở mức tế bào và cơ thể, bản chất của các quá trình sinh lý diễn ra trong cây và mối quan hệ giữa các quá trình này. Từ đó suy ra cơ sở khoa học của các biện pháp tác động đến cây trồng nhằm điều chỉnh hoạt động sinh lý của cây để đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

25. Sinh lý vật nuôi: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành Sinh học đại cương

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về chức năng sinh lý của các cơ quan, cơ chế của các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể vật nuôi. Từ đó đưa ra cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến cơ thể vật nuôi nhằm đảm bảo các hoạt động sinh lý tốt nhất để vật nuôi đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.

26. Vi sinh học nông nghiệp: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành Sinh học đại cương

Học phần trang bị các kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống rất đa dạng của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao. Đi sâu vào một số nhóm vi sinh vật chính có ý nghĩa trong nông nghiệp, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Trong chương trình có đề cập và nhấn mạnh đến “công nghệ vi sinh” và việc ứng dụng công nghệ này trong nông nghiệp.

27. Sinh thái học nông nghiệp: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý thực vật, Sinh lý vật nuôi, Vi sinh vật học nông nghiệp.

Học phần cung cấp các khái niệm và kiến thức cơ bản về sinh thái học nói chung và Sinh thái học nông nghiệp, giải thích mối quan hệ giữa các nguyên lý của Sinh thái học nông nghiệp với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

28. Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xác suất - Thống kê, Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang bị các nguyên tắc cơ bản và các bước tiến hành của một thí nghiệm nông nghiệp, các yêu cầu và nội dung của một bản kế hoạch thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, cách thu thập số liệu, phương pháp xử lý thống kê để tìm hiểu bản chất số liệu, rút ra các kết luận khoa học và cách viết báo cáo tổng kết thí nghiệm.

29. Giống cây trồng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang thiết bị kiến thức về khái niệm và vai trò của giống cây trồng, về phương pháp chọn tạo giống cây trồng cơ bản (phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp tạo giống đột biến và đa bội thể...) và quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây trồng. Học phần có dành thời lượng thích đáng cho nội dung “ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống cây trồng”. Các nội dung được nhấn mạnh như: phương pháp gây đột biến, phương pháp gây đa bội, sử dụng các thể đơn bội, phương pháp khắc phục tính bất tương hợp trong tương lai xa, kỹ thuật nuôi cấy mô - tế bào..., những thành công và triển vọng về công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam.

30. Đất và Phân bón: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hình thành đất, các thành phần và tính chất chính của đất, nguyên nhân hình thành các loại đất khác nhau và đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, cải tạo và sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Học phần còn trang bị các kiến thức cơ bản về tính chất và biện pháp sử dụng đúng kỹ thuật các loại phân bón, mối quan hệ tương tác đất trồng - phân bón - cây trồng.

31. Bảo vệ thực vật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản về côn trùng và bệnh cây, nguyên lý chung về phòng trừ dịch hại cây trồng, đặc điểm một số sâu bệnh hại trên các đối tượng cây trồng chính và cách phòng trừ chúng.

32. Giống vật nuôi: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần cung cấp các khái niệm và kiến thức về giống vật nuôi, căn cứ để đánh giá và chọn lọc vật nuôi làm giống, các phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi, quy trình kỹ thuật đang được áp dụng tạo giống vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt.

33. Thức ăn vật nuôi: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về vai trò của chất dinh dưỡng và nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi, phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần, xây dựng quy trình nuôi dưỡng đối với các loài vật nuôi khác nhau.

34. Thú y: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dược lý, một số bệnh thường gặp ở vật nuôi như bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi, bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi, cơ sở khoa học của các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và cách phòng chống.

35. Lâm nghiệp: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đất và Phân bón, Giống cây trồng, Bảo vệ thực vật.

Học phần cung cấp các khái niệm về rừng, đặc trưng cơ bản của rừng và tài nguyên rừng Việt Nam, vai trò của rừng, mối quan hệ qua lại giữa rừng và môi trường, phương hướng và nội dung cơ bản của việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, quy trình kỹ thuật và kỹ năng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và cây rừng sau khi trồng.

36. Thuỷ sản: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về nguồn lợi thuỷ sản như các đặc điểm về hình thái giải phẫu, đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc thù, các tập tính, nhu cầu về dinh dưỡng của các loài thuỷ sản nói chung, cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, các biện pháp và kỹ năng nuôi thuỷ sản phổ biến (kỹ thuật nuôi cá nước tĩnh, cá nước chảy, kỹ thuật phòng trừ dịch hại thuỷ sản và bảo vệ môi trường).

37. Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học và giáo dục học.

Học phần là phần nối tiếp và vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực sư phạm trong mục tiêu đào tạo giáo viên. Đặc biệt chú ý đến khả năng phân tích, thiết kế và triển khai các bài dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

38. Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp.

Học phần nhằm giúp sinh viên có kỹ năng dạy học, chuyển hoá nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở Cao đẳng sư phạm với nội dung môn Công nghệ ở Trung học cơ sở. Trong quá trình dạy học phần này cần có một số tiết dạy mẫu trên băng hình để minh hoạ và có một số giáo án tốt cho sinh viên tham khảo.

39. Thực tập sư phạm1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

40. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Kỹ thuật nông nghiệp

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệpđược thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Công nghệ phần Kỹ thuật nông nghiệp. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Chương trình dành nhiều thời gian cho các học phần tự chọn (12 đvht) theo “cơ chế mở”, tạo điều kiện cho các trường lựa chọn được nội dung thích hợp với trường và địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sau này có thể dạy tốt phần mềm (lớp 9) ở Trung học cơ sở. Cụ thể như sau:

Phần giáo dục đại cương có thể chọn 1 trong 2 học phần Lôgic học (2 đvht), Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (2 đvht).

Phần Giáo dục chuyên nghiệp tự chọn 5 học phần (10 đvht):

+ Có thể chọn 2 trong 4 học phần về Trồng trọt sau: Kỹ thuật trồng lúa (2 đvht), Kỹ thuật trồng cây ăn quả (2 đvht), Kỹ thuật trồng cây công nghiệp (2 đvht), Kỹ thuật trồng hoa - cây cảnh (2 đvht);

+ Có thể chọn 2 trong 4 học phần về Chăn nuôi sau: Kỹ thuật chăn nuôi lợn (2 đvht), Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò (2 đvht), Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm (2 đvht), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ và chăn nuôi dê (2 đvht);

+ Chọn 1 trong 2 học phần sau đây: Kỹ thuật trồng một số cây rừng (2 đvht), Kỹ thuật nuôi tôm và Kỹ thuật nuôi ba ba (2 đvht).

Các cơ sở đào tạo cần khai thác phần tự chọn cho phù hợp đặc trưng vùng, miền của địa phương mình.

- Nội dung công nghệ sinh học không chỉ được thể hiện ở học phần Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (tự chọn) mà còn được tích hợp trong các học phần có liên quan. Những vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm cũng được quan tâm đặc biệt không chỉ ở học phần Sinh thái nông nghiệp mà còn quán triệt ở tất cả các học phần có liên quan.

- Các học phần khoa học cơ bản như Hoá học, Sinh học, Tin học, Xác suất Thống kê cần đưa ra được các yêu cầu cụ thể về nội dung cho phù hợp ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp.

4.4. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Một số điểm lưu ý khi giảng dạy các học phần về Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

- Sự thành công khi dạy các học phần phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của trường sư phạm và của địa phương để thực hiện chương trình thực hành. Nếu một số nội dung thực hành không có điều kiện thực hiện tại trường sư phạm thì nên chuyển sang phần tham quan thực hành tại cơ sở sản xuất hay nghiên cứu chuyển ngành và được coi như giờ thực hành nội khoá.

- Về lý thuyết có những nội dung đơn giản dễ hiểu, giảng viên có thể nêu các yêu cầu cần đạt, hướng dẫn gợi ý cho sinh viên tự nghiên cứu giáo trình.

- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn trong quá trình giảng dạy.

- Có thể phối hợp với học phần phương pháp thí nghiệm nông nghiệp để hướng dẫn cho sinh viên tiến hành các thí nghiệm đơn giản nhằm củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành và tập dượt nghiên cứu khoa học. Cố gắng chọn đề tài phù hợp thực tế sản xuất để có thể phát huy tác dụng ở địa phương.

- Chú ý nhấn mạnh những vấn đề có liên quan về bảo vệ môi trường; về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; những thành tựu của công nghệ sinh học ứng dụng trong nuôi trồng và chăm sóc cây, con.

4.5. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các môn học về Kỹ thuật nông nghiệp mang tính thực tiễn cao, vì thế khi đánh giá cần đặc biệt coi trọng sự hiểu biết thực tiễn sản xuất và kỹ năng thực hành của sinh viên. Làm tốt việc này sẽ không chỉ nâng cao chất lượng học mà còn thúc đầy cả quá trình dạy. Về thực hành nên tiến hành cho điểm một cách công khai, dân chủ theo từng bài (có kết hợp với việc tự đánh giá của sinh viên), cuối cùng lấy trung bình cộng để tính điểm học phần, tuỳ theo tỷ lệ thực hành/ lý thuyết mà xác định hệ số thích hợp. Trong một số trường hợp cụ thể, việc cho điểm từng bài gặp khó khăn thì có thể lấy kết quả thực hành hoặc bài tập lớn (nếu đạt) là điều kiện để được dự thi lý thuyết.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ Kỹ thuật nông nghiệp trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Sinh lý thực vật (1 đvht), Sinh lý vật nuôi (1 đvht), Vi sinh vật nông nghiệp (2 đvht), Sinh thái học nông nghiệp (1 đvht), Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (2 đvht), Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp (1 đvht), Phương pháp dạy học kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở (1 đvht). (Xem phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Sinh lý thực vật

2

2

Sinh lý vật nuôi

2

3

Vi sinh vật học nông nghiệp

1

4

Sinh thái học nông nghiệp

2

5

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

1

6

Giống cây trồng

3

7

Đất trồng - Phân bón

3

8

Bảo vệ cây trồng

3

9

Giống vật nuôi

3

10

Thức ăn vật nuôi

2

11

Thú y

2

12

Lâm nghiệp

2

13

Thuỷ sản

2

14

Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp

2

15

Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KINH TẾ GIA ĐÌNH
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kinh tế gia đình trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Công nghệ phần Kinh tế gia đình ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kinh tế gia đình còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kinh tế gia đình trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Kinh tế gia đình 13 đvht

1

Toán cao cấp B1

3

2

Hoá đại cương A2

3

3

Cơ sở văn hoá Việt Nam

4

4

Nhập môn Tin học

3

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Kinh tế gia đình (môn 1) 50 đvht

1

Lý thuyết dinh dưỡng

2

2

Quy trình chế biến món ăn

2

3

Vẽ trang trí sản phẩm

2

4

Cắt may căn bản

4

5

Tin học ứng dụng

2

6

Món ăn Việt Nam

4

7

Món ăn các nước

3

8

Trang trí món ăn

2

9

Trang phục thường ngày

4

10

Trang phục lễ tân

2

11

May công nghiệp

2

12

Nhà ở và trang trí nội thất

2

13

Cắm hoa tươi

2

14

Hoa trang trí

2

15

Thêu

3

16

Đan

3

17

Tổ chức cuộc sống gia đình

2

18

Lý luận dạy học Kinh tế gia đình

3

19

Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Toán cao cấp B1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về giải tích gồm: Các vấn đề về giới hạn số, hàm số liên tục, phép tính vi phân hàm một biến và nhiều biến, phép tính tích phân hàm 1 biến.

11. Hoá đại cương A2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp B1

Học phần trang bị những kiến thức cần thiết về cấu tạo và tính chất hoá học của các chất vô cơ và hữu cơ, làm nền tảng cho phần hoá thực phẩm trong học phần lý thuyết dinh dưỡng và các học phần về quá trình chế biến thực phẩm.

12. Cơ sở văn hoá Việt Nam A: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị các kiến thức về văn hoá Việt Nam, điều kiện địa lý, dân tộc cùng với các thành tố của văn hoá Việt Nam có liên quan đến các yếu tố phong tục tập quán, văn hoá giao tiếp và văn hoá ứng xử, làm nền tảng cho môn văn hoá ẩm thực trong phần chuyên môn.

13. Nhập môn tin học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

14. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

15. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

16. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

17. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

18. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

19. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

20. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

21. Lý thuyết dinh dưỡng: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương A2

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người.

22. Quy trình chế biến món ăn: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết dinh dưỡng.

Học phần trang bị các kiến thức về quy trình chế biến thực phẩm và sự biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế biến.

23. Vẽ trang trí thực phẩm: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp sinh viên có thể biết cách phối hợp màu sắc trong trang trí và vẽ được một số mẫu trang trí cơ bản có thể ứng dụng được trên các sản phẩm may mặc và sản phẩm gia dụng.

24. Cắt may căn bản: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm.

Học phần làm nền tảng cơ bản cho các học phần chuyên môn kỹ thuật của trang phục và cắt may.

25. Tin học ứng dụng: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng một số phần mềm (Word, Corel Draw, Photoshop, Powerpoint) phục vụ cho học tập và thiết kế bài dạy.

26. Món ăn Việt Nam: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hoá Việt Nam, lý thuyết dinh dưỡng

Học phần chia làm hai phần: Món ăn Việt Nam 1 và Món ăn Việt Nam 2, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện các món ăn mặn cũng như các món ngọt trong gia đình và đãi tiệc của Việt Nam.

27. Món ăn các nước: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: lý thuyết dinh dưỡng

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện các món ăn, món bánh đặc trưng của một số nước Âu, á hiện nay.

28. Trang trí món ăn: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết dinh dưỡng, Vẽ trang trí sản phẩm

Học phần trang bị cho sinh viên một số hiểu biết về cách sử dụng các nguyên liệu thực phẩm dùng trong trang trí món ăn, có các kỹ năng cơ bản trong việc cắt tỉa các loại thực phẩm nhằm ứng dụng trang trí.

29. Trang phục thường ngày: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Cắt may căn bản

Học phần trang bị một số kiến thức và kỹ năng thực hiện các loại trang phục trẻ em, nam, nữ ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

30. Trang phục lễ tân: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang phục thường ngày.

Học phần trang bị một số kiến thức và kỹ năng thực hiện các loại trang phục truyền thống của Việt Nam và một số loại trang phục dự tiệc.

31. May công nghiệp: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Cắt may căn bản

Học phần trang bị hệ thống các khái niệm, các thuật ngữ, thiết bị, nguyên lý... trong lĩnh vực may công nghiệp; các hiểu biết cơ bản về quy trình sản xuất hàng may công nghiệp; hình thành một số kỹ năng cơ bản của may công nghiệp.

32. Nhà ở và trang trí nội thất: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm.

Học phần cung cấp những kiến thức về nhà ở, vai trò của nhà ở và quan hệ của các thành viên, cách thức trang trí và sắp xếp vật dụng trong nhà.

33. Cắm hoa tươi: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhà ở và trang trí nội thất

Học phần nhằm hình thành các kỹ năng cơ bản trong việc thực hiện những kiểu cắm hoa phổ biến của á Đông và Tây Phương.

34. Hoa trang trí: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhà ở và trang trí nội thất, Cắm hoa tươi.

Học phần hướng dẫn cách làm hoa bằng các chất liệu vải, giấy, cách kết hoa và một số kỹ năng làm thú nhồi bông.

35. Thêu: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Hoa trang trí

Học phần đáp ứng việc giảng dạy phần mềm trong chương trình Công nghệ lớp 9.

36. Đan: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Hoa trang trí

Học phần nhằm đáp ứng việc giảng dạy phần mềm trong chương trình Công nghệ lớp 9.

37. Tổ chức cuộc sống gia đình: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhà ở và trang trí nội thất, Cắm hoa tươi

Học phần trang bị một số kiến thức về vai trò của gia đình trong xã hội, các kỹ năng cơ bản về việc lập các kế hoạch và sắp xếp công việc trong gia đình, trong đó có kế hoạch thu chi và quản lý chi tiêu trong gia đình. Ngoài ra học phần còn đề cập tới một số kỹ thuật cần thiết về việc sử dụng và bảo quản đồ dùng gia đình.

38. Lý luận dạy học Kinh tế gia đình: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần là phần mềm nối tiếp và vận dụng các kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào việc dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực về phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý khả năng thiết kế và triển khai các bài dạy lý thuyết và thực hành theo hướng tích cực.

39. Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Sư phạm Kinh tế gia đình.

Học phần cung cấp cho sinh viên kỹ năng dạy học, chuyến hoá nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể, phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở cao đẳng sư phạm với nội dung môn công nghệ ở Trung học cơ sở.

40. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

41. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Kinh tế gia đình

Học phần củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Kinh tế gia đình được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Kinh tế gia đình và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Công nghệ phần Kinh tế gia đình. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

Chương trình dành thời gian cho các học phần tự chọn:

- Giáo dục Đại cương tự chọn (6 đvht) có thể chọn 3 trong các học phần sau: Văn hoá ẩm thực Việt Nam (2 đvht), Đánh giá bằng phương pháp cảm quan (2 đvht), Cơ sở thiết kế thời trang (2 đvht), Công nghệ học (2 đvht);

- Giáo dục chuyên nghiệp tự chọn (2 đvht) chọn 1 trong các học phần sau: Bắt bông kem (2 đvht), Tổ chức bữa ăn công nghiệp (2 đvht), Phương tiện dạy học Kinh tế gia đình 92 đvht), Thực hành tin học ứng dụng (2 đvht).

Các học phần tự chọn trên chỉ mang tính gợi ý, các Trường Cao đẳng Sư phạm có thể tự xây dựng chương trình cho phù hợp với địa phương và điều kiện của trường.

4.4. Định hướng về hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học

- Nội dung đào tạo giáo viên công nghệ bao giờ mang tính thực tiễn, trước hết là thực tiễn sản xuất. Trong quá trình dạy các học phần thuộc ngành Sư phạm Kinh tế gia đình, cần tổ chức cho sinh viên đi tham quan, thực tế sản xuất theo các lĩnh vực may mặc công nghiệp, chế biến thực phẩm... thông qua việc liên kết với các trường dạy nghề, cơ sở sản xuất - dịch vụ, nghiên cứu ở địa phương. Thời gian tham quan được trích ra từ quỹ thời gian của các học phần về chuyên môn tương ứng.

- Về phương pháp dạy học, ngoài việc sử dụng những phương pháp phổ biến thuộc nhóm dạy học dùng ngôn ngữ như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại và nêu vấn đề, cần đặc biệt chú ý nhóm các phương pháp trình bày trực quan, phương pháp thực hành, có sự phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với mục đích, nội dung và điều kiện dạy học, theo các định hướng sau:

+ Đảm bảo tính trực quan trong dạy học thông qua việc sử dụng các vật phẩm, mô hình, hình ảnh hoặc các thao tác mẫu, phương tiện dạy học hiện đại.

+ Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành.

+ Thông qua hoạt động thực hành cần hình thành cho sinh viên những kỹ năng lao động cơ bản trong lĩnh vực môn học. Hình thành, rèn luyện tác phong lao động nghề nghiệp, tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Khuyến khích phát triển năng khiếu và hứng thú riêng của sinh viên.

+ Giúp sinh viên làm quen với việc giải quyết các vấn đề phức hợp trong mối liên hệ với các lĩnh vực liên quan.

+ Giúp sinh viên phát triển tính tự lực, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm thông qua các nhiệm vụ học tập tự lực, đồng thời phát triển khả năng cộng tác làm việc nhóm.

4.5. Những hướng dẫn về đánh giá

- Đánh giá trên cơ sở Quy chế thi và kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với một số vận dụng cho phù hợp với đặc điểm ngành học. Chú ý việc đánh giá hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động dạy học cũng như đánh giá hệ thống kỹ năng, thái độ của sinh viên với nghề nghiệp.

- Kết hợp hình thức thi trắc nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu trong các học phần lý thuyết. Với các học phần thực hành cần chú ý điều kiện dự thi.

- Nội dung đánh giá các học phần thực hành bao gồm đánh giá thành phẩm và quá trình. Phần đánh giá quá trình bao gồm các tiêu chí về thao tác kỹ thuật, thực hiện quy trình và an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Kinh tế gia đình là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ phần Kinh tế gia đình trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Kinh tế gia đình (mục b, phần 3.1.2) ở Chương trình này.

Cụ thể như sau: bỏ đi các học phần: Món ăn các nước (3 đvht), Trang trí món ăn (2 đvht), Trang phục lễ tân (2 đvht), May công nghiệp (2 đvht) và giảm thời lượng của một số học phần sau: Cắt may căn bản (1 đvht), Trang phục thường ngày (1 đvht), Thêu (1 đvht), Đan (1 đvht), Lý luận dạy học Kinh tế gia đình (1 đvht), Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình ở trường Trung học cơ sở (1 đvht) (Xem Phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kinh tế gia đình để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM KINH TẾ GIA ĐÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Lý thuyết dinh dưỡng

2

2

Quy trình chế biến món ăn

2

3

Vẽ trang trí sản phẩm

2

4

Cắt may cơ bản

3

5

Tin học ứng dụng

2

6

Món ăn Việt Nam

4

7

Trang phục thường ngày

3

8

Nhà ở và trang trí nội thất

2

9

Cắm hoa tươi

2

10

Hoa trang trí

2

11

Thêu

2

12

Đan

2

13

Tổ chức cuộc sống gia đình

2

14

Lý luận dạy bộ môn

2

15

Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM MỸ THUẬT
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Mỹ thuật còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Mỹ thuật trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập Sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Mỹ thuật 16 đvht

1

Đại cương Mỹ học

3

2

Nghệ thuật học đại cương

3

3

Tiếng Việt thực hành

4

4

Cơ sở Văn hoá Việt Nam

4

5

Nhập môn tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn 1) 50 đvht

1

Giải phẫu tạo hình

2

2

Luật xa gần

2

3

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới

1

4

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

2

5

Mỹ thuật học

2

6

Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng)

3

7

Vẽ tượng chân dung người (đen trắng)

3

8

Vẽ tượng người (đen trắng)

3

9

Vẽ chân dung người (đen trắng

3

10

Vẽ người (đen trắng)

3

11

Vẽ tĩnh vật (mầu)

3

12

Trang trí cơ bản

3

13

Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

3

14

Trang trí ứng dụng 1

3

15

Ký hoạ đen trắng 1

3

16

Bố cục 1

3

17

Bố cục 2

3

18

Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

3

19

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Đại cương Mỹ học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản bản Mỹ học gồm: Đối tượng Mỹ học; Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người.

11. Nghệ thuật học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về: Nguồn gốc nghệ thuật; Các thành tựu nghệ thuật cơ bản; Thành tựu của nghệ thuật Phương Đông; Mỹ thuật công nghiệp hiện đại và vai tro của nó trong đời sống xã hội.

12. Tiếng Việt thực hành: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nhằm phát triển những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên gồm: Rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản; Rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và kỹ năng về chính tả.

13. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị các kiến thức về Văn hoá học và Văn hoá Việt Nam như: Khái niệm về văn hoá Việt Nam, tiến trình văn hoá Việt Nam; Các thành tố của văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.

14. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Giải phẫu tạo hình: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng).

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản sơ lược về cấu trúc, tỷ lệ của con người thông qua cấu tạo của xương và cơ thể (các cơ nông). Học phần góp phần củng cố khả năng vẽ hình, tạo khối và ký hoạ trong chương trình Mỹ thuật. Từ cấu tạo của xương, cơ và sự thay đổi có tính quy luật khi con người hoạt động giúp xây dựng hình vẽ đúng hơn, chắc chắn hơn và sinh động hơn.

23. Luật xa gần: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản, tối thiểu về quy luật của thị giác. Cung cấp những khái niệm và vai trò của Luật xa gần trong học tập và sáng tác Mỹ thuật (nhất là trong bố cục tranh). Thông qua sự biểu hiện không gian trên mặt phẳng với phối cảnh đường nét và các hình thức phối cảnh khác giúp cho bài tập gần với tự nhiên hơn.

24. Lịch sử Mỹ thuật thế giới: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương Mỹ học, Nghệ thuật học đại cương

Học phần trang bị những kiến thức chung, cơ bản về các nền nghệ thuật cổ đại, nghệ thuật thời Phục Hưng, nghệ thuật Châu Âu thế kỷ XVII, XIX và đầu thế kỷ XX; những trào lưu nghệ thuật có tính chất cách mạng trong nghệ thuật hiện đại thế giới. Giới thiệu khái quát về nghệ thuật châu á với các nước tiêu biểu: Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản.

25. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Mỹ thuật thế giới

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam.

Nội dung gồm có: Mỹ thuật Việt Nam thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ cách mạng tháng Tám (1945) đến ngày nay. Thông qua phân tích bối cảnh lịch sử và các công trình, tác phẩm nghệ thuật để khẳng định bản sắc dân tộc độc đáo, đa dạng và truyền thống nghệ thuật lâu đời của dân tộc Việt Nam.

26. Mỹ thuật học: 2 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương Mỹ học, Nghệ thuật học đại cương.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Mỹ thuật; Các thể loại: hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ. Từ đó, tạo điều kiện để phân tích tác phẩm Mỹ thuật được sâu sắc.

27. Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nghiên cứu các hình khối cơ bản và đồ vật bằng chất liệu chì, trang bị những kiến thức về cấu tạo hình khối trong tự nhiên và vai trò quan trọng của chúng trong học tập Mỹ thuật.

28. Vẽ tượng chân dung người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng), Giải phẫu tạo hình

Học phần nghiên cứu về tượng chân dung người được tạo nên bằng chất liệu thạch cao. Đây là bước nối tiếp giữa vẽ đồ vật sang vẽ chân dung người thật. Thông qua các bài học, trang bị kiến thức về cấu tạo xương đầu, các cơ đầu và giác quan trên khuôn mặt con người. Tượng là tác phẩm nghệ thuật đã thông qua bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ, lại có một mầu nền dễ quan sát, nhận xét để tiến hành bài tập.

29. Vẽ tượng người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tượng chân dung người (đen trắng), Luật xa gần

Học phần nghiên cứu vẽ tượng người bằng chất liệu chì hoặc than, gồm có tượng bán thân và tượng người toàn thân. Trang bị kiến thức và kỹ năng vẽ mẫu dáng tĩnh, đơn sắc trước khi chuyển sang vẽ người dáng động, đa sắc. Nắm được cấu trúc tỷ lệ, hình dáng và đặc điểm của mẫu tượng với yêu cầu kết hợp tốt kiến thức về giải phẫu tạo hình, luật xa gần cùng các phương pháp tiến hành bài vẽ. Thông qua đó nhận thức được vẻ đẹp cân đối của con người.

30. Vẽ chân dung người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tượng người (đen trắng)

Học phần nghiên cứu chân dung người thật ở các lứa tuổi khác nhau bằng chất liệu chì hoặc than. Củng cố và đẩy sâu việc diễn tả hình khối, cấu trúc, đặc điểm và tình cảm của người mẫu; hiểu được vai trò của vẽ chân dung người thật trong học tập và sáng tạo nghệ thuật.

31. Vẽ người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tượng người (đen trắng), Vẽ chân dung người (đen trắng).

Học phần nghiên cứu người thật với các đối tượng khác nhau, đặc điểm khác nhau (người già, thanh niên, phụ nữ): Các thế ngồi hoặc đứng từ dễ đến khó và được sắp đặt trong một không gian cụ thể. Thông qua chất liệu chì hoặc than để diễn tả được bản chất và thần thái của người mẫu. Trang bị kiến thức tương đối đầy đủ về cấu tạo, tỷ lệ và sự cân đối hài hoà của con người thông qua đường nét, hình khối, đậm nhạt để tạo không gian, là cơ sở để tiếp tục rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn.

32. Vẽ tĩnh vật (mầu): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí cơ bản, Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng).

Học phần thực hành vẽ hình hoạ mầu các đồ vật, dụng cụ gia đình và hoa quả. Trang bị kiến thức về cách nhìn đậm, nhạt thông qua mầu sắc, cách sử dụng chất liệu (mầu bột, mầu nước) và cách vẽ mầu; hiểu được vai trò và vị trí của vẽ tĩnh vật mầu đối với ngành Mỹ thuật.

33. Vẽ người (mầu): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tĩnh vật (mầu), Vẽ tượng toàn thân người

Củng cố thêm kiến thức và khả năng vẽ hình hoạ người đen trắng; trang bị kiến thức về cách phân tích sự tinh tế về mầu sắc trên con người, trong tương quan thực của mẫu. Thông qua các bài vẽ, sinh viên nắm chắc hơn về cấu tạo hình thể, đặc tính, tình cảm... của con người; củng cố cách vẽ (hay khả năng sử dụng bút lông) và hiểu sâu hơn chất liệu mầu bột trong nghiên cứu.

34. Điêu khắc: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng), Vẽ tượng chân dung người (đen trắng), Vẽ chân dung người (đen trắng).

Học phần điêu khắc nhằm củng cố cách nhìn cụ thể hơn về hình khối, tỷ lệ, đặc điểm của mẫu, từ các khối cơ bản, hoa quả đến chân dung người. Trang bị cách nhìn từ không gian 2 chiều của hội hoạ sang cách nhìn không gian 3 chiều cụ thể.

35. Trang trí cơ bản: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nghiên cứu các khái niệm và nguyên tắc sử dụng mầu sắc; các hình trang trí cơ bản như hình tròn, hình vuông, đường diềm. Trang bị kiến thức ban đầu nhưng rất cơ bản và quan trọng, làm cơ sở cho sinh viên học tập và nghiên cứu sau này.

36. Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí cơ bản, Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần nhằm trang bị kiến thức, những hiểu biết về tinh hoa nghệ thuật đặc sắc của cha ông thông qua các công trình, các tác phẩm Mỹ thuật còn lại đến ngày nay. Trên cơ sở thấm nhuần truyền thống nghệ thuật dân tộc, có ý thức trong các bài học đơn giản và cách điệu hoa lá, thành các hoạ tiết trang trí, ứng dụng vào cuộc sống.

37. Trang trí ứng dụng 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí cơ bản, Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội và nhà trường. Đây là các bài thiết thực phục vụ cho hoạt động ngoại khoá của học sinh như làm báo tường hoặc đồ dụng dạy học của giáo viên. Bài chép và phóng tranh trong sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động hơn trong việc tự làm đồ dùng dạy học, phục vụ dạy và học ở cơ sở.

38. Trang trí ứng dụng 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí ứng dụng 1

Học phần trang bị kiến thức cơ bản sâu hơn về nghệ thuật trang trí phục vụ thiết thực công tác nội, ngoại khoá thông qua các bài vẽ trang cổ động, chép và cách điệu gà, cá vàng, kẻ các bản trích.

39. Trang trí ứng dụng 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí ứng dụng 2

Học phần trang bị kiến thức tổng hợp hơn về nghệ thuật trang trí phục vụ cho giảng dạy nội, ngoại khoá thông qua các bài: trang dán giấy, trang trí hội hoạ trường, phóng ảnh lãnh tụ và tranh tĩnh vật trang trí. Nội dung cơ bản là trang bị nguyên tắc và các bước tiến hành để hoàn thành một bài tập theo yêu cầu.

40. Trang trí ứng dụng 4: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí ứng dụng 3

Học phần tiếp tục trang bị kiến thức cơ bản cao hơn về trang trí thông qua các bài: Bìa sách và minh hoạ, tranh phong cảnh trang trí, tranh bố cục trang trí. Nội dung bao gồm các nguyên tắc, cách thức về bố cục hình mảng, mầu sắc... đối với mỗi bài theo yêu cầu của bài tập.

41. Ký hoạ đen trắng 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị kiến thức cơ bản, vai trò tác dụng và các phương pháp vẽ ký hoạ, cách sử dụng chất liệu trong khi chép tài liệu, gồm có các bài ký hoạ cảnh, ký hoạ động vật và người; đồng thời cung cấp phương pháp cơ bản để ký hoạ nhanh được cảnh vật từ đơn giản đến phức tạp.

42. Ký hoạ đen trắng 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản ở mức độ cao hơn trong ghi chép tài liệu ở thực tế thông qua các bài: ký hoạ cảnh, ký hoạ động vật và người, với các chất liệu phong phú hơn như: mực nho, thuốc nước.

43. Ký hoạ mầu: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1

Học phần tiếp tục trang bị thêm kiến thức cơ bản về ghi chép tài liệu và cách sử dụng chất liệu trong khi nghiên cứu thực tế.

44. Bố cục 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này cùng với các học phần Bố cục 2 và Bố cục 3 trang bị kiến thức để tiến hành xây dựng một bức tranh thông qua nghiên cứu nội dung chủ đề, tìm bố cục, xã hội hình tượng và cách thể hiện. Nhiều chủ đề cụ thể hoặc tự chọn được đưa ra nhằm tạo thói quen tư duy, liên tưởng và quan sát thực tế. Bố cục là bài vẽ tổng hợp các kiến thức đã học của mỹ thuật và có vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập và sáng tạo nghệ thuật.

Các bài tập được tiến hành từ thấp đến cao, từ yêu cầu đơn giản đến phức tạp về kỹ thuật thể hiện, giúp cho sinh viên có thể phát triển, tự nghiên cứu vươn lên.

Bố cục 1 cung cấp những kiến thức kỹ năng cơ bản về phương pháp bố cục tranh và sử dụng chất liệu.

45. Bố cục 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1, Bố cục 1.

Học phần nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng bố cục tranh và sử dụng chất liệu trên cơ sở kiến thức kỹ năng cơ bản của Bố cục 1.

46. Bố cục 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1, Ký hoạ mầu, Bố cục 1, Bố cục 2.

Học phần tiếp tục nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng xây dựng bố cục tranh và sử dụng chất liệu ở mức độ sâu hơn.

47. Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Mỹ thuật năm thứ nhất.

Học phần trang bị những kiến thức về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở.

48. Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

Học phần trang bị những kiến thức về cách thiết kế bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học, cách tiến hành thực hành sư phạm các phân môn Mỹ thuật.

49. Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm sâu và cụ thể hơn trong công việc dạy học của giáo viên Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở.

50. Thực hành sư phạm Mỹ thuật 3: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2.

Học phần tạo cơ sở để sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học: nghiên cứu sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em, phương pháp dạy học, thiết kế đồ dùng dạy học, khai thác nghệ thuật văn hoá truyền thống của địa phương vào công tác học tập giảng dạy...

51. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học, các học phần về Mỹ thuật (năm thứ nhất).

Học phần củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

52. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần ngành Sư phạm Mỹ thuật năm thứ hai

Học phần củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Mỹ thuật được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Mỹ thuật và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Mỹ thuật, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Mỹ thuật đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy Mỹ thuật đạt chuẩn ở các địa phương, có khả năng bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Cụ thể như sau: tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như: Giải phẫu tạo hình 91 đvht), Lịch sử Mỹ thuật thế giới (2 đvht), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (2 đvht) và Mỹ thuật học (1 đvht); Đồng thời đưa thêm các học phần mới như: Vẽ người mầu (3 đvht), Điêu khắc (3 đvht), Trang trí ứng dụng 2 (3 đvht), Ký hoạ đen trắng 2 (3 đvht), Ký hoạ mầu (3 đvht), Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2 (3 đvht) và Thực hành sư phạm Mỹ thuật 3 (2 đvht) (Xem Phụ lục 1).

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường do hoàn cảnh cụ thể có thể phải dạy 2 môn, trong đó môn dạy chính là Mỹ thuật. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3 Phân bố thời gian cho các học phần chuyên môn

Thời lượng của các học phần được bố trí như sau:

- Đối với các học phần lý thuyết ngành: 1 đvht = 15 tiết.

- Đối với các học phần: Hình họa/Điêu khắc, Trang trí, Ký hoạ/Bố cục: 1 đvht = 30 tiết. Ngoài ra các tiết lý thuyết, các bài thực hành được bố trí sao cho 1/2 thời gian có giảng viên trên lớp và 1/2 thời gian sinh viên tự học có sự quản lý của Khoa hoặc Phòng Đào tạo.

4.4. Định hướng phương pháp dạy học

Giảm bớt tính hàn lâm, lý thuyết trong các học phần. Tăng cường tính thực hành, ứng dụng thực tế nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên. Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho sinh viên tự nâng cao trình độ. Nội dung các học phần cần bám sát chương trình Mỹ thuật ở Trung học cơ sở để đáp ứng yêu cầu đào tạo, chuẩn bị cho sinh viên có khả năng giảng dạy tốt chương trình Mỹ thuật ở Trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Trung học cơ sở.

Học tập ngoài trường: Để thực hiện các bài về ký hoạ cần tìm những địa điểm phù hợp với nội dung của bài: tổ chức đi bảo tàng, triển lãm Mỹ thuật và các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật.

4.5. Định hướng đánh giá

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng dạy Mỹ thuật ở Trung học cơ sở. Cụ thể:

- Nắm vững một số kiến thức cơ bản về: giải phẫu, xa gần, phương pháp vẽ theo mẫu trang trí, vẽ tranh, lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Thế giới.

- Có kỹ năng thực hành cơ bản; vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh phân tích tác phẩm trong thường thức Mỹ thuật (ở mức độ chưa chuyên sâu).

- Có kỹ năng thực hành sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Trung học cơ sở; xây dựng kế hoạch bài học, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh Trung học cơ sở vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đề tài và thường thức Mỹ thuật.

4.6. Điều kiện về cơ sở vật chất

- Lớp học: Học chuyên môn (Hình hoạ, Trang trí, Điêu khắc, Bố cục, Ký hoạ) bố trí từ 10 đến 15 sinh viên/lớp; Các học phần khác: từ 40 đến 50 sinh viên/lớp.

- Phòng học: có đủ các loại phòng để dạy các học phần hoạ hình, trang trí và lý thuyết ngành. Phòng học có kích thước theo quy định chuẩn, có nguồn sáng chiếu từ một phía, có bảng giảng bài, bảng vẽ, bàn và ghế ngồi vẽ, giá vẽ, bục để giá vẽ. Bàn xoay để nặn, đất nặn, máy chiếu hình và màn ảnh.

- Mẫu vẽ là đồ vật, hoa quả hoặc các loại tượng thạch cao, mẫu người thật.

- Đồ dùng học tập bắt buộc: hộp đựng mầu vẽ, mầu vẽ, giấy vẽ, cặp hoặc sổ ký hoạ, bút lông cây cọ, than vẽ, bút chì mềm, bảng vẽ, bảng pha mầu, keo...

- Thư viện với các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa về Mỹ thuật, các tập tranh ảnh về tác phẩm, tác giả, tuyển tập Mỹ thuật, băng hình về Mỹ thuật...

4.7. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Mỹ thuật là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Mỹ thuật trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi bỏ đi các học phần sau: Vẽ tượng người (đen trắng), Vẽ tĩnh vật (mầu) và Mỹ thuật học. Ngoài ra giảm thời lượng của một số học phần như Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng (1 đvht), Trang trí ứng dụng 1 (1 đvht), Ký hoạ đen trắng 1 (1 đvht), Bỗ cục 2 (1 đvht), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (1 đvht) và Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1 (2 đvht). Riêng học phần Giải phẫu tạo hình được tăng thêm 1 đvht (Xem Phụ lục 2). Để đảm bảo mục tiêu đào tạo, các giáo viên học chương trình này cần được hoàn thiện kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật để đạt chuẩn.

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC 1

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

 Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu tạo hình

3

2

Luật xa gần

2

3

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới

3

4

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

4

5

Mỹ thuật học

3

6

Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng)

3

7

Vẽ tượng chân dung người (đen trắng)

3

8

Vẽ tượng người (đen trắng)

3

9

Vẽ chân dung người (đen trắng)

3

10

Vẽ người (đen trắng)

3

11

Vẽ tĩnh vật (mầu)

3

12

Vẽ người (mầu)

3

13

Điêu khắc

3

14

Trang trí cơ bản

3

15

Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

3

16

Trang trí ứng dụng 1

3

17

Trang trí ứng dụng 2

3

18

Trang trí ứng dụng 3

3

19

Trang trí ứng dụng 4

3

20

Ký hoạ đen trắng 1

3

21

Ký hoạ đen trắng 2

3

22

Ký hoạ mầu

3

23

Bố cục 1

3

24

Bố cục 2

3

25

Bố cục 3

3

26

Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

3

27

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1

4

28

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2

3

29

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 3

2

 

PHỤ LỤC 2

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM MỸ THUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu tạo hình

3

2

Luật xa gần

2

3

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới

1

4

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

1

5

Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng)

3

6

Vẽ tượng chân dung người (đen trắng)

3

7

Vẽ chân dung người (đen trắng)

3

8

Trang trí cơ bản

3

9

Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

2

10

Trang trí ứng dụng

2

11

Ký hoạ đen trắng 1

2

12

Bố cục 1

3

13

Bố cục 2

2

14

Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

3

15

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM ÂM NHẠC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Âm nhạc trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Âm nhạc còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Âm nhạc trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập Sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Âm nhạc 16 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

3

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

3

Tiếng Việt thực hành

2

4

Nhập môn Tin học

3

5

Nhập môn Lôgic học

2

6

Đại cương Mỹ học

2

7

Thường thức Mỹ thuật

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc (môn 1) 52 đvht

1

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản

4

2

Hình thức và thể loại Âm nhạc 1

4

3

Lịch sử Âm nhạc Thế giới và Việt Nam 1

4

4

Đọc và ghi nhạc 1

4

5

Đọc và ghi nhạc 2

4

6

Đọc và ghi nhạc 3

2

7

Đọc và ghi nhạc 4

2

8

Đọc và ghi nhạc 5

2

9

Hát 1

4

10

Hát 2

2

11

Nhạc cụ 1

2

12

Nhạc cụ 2

4

13

Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

3

14

Múa

2

15

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

2

16

Phương pháp dạy Âm nhạc 1

5

17

Phương pháp dạy Âm nhạc 2

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh Thế giới: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá vật chất và tinh thần của những nền văn minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỷ3 XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

11. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Văn hoá học và văn hoá Việt Nam: Khái niệm về văn hoá Việt Nam, tiến trình văn hoá Việt Nam; Các thành tố của văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.

12. Tiếng Việt thực hành: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Phát triển những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên gồm: rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản, rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và kỹ năng về chính tả.

13. Nhập môn Tin học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

14. Nhập môn Logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

15. Đại cương Mỹ học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản của mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học; Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người.

16. Thường thức Mỹ thuật: 2 đvht

Học phần giới thiệu những nét đặc trưng khái quát nhất của mỹ thuật, một loại hình nghệ thuật sử dụng đường nét, hình khối mầu sắc... Giới thiệu sơ giản về các thể loại và tác động và của mỹ thuật đến đời sống tinh thần của con người.

17. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

18. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

19. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

20. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

21. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

22. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

23. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

24. Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu hệ thống các kiến thức về các nhân tố cơ bản của âm nhạc: cao độ, trường độ, nhịp điệu, quãng, điệu thức, hợp âm... làm nền tảng cho việc học tập tất cả các học phần khác, nhất là đọc và ghi nhạc. Đồng thời giúp sinh viên thực hiện tốt việc dạy phân môn Tập đọc nhạc và phân môn lý thuyết ở Trung học cơ sở, biết viết phần đệm cho các ca khúc Trung học cơ sở.

25. Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của điệu thức âm nhạc, quãng và các hợp âm 3, hợp âm 7.

26. Hoà âm ứng dụng và phối bè 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2, Nhạc cụ 1, 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản ban đầu về âm nhạc nhiều bè để có thể học tốt các nội dung: Hình thức, Thể loại, Đọc nhạc nhiều bè, Nhạc cụ.

27. Hoà âm ứng dụng và phối bè 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2, Nhạc cụ 1, 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những ứng dụng biết phối bè cho ca khúc, hợp xướng đơn giản và đặt hợp âm cho phần đệm.

28. Hình thức và Thể loại âm nhạc 1: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2; Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2; Nhạc cụ 1, 2.

Học phần trang bị nguyên tắc cấu trúc các hình thức âm nhạc đơn giản và tính chất một vài thể loại âm nhạc phổ biên. Có khái niệm ban đầu về một vài hình thức, thể loại âm nhạc lớn và phức tạp. Biết phân tích hình thức, thể loại các ca khúc, dân ca trong sách giáo khoa Trung học cơ sở.

29. Hình thức và Thể loại âm nhạc 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2; Hoà âm ưng dụng và phối bè 1, 2l; Nhạc cụ 1, 2.

Học phần đi sâu vào một vài hình thức, thể loại âm nhạc lớn và phức tạp.

30. Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam 1: 2 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Các học phần giáo dục đại cương, Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2.

Học phần cung cấp những kiến thức sơ giản, nhưng tương đối khái quát và có hệ thống về lịch sử phát triển của âm nhạc thế giới và âm nhạc Việt Nam với một số tìm tòi sáng tạo và những thành tựu đáng chú ý trong các lĩnh vực sáng tác, lý luận, chế tạo nhạc khí qua các thời đại, một số trường phái, trào lưu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Trên cơ sở đó, sẽ giảng dạy tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở bậc Trung học cơ sở.

31. Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần giáo dục đại cương; Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2.

Học phần cung cấp những kiến thức sâu hơn về lịch sử phát triển của âm nhạc thế giới và âm nhạc Việt Nam về một số trường phái, trào lưu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

32. Đọc và ghi nhạc 1: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2.

- Đọc được các bài từ 0 đến 2 dấu hoá của gam trưởng, thứ tự nhiên và hoà thanh. Đọc tốt các mẫu tiết tấu thuộc nhịp 2/4, 3/4, 3/8, 6/8 ở mức vừa phải với trường độ không quá móc kép.

- Nghe cao độ ở khoá Sol và một số ở khoá Fa ở mức độ dễ không có biến âm. Ghi lại sau khi nghe một câu nhạc ngắn.

33. Đọc và ghi nhạc 2: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 1

- Đọc các bản nhạc ở các giọng đã học và luyện đọc các bài có 3, 4, 5 dấu hoá, đọc có nhạc cảm các trích đoạn tác phẩm trong và ngoài nước và một số dân ca.

- Tập thị xướng câu nhạc. Luyện các âm hình tiết tấu ở nhịp 2/4, 6/8 phức tạp hơn, có sử dụng chùm ba móc kép.

- Tập nghe nhạc - ghi nhạc với các quãng xa ở tốc độ nhanh hơn. Biết nghe xác định giọng, xác định nhịp câu hát. Luyện nghe - ghi trí nhớ, thực hành điền cao độ, điều tiết tấu. Ghi hoàn chỉnh câu nhạc ở nhịp 2/4, 6/8.

34. Đọc và ghi nhạc 3: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 2.

- Rèn luyện các kỹ năng đọc gam, đọc quãng ở các gam trưởng, thứ, tự nhiên và giai điệu. Thử tập một số bài có 4, 5, 6 dấu hoá. Biết phân câu và các kỹ thuật đọc luyến, đanh, nhấn với các cường độ khác nhau. Đọc tốt các mẫu tiết tấu ở nhịp 2/4, 6/8 có sử dụng dấu nhấn, dấu nối và lấy đà.

- Nghe - ghi nhạc có biến âm, ghi nhạc bằng trí nhớ, tập ghi lại một câu, một bài hát đã thuộc. Ghi hoàn chỉnh một hai câu nhạc ở mức vừa phải.

35. Đọc và ghi nhạc 4: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 3, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2.

- Luyện đọc hoàn chỉnh các bài có cao độ tiết tấu vừa phải, có thể thêm biến âm, âm thêu... Tập dịch giọng quãng 2, quãng 3 các bài hát thiếu nhi. Thị xướng kết hợp dịch giọng. Bắt đầu đọc 2 bè.

- Ghi hoàn chỉnh từ 2 - 4 câu nhạc, rèn luyện ghi tiết tấu, ghi lại câu hát,.. Tập cách ghi tốc ký và tập ghi 2 bè đơn giản.

36. Đọc và ghi nhạc 5: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 4, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2.

- Đọc các bài có ly điệu. Hoàn thiện kỹ năng đọc tiết tấu, đọc nhạc tách biệt, thị xướng, dịch giọng. Tập đọc hợp xướng 3 bè.

- Ghi hoàn chỉnh 4 câu nhạc có ly điệu. Tập ghi 2 bè. Tiếp tục ghi tốc ký và ghi theo trí nhớ. Ghi lại nhạc của một câu hát, một bài hát đã thuộc. Tập ghi các âm sắc trên đàn phím điện tử.

37. Hát 1: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2; Đọc và ghi nhạc 1, 2; Hình thức và Thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần rèn luyện tư thế hát, biết sử dụng âm thanh tự nhiên để hát rõ lời, có diễn cảm. Biết thể hiện các bài hát ở Trung học cơ sở, ca khúc quần chúng đúng phong cách, thể loại.

38. Hát 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2: Đọc và ghi nhạc 1 - 5.

Học phần giúp cho sinh viên hiểu biết về hát tập thể, các kỹ năng hát tập thể cơ bản để sử dụng dạy hát tập thể ở Trung học cơ sở.

39. Hát dân ca: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hát 1, Đọc và ghi nhạc 1 - 5; Âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Học phần giúp cho sinh viên biết hát một số làn điệu dân ca phổ biến ở các thể loại khác nhau của các vùng, miền để biết yêu quý, gìn giữ, phổ biến và phát triển các làn điệu dân ca Việt Nam.

40. Nhạc cụ 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2; Đọc và ghi nhạc 1 - 5.

Học phần giới thiệu cấu trúc phím điện tử. Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản của tay phải, tay trái. Kỹ thuật luyện ngón trên giọng Đô trưởng, La thứ và ứng dụng đệm ca khúc.

41. Nhạc cụ 2: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhạc cụ 1, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2; Hình thức và thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để hiểu và vận dụng hoà thanh trên đàn, tập phối hoà thành đệm đàn được một số kỹ thuật, phục vụ cho việc vận động 24 ca khúc ở Trung học cơ sở.

42. Đệm đàn: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhạc cục 1, 2, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2; Hình thức và thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần giới thiệu cho sinh viên về ứng dụng các kỹ năng của môn nhạc cụ, vận dụng hoà âm trên đàn đệm cho hát (đơn ca, đồng ca, hợp xướng) phù hợp với hình thức, thể loại, đệm đàn cho múa, đệm đàn cho hoạt cảnh sân khấu đơn giản.

43. Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2; Đọc và ghi nhạc 1 - 5; Hát 1, 2; Nhạc cụ 1, 2; Múa.

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về chỉ huy. Biết dàn dựng một số hình thức hát tập thể và chỉ đạo một số hoạt động ngoại khoá của học sinh Trung học cơ sở.

44. Múa: 1 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 1 - 5, Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2; Nhạc cụ 1, 2.

Học phần giới thiệu cho sinh viên loại hình nghệ thuật dùng động tác, tư thế cách điệu, để từ đó thể hiện động tác múa theo tính chất nhịp điệu âm nhạc. Biết sơ lược phương pháp biên soạn động tác phụ hoạ cho những bài hát có tính chất âm nhạc khác nhau ở Trung học cơ sở.

45. Phương pháp dựng chương trình tổng hợp: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hát 1, 2, Múa, Nhạc cụ 1, Hình thức và Thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần giới thiệu cho sinh viên một vài nguyên tắc trong việc dàn dựng các chương trình biểu diễn tổng hợp: hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng, múa, hoạt cảnh hát, dân ca, phù hợp với nội dung của các ngày lễ, hội họp trong nhà trường cũng như ở cộng đồng địa phương nơi trường cư trú.

46. Âm nhạc cổ truyền Việt Nam: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử âm nhạc Việt Nam và Thế giới, Hát dân ca.

Học phần trang bị những kiến thức tổng quát và sơ giản về hệ nhạc khí, các thể loại ca nhạc cổ truyền, giữa các vùng âm nhạc. Đồng thời có thể tập hát một số bài dân ca thuộc loại đồng dao, ru, hò, lý tiêu biểu và làm quen với một vài nhạc cụ đơn giản, phổ biến, để có thể giới thiệu cho học sinh Trung học cơ sở.

47. Phương pháp dạy học âm nhạc 1: 2 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần chuyên môn về âm nhạc.

Học phần cung cấp cơ sở lý luận chung về dạy học âm nhạc và nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, giáo dục âm nhạc ở Trung học cơ sở.

Có kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học Âm nhạc, tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khoá.

48. Phương pháp dạy học âm nhạc 2: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học âm nhạc 1.

Học phần giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức và phương pháp bộ môn vào công tác dạy học Âm nhạc và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Trung học cơ sở.

49. Thực hành sư phạm âm nhạc: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học âm nhạc 1, 2; các học phần chuyên môn về âm nhạc.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm cụ thể và sâu hơn trong việc dạy học của giáo viên Âm nhạc Trung học cơ sở. Đồng thời giúp sinh viên tập làm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dạy âm nhạc ở Trung học cơ sở.

50. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

51. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc.

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Âm nhạc được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Âm nhạc và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Âm nhạc. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Âm nhạc, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Âm nhạc đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy Âm nhạc cốt cán ở các địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tư phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cụ thể như sau: Bổ sung thêm các học phần chưa có ở mục 3.1.2 như: Hoà âm ứng dụng và phối bè 1 (4 đvht), hoà âm ứng dụng và phối bè 2 (2 đvht), Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 2 (2 đvht), Hình thức và thể loại âm nhạc 2 (2 đvht), Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 2 (3 đvht), Hát dân ca (2 đvht), Đệm đàn (4 đvht), Phương pháp dựng chương trình tổng hợp (4 đvht), Thực hành sư phạm Âm nhạc (5 đvht).

Đồng thời tăng thêm thời lượng cho các học phần: Đọc và ghi nhạc 3 (2 đvht), Đọc và ghi nhạc 4 (2 đvht), Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể (1 đvht), Múa (2 đvht). (Xem Phụ lục 1).

4.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình giáo dục

- Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho các trường Cao đẳng sư phạm đang còn yếu và thiếu bằng các khoá bồi dưỡng ngắn hạn để có thể hiểu được những thay đổi, đổi mới của chương trình và nội dung kiến thức giúp học dạy tốt chương trình mới.

- Cần có các phương tiên phục vụ cho giảng viên và sinh viên như: đàn, sách giáo khoa, nốt nhạc, băng âm thanh, dàn máy.

- Các học phần Nhạc cụ chỉ ghi chung là nhạc cụ 1, 2 và học nhạc cụ cụ thể nào do địa phương và các trường quyết định. Hiện nay, mới biên soạn chương trình học đàn phím điện tử hoặc đàn guitare. Bởi, nếu biết chơi đàn phím điện tử hoặc Piano rất thuận lợi cho việc học các môn khác và sau này khi ra trường dạy ở Trung học cơ sở sẽ đệm cho học sinh hát, múa. Đây là phương tiện giúp giáo viên dạy nhạc tốt hơn.

- Khi tuyển sinh dần dần phải nâng trình độ đầu vào, không thể chỉ tuyển văn hoá mà không có các nội dung về âm nhạc như thử tai nghe, thử đọc nhạc, thử hát, thử đánh đàn. Sau khoảng vài ba năm nữa, cần có quy định trình độ tối thiểu đầu vào về âm nhạc, mới có thể hoàn thành tốt chương trình mới.

4.4. Về phương pháp dạy và học

- Khi biên soạn chương trình học phần cần có phần trình bày về cách dạy và học học phần đó với phương châm lấy người học làm trung tâm. Tránh cách dạy độc thoại, dạy không có sự vang lên của âm thanh qua đàn, băng.

- Tăng cường các phương pháp để sinh viên chủ động và phát triển các suy nghĩ, chính kiến của mình.

- Dạy và học âm nhạc luôn phải xuất phát từ cảm thụ âm thanh, để rèn luyện cho sinh viên từ có năng khiếu, trở thành có năng lực, đạt được mục tiêu đào tạo giáo viên âm nhạc ở Trung học cơ sở. Do tính chất đặc biệt của ngành nghệ thuật này, nên khái niệm lý thuyết và thực hành luôn đan xen trong từng học phần, từng tiết dạy và học. Các học phần phải được coi như nhau khi chuẩn bị giữa lý thuyết và thực hành.

- ở chương trình khung, nhiều học phần liên quan trực tiếp cho việc hình thành khả năng âm nhạc. Một số học phần tuy có thời lượng ít, nhưng chúng rất quan trọng sẽ tạo cho sinh viên có kiến thức tổng hợp, toàn diện, làm nền tảng cho việc hoàn thiện khả năng, năng lực.

- Muốn đạt được việc dạy và học âm nhạc xuất phát từ cảm thụ âm nhạc, các trường cần phải bảo đảm các điều kiện trong chương trình của từng học phần (yêu cầu về đàn, tác phẩm, băng đĩa, máy, ti vi...).

- Đào tạo giáo viên âm nhạc có khác biệt với các ngành đào tạo khác, bởi đó là ngành nghệ thuật đặc thù. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để các học phần trong chương trình có thể thực thi. Tính đặc thù không chỉ đòi hỏi các phương tiện truyền đạt, phương tiện phục vụ cho sinh viên mà còn cả ở quan niệm và cách tổ chức lớp học. Các học phần hát, đàn, chỉ huy... dần phải tiến tới lên lớp chỉ một thầy, một trò. Các học phần còn lại có quy mô lớn không quá 15 sinh viên để đảm bảo có thể hoạt động thực hành tại lớp theo nhóm, cá nhân. Kiểm tra của từng học phần chủ yếu theo dạng vấn đáp cá nhân hoặc trình diễn chương trình cá nhân.

- Việc đào tạo giáo viên Âm nhạc có liên quan đến sự phát triển năng khiếu, rèn luyện tài năng cá nhân. Chuẩn về trình độ cần ghi cụ thể ở chương trình chi tiết các học phần.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Âm nhạc là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Âm nhạc trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản (1 đvht), Hình thức và thể loại âm nhạc 1 (2 đvht), Lịch sử Âm nhạc Thế giới và Việt Nam (2 đvht), Đọc và ghi nhạc 1 (2 đvht), Đọc và ghi nhạc 2 (2 đvth), Hát 1 (2 đvht), Nhạc cụ 2 (2 đvht), Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể (1 đvht), Múa (1 đvht), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (1 đvht), Phương pháp dạy học Âm nhạc 1 (3 đvht). Tăng thêm thời lượng cho học phần Phương pháp dạy học Âm nhạc 2 (1 đvht) (Xem Phụ lục 2).

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC 1

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1

4

2

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 2

2

3

Hoà âm ứng dụng và phối bè 1

4

4

Hoà âm ứng dụng và phối bè 2

2

5

Hình thức và thể loại Âm nhạc 1

4

6

Hình thức và thể loại Âm nhạc 2

2

7

Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 1

4

8

Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 2

3

9

Đọc và ghi nhạc 1

4

10

Đọc và ghi nhạc 2

4

11

Đọc và ghi nhạc 3

4

12

Đọc và ghi nhạc 4

4

13

Đọc và ghi nhạc 5

2

14

Hát 1

4

15

Hát 2

2

16

Hát dân ca

2

17

Nhạc cụ 1

2

18

Nhạc cụ 2

4

19

Đệm đàn

4

20

Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

4

21

Múa

4

22

Phương pháp dựng chương trình tổng hợp

4

23

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

2

24

Phương pháp dạy học Âm nhạc 1

5

25

Phương pháp dạy học Âm nhạc 2

2

26

Thực hành sư phạm Âm nhạc

5

 

PHỤ LỤC 2

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1

3

2

Hình thức và thể loại Âm nhạc 1

3

3

Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 1

2

4

Đọc và ghi nhạc 1

2

5

Đọc và ghi nhạc 2

2

6

Đọc và ghi nhạc 3

2

7

Đọc và ghi nhạc 4

2

8

Đọc và ghi nhạc 5

2

9

Hát 1

2

10

Hát 2

2

11

Nhạc cụ 1

2

12

Nhạc cụ 2

2

13

Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

2

14

Múa

1

15

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

1

16

Phương pháp dạy học Âm nhạc 1

2

17

Phương pháp dạy học Âm nhạc 2

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Thể chất trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Giáo dục Thể chất ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục Thể chất còn có thể dạy được môn thứ hai khác môn Giáo dục Thể chất trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

172 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

127

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Giáo dục Thể chất (môn 1)

55

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8

b) Riêng cho ngành Giáo dục Thể chất 12 đvht

1

Xác suất - Thống kê

2

2

Nhập môn Tin học

2

3

Môi trường và con người

2

4

Nhập môn Logic học

2

5

Sinh hoá

2

6

Sinh cơ

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Giáo dục Thể chất (môn 1) 50 đvht

1

Giải phẫu học

3

2

Sinh lý học thể dục thể thao

3

3

Vệ sinh và y học thể dục thể thao

3

4

Tâm lý học thể dục thể thao

2

5

Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

3

6

Thể dụng thực dụng, thể dục đồng diễn

2

7

Thể dục tự do

2

8

Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

3

9

Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã

2

10

Nhảy xa

2

11

Nhảy cao

2

12

Ném bóng, đẩy tạ

2

13

Đá cầu

2

14

Bóng đá

2

15

Bóng chuyền

2

16

Cầu lông

2

17

Bơi

2

18

Cờ vua

2

19

Trò chơi vận động

2

20

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

5

21

Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Xác suất - Thống kê: 2 đvht

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về xác suất: Hoán vị, tổ hợp; Định nghĩa xác suất cổ điển; Dãy phép thử; Đại lượng ngẫu nhiên; Hàm phân bố; Các số đặc trưng. Thống kê: lý thuyết mẫu; ước lượng; bài toán kiểm định giả thiết đơn giản; hồi quy và tương quan.

10. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Môi trường và con người; 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị các kiến thức về khoa học môi trường: Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ; Các nguyên lý cơ bản của sinh thái học và khoa học môi trường; Dân số học và sự phát triển dân số; Nhu cầu của con người; Khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường; Chương trình bảo vệ môi trường.

12.Nhập môn Logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu cho sinh viên khái niệm về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyên và nâng cao tư duy khoa học.

13. Sinh hoá: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu trúc, vai trò, sự trao đổi các chất đường, đạm, mỡ, các chất khoáng, men, vitamin và hoóc môn trong cơ thể, cấu trúc hoá học của cơ, xương, cơ tim, cơ chế hoá học của sự co cơ và quá trình tạo năng lượng trong cơ thể.

14. Sinh cơ: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu và Sinh lý học

Học phần trang bị cho sinh viên có những hiểu biết cần thiết về nguyên lý, kỹ thuật các môn thể thao được xây dựng tuân theo một số nguyên tắc, định luật cơ học nhất định. Từ đó giúp cho sinh viên khi trở thành người giáo viên có thể chủ động chọn lựa, soạn thảo các động tác, bài tập dạy cho học sinh.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Giải phẫu học: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý học, Sinh cơ.

Học phần giúp cho sinh viên có những kiến thức về hình thái và cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể, sự khác nhau về cấu tạo của các cơ quan ở các lứa tuổi và giới tính, sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đến các hệ cơ quan, đặc biệt hệ vận động. Là học phần cơ sở để học các nội dung về Sinh lý học, Sinh cơ, Sinh hoá trong vận động và Vệ sinh và Y học thể dục thể thao.

23. Sinh lý học thể dục thể thao: 2 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

Học phần trang bị những kiến thức về sinh lý cơ thể trong hoạt động thể dục thể thao, đặc điểm sinh lý tuổi học sinh Trung học cơ sở và hiểu rõ cơ chế sinh lý học của những môn thể thao phổ cập.

24. Vệ sinh và Y học thể dục thể thao: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý học thể dục thể thao.

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về Y học và Vệ sinh học trong tập luyện, kiểm tra hình thái, các chức năng và cách hoạt động để tăng cường sức khoẻ, thể lực cũng như phòng tránh, khắc phục một số hiện tượng gặp trong hoạt động thể dục thể thao.

25. Tâm lý học thể dục thể thao: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.

Học phần cung cấp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về cơ sở tâm lý hình thành kỹ năng vận động, những yêu cầu tâm lý trong giảng dạy động tác, giáo dục ý chí, tình cảm, đặc điểm tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao.

26. Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu học, Sinh lý học thể dục thể thao.

Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục phát triển chung, thể dục cơ bản, thể dục thể hình.

27. Thể dục thực dụng, thể dục đồng diễn: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần giới thiệu hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục thực dụng, thể dục đồng diễn.

28. Thể dục tự do: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần cung cấp hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục tự do.

29. Thể dục tự do, thể dục dụng cụ: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần cung cấp hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục tự do, thể dục dụng cụ.

30. Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh cơ, Sinh hoá, Sinh lý học thể dục thể thao.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật của 2 môn chạy cự ly ngắn và chạy tiếp sức, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp dạy học.

31. Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật của 2 môn chạy cự ly trung bình và chạy việt dã, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy nâng cao sức bền cho học sinh Trung học cơ sở.

32. Nhảy xa: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật của 2 môn nhảy xa kiểu “ngồi”, kiểu “ưỡn thân”, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

33. Nhảy cao: 2 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức; Nhảy xa.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật các kiểu nhảy cao “bước qua”, “nằm nghiêng”, “úp bụng”, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

34. Ném bóng, đẩy tạ: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý ném -d đẩy, kỹ thuật ném bóng trúng đích và đi xa, kỹ thuật đẩy tạ “Vai hướng ném” và “Lưng hướng ném”, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

35. Đá cầu: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn đá cầu, phương pháp giảng dạy, luật thi đấu, các tổ chức và trọng tài một giải đá cầu ở trường phổ thông.

36. Bóng đá: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Điền kinh, Đá cầu.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn bóng đá, phương pháp giảng dạy, luật thi đấu bóng đá mini và người lớn, cách tổ chức và trọng tài bóng đá ở Trung học cơ sở.

37. Bóng chuyền: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Điền kinh

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn bóng chuyền, luật thi đấu bóng chuyền mini và người lớn, cách tổ chức và trọng tài, phương pháp giảng dạy bóng chuyền cho học sinh Trung học cơ sở.

38. Cầu lông: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn Cầu lông, luật thi đấu, cách tổ chức và trọng tài môn cầu lông và phương pháp giảng dạy cầu lông cho học sinh Trung học cơ sở.

40. Bơi: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

Học phần cung cấp các kỹ thuật của môn bơi nhằm giúp sinh viên trở thành người giáo viên thể dục biết bơi và dạy được cho học sinh biết bơi.

40. Cờ vua: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản của môn Cờ vua, luật thi đấu, cách tổ chức trọng tài cờ vua và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

41. Trò chơi vận động: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần điền kinh, Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết và những trò chơi cụ thể để có thể tiến hành các giờ dạy thể dục một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả cao.

42. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Giáo dục thể chất

Nhằm trang bị cho sinh viên có hệ thống các lý luận, phương pháp giáo dục thể chất, lịch sử phát triển thể dục thể chất, lịch sử phát triển thể dục thể thao thế giới và Việt Nam, về quản lý trong thể dục thể thao, từ đó hình thành năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.

43. Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao: 1- 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, các học phần về Giáo dục thể chất, Xác suất - Thống kê.

Nhằm giới thiệu cho sinh viên quy trình tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học, cách chọn những test đặc trưng của thể dục thể thao và cách viết một báo cáo khoa học.

Giúp sinh viên khi ra trường biết và có thể dạy môn Thể dục và các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá một cách bài bản, chủ động, đúng phương pháp khoa học với hiệu quả cao.

44. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Tâm lý học, Giáo dục học

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiến địa phương, thực hiện giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

45. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần kiến thức ngành Giáo dục Thể chất.

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Thể chất được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Giáo dục Thể chất và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 172 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Thể dục. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Giáo dục Thể chất, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Giáo dục Thể chất đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy thể dục cốt cán ở các địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Mục tiêu đào tạo các môn tự chọn chuyên sâu tương đương trình “cấp II - vận động viên”, một môn khác đạt trình độ “cấp III - vận động viên”.

Cụ thể như sau: tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như: Giải phẫu học (1 đvht); Sinh lý học thể dục thể thao (2 đvht); Vệ sinh và y học thể dục thể thao (1 đvht); Tâm lý học thể dục thể thao (1 đvht); Đại cương thể dục, thể dục phát triển chung (1 đvht). Thể dục dụng cụ, thể dục đồng diễn (1 đvht); Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức (1 đvht); Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã (1 đvht); Nhảy xa (2 đvht); Nhảy cao (3 đvht); Ném bóng, đẩy tạ (2 đvht); Đá cầu (1 đvht); Bóng đá (2 đvht); Bóng chuyền (2 đvht); Cầu lông (2 đvht), Bơi (1 đvht); Cờ vua (2 đvht); Trò chơi vận động (1 đvht); Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất (1 đvht); Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (1 đvht); Đồng thời thay học phần “Thể dục tự do” bằng học phần “Thể dục tự do, Thể dục dụng cụ” (5 đvht). (Xem Phụ 1).

4.3. Về nội dung các học phần

- Cụ thể và lượng hoá được mục tiêu, yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, ví dụ như yêu cầu đạt hai nội dung Vận động viên cấp II, các nội dung còn lại đạt tiêu chuẩn Rèn luyện thể thao cấp III.

- Ưu tiên hợp lý thời lượng cho các học phần tự chọn nhằm linh hoạt và mềm hoá chương trình, giúp các trường và sinh viên được chọn môn học phù hợp, để đưa vào nội dung đào tạo nhằm nâng cao thành tích thể thao cho sinh viên.

- Đưa 3 đvht Giáo dục Thể chất (phần giáo dục đại cương) vào đào tạo chuyên môn của ngành. Tổng số học trình đào tạo được tăng lên tổng cộng 55 đvht.

- Nội dung và cấu trúc chương trình thể hiện mục tiêu bồi dưỡng các năng lực cho sinh viên, đặc biệt năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, cân đối giữa lý luận và thực hành.

- Nội dung và thời lượng các học phần giáo dục đại cương và lý luận phương pháp giảng dạy bộ môn theo hướng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn đào tạo giáo viên Giáo dục Thể chất trình độ Cao đẳng sư phạm và liên thông với chương trình trình độ đại học.

- Chương trình chỉ đề cập tới một số môn thể thao có tính phổ cập ở nước ta cũng như trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là những môn thể thao tối thiểu yêu cầu giáo viên Thể dục thể thao cần biết để có thể dạy và hướng dẫn cho học sinh hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá.

- Trong chương trình Giáo dục đại cương còn dành ít nhất 4 đvht tự chọn.

- Về nội dung chuyên môn tự chọn có ít nhất 5 đvht. Các học phần thể thao tự chọn bao gồm những học phần đã có đề cương chi tiết và những học phần khác tuỳ theo điều kiện của mỗi trường mà tự xây dựng đề cương chi tiết. Đây là những học phần nhằm đa dạng, mềm hoá chương trình để các trường chủ động, sáng tạo về chuyên môn cũng như cách tổ chức thực hiện nhằm giúp từng sinh viên rèn luyện thành môn chuyên sâu nghề nghiệp của mình. Sinh viên chọn 2 trong những môn sau: Điền kinh (chọn 1 trong 5 nội dung), Cờ vua, Bóng chuyền, Bóng ném, Bóng rổ, Võ thuật, Thể dục dụng cụ, Bóng bàn, Cầu lông...

4.4. Định hướng phương pháp dạy học

- Đặc điểm của nhiều nội dung trong chương trình Giáo dục thể chất là học lý thuyết gắn liền với tập luyện. Tập luyện là hình thức học tập đặc thù của Giáo dục Thể chất. Chỉ có thông qua tập luyện mới hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo vận động giúp sinh viên khi trở thành giáo dục Giáo dục Thể chất không chỉ biết nói, mà còn làm mẫu được một cách chính xác những gì cần dạy cho học sinh, do đó phải dành nhiều thời gian cho thực hành.

- Trong các giờ thực hành, phần giảng về nguyên lý, kỹ thuật, phương pháp không giảng giải dài dòng, mà cần đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa ra những thông tin chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu để sinh viên dễ nhớ, nhớ lâu, tranh thủ được thời gian cho sinh viên tập luyện.

- Cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả cao. Muốn vậy cần đổi mới hình thức tổ chức giờ học theo phân nhóm không và có quay vòng, phối hợp hợp lý giữa tập lần lượt với tập đồng loạt để giảm thời gian sinh viên phải chờ đợi. Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo điều kiện cho sinh viên tự quản và tham gia đánh giá.

4.5. Định hướng đánh giá

- Cải tiến, nâng cao chất lượng cách kiểm tra, đánh giá truyền thống. Phát triển các hình thức trắc nghiệm để nâng cao tính khách quan, tính chính xác và nhịp độ kiểm tra, tạo điều kiện cho sinh viên tự kiểm tra và tham gia đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Coi trọng kiểm tra, đánh giá lý luận và thực hành kết hợp với thể lực và thành tích thể thao, thành thạo các kiến thức đã học.

4.6. Trường hợp lựa chọn Giáo dục Thể chất là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Thể chất trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Giáo dục Thể chất (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Giải phẫu học (1 đvht); Sinh lý học thể dục thể thao ( 1 đvht); Vệ sinh và y học thể dục thể thao (1 đvht); Tâm lý học thể dục thể thao (1 đvht); Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã 91 đvht); Trò chơi vận động (1 đvht); Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất (1 đvht); Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (1 đvht); đồng thời bỏ các học phần Cầu lông, Bơi (Xem Phụ lục 2).

ở những chương trình đào tạo giáo viên ghép với Giáo dục Thể chất là môn phụ (môn 2), trong nội dung phần giáo dục đại cương thuộc chương trình ngành chính không học các học phần Giáo dục Thể chất (3 đvht).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC 1

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu học

4

2

Sinh lý học thể dục thể thao

5

3

Vệ sinh và y học thể dục thể thao

4

4

Tâm lý học thể dục thể thao

3

5

Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

4

6

Thể dụng thực dụng, thể dục đồng diễn

3

7

Thể dục tự do, Thể dục dụng cụ

5

8

Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

4

9

Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã

3

10

Nhảy xa

4

11

Nhảy cao

5

12

Ném bóng, đẩy tạ

4

13

Đá cầu

3

14

Bóng đá

4

15

Bóng chuyền

4

16

Cầu lông

4

17

Bơi

3

18

Cờ vua

4

19

Trò chơi vận động

3

20

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

6

21

Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao

3

 

PHỤ LỤC 2

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu học

2

2

Sinh lý học thể dục thể thao

2

3

Vệ sinh và y học thể dục thể thao

2

4

Tâm lý học thể dục thể thao

1

5

Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

3

6

Thể dụng thực dụng, thể dục đồng diễn

2

7

Thể dục tự do, Thể dục dụng cụ

2

8

Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

3

9

Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã

1

10

Nhảy xa

2

11

Nhảy cao

2

12

Ném bóng, đẩy tạ

2

13

Đá cầu

2

14

Bóng chuyền

2

15

Cờ vua

2

16

Trò chơi vận động

1

17

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

4

18

Phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao

1

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được phát triển để ghép vào các chương trình Cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên Trung học cơ sở có cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành phụ là công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Sinh viên sư phạm theo học chương trình Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Vận dụng đường lối quan điểm của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, áp dụng pháp luật, chính sách của nhà nước, điều lệ và nghi thức của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Thành thạo các kỹ năng thực hành nghi thức, thực hành các hoạt động nghiệp vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, kỹ năng và phương pháp làm việc của giáo viên - tổng phụ trách Đội, phụ trách chi Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục thiếu nhi theo Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 35 đơn vị học trình

3. Khối kiến thức bắt buộc:

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc: 35 đvht

Số thứ tự

Tên các học phần

Số đvht

1

Những vấn đề chung

2

2

Tổ chức và hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

3

Công tác phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

2

4

Những vấn đề chung về nghi thức Đội

2

5

Nghi lễ và các thủ tục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

3

6

Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

7

Hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi

4

8

Hoạt động trại, tham quan, du lịch thiếu nhi

3

9

Hội thi của thiếu nhi

2

10

Hoạt động xã hội của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

3

11

Tổng phụ trách Đội trong trường học

3

12

Phụ trách chi đội trong trường học

2

13

Phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội

3

14

Phương pháp dạy học và huấn luyện nghi thức Đội

2

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những vấn đề chung: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần bao gồm những nội dung cơ bản nhất về cơ sở khoa học ngành công tác Đội, vị trí của Công tác Đội Thiếu niên tiền phong trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở; sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ và nhà nước ta đối với thiếu nhi và tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong và lịch sử phát triển của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong.

2. Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung

Học phần bao gồm những nội dung sau: Mục đích, tính chất, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đội; hệ thống tổ chức của Đội; Các nguyên tắc hoạt động và phương pháp công tác của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Vấn đề tự quản trong hoạt động Đội; Nội dung và hình thức hoạt động Đội.

3. Công tác phụ trách Đội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm những nội dung sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Đảng giao cho Đoàn phụ trách Đội; Công tác cán bộ phụ trách Đội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự chăm lo cơ sở vật chất cho công tác Đội; Sự phối hợp các lực lượng Giám đốc trong công tác giáo dục thiếu nhi.

4. Những vấn đề chung về nghi thức Đội: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm những nội dung sau: Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Các kỹ năng cơ bản của người đội viên về thực hành nghi thức; Vấn đề chỉ huy nghi thức Đội.

5. Nghi lễ và các thủ tục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung về nghi thức Đội

Nội dung của học phần bao gồm những nội dung về nghi lễ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và thực hành các nghi lễ; các vấn đề về đại hội Đội Thiếu niên tiền phong và thực hành Đại hội Chi đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

6. Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung; Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội trong công tác giáo dục thiếu nhi; Giới thiệu một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và thực hành một số hình thức hoạt động cụ thể.

7. Hoạt động múa, hát, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm những nội dung về hát, múa, kể chuyện và trò chơi thiếu nhi; ý nghĩa, tác dụng của các hoạt động này trong công tác Đội; thực hành, luyện tập về các hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi.

8. Hoạt động trại, tham quan, du lịch thiếu nhi: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi.

Học phần giới thiệu một cách hệ thống các vấn đề về trại thiếu nhi, tham quan, du lịch thiếu nhi và thực hành thiết kế, tổ chức một số loại hình tham quan, du lịch, thiếu nhi.

9. Hội thi của thiếu nhi: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi.

Nội dung của học phần gồm: Những vấn đề chung của hội thi thiếu nhi; Quá trình tiến hành hội thi; Thiết kế, tổ chức một số hội thi thiếu nhi cụ thể.

10. Hoạt động xã hội của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu một số hoạt động xã hội cụ thể của Đội: hoạt động nhân đạo từ thiện, hoạt động công ích, hoạt động tại nhà thiếu nhi, câu lạc bộ thiếu nhi, điểm vui chơi thiếu nhi, hoạt động truyền thống, hoạt động chủ đề, chủ điểm.

11. Tổng phụ trách Đội trong trường học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Công tác phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần giải quyết một cách hệ thống các vấn đề về: Phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông; Thực hành, thảo luận một số vấn đề về phương pháp công tác của tổng phụ trách trong trường Trung học cơ sở.

12. Phụ trách chi đội trong trường học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổng phụ trách Đội trong trường học.

Bao gồm những kiến thức cơ bản về: Công tác phụ trách chi đội trong trường học; Phụ trách nhi đồng ở trường tiểu học; Phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

13. Phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội; 3 đvht

Điều kiên tiên quyết: Các học phần về công tác Đội.

Khái quát về sự vận dụng các nguyên tắc hoạt động Đội, các phương pháp công tác Đội vào việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Phương pháp dạy học và tổ chức một số hoạt động cụ thể của Đội; Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng hoạt động Đội.

14. Phương pháp dạy học và huấn luyện nghi thức Đội: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội.

Học phần giới thiệu những vấn đề về phương pháp truyền đạt, huấn luyện nghi thức Đội; Phương pháp tổ chức thực hành nghi thức Đội; Thực hành phương pháp dạy kỹ năng đội viên.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

4.1. Về nội dung đào tạo

- Các học phần Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học khác như Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Giáo dục âm nhạc, Giáo dục mỹ thuật... và có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm.

Với tư cách là một ngành học, Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc hoạt động, phương pháp công tác của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, những cơ sở lý luận và thực tiễn, những quy định về tổ chức hoạt động của một tổ chức chính trị xã hội của thiếu nhi Việt Nam cùng lịch sử hoạt động của nó.

- Chương trình ngành công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được cấu trúc theo hướng tích hợp, lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành một cách hợp lý. Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành khoảng 40 : 60.

4.2. Định hướng phương pháp dạy học

Khi thực hiện chương trình cần đảm bảo các yêu cầu về phương pháp đào tạo như sau:

- Đối với các học phần nặng về lý thuyết cần tổ chức việc dạy và học theo yêu cầu phát huy tính chủ đạo của người dạy, chủ động tích cực của người học. Cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu: tài liệu, giáo trình, thiết bị dạy học. Tăng cường hoạt động tự nghiên cứu, tăng cường hình thức giao nhiệm vụ cho sinh viên và tổ chức học tập, hoạt động theo nhóm...

- Đối với các học phần nặng về thực hành, cần chú trọng các hoạt động thực hành, tập dượt, làm mẫu trong việc dạy và học, mục đích chủ yếu là rèn luyên kỹ năng nghiệp vụ. Khi dạy học các học phần này cần đảm bảo các điều kiện về sân bãi, đồ dùng, thiết bị, dụng cụ trang phục...

4.3. Định hướng đánh giá

- Đánh giá học tập thường xuyên bằng kiểm tra (viết hoặc vấn đáp).

- Tổ chức thi học phần t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2004/QĐ-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Biên bản thẩm định ngày 09/5/2003 của Hội đồng thẩm định chương trình khung giáo dục đại học khối ngành cao đẳng sư phạm;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành cao đẳng sư phạm, bao gồm các ngành sau:

1. Sư phạm Toán học

2. Sư phạm Vật lý

3. Sư phạm Hoá học

4. Sư phạm Sinh học

5. Sư phạm Tin học

6. Sư phạm Ngữ văn

7. Sư phạm Lịch sử

8. Sư phạm Địa lý

9. Giáo dục Công dân

10. Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp

11. Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

12. Sư phạm Kinh tế gia đình

13. Sư phạm Mỹ thuật

14. Sư phạm Âm nhạc

15. Giáo dục Thể chất

16. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, trường đại học, trường cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên trung học cơ sở trình độ cao đẳng và được áp dụng từ khoá tuyển sinh năm 2004.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Giám đốc các Đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Nhung

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TOÁN HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thấm nhuần thế giới quan Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiên trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Toán học còn có thể dạy được môn thứ hai khác môn Toán trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

42

2.2.2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu

127

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Toán học (môn 1)

55

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Toán học 9 đvht

1

Nhập môn Toán cao cấp

4

2

Nhập môn tin học

5

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Toán học (môn 1) 55 đvht

1

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số

6

2

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến số

4

3

Hình học giải tích

2

4

Đại số tuyến tính

6

5

Đại số đại cương B

4

6

Hình học cao cấp

5

7

Lý thuyết số

3

8

Cơ sở số học

3

9

Đại số sơ cấp và thực hành giải toán

6

10

Hình học sơ cấp và thực hành giải toán

5

11

Xác suất thống kê toán học

4

12

Phương pháp dạy học đại cương môn toán

4

13

Phương pháp dạy học các nội dung môn toán

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ: 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn toán cao cấp: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần gồm 2 phần:

Phần 1: Tập hợp, logic, quan hệ, ánh xạ.

Phần 2: Sơ lược về cấu trúc đại số cơ bản nhất (nhóm, vành, trường) và một số kiến thức bổ trợ (số phức, đa thức và phân thức).

Nội dung phần 2 còn được trình bày sâu sát hơn trong một số học phần khác (Cơ sở số học, Đại số đại cương; Đại số sơ cấp). Tuy nhiên nhiều học phần toán học khác cần những kiến thức cơ sở trên ngay từ đầu, học phần này nhằm phục vụ các yêu cầu đó.

11. Vật lý đại cương: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp

Đề cập đến các vấn đề về quy luật chuyển động và tương tác của vật chất; Sự bảo toàn và các định luật bảo toàn trong Cơ học, Nhiệt học, Điện học; Thuyết tương đối; Một số vấn đề về lý thuyết lượng tử; Cấu trúc nguyên tử và hạt nhân.

12. Nhập môn tin học: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học: Thông tin và cách xử lý thông tin, những nguyên lý cơ bản và cấu trúc tổng quát của hệ xử lý thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử; hệ điều hành và các phần mềm hỗ trợ; Ngôn ngữ lập trình cấp cao; ngôn ngữ lập trình PASCAL; một số cấu trúc dữ liệu cơ sở.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở), các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điển tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bay các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện, nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học; rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giới hạn - liên tục, đạo hàm - vi phân, nguyên hàm - tích phân của hàm số một biến số. Ngoài các nội dung trên, trong phần mở đầu còn trình bày sơ lược về số thực, giá trị tuyệt đối và sai số. Việc xây dựng số thực sẽ được nghiên cứu chi tiết trong học phần Cơ sở số học, ở đây chủ yếu giới thiệu tính đầy đủ của tập hợp số thực để dùng ngay từ đầu trong các học phần về Giải tích. Các nội dung về giá trị tuyệt đối và sai số còn phục vụ cho nhiều học phần toán học khác có trong chương trình.

21. Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến số: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phép tính vi phân và tích tích của hàm một biến số.

Trang bị những kiến thức về chuỗi số, chuỗi hàm; phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến. Nội dung chính là mở rộng lý thuyết về giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân và tích phân sang hàm số nhiều biến số.

22. Phương trình vi phân: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến.

Những khái niệm cơ bản về phương trình vi phân và hệ phương trình vi phân cùng những phương trình vi phân cơ bản giải được bằng cầu phương.

23. Hình học giải tích: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán học cao cấp.

- Bổ túc các kiến thức về hình học giải tích: tích vectơ, tích hỗn hợp. Toạ độ afin trong mặt phẳng và trong không gian. Đường thẳng và mặt phẳng trong toạ độ afin, toạ độ Đề các vuông góc.

- Toạ độ cực trong mặt phẳng; toạ độ cầu, toạ độ trụ trong không gian 3 chiều; Đường bậc 2 trong toạ đồ Đề các vuông góc, toạ độ cực; Mặt bậc 2; ứng dụng vào thực tế những kiến thức về đường, mặt trong không gian...

Học phần này cung cấp những kiến thức công cụ cho việc học tập các học phần Giải tích, Vật lý, một mặt làm cho sinh viên thấy được sức mạnh của phương pháp toạ độ trong hình học, mặt khác giúp cho họ học được hình học nhiều chiều (trong Đại số tuyến tính), hoặc được giải tích nhiều biến cũng như hiểu được tốt hơn về vật lý.

24. Đại số tuyến tính: 5 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình giải tích

Trang bị các kiến thức về: Định thức và các phương pháp tính định thức; Không gian vectơ, không gian con, cơ sở và số chiều của không gian vectơ hữu hạn chiều; lý thuyết hệ phương trình tuyến tính; ánh xạ tuyến tính; Các phép tính trên ma trận, giá trị riêng và vectơ riêng của một ánh xạ tuyến tính; Dạng song tuyến tính, dạng toàn phương, đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc; Quy hoạch tuyến tính; Giải bài toán đơn hình.

Đại số tuyến tính được coi là môn cơ sở của Toán học, có nhiều ứng dụng trong hầu hết các môn toán học khác nhau như Hình học, Giải tích, Quy hoạch tuyến tính, Lý thuyết phương trình đại số, Xác xuất và Thống kê, Tin học và cả những ngành khoa học khác. Đó chính là những ứng dụng của định thức, ma trận, hệ phương trình tuyến tính, giá trị riêng và vectơ riêng và dạng toàn phương.

25. Đại số đại cương B: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Toán cao cấp; Đại số tuyến tính; Lý thuyết số

Trang bị các kiến thức: Nửa nhóm, nhóm, nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương, đồng cấu nhóm, ảnh và hạt nhân; Vành, vành con, đồng cấu vành, ảnh và hạt nhân; Iđêan vành thương; Miền nguyên và trường; Vành chính và vành Ơ clit; Vành đa thức một ẩn, vành đa thức nhiều ẩn, đa thức trên các trường số; Đa thức bất khả quy trên trường số; Định lý cơ bản của đại số học số phức.

Học phần này có liên quan chặt chẽ với các học phần Số học, Đại số tuyến tính, Hình học, Giải tích v.v... Nó tìm được những ví dụ cụ thể về những cấu trúc đại số có sẵn trong các học phần ấy để minh hoạ cho việc nghiên cứu các cấu trúc đại số. Ngược lại, các tính chất của các cấu trúc đại số lại được áp dụng vào việc nghiên cứu các học phần này.

26. Đại số đại cương A: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Toán cao cấp, Đại số tuyến tính, Lý thuyết số

Nửa nhóm, nhóm, đồng cấu nhóm, ảnh và hạt nhân; Cấp của một nhóm, cấp của một phần tử; Định lý Lagrange: nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương; Định lý về mở rộng một vị nhóm giao hoán thành một nhóm giao hoán - ứng dụng vào việc xây dựng vành số nguyên Z; Vành, vành con, đồng cấu vành, ảnh và hạt nhân; iđêan một phía, iđêan hai phía, vành thương; miền nguyên và trường; trường các thương của một miền nguyên - ứng dụng vào việc xây dựng trường số hữu tỉ Q; Vành đa thức một ẩn - Đa thức đối xứng; Vành chính và vành Ơ clít; Đa thức trên trường số - Đa thức bất khả quy - Định lý cơ bản của đại số học số phức.

Học phần này có liên quan chặt chẽ với các học phần Số học, Đại số tuyến tính, Hình học, Giải tích v.v... Nó tìm được những ví dụ cụ thể về những cấu trúc đại số có sẵn trong các học phần ấy để minh hoạ cho việc nghiên cứu các cấu trúc đại số. Ngược lại, các tính chất của các cấu trúc đại số lại được áp dụng vào việc nghiên cứu các học phần này.

27. Hình học cao cấp: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình giải tích, Đại số đại cương, Đại số tuyến tính;

Nội dung bao gồm: Cơ sở hình học: lược sử hình học, phương pháp tiên đề xây dựng hình học, các hệ tiên đề Hinbe, Vây; Phân loại afin đường, mặt bậc hai trong không gian afin; Không gian Ơ clit, phân loại Ơ clit; Các phép biến hình trong mặt phẳng: phép biến hình afin, phép đẳng cự, phép đồng dạng; Mặt phẳng xạ ảnh và các mô hình của mặt phẳng xạ ảnh, một số định lý xạ ảnh, phương trình của đường thẳng xạ ảnh, mô hình xạ ảnh của mặt phẳng afin; Các phép biến hình xạ ảnh: phép biến đổi xạ ảnh của mặt phẳng xạ ảnh, phép ánh xạ ảnh từ đường thẳng đến đường thẳng, phép chiếu xuyên tâm; Đường bậc 2 trong mặt phẳng xạ ảnh.

Học phần này trình bày Hình học theo quan điểm nhóm để thấy được sự thống nhất của toán học trên quan điểm cấu trúc và từ đó thấy rõ mối liên hệ giữa Hình học xạ ảnh, Hình học afin, Hình học Ơ clit và có thể dùng kiến thức học phần này để nghiên cứu các học phần khác.

28. Lý thuyết số: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lý thuyết chia hết, về ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất của các số nguyên, các kiến thức về số nguyên, về lý thuyết đồng dư, định lý Ole và định lý Phéc ma, các hàm phần nguyên, hàm phần phân, hàm t(n), x(n) và C(n). Các kiến thức về phương trình đồng dư, hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

Học phần này cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng thiết thực cho việc dạy và học toán ở Trung học cơ sở. Nhiều vấn đề của lý thuyết số sẽ được khái quát và trừu tượng hoá trong Đại số đại cương. Nhiều kiến thức ở học phần này rất cần thiết để học các học phần Đại số đại cương, Cơ sở số học và Tin học.

29. Cơ sở số học: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại số đại cương, Lý thuyết số, Phép tính vi phân, Tích phân của hàm một biến số

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và các phương pháp xây dựng các hệ thống số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực và số phức. Sinh viên sẽ hiểu được nguyên nhân của sự ra đời và mở rộng các tập hợp số, các hình thức biểu diễn số: hệ g- phân, phân số, liên phân số hữu hạn, các kỹ thuật thực hành các phép toán trên các biểu diễn đó.

Các kiến thức về các hệ thống số rất cần và thiết thực cho người giáo viên toán trường Trung học cơ sở. Việc trình bày các kiến thức này bám sát và soi sáng cho cách trình bày ở sách giáo khoa phổ thông.

30. Đại số sơ cấp và thực hành giải toán: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở số học, Lý thuyết số.

- Nhắc lại những kiến thức đã học trong các học phần toán học cao cấp có liên quan đến các vấn đề về các tập hợp số, đa thức, phân thức đại số, giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn và biết cách vận dụng chúng vào việc giải những bài toán phổ thông tương ứng.

- Nhắc lại các quan điểm trình bày các vấn đề này trong chương trình ở trường Trung học cơ sở nhằm giúp sinh viên nắm vững các quan điểm ấy, tránh sai lầm khi giảng dạy ở trường Trung học cơ sở.

- Cung cấp tương đối đầy đủ các kiến thức về phương trình, hệ phương trình, tuyển nhiều phương trình; Các phép biến đổi tương đương thường gặp trong chương trình ở trường Trung học cơ sở; Các khái niệm phương trình hệ quả, nghiệm ngoại lai, sự mất nghiệm khi thực hiện các phép biến đổi không tương đương.

- Trình bày lại một cách chính xác các khái niệm về hàm số, đồ thị, một vài phép biến đổi sơ cấp đồ thị như tịnh tiến, co dãn.

- Hệ thống các dạng toán ở trường Trung học cơ sở.

Đây là học phần nghiệp vụ, thể hiện việc vận dụng toán học cao cấp học được trong trường Cao đẳng để soi sáng cho việc giảng dạy toán học sơ cấp ở Trung học cơ sở. Vì thế học phần này liên hệ mật thiết với các học phần toán học khác ở trường Cao đẳng như: Đại số tuyến tính, Đại số đại cương, Số học, Giải tích, Hình học, Xác suất và thống kê và đặc biệt là Lý luận dạy học vì nó vận dụng những kiến thức của những học phần này để giải và trình bày cách giải những bài toán sơ cấp.

31. Hình học sơ cấp và thực hành giải toán: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp.

- Chính xác hoá khái niệm độ dài, diện tích, thể tích, bổ sung các vấn đề về đường tròn, mặt cầu, nhằm trình bày một cách hệ thống các khái niệm phương tích, trục đẳng phương, hai đường tròn trực giao, chùm đường tròn, phép nghịch đảo, xây dựng lý thuyết quỹ tích, dựng hình dựa trên cơ sở của lý thuyết tập hợp, với cấu trúc logic chặt chẽ và hệ thống.

- Phân loại, hệ thống cách giải và phân tích lời giải các bài toán theo chương trình, sách giáo khoa Trung học cơ sở mới.

Đây là học phần nghiệp vụ, thể hiện việc dùng toán học cao cấp học được trong trường Cao đẳng để soi sáng cho việc giảng dạy toán học sơ cấp ở Trung học cơ sở. Học phần có liên hệ với nhiều học phần Toán học khác ở trường Cao đẳng, đặc biệt là Hình học và Lý luận dạy học vì nó vận dụng những kiến thức của những học phần này để giải và trình bày cách giải những bài toán sơ cấp.

32. Xác suất và thống kê toán học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn toán cao cấp, Đại số đại cương, các học phần Giải tích.

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm: biến cố ngẫu nhiên, biến cố sơ cấp, không gian biến cố sơ cấp, khái niệm xác suất, các tính chất của xác suất, biến ngẫu nhiên, hàm phân phối của biến ngẫu nhiên, các tính chất của hàm phân phối, các số đặc trưng, luật số lớn, định lý giới hạn trung tâm; Một số vấn đề thống kê toán học; mẫu ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thiết thống kê (kiểm định về trung bình, kiểm định về xác suất, so sánh hai xác suất, so sánh hai trung bình của hai mẫu độc lập có phân phối chuẩn, tiêu chuẩn Wincoxon - Mann - Whitney, tiêu chuẩn x2 kiểm định về phân phối, tiêu chuẩn x2 kiểm định tính độc lập và tính thuần nhất, hồi quy tuyến tính mẫu và hệ số tương quan mẫu.

Đây là học phần toán ứng dụng, cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê và quy luật ngẫu nhiên giúp cho sinh viên có khả năng dạy tốt những phần thống kê và xác suất trong sách giáo khoa phổ thông và có khả năng vận dụng phần thống kê vào công tác kiểm tra đánh giá hoặc nghiên cứu giáo dục.

33. Quy hoạch tuyến tính: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại số tuyến tính

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về mô hình quy hoạch tuyến tính và các thuật toán để giải các bài toán quy hoạch tuyến tính cụ thể, về cặp bài toán quy hoạch tuyến tính đối ngẫu và mối liên hệ giữa chúng, về việc tìm tập phương án tối ưu của một bài toán quy hoạch tuyến tính khi biết một phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu.

Đây cũng là một học phần toán học ứng dụng, cung cấp những khái niệm và những phương pháp cơ bản để giải quyết các bài toán tối ưu thường gặp trong toán học và trong thực tiễn cuộc sống.

34. Nhập môn tô pô: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Giải tích

Chương trình có hai phần:

- Một số khái niệm cơ bản của tô pô đại cương: không gian tô pô, ánh xạ liên tục, không gian con, không gian thương, không gian tích, không gian compact, không gian liên thông.

- Một số vấn đề tô pô trong hình học: Đường peano, số quay của đường phẳng và ứng dụng (định lý điểm bất động của Brower cho hình tròn và một số định lý có liên quan), đồng luân, giới thiệu về nhóm cơ bản, đa diện, đa tạp tô pô hai chiều.

Học phần này nghiên cứu khái niệm liên tục dưới dạng tổng quát nhất, giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc được những khái niệm đã được học trong các môn học Giải tích, Hình học và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở các bậc học tiếp theo.

35. Phương pháp dạy học đại cương môn toán: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần toán học.

Mục đích và nguyên tắc dạy học toán ở trường Trung học cơ sở; nội dung và phương pháp dạy học toán ở trường Trung học cơ sở; các tình huống và hình thức tổ chức dạy học toán.

Đây là một học phần về nghiệp vụ, nhằm cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về dạy học toán ở trường Trung học cơ sở.

36. Phương pháp dạy học các nội dung môn toán: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học đại cương môn Toán học.

Các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trên các lĩnh vực số học, đại số, hình học và thống kê mô tả có chú ý cả những hoạt động toán học liên môn giữa các lĩnh vực trên. Các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Đây cũng là học phần về nghiệp vụ, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực để dạy tốt những vấn đề cụ thể trong chương trình của trường Trung học cơ sở.

37. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Tâm lý học, Hoạt động dạy học, Hoạt động giáo dục.

Củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần về Tâm lý học, Giáo dục học, Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

38. Thực hành sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực tập sư phạm 1, các học phần Toán học.

Củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu Khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng Sư phạm Toán học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Toán học và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung ít nhất hai học phần tự chọn (mỗi học phần 2 đvht) còn để trống trong phần kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên sâu thuộc ngành Sư phạm Toán học chỉ có ở phương án chương trình đào tạo giáo viên dạy 1 môn và có thể được thiết kế dưới dạng các chuyên đề tự chọn với khối lượng không ít hơn 12 đvht (bao gồm 3 chuyên đề về chuyên môn và 1 chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm, mỗi chuyên đề 3 đvht).

4.3. Phần kiến thức bổ trợ có thể được trường thiết kế theo một trong 2 hướng sau:

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm nhưng khác với ngành Sư phạm Toán học để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn chính là Toán học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại Chương trình khung của ngành đó. Trường hợp chọn ngành đào tạo thứ hai là Sư phạm Tin học cần thay thế học phần Nhập môn tin học ở khối kiến thức giáo dục đại cương bằng học phần Vật lý đại cương (5 đvht).

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Toán học, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Toán học đã có nhằm đào tạo những giáo viên dạy Toán cốt cán ở các địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cụ thể như sau:

Tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến (2 đvht), Hình học giải tích (1 đvht), Đại số đại cương (2 đvht và thực hiện chương trình Đại số đại cương A), Lý thuyết số (1 đvht), Cơ sở số học (1 đvht),Phương pháp dạy học đại cương môn Toán (1 đvht) và Phương pháp dạy học các nội dung môn Toán (1 đvht). Đồng thời đưa thêm các học phần mới như: Phương trình vi phân (3 đvht), Quy hoạch tuyến tính (3 đvht) (được tách ra từ học phần Đại số tuyến tính nên khối lượng của học phần này giảm đi 1 đvht) và Nhập môn Tô pô (4 đvht). Ngoài ra, chuyển học phần Nhập môn Tin học (5 đvht) từ khối kiến thức Giáo dục đại cương qua mảng kiến thức ngành và đưa học phần Vật lý đại cương (5 đvht) vào thay thế (Xem Phụ lục).

4.4. Về nội dung các học phần

4.4.1. Tích hợp các nội dung chuyên môn và nghiệp vụ trong đào tạo

Việc dạy toán học cho những đối tượng sẽ là giáo viên toán phải có những sắc thái riêng khác với việc dạy toán học cho những người sẽ đi làm các công việc như nghiên cứu, sản xuất... Vì thế, trong trường Cao đẳng sư phạm việc đào tạo nghề dạy học cho sinh viên không phải chỉ là nhiệm vụ của các giảng viên dạy các học phần nghiệp vụ sư phạm mà còn là nhiệm vụ của tất cả các giảng viên dạy các học phần chuyên môn. Do đó, các giảng viên dạy chuyên môn khi thiết kế kế hoạch giảng dạy cần tích hợp những kiến thức và những phương pháp nghiên cứu cơ bản trong chương trình phổ thông vào những chỗ thích hợp trong giáo trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên việc làm đó cần có mức độ, không được làm ảnh hưởng đến tính hệ thống các kiến thức khoa học của môn học.

Theo tinh thần đó, chương trình này đã sáp nhập ba học phần Đại số sơ cấp, Hình học sơ cấp và Thực hành giải toán trước đây dạy riêng rẽ thành hai học phần: Đại số sơ cấp và thực hành giải toán và Hình học sơ cấp và thực hành giải toán.

4.2.2. Chú trọng việc đào tạo các năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

- Tăng thời lượng cho các học phần nghiệp vụ sư phạm, tổng cộng là 26 đvht, cụ thể như sau:

+ Khối các kiến thức về lý luận dạy học: 7 đvht.

+ Khối các kiến thức toán học sơ cấp: 19 đvht.

- Về chuyên môn: năng lực chuyên môn của sinh viên không phải chỉ là những năng lực nhận thức và tích luỹ các kiến thức chuyên môn, mà quan trọng hơn là năng lực nhận thức phương pháp nghiên cứu chuyên môn, vận dụng được nó để giải quyết những vấn đề đặt ra trong giảng dạy, nghiên cứu. Do dó, khi giảng dạy cần chú ý:

+ Về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Mỗi học phần trong chương trình đều có đối tượng riêng và phương pháp nghiên cứu đặc thù, ngoài những phương pháp chung để nghiên cứu toán học và các môn khoa học nói chung. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở Cao đẳng sư phạm đòi hỏi giảng viên không chỉ chú ý truyền thụ các kiến thức của môn học mà phải chú trọng rèn luyện cho sinh viên không những nắm vững tổng hợp các phương pháp nghiên cứu toán học nói chung mà cả những phương pháp nghiên cứu đặc thù của học phần nói riêng.

Mặt khác, toán học nếu nhìn dưới góc độ trình bày lại các kết quả đã đạt được thì đó là một khoa học suy diễn, nhưng nếu xét trong quá trình hình thành và phát triển thì trong phương pháp nghiên cứu vẫn có dự đoán, “thực nghiệm” và quy nạp. Vì vậy, trong khi giảng dạy toán học, cần chú ý cả hai khía cạnh đó, đặc biệt khía cạnh thứ hai giúp ích rất nhiều việc phát huy tính tích cực trong học tập của sinh viên.

+ Về các tình huống ứng dụng toán học

Một trong các đặc điểm của toán học là những tri thức toán học không nhất thiết bao giờ cũng được ứng dụng trực tiếp trong đời sống, mà nhiều khi phải thông qua những nấc trung gian. Vì vậy dạy các ứng dụng toán học vào thực tiễn không phải chỉ đưa ra các ứng dụng trực tiếp trong đời sống, hoặc các ứng dụng thông qua các môn học khác mà phải chú ý khai thác cả các ứng dụng ngay trong nội bộ toán học.

4.5. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo nói chung và phương pháp dạy học nói riêng cần hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Muốn vậy cần thực hiện trước hết những đổi mới sau:

- Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có nhiều tác dụng khơi dạy hoạt động tích cực của người học như: xêmina, phương pháp dự án, bài tập nghiên cứu, góp ý cá nhân/ nhóm...

- Thông qua việc dạy các học phần, chú ý thích đáng việc rèn luyện cho sinh viên phương pháp học như: kỹ thuật tự học, kỹ thuật giao tiếp và hợp tác, kỹ thuật sáng tạo...

4.6. Định hướng đánh giá sản phẩm đào tạo

Cùng với những cách đánh giá truyền thống nặng về thi cử, cần sử dụng tổng hợp nhiều cách đánh giá khác như đánh giá qua các sản phẩm nghiên cứu (chẳng hạn như bài tập nghiên cứu) hoặc đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với những nội dung và yêu cầu thích hợp.

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số

6

2

Phép tính vi phân và tích phân của hàm số nhiều biến số

6

3

Phương trình vi phân

3

4

Hình học giải tích

3

5

Đại số tuyến tính

5

6

Đại số đại cương A

6

7

Hình học cao cấp

5

8

Lý thuyết số

4

9

Cơ sở số học

4

10

Đại số sơ cấp và thực hành giải toán

6

11

Hình học sơ cấp và thực hành giải toán

5

12

Xác suất và thống kê toán học

4

13

Quy hoạch tuyến tính

3

14

Nhập môn tô pô

4

15

Nhập môn Tin học

5

16

Phương pháp dạy học đại cương môn toán

5

17

Phương pháp dạy học các nội dung môn toán

4

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM VẬT LÝ
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Vật lý trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Vật lý ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Vật lý còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Vật lý trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Vật lý (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Vật lý 13 đvht

1

Toán cao cấp A1

5

2

Toán cao cấp A2

5

3

Nhập môn tin học B

3

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Vật lý (môn 1) 47 đvht

1

Toán cho Vật lý

3

2

Cơ học 1

3

3

Cơ học 2

3

4

Nhiệt học và Vật lý phân tử

4

5

Điện học 1

4

6

Điện học 2

2

7

Dao động và sóng

3

8

Quang học 1

2

9

Quang học 2

3

10

Vật lý lượng tử 1

3

11

Vật lý lượng tử 2

2

12

Thí nghiệm thực hành 1

1

13

Thí nghiệm thực hành 2

1

14

Thí nghiệm thực hành 3

1

15

Điện kỹ thuật

2

16

Máy nhiệt

1

17

Điện tử học

3

18

Lý luận dạy học Vật lý 1

3

19

Lý luận dạy học Vật lý 2

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Toán cao cấp A1: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu các kiến thức về phép tính vi phân, phép tính tích phân hàm một biến thực; Đại số tuyến tính; không gian véctơ, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính.

11. Toán cao cấp A2: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1.

Học phần giới thiệu: phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân nhiều lớp, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân, tích phân phụ thuộc tham số.

12. Nhập môn Tin học B: 13 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý của người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần: tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Toán cho Vật lý: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, Toán cao cấp A2.

Cung cấp một số kiến thức cơ sở về toán như phương trình vi phân cấp 1 và 2, chuỗi luỹ thừa, chuỗi lượng giác để học được các học phần vật lý nâng cao.

21. Cơ học 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, Toán cao cấp A2; Toán cho Vật lý.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các định luật cơ bản của cơ học chất điểm và các khái niệm: công, năng lượng. Định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng.

22. Cơ học 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ học 1

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ học vật rắn, về cơ học chất lưu, thuyết tương đối hẹp, tiên đề Einstein và phép biến đổi Lorentz.

23. Nhiệt học và vật lý phân tử: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2; Cơ học 1, 2.

Sinh viên hiểu được các hiện tượng cơ bản về nhiệt trong các hệ vĩ mô, các quy luật cơ bản chi phối các hiện tượng vật lý cũng như sự tham gia của quá trình nhiệt.

24. Điện học 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2; Toán cho vật lý, Cơ học 1, 2.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quy luật của các hiện tượng điện và từ, khái niệm điện trường, từ trường và các tính chất vật lý của trường điện từ và ứng dụng chúng trong khoa học và kỹ thuật.

25. Điện học 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Điện học 1

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quy luật của hiện tượng cảm ứng điện từ và tính chất vật lý của trường điện từ, về vận dụng để giải thích các hiện tượng điện từ trong tự nhiên và trong đời sống.

26. Dao động và sóng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2; Toán cho vật lý, Cơ học 1, 2; Điện học 1, 2.

Khảo sát các hiện tượng tuần hoàn có bản chất khác nhau nhưng biến đổi theo thời gian theo cùng một quy luật: Dao động cơ học và dao động điện, sóng đàn hồi và sóng điện từ.

27. Quang học 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Quang học hình học nghiên cứu các định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng, ứng dụng các định luật này để nghiên cứu thấu kính hội tụ và phân kỳ, nghiên cứu mắt và một số dụng cụ quang học kính lúp, kính hiển vi, kính viễn vọng.

28. Quang học 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Quang học 1, Dao động và sóng, Toán cao cấp A1, A2.

Quang lý học nghiên cứu các hiện tượng đặc trưng của sóng ánh sáng: giao thoa, nhiễu xạ, phân cực,... và một số hiện tượng của quang học lượng tử.

29. Vật lý lượng tử 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cho vật lý, Dao động và sóng, Quang học 2.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về: lưỡng tính sóng hạt của vật chất, nguyên lý cơ bản của thuyết lượng tử, lý thuyết Plank, Einstein, hệ thức bất định Heisenberg, giả thuyết DeBroglie, biên độ xác suất. Phương trình Schrodinger và ứng dụng trong nguyên tử và phân tử. Nguyên lý cơ bản của Laser và ứng dụng của Laser.

30. Vật lý lượng tử 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý lượng tử 1

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý thuyết chất rắn, lý thuyết hạt nhân nguyên tử và lý thuyết hạt cơ bản.

31. Thí nghiệm thực hành 1: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp A1, A2, Vật lý đại cương (cơ - nhiệt)

Sinh viên được thực hành một số phép tính đo các đại lượng vật lý, biết xử lý đánh giá kết quả thực nghiệm, biết sử dụng các dụng cụ đơn giản và tiếp cận với các thiết bị đo chuẩn hiện đại dùng trong vật lý và kỹ thuật ở mức độ đầu.

32. Thí nghiệm thực hành 2: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương (cơ - nhiệt, điện từ), toán cao cấp, thí nghiệm thực hành 1.

Sinh viên nắm được nguyên tắc và thực hành một số phép đo các đại lượng cơ bản của vật lý chủ yếu thuộc phần điện từ. Sinh viên biết xử lý đánh giá các kết quả thực nghiệm, biết sử dụng các dụng cụ đơn giản và tiếp cận với một số thiết bị đo chuẩn, hiện đại dùng trong vật lý và Kỹ thuật.

33. Thí nghiệm thực hành 3: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương, Toán cao cấp, Thí nghiệm thực hành 1, 2.

Sinh viên hiểu được các nguyên tắc của các dụng cụ quang học để tạo ra các hiện tượng quang cơ bản như nhiễu xạ, giao thoa, hiện tượng quay mặt phẳng phân cực, hiện tượng quang điện hấp thụ ánh sáng,... và đo một số các đại lượng vật lý của các hiện tượng đó.

34. Điện kỹ thuật: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Điện học 1, Điện học 2.

Trình bày những nguyên lý hoạt động và cấu tạo của thiết bị điện, ứng dụng trực tiếp của vật lý học trong các máy móc thông dụng của công nghiệp và đời sống.

35. Máy nhiệt: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhiệt học và vật lý phân tử.

Trình bày những nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các máy nhiệt thường gặp trong đời sống và trong kỹ thuật.

36. Điện tử học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương (Cơ - Nhiệt - Điện - Quang - Dao động và sóng).

Trình bày những kiến thức về điện tử học đại cương, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng và ứng dụng chúng trong đời sống.

37. Lý luận dạy học vật lý 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về vật lý.

Trang bị cho sinh viên lý luận chung về nhiệm vụ dạy học vật lý ở trường Trung học cơ sở và các phương pháp cụ thể, các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học.

38. Lý luận dạy học vật lý 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: lý luận dạy học vật lý 1.

Vận dụng lý luận đó trong việc phân tích chương trình Trung học cơ sở mới.

39. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học, giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết về tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

40. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Sư phạm Vật lý

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Vật lý được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Vật lý và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Vật lý. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Phần nội dung chủ yếu của chương trình Sư phạm Vật lý là Vật lý đại cương. Phần này bao gồm các kiến thức có liên quan trực tiếp đến những nội dung dạy học ở Trung học cơ sở.

- Học phần Vật lý hạt nhân trong các chương trình cũ được bổ sung thêm một số kiến thức lượng tử suy ra từ phương trình Schrodinger và đổi tên thành Vật lý lượng tử (1 và 2). Nhờ đó sinh viên hiểu sâu hơn một số kiến thức của vật lý học hiện đại.

- Các học phần Điện kỹ thuật, Máy nhiệt và Điện tử học trang bị cho sinh viên những kiến thức về ứng dụng của Vật lý học trong kỹ thuật và đời sống. Có thể coi đó là cầu nối giữa vật lý và kỹ thuật.

- Những học phần tự chọn về chuyên môn bổ sung cho sinh viên một số kiến thức để làm rõ hơn vị trí hoặc ứng dụng của vật lý. Nhờ có chúng kiến thức vật lý của sinh viên được mở rộng theo hướng sát với thực tế xã hội và cuộc sống hơn, kiến thức về lý luận dạy học được cập nhật hơn. Những học phần này ít nhiều mang tính tích hợp.

Các cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các học phần này như sau:

- Chọn 2 trong 4 học phần sau: Lịch sử vật lý (2 đvht); Thiên văn học (2 đvht); Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập (1 đvht).

4.4. Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo phải hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập trong hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Muốn vậy cần thực hiện những đổi mới sau:

- Tận dụng những tiết học có hướng dẫn (không phải tiết lý thuyết) như làm thí nghiệm, chữa bài tập để làm cho sinh viên chủ động hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Bố trí số giờ thí nghiệm thực hành, giờ bài tập, giờ xêmina ngang với số giờ nghe giảng ở các học phần về Vật lý đại cương và lý luận dạy học.

- Thông qua dạy học các kiến thức khoa học cần đặc biệt chú ý đến việc giúp sinh viên biết cách học môn học ấy và tập dượt tự học một vài kiến thức có liên quan. Việc làm bài tập nghiên cứu, tập dượt nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất để phát triển khả năng tự học.

- Trong khi dạy các học phần chuyên môn, chú ý dùng các kiến thức mới làm rõ hơn một số vấn đề về nội dung hoặc phương pháp dạy học vật lý ở trường Trung học cơ sở. Cần tổ chức một số buổi xêmina về những vấn đề có liên quan đến vật lý ở Trung học cơ sở.

- Tận dụng những phương tiện kỹ thuật như máy chiếu hình, video, phần mềm vi tính để bài giảng sinh động và có hiệu suất cao hơn.

Xây dựng phòng thí nghiệm vật lý đại cương và vật lý phổ thông có đầy đủ các thiết bị để giúp sinh viên hình thành kỹ năng thực hành vật lý.

4.5. Những hướng dẫn về đánh giá

Cùng với cách đánh giá truyền thống bài thi tự luận nên áp dụng thêm hình thức thi vấn đáp hoặc kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với những nội dung và yêu cầu thích hợp. Các bài thí nghiệm thực hành được đánh giá theo dạng báo cáo thí nghiệm, ghi lại quá trình thí nghiệm và kết quả.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Vật lý là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên vật lý trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 (khi ghép với các ngành khác ở vị trí môn 1) được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm vật lý (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, chỉ bỏ đi các học phần sau: Toán cho Vật lý, Điện Kỹ thuật, Máy nhiệt, Điện tử học. Riêng khối lượng học phần Lý luận dạy học vật lý 1 giảm đi 1 đvht. Khối lượng Thí nghiệm thực hành giảm từ 3 học phần (3 đvht) xuống còn 1 học phần (1 đvht) (Xem Phụ lục).

Do bỏ học phần Toán cho vật lý nên khi giảng dạy các học phần của chương trình này, giảng viên cần giảng tóm lược cho sinh viên kiến thức Toán bổ sung cho mỗi học phần, đồng thời có thể bớt đi một vài nội dung không quá quan trọng trong chính học phần đó (nhưng không quá 10%).

Nếu Sư phạm Vật lý là ngành phụ khi ghép với ngành chính không học Toán cao cấp, thì cần bổ sung học phần Toán cao cấp với thời lượng tối thiểu 5 đvht, trước khi học vật lý. Trường hợp quỹ thời gian không đủ thì có thể bỏ các học phần Vật lý lượng tử 1 và 2.

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM VẬT LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH (NGÀNH CHÍNH CÓ HỌC TOÁN CAO CẤP TỪ 5 ĐVHT TRỞ LÊN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Cơ học 1

3

2

Cơ học 2

3

3

Nhiệt học và Vật lý phân tử

4

4

Điện học 1

4

5

Điện học 2

2

6

Dao động và sóng

3

7

Quang học 1

2

8

Quang học 2

3

9

Vật lý lượng tử 1

3

10

Vật lý lượng tử 2

2

11

Thí nghiệm thực hành

1

12

Lý luận dạy học Vật lý 1

2

13

Lý luận dạy học Vật lý 2

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM HOÁ HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Hoá học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Hoá học ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Hoá học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Hoá học, trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Hoá học 16 đvht

1

Bổ túc toán

2

2

Hoá học Đại cương 1

5

3

Hoá học Đại cương 2

5

4

Hoá học đại cương 3

2

5

Nhập môn tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (môn 1) 50 đvht

1

Hoá học vô cơ 1

4

2

Hoá học vô cơ 2

4

3

Hoá học vô cơ 3

2

4

Cơ sở hoá học hữu cơ 1

4

5

Cơ sở hoá học hữu cơ 2

4

6

Cơ sở hoá học hữu cơ 3

3

7

Cơ sở hoá học hữu cơ 4

3

8

Hoá học phân tích 1

5

9

Hoá học phân tích 2

2

10

Hoá học phân tích 3

3

11

Hoá học phân tích 4

2

12

Hoá học công nghệ và môi trường 1

2

13

Hoá học công nghệ và môi trường 2

2

14

Hoá học công nghệ và môi trường 3

2

15

Hoá học công nghệ và môi trường 4

1

16

Phương pháp dạy hoá học 1

3

17

Phương pháp dạy hoá học 2

2

18

Phương pháp dạy hoá học 3

2

c) Thực tập sư phạm9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Bổ túc Toán: 2 đvht

Học phần trang bị vốn kiến thức tối thiểu về Toán đáp ứng ngay cho việc học các môn Hoá học của hệ Cao đẳng sư phạm.

11. Hoá học đại cương 1: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo chất: Các khái niệm và định luật hoá học; Đại cương về Hoá học hạt nhân; Một số cơ sở để khảo sát hệ vi mô; Cấu tạo nguyên tử theo quan điểm cơ học lượng tử; Đại cương về cấu tạo phân tử và liên kết Hoá học; Đại cương về Hoá học tinh thể.

12. Hoá học đại cương 2: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học đại cương 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những quy luật chung chi phối các quá trình hoá học (nhiệt động học, động hoá học, điện hoá học, hoá học chất keo) gồm: Nguyên lý 1, Nguyên lý 2 của nhiệt động lực học; Cân bằng hoá học; Tốc độ của phản ứng hoá học; Xúc tác; Dung dịch và các thuộc tính vật lý, Phản ứng oxi hoá - khử và dòng điện; Đại cương về hoá học chất keo.

13. Hoá học đại cương 3: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học đại cương 2.

Học phần là phần thực hành nhằm rèn luyện tác phong làm thí nghiệm hoá học biết sử dụng một số dụng cụ thông thường nhằm minh hoạ và củng cố những kiến thức thu được từ Hoá học đại cương 2.

14. Nhập môn tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần này cung cấp một số kiến thức đại cương về Tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Học phần cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Học phần cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Học phần củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần: tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Hoá học vô cơ 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học đại cương.

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản và có hệ thống về Hoá học của các nguyên tố phi kim: hidro, oxi và nước, các nguyên tố phi kim nhóm VII A, VI A, VA, IVA, III A.

23. Hoá học vô cơ 2: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học vô cơ 1.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức đại cương về kim loại, các nguyên tố kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, các nguyên tố kim loại nhóm III A, IV A, V A , đại cương các nguyên tố chuyển tiếp, các nguyên tố nhóm VI B, VII B, VIII B, I B, II B, lantan và các nguyên tố học lantan, giới thiệu Actini và các nguyên tố họ Actini.

24. Hoá học vô cơ 3: 2 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Hoá học vô cơ 1, Hoá học vô cơ 2.

Phần thực hành về tính chất lý - hoá học của các đơn chất, hợp chất hoá học vô cơ. Rèn luyện kỹ năng thực hành và các thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm để có thể thực hiện các thí nghiệm chứng minh ở Trung học cơ sở.

25. Cơ sở Hoá học hữu cơ 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học đại cương.

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản và hiện đại về Hoá học hữu cơ gồm: Đại cương về Hoá học hữu cơ; Hidrocacbon no; Hidrocacbon không no; Hidrocacbon thơm;Nguồn Hidrocacbon trong thiên nhiên.

26. Cơ sở hoá học hữu cơ 2: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở Hoá học hữu cơ 1

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và hiện đại về các chất hữu cơ đơn chức và đa chức; về tính chất, ứng dụng và điều chế của các hợp chất hữu cơ; dẫn xuất halogen của hidrocacbon; hợp chất cơ nguyên tố; ancol - phenol - ete; andehit - xeton; axit cacbonxylic; dẫn xuất của axit, lipit; hợp chất chứa nitơ; hợp chất dị vòng.

27. Cơ sở Hoá học hữu cơ 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở hoá học hữu cơ 2.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của một số loại hợp chất tạp chức như: hidroxicacbonyl, hidroxiaxit, aminoaxit, cacbonhidrat, protein và các hợp chất cao phân tử.

28. Cơ sở Hoá học hữu cơ 4: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Cơ sở hoá học hữu cơ

Phần thực hành về Hoá học hữu cơ giúp cho sinh viên hiểu và thực hiện được kỹ thuật cơ bản về thực hành Hoá hữu cơ, phương pháp tổng hợp một số chất hữu cơ cơ bản; phương pháp phân tích định tính nguyên tố và nhóm chức.

29. Hoá học phân tích 1: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học đại cương và Hoá học vô cơ

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết cân bằng ion nhằm cung cấp các quy luật cần thiết để tìm hiểu sâu về các phản ứng xảy ra trong nhóm dung dịch gồm: Các định luật cơ bản của hoá học áp dụng cho hệ chất điện li; cân bằng axit - bazơ; Cân bằng tạo phức trong dung dịch; cân bằng oxi hoá - khử; cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan; Cân bằng phân bố chất tan giữa hai pha không trộn lẫn.

30. Hoá học phân tích 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học phân tích 1.

Thực hành về tính chất và phản ứng ion trong dung dịch (sau khi đã học lý thuyết Hoá học phân tích 1 và học phần Hoá vô cơ) nhằm giúp sinh viên vận dụng thành thạo các kiến thức đã học.

31. Hoá học phân tích 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học phân tích 1, Hoá học phân tích 2.

Học phần trang bị các phương pháp định lượng hoá học; đối tượng nhiệm vụ của phân tích định lượng; Phân loại các phương pháp phân tích định lượng; Biểu diễn và đánh giá kết quả phân tích định lượng; Phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích; phương pháp chuẩn độ axit - bazơ; Chuẩn độ tạo phức; Chuẩn độ kết tủa; Chuẩn độ oxi hoá - khử.

32. Hoá học phân tích 4: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá học phân tích 3

Phần thực hành phân tích định lượng nhằm giúp sinh viên nắm được các kỹ năng cơ bản về pha chế dung dịch các loại nồng độ, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thể tích chính xác và kỹ năng chuẩn độ.

33. Hoá học công nghệ và môi trường 1, 2, 3, 4: 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Hoá học Vô cơ, Hoá học Hữu cơ.

Các học phần Hoá học công nghệ và môi trường có thể chia thành 4 phần:

Phần 1: Trang bị những kiến thức Hoá kỹ thuật đại cương gồm những kiến thức cơ bản về công nghiệp hoá học; Quy trình sản xuất một số chất cụ thể: sản xuất axit sunfuric; tổng hợp amoniac và sản xuất axit nitric; điện phân dung dịch NaCl; sản xuất NaOH, Clo, HCl; sản xuất phân bón; công nghệ silicat; sản xuất gang thép; kỹ thuật nhiên liệu; sản xuất hợp chất cao phân tử.

Phần 2: Cung cấp những kiến thức cơ bản về Hoá học Môi trường: đại cương về hoá học môi trường; môi trường khí quyển; thạch quyển; thuỷ quyển; sự ô nhiễm môi trường; độc chất hoá học; công nghiệp môi trường, giáo dục môi trường trong nhà trường.

Phần 3: Cung cấp các kiến thức cơ bản về hoá nông học: đất, phân bón và các loại hoá dược dùng trong nông nghiệp gồm: thành phần hoá học, sự chuyển hoá và cách bảo quản, sử dụng chúng.

Phần 4: Tham quan thực tế để tăng cường hiểu biết thực tiễn cho sinh viên.

34. Phương pháp dạy học hoá học 1: 3 đvht

Học phần hệ thống các kiến thức cơ bản về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học hoá học, các phương pháp nghiên cứu khoa học về phương pháp dạy học môn Hoá học ở Trung học cơ sở.

35. Phương pháp dạy học hoá học 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học hoá học 1.

Sinh viên biết vận dụng các kiến thức của Phương pháp dạy học Hoá học 1 vào các bài hoá học cụ thể trong chương trình hoá học Trung học cơ sở để chuẩn bị cho thực tập sư phạm.

36. Phương pháp dạy học hoá học 3: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học hoá học 1, 2.

Thực hành phương pháp dạy học Hoá học gồm các bài thí nghiệm hoá học quan trọng và các bài tập hoá học điển hình phục vụ cho sinh viên dạy hoá học Trung học cơ sở.

37. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Tâm lý học, Giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết ở các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành tâm lý - giáo dục.

38. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Hoá học

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Hoá học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Hoá học và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Hoá học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Trong phần kiến thức ngành Sư phạm Hoá học có bố trí ít nhất 2 đvht tự chọn. Sinh viên được quyền chọn 1 trong 3 học phần: “Nhập môn danh pháp hoá học hữu cơ” (2 đvht) hoặc “Ăn mòn kim loại” (2 đvht) hoặc làm một tiểu luận khoa học “Bài tập môn học” (2 đvht).

- Chương trình rất coi trọng phần thực hành bao gồm bài tập và thí nghiệm. Nội dung bài tập được ghi cùng với phần lý thuyết. Phần thí nghiệm được ghi thành học phần độc lập và cần được phân phối tương đối đều ở tất cả các học kỳ.

Về thời gian tỷ lệ lý thuyết: bài tập : thực hành dao động theo tỷ lệ 2 : 1 : 1.

- Yêu cầu phần bài tập: nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, năng lực tự học và góp phần rèn luyện năng lực sư phạm (tập trình bày, diễn giảng, viết bảng). Do thời lượng có hạn, cần phải tận dụng triệt để giờ làm việc tại lớp, tránh việc chữa bài tập đơn thuần hoặc giảng lại lý thuyết. Nên cho trước những bài tập cơ bản, buộc sinh viên phải làm trước ở nhà. Trên lớp giảng viên kiểm tra, phát hiện những vấn đề tồn tại, sau đó, đưa ra các tình huống vận dụng cao hơn.

Tuỳ theo học phần, nên bố trí mỗi lần 2 tiết bài tập sau khi đã học xong một phần lý thuyết. Để rèn luyện năng lực tự học cao hơn cần tổ chức một số xemina thay cho giờ bài tập, trong đó sinh viên tự tổ chức thảo luận các chủ đề tự đề xuất hoặc do giảng viên gợi ý.

- Yêu cầu phần thí nghiệm: minh hoạ những vấn đề lý thuyết của môn học, hình thành các kỹ năng thực nghiệm và quan trọng là rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, bồi dưỡng năng lực tự học. Vì thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm rất hạn chế, cần coi trọng việc chuẩn bị trước của sinh viên (tự đọc tài liệu, làm đề cương thí nghiệm). Tại phòng thí nghiệm giảng viên kiểm tra đề cương thí nghiệm, hướng dẫn kế hoạch làm việc, các kỹ thuật và thao tác khó.

Tình hình trang bị các phòng thí nghiệm của các trường cao đẳng sư phạm còn nhiều khó khăn, cần phấn đấu xây dựng phòng thí nghiệm cho từng môn học. Phòng thí nghiệm cần sạch sẽ, ngăn nắp, tạo môi trường giáo dục tốt. Đồng thời cần quán triệt mục tiêu hình thành các năng lực toàn diện cho sinh viên, trong đó phòng thí nghiệm và giờ học thực hành là môi trường khá thuận lợi. Để đạt được mục tiêu này, cần đầu tư thích đáng cho hoạt động của phòng thí nghiệm: có nhân viên thí nghiệm chuyên trách được đào tạo nghiêm túc, đủ hoá chất, dụng cụ tối thiểu, chuẩn bị tốt nội dung thực hành.

4.4. Về đánh giá kết quả

- Việc đánh giá sinh viên được tiến hành ở cả 3 mặt: đánh giá thường xuyên qua từng buổi dạy bài tập, dạy thí nghiệm, đánh giá qua bài kiểm tra, đánh giá qua bài thi.

- Ngoài việc đánh giá kiến thức và năng lực chuyên môn, cần có các tiêu chí cụ thể đánh giá các mặt khác (ví dụ: đánh giá phẩm chất cá nhân qua thực hành thí nghiệm). Tuỳ tình hình cụ thể có thể đánh giá theo hình thức đề thi tự luận hoặc vấn đáp nhưng tuân thủ phương châm kiểm tra năng lực suy luận, vận dụng, không nhờ máy móc.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Hoá học là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Hoá học trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này.

Cụ thể như sau: Bỏ các học phần Hoá học phân tích 3 (3 đvht), Hoá học phân tích 4 (1 đvht) và lồng ghép nội dung các học phần này vào Hoá học phân tích 1 và Hoá học phân tích 2;

Giảm thời lượng của một số học phần sau: Hoá học vô cơ 1 (1 đvht), Hoá học vô cơ 2 (2 đvht), Cơ sở hoá học hữu cơ 2 (1,5 đvht), Cơ sở Hoá học hữu cơ 3 (1 đvht), Cơ sở Hoá học hữu cơ 4 (1,5 đvht), Các học phần Hoá học công nghệ và môi trường (4 đvhp), Phương pháp dạy học hoá học 1 (2 đvht). Đồng thời do phần kiến thức đại cương của môn chính có thể không học các phần Hoá học đại cương nêu tại chương trình Sư phạm Hoá học môn phụ (môn 2) bổ sung các học phần: Hoá học đại cương 1 (3 đvht), Hoá học đại cương 2 (3 đvht) và Hoá học đại cương 3 (2 đvht) (Xem Phụ lục).

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hoá học để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM HOÁ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Hoá học đại cương 1

3

2

Hoá học đại cương 2

3

3

Hoá học đại cương 3 (TN)

2

4

Hoá học vô cơ 1

3

5

Hoá học vô cơ 2

3

6

Hoá học vô cơ 3 (TN)

1

7

Cơ sở hoá học hữu cơ 1

2

8

Cơ sở hoá học hữu cơ 2

2,5

9

Cơ sở hoá học hữu cơ 3

2

10

Cơ sở hoá học hữu cơ 4

1,5

11

Hoá học phân tích 1

3

12

Hoá học phân tích 2

1

13

Hoá học công nghệ và môi trường

3

14

Phương pháp dạy hoá học 1

1

15

Phương pháp dạy hoá học 2

2

16

Phương pháp dạy hoá học 3

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM SINH HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Sinh học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Sinh học trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Sinh học (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Sinh học 14 đvht

1

Đại cương khoa học về trái đất

3

2

Xác suất - thống kê (B)

3

3

Hoá học đại cương (A2)

3

4

Thực hành hoá học đại cương (2)

1

5

Dân số - Môi trường - AIDS - Ma tuý

2

6

Nhập môn Tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Sinh học (môn 1) 52 đvht

1

Hoá sinh học

3

2

Hình thái - Giải phẫu học thực vật

4

3

Phân loại học thực vật

3

4

Sinh lý học thực vật

4

5

Động vật học không xương sống

4

6

Động vật học có xương sống

4

7

Vi sinh học

3

8

Sinh thái học và môi trường

5

9

Giải phẫu sinh lý người

6

10

Thực hành giải phẫu sinh lý người

2

11

Di truyền học

5

12

Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

2

13

Đại cương phương pháp dạy học Sinh học

3

14

Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Đại cương khoa học về Trái đất: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu cho sinh viên khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất, những quy luật vận động của trái đất, trên cơ sở đó nắm được mối quan hệ giữa sự phát triển của giới sinh vật với sự phát triển của trái đất.

11. Xác suất thống kê (B): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Cần thiết cho việc hiểu được ý nghĩa thống kê của các quy luật sinh học, tập dượt nghiên cứu một số hiện tượng sinh học và hiện tượng sư phạm.

12. Hóa học Đại cương (A2): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng khái quát về hoá đại cương, hoá vô cơ, hoá hữu cơ, hoá học môi trường, nâng cao so với chương trình trung học phổ thông để có thể tiếp thu các kiến thức sinh học.

13. Thực hành Hoá học đại cương: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương (A2).

Học phần nhằm kiểm nghiệm một số nội dung lý thuyết Hoá đại cương với những kiến thức Hoá học nâng cao so với chương trình trung học phổ thông để có thể tiếp thu các kiến thức sinh học.

14. Dân số, môi trường, AIDS, ma tuý: 2 đvht.

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dân số, môi trường, AIDS, ma tuý, các phương pháp giáo dục và tuyên truyền. Tạo điều kiện để sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hiện việc tích hợp các nội dung này trong giảng dạy Sinh học ở Trung học cơ sở.

15. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel. Chuẩn bị cho sinh viên biết vận dụng tin học và các phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học.

16. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

17. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

18. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

20. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

21. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

22. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

23. Hoá Sinh học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương

Là cầu nối giữa các học phần về Hoá học với các học phần về Sinh học, đặt cơ sở cho việc tiếp thu các học phần về Sinh học thực nghiệm. Sinh viên nhận biết được thành phần hóa học, cấu trúc phân tử, tính chất hoá học của protein, axit nucleic, gluxit, lipit, các vitamin, enzim, hoóc môn, có kỹ năng làm một số thí nghiệm định tính để nhận dạng một số hợp chất chủ yếu. Sinh viên cũng hiểu được cơ cấu phân giải, tổng hợp saccarit, lipit, axit nucleic, protein trong tế bào sống để có cơ sở hiểu được cơ chế phân tử của các quá trình sinh lý, di truyền trong các học phần sau.

24. Hình thái - Giải phẫu học thực vật: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Đây là học phần đầu tiên trong khối kiến thức cơ sở về thực vật học, làm cho sinh viên nắm được cấu tạo của cơ thể thực vật từ cấp tế bào, mô đến các cơ quan; sinh viên làm quen với các kỹ năng cắt, nhuộm, làm tiêu bản hiển vi, sử dụng kính hiển vi để tìm hiểu tế bào thực vật, các loại mô, các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo, chức năng và điều kiện môi trường.

Học phần này cũng trình bày các hình thức sinh sản, chu trình phát triển của tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần, giúp sinh viên hiểu kỹ hơn về các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) và cơ chế thụ phấn, thụ tinh, tạo quả ở hạt kín.

25. Phân loại học thực vật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình thái - Giải phẫu thực vật.

Học phần giới thiệu cho sinh viên hệ thống thực vật theo trình tự tiến hoá từ thấp đến cao qua các bậc phân loại lớn (ngành, lớp), riêng đối với ngành Hạt kín xuống tới một số bộ, họ chính. Học phần này trình bày một số đặc điểm sinh học và ý nghĩa thực tiễn của các nhóm thực vật quan trọng, hình thành hiểu biết về sự đa dạng phong phú của thực vật nước ta, trang bị một số kỹ năng quan sát, mô tả, thu thập, phân tích mẫu vật, làm tiêu bản bách thảo để nghiên cứu thực vật.

26. Sinh lý học thực vật: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học; Hình thái - Giải phẫu thực vật.

Qua học phần này, sinh viên biết nhận dạng, mô tả, giải thích cơ chế một số quá trình sinh lý của thực vật, đặc biệt ở cây có hoa (Sinh lý tế bào, trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng và ni tơ, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng phát triển, sinh lý chống chịu). Mặt khác trang bị cho sinh viên có kỹ năng tiến hành những thí nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm, trên vườn trường để tìm hiểu bản chất, cơ chế một số quá trình sinh lý ở cơ thể thực vật, mối quan hệ giữa chúng với các điều kiện môi trường.

27. Động vật học không xương sống: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu những đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống (động vật nguyên sinh, thân lỗ, ruột khoang, sứa lược, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp, thân mềm, da gai). ở mỗi ngành sinh viên hiểu sơ đồ cấu trúc, đặc điểm hoạt động sống, sinh sản, phát triển của các lớp chính trong ngành, biết được một số loài trong lớp thường gặp trong thiên nhiên với các tập tính, sinh thái và ý nghĩa thực tiễn của chúng, nắm được quan hệ nguồn gốc phát sinh và sự tiến hoá của mỗi ngành, hình dung được sự đa dạng phong phú của động vật không xương sống ở nước ta nói riêng. Đồng thời sinh viên được tập dượt các kỹ năng sưu tầm, thu thập các động vật không xương sống, biết giải phẫu một số đối tượng, làm một số thí nghiệm để tìm hiểu đời sống động vật.

28. Động vật học có xương sống: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Động vật học không xương sống.

Học phần này trình bày các kiến thức về hình thái, giải phẫu, hoạt động sống, phân loại, sinh thái, nguồn gốc, tiến hoá, ý nghĩa thực tiễn của các lớp trong ngành động vật có xương sống (Có hàm, Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Sinh viên được tập dượt sưu tầm mẫu vật, quan sát, mô tả, sử dụng các dụng cụ thiết bị giải phẫu, làm thí nghiệm chứng minh, làm các mẫu nhồi, mẫu ngâm, tổ chức góc sinh giới.

Học phần này cũng trang bị kiến thức giải phẫu so sánh các lớp động vật có xương sống về vỏ da, bộ xương, các hệ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu và sinh dục, hệ thần kinh và các giác quan, giới thiệu khái quát về sự phân bố và phát triển của động vật trên quả đất, hình thành nhận thức về sự đa dạng sinh học ở nước ta và ý thức bảo vệ.

29. Vi sinh học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học

Học phần này giúp sinh viên hiểu được các quy luật hoạt động sống của các nhóm vi sinh vật (nhân sơ, nhân chuẩn, vi rút), thấy được tính đa dạng về cơ chế trao đổi chất trong cơ thể vi sinh vật (sinh trưởng, phát triển, lên men và phân giải các chất...), phân tích được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật học trong thực tiễn công nông nghiệp, y học, trong quá trình công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghiệp vi sinh, trong vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường.

Sinh viên có một số kỹ năng thực hành (quan sát hình thái, pha chế môi trường nuôi cấy, nhuộm, thí nghiệm lên men vài loại hợp chất, thử hoạt tính vài hoạt chất sinh học), có thể ứng dụng những quy luật hoạt động của vi sinh vào thực tiễn đời sống, sản xuất.

30. Hình thái học và môi trường: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình thái - Giải phẫu học thực vật; Phân loại học thực vật; Động vật học không xương sống; Động vật học có xương sống; Vi sinh học; Giải phẫu sinh lý người.

Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về Sinh thái học; mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với các cấp tổ chức của sự sống (cá thể, quần thể, quần xã), quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái tức là hệ thống gồm quần xã và sinh cảnh của nố. Những kiến thức này làm cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong phần này sinh viên được tìm hiểu tình hình môi trường trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam, về các nguồn tài nguyên (đất, rừng, đa dạng sinh học, nước, khoáng sản, năng lượng, biển...), về tác động của con người đối với môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, về Luật Bảo vệ môi trường, một số bài thực hành về sinh thái học cá thể, sinh thái học quần xã và về môi trường.

31. Giải phẫu sinh lý người: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học; Động vật học không xương sống; Động vật hoặc có xương sống; Vi sinh học.

Học phần giúp cho sinh viên tốt nghiệp dạy được phần nội dung Cơ thể người và Vệ sinh ở các chương trình môn sinh học lớp 8. Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cầu tạo và chức phận của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người, mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế điều tiết bằng con đường thần kinh - thể dịch.

32. Thực hành Giải phẫu sinh lý người: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu sinh lý người.

Phần thực hành giải phẫu sinh lý người được tính thành một học phần riêng. Học phần này có ý nghĩa quan trọng trong việc trang thiết bị những kỹ năng thực nghiệm, giúp sinh viên tự lực phát hiện những mối quan hệ nhân quả, cơ chế của những hiện tượng, quá trình sinh lý trong cơ thể.

33. Di truyền học: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học; Vi sinh học; Hình thái - Giải phẫu học thực vật, Động vật học không xương sống; Động vật học có xương sống, Giải phẫu sinh lý người.

Học phần giới thiệu trình tự lịch sử phát triển Di truyền học (Di truyền học Menđen ® Di truyền học nhiễm sắc thể ® Di truyền học phân tử). Sinh viên nắm được các quy luật di truyền các tính trạng, cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp tế bào, cấp phân tử, hiểu được bản chất sinh hoá của gen và cơ chế điều hoà hoạt động của gen, mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong quá trình phát triển cá thể.

Tiếp theo là các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, đặc điểm biểu hiện và vai trò của mỗi loại biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá. Kiến thức về di truyền và biến dị được mở rộng khi sinh viên tìm hiểu di truyền qua tế bào chất, di truyền các tính trạng số lượng, di truyền vi sinh vật, kỹ thuật di truyền, di truyền người. Cấu trúc chương trình như trên thuận lợi cho sinh viên tốt nghiệp dạy phần Di truyền và biến dị ở chương trình môn học sinh học lớp 9.

Học phần này cũng đề cập đến các nhân tố tiến hoá, về cơ chế chung của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài, dựa trên kiến thức về di truyền học quần thể.

Về thực hành dành 2 đvht cho một số bài thực hành trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể, về đột biến nhiễm sắc thể. Một phần thời gian thực hành dùng để chữa các dạng bài tập cơ bản về các quy luật di truyền, về di truyền tế bào học, di truyền học phân tử, di truyền học quần thể và di truyền học người.

34. Thực tập nghiên cứu thiên nhiên: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phân loại học thực vật; Hình thái - Giải phẫu học thực vật; Động vật học không xương sống; Động vật học có xương sống; Sinh thái và môi trường.

Học phần này giúp cho sinh viên mở rộng hiểu biết thực tế sau khi học các học phần Thực vật, Động vật, Sinh thái - Môi trường. Sinh viên được tập dượt các kỹ năng Sinh học như quan sát, theo dõi, ghi chép, thu thập, xử lý, bảo quản mẫu vật, xây dựng sưu tập, làm báo cáo thu hoạch, các kỹ năng này chuẩn bị cho họ khi về trường Trung học cơ sở có thể tổ chức các buổi tham quan thiên nhiên, học tập ngoài trời trong chương trình Trung học cơ sở.

35. Đại cương phương pháp dạy học Sinh học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Sin học

Học phần này cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Sinh học, bước đầu có một số kỹ năng vận dụng các kiến thức lý luận nói trên vào hoạt động dạy học, làm cơ sở để học tiếp học phần Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở.

Tương ứng với chương trình lý thuyết là chương trình thực hành theo nhóm, nhằm hình thành các kỹ năng bộ phận và tổng hợp (phân tích chương trình, xác định mục tiêu bài học, xác định kiến thức cơ bản trong bài, nhận xét một số tiết lên lớp, sử dụng lời, sử dụng tranh, mô hình, thí nghiệm trong bài lên lớp, tổ chức các hoạt động học tập khám phá của học sinh, sử dụng sách giáo khoa và các phương tiện kỹ thuật, lập kế hoạch dạy một chương, soạn giáo án một bài, tập lên lớp một tiết học).

36. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học

Học phần này giúp sinh viên nắm vững nội dung, chương trình, sách giáo khoa, và có kỹ năng giảng dạy các phần trong chương trình môn Sinh học ở Trung học cơ sở. Sinh viên phải đạt các mục tiêu sau: Hiểu rõ vị trí, nhiệm vụ, cấu trúc nội dung chương trình Sinh học ở mỗi lớp (ứng với 4 phần lớn của chương trình toàn cấp). Biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp với các loại bài, các loại kiến thức trong chương trình Sinh học ở mỗi lớp. Bước đầu biết xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị các phương tiện dạy học, tiến hành các bài học, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

37. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

38. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Sinh học

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quyết định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục địa giới hành chính có đào tạo trình độ đào tạo và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Sinh học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Sinh học và một ngành phụ. Danh sách các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ: được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một số ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Sinh học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Khối kiến thức đại cương cho ngành Sư phạm Sinh học là 16 đvht, trong đó có tối thiểu là 2 đvht tự chọn theo nguyện vọng của mỗi sinh viên. Học phần này nằm trong phần mềm do từng trường tự biên soạn theo hướng bổ sung những vấn đề cần thiết cho địa phương hoặc rèn luyện nâng cao phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên ra trường có thể đảm nhận các nội dung chuyên môn tự chọn trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở.

- Trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, về phần chuyên môn Sinh học, nội dung từng học phần đã được xây dựng theo hướng cập nhật sự phát triển hiện đại của sinh học, tăng cường thực tiễn Việt Nam, phục vụ sát cho mục tiêu đào tạo giáo viên Trung học cơ sở.

- Về phần nghiệp vụ sư phạm, bổ sung vấn đề phương pháp dạy học và cách dạy phương pháp học qua môn Sinh học, tăng cường thực hành giải các bài tập tình huống dạy học và giáo dục.

4.4. Mô đun hoá theo hướng tích hợp đào tạo chuyên môn sinh học với đào tạo phương pháp dạy học sinh học

Tích hợp đào tạo chuyên ngành môn sinh học với phương pháp dạy học sinh học, chương trình Sư phạm Sinh học (môn 1), có thể được sắp xếp thành 5 mô đun, mỗi mô đun gồm 3 - 4 học phần.

Việc xây dựng những mô đun tích hợp đào tạo chuyên môn sinh học với đào tạo phương pháp dạy học sinh học nhằm làm cho chương trình đào tạo tập trung hơn nữa vào mục tiêu đào tạo nghề dạy học.

Mô đun

Chuyên môn Sinh học

Số đvht

Phương pháp dạy học Sinh học

Số đvht

I (11 đvht)

1. Hình thái -Giải phẫu học thực vật.

2. Phân loại học thực vật.

3. Sinh lý thực vật

4


3

4

3. Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học.

4. Phương pháp dạy học Thực vật lớp 6

2

 

1

II (10 đvht)

1. Động vật học không xương sống

2. Động vật học có xương sống.

3. Thực tập thiên nhiên

4

4

2

4. Phương pháp dạy học Động vật lớp 7

1

III (6 đvht)

1. Hoá sinh học

2. Sinh học vi sinh vật

3

3

 

 

IV (9 đvht)

1. Giải phẫu sinh lý người

2. Thực hành Giải phẫu sinh lý người.

6


2

3. Phương pháp dạy học Cơ thể người và vệ sinh lớp 8

1

V (12 đvht)

2. Di truyền học

 

 

2. Sinh thái học và môi trường

5

 

 

5

3. Phương pháp dạy học Di truyền - biến dị. Phương pháp dạy học Sinh vật và môi trường lớp 9

4. Nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học ở Trung học cơ sở

1

 

 

1

 

Tổng số

45

Tổng số

7

Với cách sắp xếp các mô đun tích hợp như trên, nhìn chung mỗi mô đun chuẩn bị cho việc dạy một lớp ở Trung học cơ sở, cả về nội dung dạy học và về phương pháp dạy học. Nếu phân công giảng dạy theo định hướng trên và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, sẽ tiến đến một giảng viên hay một nhóm giảng viên, chịu trách nhiệm một mô đun thì việc tích hợp sẽ ngày càng nhuần nhuyễn, làm rõ hơn nữa sắc thái đào tạo giáo viên tại trường sư phạm.

Để thực hiện việc tích hợp nói trên, cần tổ chức tại các học phần Phương pháp dạy học Sinh học. Dưới đây là một gợi ý:

Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học (3 đvht) được dạy làm 2 đợt, đợt 1 (2 đvht) ở mô đun I đặt cơ sở để tiếp thu phương pháp dạy học chương trình Sinh học các lớp Trung học cơ sở trong các mô đun tiếp theo; đợt 2 (1 đvht) ở cuối mô đun V để khái quát hoá và nâng cao kiến thức Phương pháp dạy học Sinh học ở các mô đun trước đó.

Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở (4 đvht) được chia làm 4 phần, mỗi phần 1 đvht đưa vào các mô đun I, II, IV, V.

Việc sử dụng 1 đvht Phương pháp dạy học Sinh học cho từng lớp của Trung học cơ sở như sau:

- 0,5 đvht cho phần lý thuyết (7 - 8 tiết): giới thiệu vị trí, nhiệm vụ của phân môn, cấu trúc nội dung chương trình, sách giáo khoa, soạn giáo án, tập dạy và rút kinh nghiệm. Thời gian thực hành có thể được tăng thêm bằng cách phối hợp chương trình rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên năm thứ 3 (2 tiết/ tuần trong cả học).

- Nếu bố trí như vậy thì phải chấp nhận dạy Phương pháp dạy học trước các nội dung về Tâm lý học và Giáo dục học, sau đó được củng cố bổ sung cơ sở lý luận ở mô đun V.

Chuyển từ đào tạo riêng rẽ sang đào tạo tích hợp là một quá trình lâu dài. Mỗi trường cao đẳng sư phạm cần lựa chọn cách thực hiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.

4.5. Định hướng phương pháp đào tạo

- Giảm bớt giờ diễn giảng để tăng thêm thời gian tổ chức xêmina và thời gian tự học cho sinh viên là hướng đổi mới cần khuyến khích. Nên căn cứ vào điều kiện cụ thể về giáo trình tài liệu, trình độ giảng viên và sinh viên ở từng học phần mà có quyết định phù hợp. Nên xem số tiết lý thuyết trong chương trình khung là ước lượng khối lượng kiến thức chứ không phải là con số quy định số giờ diễn giảng bắt buộc.

- Hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo trong bài diễn giảng, tăng cường phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, xen kẽ vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ một cách hợp lý để phát triển tính cực nhận thức của sinh viên. Phấn đấu sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin (băng ghi âm, băng ghi hình, máy chiếu, đĩa CD, phần mềm vi tính) làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả.

- Tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng tổ chức xêmina để sinh viên thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, được tập dượt nghiên cứu tài liệu một cách khoa học, biết phân tích phê phán những ý kiến khác nhau trước một chủ đề nêu ra, biết lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, có dịp suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ, làm nẩy sinh các thắc mắc.

- Coi trọng các bài thực hành tại phòng thí nghiệm, nâng cao chất lượng phương tiện thiết bị, cải tiến cách hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trong các hoạt động khám phá. Mở rộng các hình thức tham quan, hoạt động ngoại khoá. Thu hút những sinh viên khá giỏi vào các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học.

- Trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm cần rèn luyện cho sinh viên năng lực sử lý những tình huống sư phạm thường gặp trong thực tiễn dạy học/giáo dục ở trường phổ thông. áp dụng kiểu dạy học vi mô trong việc đào tạo cho sinh viên nắm chắc từng kỹ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học; những trích đoạn ngắn của các tiết học ở trường phổ thông do các giáo viên già dặn kinh nghiệm hoặc các giáo viên tập sự tiến hành - cũng có thể là tiết tập dạy của sinh viên - được ghi hình, phát lại trên màn hình với số lần cần thiết để từng nhóm sinh viên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tập dượt quan sát sâu sắc, phân tích tỉ mỉ, thảo luận rút kinh nghiệm, đề xuất cải tiến theo hướng vận dụng những kiến thức lý luận đã học. Phương án sửa chữa được một vài sinh viên trong nhóm thể hiện, được ghi hình, đem ra phân tích thảo luận lần thứ hai, qua đó sinh viên được thấy mình trên màn hình, tự đánh giá mức độ đạt được và những điểm yếu cần rèn luyện tiếp. Chu trình trên có thể được tái diễn nhiều lần theo nhóm hoặc từng cá nhân cho đến khi sinh viên làm chủ được kỹ năng, năng lực sư phạm cần rèn luyện.

4.6. Định hướng đánh giá

- Nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống. Phát triển các loại hình trắc nghiệm khách quan, nhằm tăng nhịp độ kiểm tra, mở rộng diện kiến thức, kỹ năng, thái độ được kiểm tra, tạo điều kiện cho sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá.

- Coi trọng việc kiểm tra đánh giá các kỹ năng thực hành, các năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

4.7. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Sinh học là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Sinh học trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Sinh học (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này.

Cụ thể như sau: Bỏ một số học phần sau: Hoá sinh học (3 đvht), Vi sinh học (3 đvht), Sinh thái học và môi trường (5 đvht), Di truyền học (5 đvht). Giảm thời lượng của học phần Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở (1 đvht). Đồng thời tăng thời lượng cho học phần Sinh lý học thực vật (1 đvht) nhằm giới thiệu khái quát những kiến thức cơ bản nhất của Hoá sinh học làm cơ sở để học tốt Sinh lý học thực vật (Xem Phụ lục).

4.8. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNG PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM SINH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Hình thái - Giải phẫu học thực vật

4

2

Phân loại học thực vật

3

3

Sinh lý học thực vật

5

4

Động vật học không xương sống

4

5

Động vật học có xương sống

4

6

Giải phẫu sinh lý người

6

7

Thực hành giải phẫu sinh lý người

2

8

Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

2

9

Đại cương Phương pháp dạy học Sinh học

2

10

Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TIN HỌC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Tin học trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Tin học ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Tin học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Tin học trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Tin học (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Tin học 13 đvht

1

Giải tích

5

2

Đại số tuyến tính

4

3

Xác xuất - Thống kê

4

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Tin học (môn 1) 50 đvht

1

Tin học cơ sở

8

2

Toán rời rạc

5

3

Kiến trúc máy tính

3

4

Lập trình

5

5

Hệ cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

5

6

Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật

6

7

Bài tập lớn chủ đề I

2

8

Bài tập lớn chủ đề II

1

9

Quản lý hệ thống máy tính

3

10

Mạng máy tính

3

11

Tin học và Xã hội

2

12

Đại cương phương pháp dạy học Tin học

4

13

Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Giải tích: 5 đvht

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về giải tích cần thiết cho việc học ngành tin học gồm: Phép tính vi phân hàm nhiều biến, tích phân nhiều lớp, tích phân bội, tích phân đường và mặt, phương trình vi phân.

11. Đại số tuyến tính: 4 đvht

Học phần trang bị các khái niệm về không gian vec tơ: Số phức, không gian con, phụ thuộc tuyến tính - độc lập tuyến tính, không gian véc tơ hữu hạn chiều; Ma trận: khái niệm, các phép toán trên ma trận; định thức: định nghĩa, tính chất, ứng dụng; Hệ phương trình tuyến tính.

12. Xác suất - Thống kê: 4 đvht

Học phần trang bị các khái niệm cơ bản về xác suất: Hoán vị, tổ hợp; Định nghĩa xác suất cổ điển; Dãy phép thử; Đại lượng ngẫu nhiên; Hàm phân bố; Các số đặc trưng. Thống kê: lý thuyết mẫu; Ước lượng; Một vài bài toán kiểm định giả thiết đơn giản; Hồi quy và tương quan.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Tin học cơ sở: 6 - 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần chia làm 2 phần:

Phần I gồm 6 đvht, có 11 chương về các kiến thức cơ sở như: Thông tin và xử lý thông tin; Kiến trúc máy vi tính; Các hệ đếm; Biểu diễn và truyền thông tin; Các khái niệm: giải thuật, phần mềm, ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, hệ điều hành, mạng máy tính,...

- Phần II gồm 2 đvht về sử dụng máy vi tính như: một số hệ điều hành; soạn thảo văn bản; bảng tính, Internet; một số phần mềm chuyên dụng về vẽ, về trình diễn, về phần mềm dạy học.

21. Toán rời rạc: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần I: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về logic, tập hợp, quan hệ và ứng dụng. Trình bày những vấn đề liên quan đến giải tích tổ hợp như nguyên lý đếm cơ bản, sinh các hoán vị và tổ hợp, nguyên lý Dirichlet. Việc giải các hệ thức truy hồi và ứng dụng; Trình bày một số khái niệm và bài toán cơ bản trên đồ thị, cây và mạng;

- Phần 2: Giới thiệu khái niệm về mạch tổ hợp, đại số Boole và ứng dụng trong phân tích mạch tổng hợp; Nhập môn về các máy trạng thái hữu hạn, ôtômat và quan hệ giữa ngôn ngữ hình thức và ôtômat.

22. Kiến trúc máy tính: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở.

Giới thiệu một số khái niệm và nguyên lý cơ bản của kiến trúc máy tính; Kiến trúc chung của máy tính điện tử; Mức logic số của máy tính điện tử; Mức vi chương trình và mức máy thông thường; Mức hợp ngữ của máy tính điện tử.

23. Lập trình: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở, Toán rời rạc.

Các thành phần của ngôn ngữ lập trình Pascal; Một vài cấu trúc điều khiển; Các kiểu dữ liệu và các cấu trúc điều khiển; Thủ tục và hàm; Cấu trúc thông tin động; Điều khiển màn hình văn bản; Đồ hoạ, Âm thanh; Tổ chức module.

24. Hệ cơ sở dữ liệu: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lập trình, Đại số tuyến tính.

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần 1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu trình bày các kiến thức về chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tổ chức dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin, xây dựng chương trình ứng dụng.

- Phần 2: Cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ gồm: các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, mô tả các khái niệm về cơ sở dữ liệu, ba mô hình dữ liệu cơ bản; Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, mô tả cơ sở dữ liệu quan hệ, ngôn ngữ hỏi có cấu trúc SQL; Thiết kế một cơ sở dữ liệu, trình bày về phụ thuộc hàm, phép tách các lược đồ quan hệ, chuẩn hoá lược đồ quan hệ.

25. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: 4 - 6 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Lập trình.

Học phần giới thiệu tổng quan về khái niệm lập trình nâng cao; Kiểu dữ liệu trừu tượng; những cấu trúc dữ liệu tuyến tính; Phân tích và thiết kế thuật giải; Sắp xếp và tìm kiếm; Cây và cây tìm kiếm nhị phân; Tập hợp và bảng tìm kiếm; Đồ thị.

26. Bài tập lớn chủ đề I: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán rời rạc, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình.

Bài tập lớn chủ đề I được định hướng chính theo nội dung các học phần; Toán rời rạc, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình.

27. Bài tập lớn chủ đề II: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hệ cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Bài tập lớn chủ đề II định hướng chính theo nội dung học phần Hệ cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

28. Quản lý hệ thống máy tính: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kiến trúc máy tính.

Học phần cung cấp nội dung về các thiết bị của một máy vi tính; ROM BIOS và RAM CMOS; Bộ nguồn nuôi trong máy; Các loại Bus và Card mở rộng; Bộ nhớ; Bảng mạch chính; Bộ vi xử lý - CPU; ổ đĩa; Các thiết bị ngoại vi; Đĩa từ; Virus và cách phòng chống.

29. Mạng máy tính: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở, Quản lý hệ thống máy tính.

Học phần chia làm 2 phần:

- Phần 1 (2 đvht): Khái niệm cơ bản về mạng máy tính; Các thành phần cơ bản của mạng; Các mô hình mạng; Giao thức; Quản trị mạng.

- Phần thực hành (1 đvht): Cài đặt một trong những hệ điều hành mạng; Cài đặt trạm làm việc; Quản trị tài nguyên; Quản lý tài khoản; Theo dõi hoạt động mạng: công cụ Performance Monitor.

30. Tin học và xã hội: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở.

Học phần giới thiệu ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin; Quyền sở hữu trí tuệ; Quyền tự do và giữ bí mật cá nhân. Vấn đề an toàn máy tính; Tội ác trong tin học.

31. Đại cương phương pháp dạy học Tin học: 2 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tin học, Tâm lý học, Giáo dục học.

Học phần trang bị cho sinh viên tri thức về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học Tin học, gồm những xu hướng dạy học hiện đại: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, chương trình hoá, phát triển và sử dụng công nghiệp dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.

32. Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương phương pháp dạy học tin học.

Học phần giúp sinh viên hoàn tất những tri thức và kỹ năng căn bản về phương pháp dạy học Tin học, tập trung vào việc dạy học những chủ đề cơ bản trong chương trình Tin học trường Trung học cơ sở như: dạy học những khái niệm mở đầu của Tin học, dạy học sử dụng những phần mềm ứng dụng phổ biến, dạy học lập trình, phát triển tư duy thuật giải và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ dạy học.

33. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Tâm lý học, Giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm; tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

34. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Tin học.

Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể.

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Tin học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có ngành chính là Sư phạm Tin học và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ: được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường phải dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Tin học. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần đào tạo

- Sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Tin học không học học phần Nhập môn Tin học dành cho mọi sinh viên Cao đẳng sư phạm trong phần Giáo dục đại cương. Quỹ thời gian dôi ra đó để học thêm một học phần giáo dục đại cương tự chọn.

- Trong chương trình có 2 đvht tự chọn cho nội dung “Một số vấn đề về Công nghệ thông tin chọn lọc”. Cần được định kỳ xem xét thay đổi nội dung nhằm cập nhật những vấn đề mới, hiện đại. Cụ thể sinh viên sẽ tự chọn 1 trong 3 học phần sau: Công nghệ phần mềm (2 đvht), Lập trình hướng đối tượng (2 đvht), Phân tích và thiết kế hệ thống (2 đvht).

- Phần kiến thức cốt lõi (phần cứng) và phần tự chọn (phần mềm) được trình bày xen kẽ trong các học phần. Ví dụ, đối với học phần Lập trình, phần cốt lõi sẽ là nguyên lý, kỹ thuật lập trình; phần tự chọn sẽ là ngôn ngữ lập trình cụ thể, có thể là Pascal, có thể là C+ + hoặc Visual Basic,...

- Ngoài bài tập, bài thực hành ở lớp, ở phòng máy, trong chương trình có 2 bài tập lớn, có định hướng về chủ đề, nhưng đề tài và nội dung cụ thể, do từng trường lựa chọn và hàng năm có sự thay đổi. Hai bài tập này có thể kéo dài cả học kỳ, cả năm học và sinh viên chủ động làm việc theo chủ đề dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Khuyến khích mô hình làm việc theo nhóm có phân chia công việc độc lập cho từng thành viên của nhóm.

- Yêu cầu về trang thiết bị: mục tiêu đào tạo ngành học đòi hỏi cả kiến thức khoa học và kỹ năng sử dụng máy vi tính. Do vậy, cần có trang thiết bị tốt cho phòng máy và phải quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với các phần thực hành. Cần có giáo trình thực hành đủ cho sinh viên tham khảo ngay tại phòng máy. Khi trình bày các bài giảng thực hành cần sử dụng Projector hoặc Overhead.

- Về tài liệu tham khảo: tài liệu hiện nay rất phong phú nhưng chủ yếu là bằng tiếng Anh. Các trường đại học Việt Nam cũng có một số tài liệu biên soạn chủ yếu lưu hành nội bộ. Ngoài các tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, các trường Cao đẳng sư phạm có thể khai thác các nguồn tài liệu nói trên.

4.4. Phương pháp dạy - học

- Chú trọng việc cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo khả năng giao tiếp thầy - trò và khả năng chủ động làm việc của sinh viên nhiều hơn.

- Với chương trình này yêu cầu về mặt trình độ của cán bộ giảng dạy đặt ra là khá cao, đòi hỏi các trường Cao đẳng sư phạm phải có giải pháp hữu hiệu để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực thực hiện chương trình.

- Khi thực hành cần bố trí: 1 máy/1 sinh viên và mỗi thầy hướng dẫn 01 nhóm không quá 20 sinh viên cùng thời điểm tại phòng máy.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Tin học là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Tin học trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Tin học (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này, chỉ bỏ học phần Tin học và xã hội (2 đvht) và giảm thời lượng của một số học phần sau: Tin học cơ sở (2 đvht), Toán rời rạc (2 đvht), Kiến trúc máy tính (1 đvht), Lập trình (1 đvht), Hệ cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (1 đvht), Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (2 đvht), Bài tập lớn chủ đề 1 (1 đvht), Quản lý hệ thống máy tính (1 đvht), Đại cương Phương pháp dạy học tin học (2 đvht) (Xem Phụ lục)

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tin học để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM TIN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Tin học cơ sở

6

2

Toán rời rạc

3

3

Kiến trúc máy tính

2

4

Lập trình

4

5

Hệ cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

4

6

Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật

4

7

Bài tập lớn chủ đề I

1

8

Bài tập lớn chủ đề II

1

9

Quản lý hệ thống máy tính

2

10

Mạng máy tính

3

11

Đại cương phương pháp dạy học Tin học

2

12

Phương pháp dạy học các nội dung môn Tin học

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Ngữ văn còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Ngữ văn trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

43

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

126

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Ngữ văn (môn 1)

54

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ (Hán Nôm)

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Ngữ văn 13 đvht

1

Dân số, môi trường, AIDS, ma tuý

2

2

Nhập môn tin học

2

3

Nhập môn lôgic học

2

4

Đại cương mỹ học

2

5

Dẫn luận ngôn ngữ học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Ngữ văn (môn 1) 50 đvht

1

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

2

Lý luận văn học 1

2

3

Lý luận văn học 2

3

4

Đại cương về tiếng Việt - Ngữ âm tiếng Việt

2

5

Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt

2

6

Ngữ pháp tiếng Việt

3

7

Văn bản tiếng Việt

2

8

Ngữ dụng học

2

9

Phong cách học tiếng Việt

2

10

Tiếng Việt thực hành

2

11

Đọc văn

2

12

Làm văn

3

13

Văn học dân gian

3

14

Văn học Việt Nam trung đại 1

1

15

Văn học Việt Nam trung đại 2

3

16

Văn học Việt Nam hiện đại 1

3

17

Văn học Việt Nam hiện đại 2

4

18

Văn học thế giới 1

3

19

Văn học thế giới

3

20

Phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Văn, Tập làm văn

5

21

Phương pháp giảng dạy Tiếng

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ (Hán Nôm): 10 đvht

Các ngành Ngữ văn, Lịch sử có thể sử dụng 10 đvht ngoại ngữ để học Hán Nôm khi đã chuẩn bị được giảng viên; Sinh viên các ngành này muốn học tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) thì tự thu xếp dự các lớp học thêm.

Các học phần Hán Nôm trang bị cho sinh viên 600 chữ Hán gốc thường xuất hiện với tư cách các từ tố trong các từ Hán Việt nhằm góp phần tạo tiềm lực minh giải ý nghĩa của từ Hán Việt; những kiến thức cơ bản cần thiết về cách đọc hiểu chữ Nôm và từ ngữ Việt cổ, giúp sinh viên nắm vững một số từ ngữ chủ chốt (về ý nghĩa, sắc thái tu từ...) và một số quy tắc ngữ pháp cơ bản của Hán văn cổ nhằm góp phần tạo dựng khả năng đọc hiểu các bài thơ, bài văn cổ viết bằng chữ Hán, chủ yếu là các bài thơ, bài văn có trong chương trình giảng dạy ở bậc trung học.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Dân số, môi trường, AIDS, ma tuý: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dân số, môi trường, AIDS, ma tuý, các phương pháp giáo dục và tuyên truyền. Tạo điều kiện để sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hiện việc tích hợp các nội dung này trong giảng dạy ngữ văn ở Trung học cơ sở.

11. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về Tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

12. Nhập môn logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

13. Đại cương Mỹ học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản của Mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học; Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người.

14. Dẫn luận ngôn ngữ học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những tri thức cơ bản về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, những hiểu biết ban đầu về phương pháp và thao tác nghiên cứu ngôn ngữ để có thể vận dụng vào việc đọc và dạy tiếng Việt.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quát và thái độ đúng đắn về tiến trình văn hoá Việt Nam và vị trí quan trọng của văn hóa trong cuộc sống hiện tại, biết cách sử dụng hữu hiệu kiến thức đã học hỗ trợ việc học tập, giảng dạy các môn học có liên quan (như Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử...) và hiểu sâu hơn các bài mục trong chương trình các học phần Hán Nôm.

23. Lý luận văn học 1, 2, 3: 5 - đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Các học phần Lý luận văn học giúp sinh viên nắm được một hệ thống tri thức hiện đại và tương đối đầy đủ về đặc trưng, bản chất, giá trị, quy luật cùng các hình thái biểu hiện đa dạng của văn học như tác phẩm, thể loại, phong cách, trào lưu, thi pháp. Giúp hình thành một hệ thống quan điểm khoa học, đúng đắn, lành mạnh về văn học.

Trên cơ sở các tri thức đã học, hình thành được một phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua bài giảng và nhất là qua thực hành, giúp hình thành kỹ năng đọc, phân tích, phân biệt các thủ pháp văn học, biết đánh giá các tác phẩm văn học một cách có phương pháp tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động nghề nghiệp là giảng dạy văn học ở trường Trung học cơ sở hoặc tiếp tục tự học, nghiên cứu văn học lâu dài.

24. Đại cương về Tiếng Việt - Ngữ âm tiếng Việt: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những hiểu biết tổng quát về lịch sử, loại hình, những đặc trưng của tiếng Việt nhằm định hướng cho việc học tập các học phần sau về tiếng Việt; làm cho sinh viên nắm được những đặc trưng của hệ thống ngữ âm - âm vị tiếng Việt và sự thể hiện chúng trong chữ quốc ngữ.

25. Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt: 2 - 3 đvht

Học phần cung cấp những tri thức về từ vựng và ngữ nghĩa từ vựng của tiếng Việt có liên quan đến những khái niệm về từ vựng học được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở.

26. Ngữ pháp tiếng Việt: 3 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt.

Học phần giới thiệu các từ loại và cú pháp tiếng Việt, cung cấp những hiểu biết đầy đủ, nâng cao, hệ thống về các đơn vị ngữ pháp được dạy ở chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở mới. Cần chú ý đến cấu trúc từ vị - tham thể của câu đơn trần thuật và cấu trúc đề - thuyết của phát ngôn, tức của câu khi tham gia vào các diễn ngôn trong giao tiếp.

27. Văn bản tiếng Việt: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này cung cấp những hiểu biết cơ bản về các đơn vị, các quan hệ cốt lõi về hình thức và nội dung của văn bản, đồng thời cũng cung cấp những hiểu biết về các loại hình văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận và thuyết minh được lấy làm trục chính của chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đổi mới.

28. Ngữ dụng học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những hiểu biết về hoạt động giao tiếp nói chung và các khái niệm ngữ dụng được dạy trong chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt mới.

29. Phong cách học tiếng Việt: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ngữ pháp tiếng việt

Học phần cung cấp những tri thức về phong cách, về tu từ và phương pháp phân tích tu từ học các văn bản để sinh viên vận dụng chúng vào việc đọc hiểu, bình giá các tác phẩm văn học cũng như để biết các các văn bản một cách có nghệ thuật.

30. Tiếng việt thực hành: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu các lỗi hành văn thường gặp, hướng dẫn cách tự sửa lỗi và sửa lỗi cho học sinh sau này. Trọng tâm là sửa lỗi trong các văn bản, từ đó mà tiến hành việc sửa lỗi các lỗi khác như lỗi chính tả, lỗi từ vựng, lỗi cú pháp...

31. Đọc văn: 2 đvht.

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này giúp sinh viên nắm được những tri thức cơ bản về đọc hiểu văn bản văn học, rèn luyện kỹ năng đọc văn học theo thể loại với tri thức hiện đại; thấy được đọc hiểu là một vấn đề nghiêm túc, đòi hỏi phải tu dưỡng luyện tập thường xuyên để trở thành người đọc có văn hoá và có phương pháp.

32. Làm văn: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần này giới thiệu một hệ thống tri thức cơ bản về điều kiện, quy trình và cách làm các loại văn bản thông dụng trong nhà trường và trong đời sống, nhằm tạo tiềm năng dạy tốt môn Tập làm văn ở Trung học cơ sở.

33. Văn học dân gian: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần gồm những khái niệm cơ bản về văn học dân gian: thể loại, đặc điểm thi pháp của một số thể loại cơ bản trong Văn học dân gian, tạo tiềm lực để dạy tốt các bài văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn và kỹ năng hướng dẫn học sinh biết cách sưu tầm, phân loại văn học dân gian địa phương.

34. Văn học Việt Nam trung đại 1: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu một cách hệ thống lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII gồm: khái niệm, phạm trù, đặc điểm mỗi giai đoạn văn học trong tiến trình Văn học trung đại và các tác phẩm và tác giả tiêu biểu nhằm chuẩn bị tiềm lực để dạy tốt các bài Ngữ văn trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn.

35. Văn học Việt Nam trung đại 2: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại 1.

Học phần giới thiệu một cách hệ thống lịch sử Văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX gồm một số khái niệm, phạm trù, đặc điểm mỗi giai đoạn văn học trong tiến trình Văn học trung đại và các tác phẩm và tác giả tiêu biểu nhằm chuẩn bị tiềm lực để dạy tốt các bài Ngữ văn trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở.

36. Văn học Việt Nam hiện đại 1: 3 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn học Việt Nam trung đại 2.

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện mạo, quá trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỳ XX cho đến tháng Tám năm 1945, qua đó nắm vững những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Trung học cơ sở.

37. Văn học Việt Nam hiện đại 2: 4 -6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn học Việt Nam hiện đại 1.

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí và diện mạo, quá trình phát triển, đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam từ tháng Tám năm 1945 cho đến nay, bao gồm những tri thức cơ bản về các thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, các trào lưu và các bộ phận chính; chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam trong chương trình Trung học cơ sở.

38. Văn học thế giới 1, 2: 6 - 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị những tri thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của một số nền văn hoá, văn học đã có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển văn hoá thế giới hoặc có những mối liên hệ gần gũi với dân tộc Việt Nam, văn hoá Việt Nam; rèn luyện, bồi dưỡng khả năng tiếp nhận, phân tích tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là khả năng phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, nắm được đặc trưng của việc giảng dạy văn học nước ngoài qua bản dịch, từ đó chuẩn bị tốt cho việc dạy các tác phẩm văn học nước ngoài có trong chương trình Trung học cơ sở.

39. Bài tập nghiên cứu: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, hình thành được thao tác, kỹ năng chủ yếu của công việc nghiên cứu khoa học và biết nghiên cứu một vấn đề khoa học cụ thể.

40. Phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Văn, Tập làm văn: 5 - 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về ngữ văn.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận dạy học của bộ môn Ngữ văn cũng như của các phần Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn ở Trung học cơ sở; trên cơ sở đó hình thành được những kỹ năng thực hành tương ứng với những vấn đề lý luận dạy học bộ môn, giải quyết chủ động, sáng tạo những tình huống cơ bản, đa dạng có thể nảy sinh trong quá trình dạy học; biết vận dụng những kiến thức đã học, những kỹ năng đã được rèn luyện vào việc học tập các bộ môn khác và thực tập sư phạm cuối khoá. Phân chia thời lượng:

* 1 đvht tích hợp cùng với các học phần chuyên môn là Văn học dân gian (5 tiết); Văn học Việt Nam trung đại 1 (3 tiết); Văn học Việt Nam trung đại 2 (7 tiết),

* 1 - 2 đvht dành cho những vấn đề của Văn.

* 1 - 2 đvht cho Làm văn.

41. Phương pháp giảng dạy tiếng Việt: 2 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Tiếng Việt.

Vận dụng các kiến thức đã học về tiếng Việt để hướng dẫn giảng dạy các bài của chương trình tiếng Việt ở Trung học cơ sở.

42. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

Củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyên kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

43. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực tập sư phạm 1, Các học phần Sư phạm Ngữ văn.

Củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Ngữ văn được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó có một ngành chính là Sư phạm Ngữ văn và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Ngữ văn. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Ngữ văn, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Ngữ văn đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy Ngữ văn cốt cán ở địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cụ thể như sau: Tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như: Đại cương tiếng Việt - Ngữ âm Tiếng Việt (1 đvht), Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt (1 đvht), Ngữ pháp Tiếng Việt (1 đvht), Văn học dân gian (1 đvht); Văn học Việt Nam trung đại 1 (1 đvht); Văn học Việt Nam trung đại 2 (2 đvht), Văn học Việt Nam hiện đại 1 (2 đvht), Văn học Việt Nam hiện đại 2 (2 đvht), Phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Văn, Tập làm văn (2 đvht), Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt (2 đvht). Đồng thời đưa thêm các học phần mới như: Lý luận văn học 3 (2 đvht); Bài tập nghiên cứu (2 đvht). Thay cho học phần Hán Nôm được chuyển qua mảng kiến thức ngành Sư phạm Ngữ văn, ngoại ngữ trong phần giáo dục đại học đại cương có thể chọn là tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác: thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của Giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp (Xem Phụ lục).

4.3. Về nội dung các học phần

- Có thể tự chọn 4 đvht tuỳ theo cách ghép với môn 2 là ngành gì: Nếu ghép Sư phạm Ngữ văn - Sư phạm Lịch sử thì không chọn Lịch sử văn minh nhân loại; Nếu ghép Sư phạm Ngữ văn - Giáo dục Công dân thì không chọn Pháp luật đại cương. Ưu tiên chọn học phần Những vấn đề văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phương (3 đvht) sẽ phục vụ tốt cho 24 tiết “Chương trình địa phương” quy định trong chương trình Trung học cơ sở. Các trường Cao đẳng sư phạm cần phối hợp với Sở Văn hoá và Thông tin, Hiệp hội Khoa học và kỹ thuật và tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà văn hoá, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ người địa phương để biên soạn tư liệu giảng dạy.

- Do yêu cầu cấp thiết, Hán Nôm được đưa vào chương trình các học phần ngoại ngữ, không những đáp ứng yêu cầu bảo đảm dạy tốt 20 yếu tố Hán Việt theo quy định của chương trình Trung học cơ sở mà còn góp phần nâng cao tiềm lực chuyên môn về nhiều mặt. Việc triển khai giảng dạy phải thực hiện từng bước vì còn lệ thuộc vào việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

- Bồ sung một số học phần như Cơ sở văn hoá Việt Nam (2 đvht), Ngữ dụng học (2 đvht), Đọc văn (2 đvht). Tăng thêm chất lượng đào tạo và giúp cho việc dạy tốt môn Ngữ văn trong chương trình và sách giáo khoa Trung học cơ sở mới.

4.4. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

4.4.1. Phát huy cao độ tinh thần chủ động sáng tạo của sinh viên. Một trong những đổi mới rõ nét của Chương trình Trung học cơ sở mới là “Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh”. Trường Cao đẳng sư phạm, nơi đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, phải đào tạo ra những người có đủ ý thức, năng lực, phương pháp để thực hiện có hiệu quả phương châm ấy sau này ở Trung học cơ sở.

4.4.2. Tích hợp chuyên môn và nghiệp vụ

- Do việc dạy Văn học dân gian và Văn học trung đại có đặc trưng riêng nên dành 1 đvht từ học phần Phương pháp giảng dạy để tích hợp với phần giảng dạy chuyên môn của các học phần đó và thời lượng phân bố như sau:

* Văn học dân gian: 3 đvht + 5 tiết.

* Văn học Việt Nam trung đại 1: 1 đvht + 3 tiết.

* Văn học Việt Nam trung đại 2: 3 đvht + 7 tiết.

- Trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung của các học phần cần chú ý đến việc tích hợp giữa chuyên môn và nghiệp vụ. Học phần Phương pháp giảng dạy có vai trò chủ công trong việc nâng cao chất lượng nghề nghiệp, song tính chất nghề nghiệp phải được quán triệt trong tất cả các học phần.

- Trong chương trình chi tiết các học phần, cần chú ý đến mối liên quan lẫn nhau giữa các học phần, như: học phần Hán Nôm và học phần Văn học Việt Nam trung đại; học phần Tiếng Việt thực hành và các học phần của Tiếng Việt; học phần lý luận văn học và học phần Phương pháp giảng dạy; học phần Đọc văn và học phần Làm văn; học phần Phương pháp giảng dạy văn học và học phần Văn bản tiếng Việt.

4.5. Định hướng đánh giá

Phối hợp đánh giá kết quả thi học phần với kiểm tra thường xuyên; Tăng cường tỷ lệ các câu hỏi, bài tập thực hành trong nội dung kiểm tra, đánh giá; Đề cao kết quả của bài tập nghiên cứu, của các bài thuyết trình, báo cáo, điều tra, làm dự án, các cuộc xemina, hội thảo và các hoạt động ngoài lớp.

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

2

Hán Nôm 1, 2, 3

10

3

Lý luận văn học 1

2

4

Lý luận văn học 2

3

5

Lý luận văn học 3

2

6

Đại cương Tiếng Việt - Ngữ âm tiếng Việt

3

7

Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt

3

8

Ngữ pháp tiếng Việt

4

9

Văn bản tiếng Việt

2

10

Ngữ dụng học

2

11

Phong cách học tiếng Việt

2

12

Tiếng Việt thực hành

2

13

Đọc văn

2

14

Làm văn

3

15

Văn học dân gian

4 + 5 tiết

16

Văn học Việt Nam trung đại 1

2 + 3 tiết

17

Văn học Việt Nam trung đại 2

4 + 7 tiết

18

Văn học Việt Nam hiện đại 1

5

19

Văn học Việt Nam hiện đại 2a

4

20

Văn học Việt Nam hiện đại 2b

2

21

Văn học thế giới 1

5

22

Văn học thế giới 2

5

23

Bài tập nghiên cứu

2

24

Phương pháp giảng dạy Ngữ văn

2

25

Phương pháp giảng dạy Văn

3

26

Phương pháp dạy Tập làm văn

2

27

Phương pháp giảng dạy Tiếng

4

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Lịch sử còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Lịch sử trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Lịch sử14 đvht

1

Lịch sử văn minh nhân loại

3

2

Tiếng Việt thực hành

2

3

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

4

Dân tộc học đại cương

2

5

Nhập môn Tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử (môn 1) 49 đvht

1

Nhập môn sử học

2

2

Khảo cổ học đại cương

2

3

Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

4

4

Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại

4

5

Quan hệ quốc tế và chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1

6

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay

2

7

Các nước tư bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay

2

8

Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay

2

9

Quan hệ quốc tế từ 1918 - đến nay. Chiến tranh Thế giới thứ hai

1

10

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X

2

11

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI

2

12

Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến 1858

3

13

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

2

14

Lịch sử Việt Nam từ 1918 đến 1945

3

15

Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954

2

16

Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975

3

17

Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay

2

18

Lịch sử địa phương

2

19

Những vấn đề chung về Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử

4

20

Các hình thức tổ chức và nội dung dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh nhân loại: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá vật chất và tinh thần của những nền văn minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỷ XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

11. Tiếng Việt thực hành: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần phát triển những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên gồm: rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản; rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và kỹ năng về chính tả.

12. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu văn hoá học và văn hoá Việt Nam: Khái quát về văn hoá Việt Nam; Tiến trình văn hoá Việt Nam; Các thành tố của văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.

13. Dân tộc học đại cương: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp những vấn đề chung về Dân tộc học: Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; Lịch sử hình thành; Các chủng loại và mối quan hệ về dân tộc; Các ngữ hệ trên thế giới; Các loại hình cộng đồng tộc người; Các dân tộc ở Việt Nam.

14. Nhập môn logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

15. Nhập môn tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

16. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

17. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

18. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

19. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

20. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

21. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

22. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

23. Nhập môn sử học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và bộ môn Lịch sử; Vận dụng các quan điểm khoa học vào học tập và nghiên cứu lịch sử theo tinh thần đổi mới bộ môn; Phương pháp nghiên cứu và học tập lịch sử nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

24. Khảo cổ học đại cương: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại; Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các thời đại khảo cổ, những khái niệm chủ yếu của khảo cổ học; Việc bảo vệ các di tích khảo cổ; Các kỹ năng học tập khảo cổ, việc vận dụng kiến thức khảo cổ vào đời sống và học tập lịch sử. Thực hành tại thực địa.

25. Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học đại cương, Lịch sử văn minh Thế giới.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử hai thời kỳ đầu của lịch sử xã hội loài người; Đặc điểm, quy luật phát triển lịch sử xã hội thời kỳ này; Các thành tựu văn hoá.

Khái quát sự hình thành, phát triển, suy vong của các quốc gia phong kiến; Đặc điểm chủ yếu của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây; Những nét cơ bản về lịch sử chế độ phong kiến Tây Âu, Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á.

26. Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn minh Thế giới

Học phần giới thiệu Các cuộc Cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi Thế giới; Các nước tư sản chủ yếu; Chủ nghĩa đế quốc; Phong trào công nhân và Chủ nghĩa Mác.

Giới thiệu tình hình các nước trước khi bị xâm lược và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân; Lịch sử các nước Trung Quốc, ấn Độ, khu vực Đông Nam á và Nhật Bản.

27. Quan hệ quốc tế và Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử thế giới cận đại.

Học phần giới thiệu quan hệ quốc tế dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất; Chiến tranh thế giới thứ nhất; nguồn gốc, tính chất, diễn biến, ý nghĩa.

28. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại.

Học phần giới thiệu Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga: nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử; Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa; Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu. Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở Việt Nam, Trung Quốc.

29. Các nước tư bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại.

Học phần giới thiệu: Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Mỹ, Chủ nghĩa tư bản hiện đại và đặc điểm của nó; Mâu thuẫn của Chủ nghĩa tư bản, bản chất sự vận động của nó.

30. Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay: 3 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại.

Học phần giới thiệu những nét cơ bản chung về các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay: phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; Lịch sử một số nước: Trung Quốc, Đông Nam á.

31. Quan hệ quốc tế từ 1918 đến nay. Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945): 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về lịch sử Thế giới hiện đại.

Học phần giới thiệu quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai và từ sau chiến tranh, đặc biệt vào thập niên cuối thế kỷ XX; Những vấn đề cơ bản về chiến tranh thế giới thứ hai; Xu thế vận động của quan hệ quốc tế hiện nay, nhất là ở một số khu vực có tác động trực tiếp đến lịch sử phát triển của dân tộc.

32. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Khảo cổ học; Cơ sở văn hoá Việt Nam; Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại.

Học phần giới thiệu khái quát quá trình hình thành các quốc gia đầu tiên trên đất Việt Nam; Văn minh sông Hồng; Cuộc đấu tranh nghìn năm chống Bắc thuộc, giành độc lập của Việt Nam. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

33. Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về lịch sử thế giới trung đại; Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần giới thiệu quá trình xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt (thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI), chủ yếu về chính trị, kinh tế; Văn minh Đại Việt thời Lý, Trần, Lê; Sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

34. Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến năm 1858: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về lịch sử thế giới cận đại; Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần giới thiệu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong các thế kỳ XVI - XVII; Giai đoạn khủng hoảng chế độ phong kiến Việt Nam và cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt phong trào Tây Sơn; Xã hội Việt Nam thời Nguyễn. Tham quan, nghiên cứu thực đại, bảo tàng.

35. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần lịch sử thế giới cận đại; Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần giới thiệu tình hình Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1918, qua hai giai đoạn 1858 - 1896 và 1897 - 1918: Sự chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội; Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược; trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cuộc vận động giải phóng dân tộc. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

36. Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930; Phong trào yêu nước, phong trào công nhân, sự ra đời các tổ chức yêu nước và cách mạng; Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cương lĩnh đầu tiên; Việt Nam từ 1930 đến 1939; Tình hình kinh tế, xã hội; Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh; Phong trào dân chủ 1936 - 1939; Việt Nam từ 1939 đến 1945: tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, sự chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Cách mạng tháng 8 - 1945. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

37. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Tình hình Việt Nam buổi đầu xây dựng chính quyền cách mạng. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản; Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1950); Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950 - 1953); Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1953 - 1954). Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

38. Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam; Thống nhất Tổ quốc; ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi kháng chiến chống Mỹ. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

39. Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu: Tình hình Việt Nam trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; Trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Tham quan, nghiên cứu thực địa, bảo tàng.

40. Lịch sử địa phương: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần lịch sử Việt Nam; Dân tộc học đại cương.

Lý thuyết: Khái niệm về Lịch sử địa phương;Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương; Biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương ở Trung học cơ sở.

Thực hành: Xây dựng Lịch sử trường và phòng truyền thống; Thực hành Lịch sử địa phương tại thực địa, kết hợp với các học phần lịch sử dân tộc.

41. Những vấn đề chung về hệ thống phương pháp dạy học lịch sử: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học, giáo dục học, Lịch sử Việt Nam và Thế giới.

Học phần giới thiệu: Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học; Môn Lịch sử ở Trung học cơ sở; Hình thành tri thức lịch sử; Giáo dục tư tưởng, tình cảm; Phát triển tư duy, kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn lịch sử.

Học phần cung cấp cơ sở phân loại và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử; Nhóm các phương pháp thông tin tái hiện lịch sử; Nhóm các phương pháp phát triển khả năng nhận thức lịch sử; Một số quan điểm dạy học hiện đại vận dụng vào dạy học lịch sử; Thực hành.

42. Các hình thức tổ chức và nội dung dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung và hệ thống phương pháp dạy học lịch sử.

Học phần giới thiệu các bài học lịch sử ở trường Trung học cơ sở; Công tác ngoại khoá môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở; Phòng học Lịch sử; Người giáo viên lịch sử.

Học phần giới thiệu nội dung cơ bản các khoá trình lịch sử Trung học cơ sở; Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở; Thực hành.

43. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiến giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

44. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần ngành Sư phạm Lịch sử

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Lịch sử được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó có ngành chính là Sư phạm Lịch sử và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết có thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Lịch sử. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung đào tạo:

Chương trình Lịch sử thế giới có hệ thống từ nguyên thuỷ đến hiện nay, nhằm cung cấp cho giáo viên những kiến thức về Lịch sử Thế giới để có thể dạy ở Trung học cơ sở.

- Việc giáo dục nghiệp vụ không giới hạn trong các học phần Giáo dục nghiệp vụ, mà có mối quan hệ với các bộ môn về Lịch sử. Tăng cường thực hành (thực hành môn học và thực hành sư phạm). Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học (lịch sử và phương pháp dạy học lịch sử) cho sinh viên.

- Để thuận tiện trong việc tổ chức giảng dạy, các trường nên gom những học phần có thời lượng nhỏ và có nội dung gần giống nhau thành những học phần có thời lượng lớn hơn.

- Về các học phần tự chọn:

+ Phần đại cương: Chọn 1 trong 2 học phần sau: Dân số - Môi trường AIDS - Ma tuý (2 đvht); Biển và Đảo Việt Nam (2 đvht).

+ Phần chuyên môn: Chọn 2 trong 4 học phần: Nhân học xã hội (1 đvht): Đông Nam á và Việt Nam trong xu thế hợp tác và hội nhập khu vực (1 đvht), Việt Nam trong sự phát triển lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay (1 đvht), Các nền văn minh trên đất Việt Nam (1 đvht).

+ Phần nghiệp vụ: chọn 1 trong 2 học phần: Nghiệp vụ sư phạm bộ môn Lịch sử (1 đvht), Bản đồ lịch sử (1 đvht).

Chú ý: Ngoài các chuyên đề tự chọn đã nêu, tuỳ điều kiện của trường có thể xây dựng các chuyên đề khác để dạy học cho phù hợp với thực tế nhà trường.

4. 4. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

Khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong phương pháp đào tạo cũ: giảng viên thuyết trình, sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động; Phát huy tính tích cực của sinh viên trong học tập: học tập kết hợp với nghiên cứu khoa học. Kết hợp việc nắm vững kiến thức Lịch sử và khoa học giáo dục để có thể dạy tốt ở Trung học cơ sở, tăng cường các hoạt động thực hành, thực tế bộ môn trong trường và tại thực địa (các di tích lịch sử).

4.5. Định hướng đánh giá sản phẩm đào tạo

Đánh giá sinh viên chuẩn bị và thực hiện tốt các buổi xêmina; Tiến hành các bài tập từ năm thứ nhất; Đánh giá nghiên cứu khoa học, phù hợp với yêu cầu, trình độ sinh viên; Tổ chức các kỳ kiểm tra, thi nghiêm túc; Đánh giá toàn diện các đợt thực tế chuyên môn, thực hành sư phạm.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Lịch sử là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Lịch sử trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử mục b phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Khảo cổ học đại cương (1 đvht), Các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây (1 đvht), Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại (1 đvht), Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay (1 đvht), Các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1 đvht), Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ thứ X (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI (1 đvht) , Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến 1858 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến 1945 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 (1 đvht), Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay (1 đvht), Lịch sử địa phương (1 đvht). Những vấn đề chung và hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở (5 đvht) trong đó bỏ hẳn phần những vấn đề chung về phương pháp dạy học lịch sử (Xem Phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNHPHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Nhập môn sử học

2

2

Khảo cổ học đại cương

1

3

Một số vấn đề về lịch sử xã hội nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

3

4

Phương Tây và các nước á, Phi, Mỹ La tinh thời cận đại

3

5

Quan hệ quốc tế và Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1

6

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay.

1

7

Các nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay

1

8

Các nước á, Phi, Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến nay

2

9

Quan hệ quốc tế từ 1918 đến nay. Chiến tranh Thế giới thứ hai

1

10

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X

1

11

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI

1

12

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến 1858

2

13

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

1

14

Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945

2

15

Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954

1

16

Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975

2

17

Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay

1

18

Lịch sử địa phương (lý thuyết và thực hành)

1

19

Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử

1

20

Các hình thức tổ chức và nội dung dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lý trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Địa lý còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Địa lý trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Địa lý (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành sư phạm Địa lý 14 đvht

1

Nhập môn Tin học

4

2

Nhập môn xã hội học

3

3

Toán cao cấp C1

5

4

Kinh tế học đại cương

4

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Địa lý (môn 1) 52 đvht

1

Địa lý tự nhiên đại cương 1

4

2

Địa lý tự nhiên đại cương 2

3

3

Địa lý tự nhiên đại cương 3

3

4

Địa chất học

3

5

Bản đồ học

3

6

Thực địa 1

2

7

Địa lý tự nhiên Việt Nam 1

3

8

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2

3

9

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1

2

10

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2

3

11

Địa lý các châu 1 (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ)

4

12

Địa lý các châu 2 (châu Nam Cực, Châu Đại dương, châu á)

3

13

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1

3

14

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2

2

15

Thực địa 2 (khảo sát tổng hợp về tự nhiên và kinh tế - xã hội)

2

16

Giáo dục dân số - môi trường và giảng dạy địa lý địa phương

2

17

Lý luận dạy học Địa lý 1

4

18

Lý luận dạy học Địa lý 2

3

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn Tin học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Nhập môn Xã hội học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp những kiến thức về đối tượng, chức năng của xã hội học, lịch sử hình thành xã hội học, một số chuyên ngành xã hội học.

12. Toán cao cấp C1: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp những kiến thức về toán giải tích gồm: bổ túc số phức, khái niệm hàm số, giới hạn và sự liên tục của hàm, phép tính vi phân, phép tính tích phân, phương trình vi phân, lý thuyết chuỗi.

13. Kinh tế học đại cương: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Giới thiệu về Kinh tế học; Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của Nhà nước; Kinh tế học vi mô: sự lựa chọn của người tiêu dùng, tổ chức và hành vi của doanh nghiệp, thị trường các yếu tố sản xuất; Kinh tế học vĩ mô: những vấn đề cơ bản, tổng cầu và tổng cung, tiền tệ và ngân hàng, thất nghiệp và lạm phát, thương mại và hệ thống tiền tệ quốc tế.

14. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

15. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

16. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

17. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

18. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

19. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

20. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

21. Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3: 6- 10 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Những kiến thức cơ bản về Trái Đất; Cấu tạo, hình dáng, kích thước Trái Đất và những hệ quả của nó; Vận động của Trái Đất và các hệ quả địa lý.

Thạch quyển. Những kiến thức cơ bản về địa hình bề mặt trái đát (địa hình lục địa; địa hình dưới đáy biển và đại dương).

Khí quyển: Khái niệm về khí quyển; Bức xạ Mặt trời và chế độ nhiệt; Khí áp và hoàn lưu khí quyển; Thời tiết và khí hậu.

Thuỷ quyền: Khái niệm về Thuỷ quyền: Các dạng nước trong thiên nhiên; Các vòng tuần hoàn nước và tác dụng điều hoà nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa; Nước trong biển và các đại dương; Nước trên lục địa.

Khái niệm cơ bản về sự hình thành thổ nhưỡng và phân bố trên thế giới; Sinh quyển và sự phân bố các đới sinh vật trên Trái Đất, loài người trên Trái Đất; Lớp vỏ cảnh quan địa lý và các quy luật địa lý của Trái Đất; Một số vấn đề về sử dụng hợp lý và bảo vệ tự nhiên.

22. Địa chất học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Địa chất đại cương: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu địa chất học; Cấu tạo và các tính chất vật lý, hoá học của Trái Đất; Đại cương khoáng vật và đá; Các quá trình địa chất (các quá trình địa chất nội lực và các quá trình địa chất ngoại lực); Các thuyết địa kiến tạo.

Địa chất lịch sử: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu và vai trò của địa chất lịch sử; Cơ sở cổ sinh vật; Khái niệm, đặc điểm một số thành hệ và tướng đá chính; Lịch sử phát triển địa chất của vỏ Trái Đất.

23. Bản đồ học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Kiến thức cơ bản về bản đồ địa lý: khái niệm, cơ sở toán học của bản đồ địa lý, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hoá bản đồ địa lý.

Những điểm đặc trưng của bản đồ địa lý dùng trong nhà trường; Các phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa.

24. Thực địa 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Địa lý tự nhiên đại cương, Bản đồ học, Địa chất học.

Nghiên cứu và khảo sát thực địa về địa chất - địa mạo, khí hậu - thuỷ văn và thổ nhưỡng - sinh vật để củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã được học trên lớp và đã thu thập được trong quá trình học tập.

25. Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, 2: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3.

Phần khái quát: Giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam và sự hình thành khoáng sản; Đặc điểm địa hình, các kiểu địa hình chủ yếu; Khí hậu Việt Nam và sự phân hoá đa dạng của khí hậu; Đặc điểm của sông ngòi, các hệ thống sông chính và chế độ hải văn Biển Đông; Đặc điểm chung của thổ nhưỡng và các loại đất chính; Đặc điểm chung của giới sinh vật và các kiểu thảm thực vật chính ở nước ta; Đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.

Phần khu vực: Giới thiệu cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam (các quy luật phân hoá địa lý tự nhiên Việt Nam; nguyên tắc và phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên; các hệ thống phân vùng ở Việt Nam).

Các miền tự nhiên: Miền Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

26. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1, 2: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3.

Nội dung chia làm 2 phần:

- Phần 1: Giới thiệu đối tượng, nhiệm vụ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội. Những khái niệm cơ bản, các quan điểm, quy luật địa lý tự nhiên về môi trường, tài nguyên, về phát triển bền vững. Những vẫn đề cơ bản của địa lý dân cư (biến động dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư) và quần cư (nông thôn và thành thị) và một số khía cạnh của địa lý xã hội.

- Phần 2: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về địa lý kinh tế và tổ chức lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế chủ yếu: nông - lâm ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và cơ sở lý luận về tổ chức đời sống kinh tế - xã hội.

27. Địa lý các châu 1 (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ): 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1, 2

Giới thiệu một số vấn đề địa lý toàn cầu: Khái quát về địa lý tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ và địa lý các khu vực của các châu lục này.

28. Địa lý các châu 2 (châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu á): 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1, 2.

Cung cấp kiến thức khái quát về địa lý tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Nam Cực, Châu Đại Dương, Châu á và địa lý các khu vực của châu lục này.

29. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1, 2: 4 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1, 2.

Nội dung chia làm 2 phần:

Phần khái quát: Đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên: Những vấn đề của địa lý dân cư (dân cư, dân tộc, sự phân bố dân cư và quần cư); đặc điểm phát triển và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế (nông - lâm - ngư, các ngành công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch).

Phần các vùng: Giới thiệu sự phân hoá nền kinh tế theo các vùng kinh tế ở Việt Nam: Các vùng địa lý kinh tế - xã hội: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các vùng đều phân tích các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển và phân bố kinh tế, một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

30. Thực địa 2 (khảo sát tổng hợp về tự nhiên và kinh tế - xã hội): 1- 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1, 2.

- Khảo sát tự nhiên: Nhận diện sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên (theo cấu trúc ngang và cấu trúc thẳng đứng); Vẽ phác họa lát cắt tổng hợp tự nhiên; Đưa các đối tượng tự nhiên quan sát được lên bản đồ; Tìm hiểu khả năng sử dụng tự nhiên hợp lý; Vấn đề về sử dụng tự nhiên của địa bàn nghiên cứu.

- Khảo sát kinh tế - xã hội: Quan sát sự phân bố các cơ sở kinh tế dọc theo tuyến thực địa; Tìm hiểu mối liên hệ về sản xuất và về không gian giữa các cơ sở này; Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Khảo sát một số cơ sơ kinh tế, văn hoá điển hình của địa bàn nghiên cứu.

31. Giáo dục Dân số - môi trường và giảng dạy địa lý địa phương: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1, 2.

- Giáo dục dân số và giáo dục môi trường: Trong phần này đề cập đến mối quan hệ Dân số - Tài nguyên - Môi trường như là mối quan hệ cơ bản và các vấn đề cấp bách mà nước ta và toàn thế giới đang phải giải quyết. Phương pháp giáo dục dân số và giáo dục môi trường thông qua bài học địa lý.

- Địa lý địa phương: Cấu trúc, nội dung của tài liệu địa lý địa phương cấp tỉnh; Phân tích nội dung kiến thức, cách trình bày của một cuốn địa lý địa phương cấp tỉnh cụ thể (từ góc độ của người giáo viên địa lý); Biên soạn bài giảng về địa lý địa phương cấp tỉnh; tổ chức học sinh tìm hiểu thực tế địa phương.

32. Lý luận dạy học Địa lý 1: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Địa lý tự nhiên đại cương 1, 2, 3.

Học phần cung cấp: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn Lý luận dạy học địa lý; Môn Địa lý trong nhà trường phổ thông; Hệ thống tri thức địa lý trong nhà trường phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh; Vận dụng các quan điểm và xu thế mới vào việc dạy học địa lý; Quá trình dạy học, các phương pháp và kỹ thuật dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Các phương tiện và thiết bị dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Hình thức tổ chức dạy học địa lý ở trường Trung học cơ sở; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

33. Lý luận dạy học địa lý 2: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận dạy học địa lý 1

Hướng dẫn giảng dạy địa lý các lớp ở Trung học cơ sở.

34. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

35. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Địa lý.

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Địa lý được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Địa lý và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng kiến thức của học phần này được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Địa lý. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Để đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm dạy tốt chương trình Địa lý Trung học cơ sở mới, đón trước những yêu cầu mới trong chương trình Trung học cơ sở trong thập kỷ sau, trong chương trình đã gộp các học phần nội dung gần giống nhau thành những học phần có thời lượng lớn hơn, nhằm tăng cường khả năng thực hành, giảm các nội dung trùng lặp và có thể tăng cường đào tạo lý luận dạy học chuyên ngành.

- Trong học phần "Giáo dục dân số - môi trường và giảng dạy địa lý địa phương" phần về giáo dục dân số -môi trường giúp sinh viên có thể sử dụng có hiệu quả các kiến thức về Địa lý để tiến hành giáo dục dân số và giáo dục bảo vệ môi trường. Phần Địa lý địa phương chủ yếu để người giáo viên tương lai có khả năng cập nhật bài giảng về địa lý địa phương.

- Tích hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo nghiệp vụ: Trong học phần Lý luận dạy học Địa lý 2, có 38 tiết được tích hợp vào các mô đun về khoa học cơ bản, chỉ dành 7 tiết cho tổng kết lại, hướng dẫn ôn tập và thi hết học phần. Cụ thể các học phần về khoa học cơ bản được tích hợp với nội dung về lý luận dạy học địa lý như sau:

Địa lý tự nhiên đại cương 1: 4 đvht + 3 tiết.

Địa lý tự nhiên đại cương 2: 3 đvht + 3 tiết.

Địa lý tự nhiên đại cương 3: 3 đvht + 2 tiết.

Địa lý tự nhiên Việt Nam 1: 3 đvht + 4 tiết.

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2: 3 đvht + 3 tiết.

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1: 2 đvht + 4 tiết.

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2: 3 đvht + 4 tiết.

Địa lý các châu 1: 4 đvht + 4 tiết.

Địa lý các châu 2: 3 đvht + 4tiết.

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1: 3 đvht + 4 tiết

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2: 2 đvht + 3 tiết

- Trong khi thực hiện kế hoạch đào tạo, cần chú ý đến tính lôgic trong trong hệ thống các học phần, để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội kiến thức mới của sinh viên.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Địa lý và ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Địa lý trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Địa lý (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần như sau: Các học phần Địa lý tự nhiên đại cương (4 đvht), Địa chất học (1 đvht), Bản đồ học (1 đvht), Các học phần Địa lý tự nhiên Việt Nam (2 đvht), Các học phần Địa lý kinh tế - xã hội đại cương (1 đvht), Địa lý các châu 1 (1 đvht), Địa lý các châu 2 (1 đvht), Các học phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (1 đvht), Thực địa 2 (1 đvht), Lý luận dạy học Địa lý 1 (1 đvht) Lý luận dạy học Địa lý 2 (1 đvht) (Xem Phụ lục).

4.8. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM ĐỊA LÝ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Địa lý tự nhiên đại cương 1

3

2

Địa lý tự nhiên đại cương 2

3

3

Địa chất học

2

4

Bản đồ học

2

5

Thực địa 1

2

6

Địa lý tự nhiên Việt Nam

4

7

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương

4

8

Địa lý các châu 1 (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ)

3

9

Địa lý các châu 2 (châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu á)

2

10

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam

4

11

Thực địa 2

1

12

Lý luận dạy học Địa lý 1

3

13

Lý luận dạy học Địa lý 2

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục công dân trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục Công dân còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Giáo dục Công dân trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Giáo dục Công dân (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành sư phạm Giáo dục Công dân 14 đvht

1

Nhập môn Tin học

3

2

Lịch sử văn minh thế giới

4

3

Nhập môn khoa học giao tiếp

3

4

Nhập môn logic học

2

5

Dân số học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Giáo dục Công dân (môn 1) 52 đvht

1

Nhập môn Giáo dục Công dân

2

2

Xã hội học

3

3

Văn hoá học

3

4

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

4

5

Giáo dục gia đình

4

6

Đạo đức học và Giáo dục đạo đức

7

7

Pháp luật

7

8

Hành chính Nhà nước

2

9

Những vấn đề của thời đại

3

10

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

4

11

Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục

4

12

Phương pháp dạy môn Giáo dục công dân

7

13

Thực tế, thăm quan giáo dục

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn Tin học: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá vật chất và tinh thần của những nền văn minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỳ XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

12. Nhập môn khoa học giao tiếp: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp các kiến thức về khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp, nội dụng và hình thức giao tiếp, bản chất xã hội và hiệu quả của giao tiếp, các đặc điểm trong giao tiếp của người Việt Nam.

13. Nhập môn logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

14. Dân số học: 2 đvht

Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về đo lường dân số, các khái niệm về sự biến động dịch chuyển dân số, các phương pháp dự báo và quản lý dân số.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Nhập môn Giáo dục công dân: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu khái quát vị trí, vai trò của giáo viên Giáo dục công dân; vị trí, đặc điểm, nội dung môn Giáo dục công dân trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở. Đồng thời giới thiệu khái quát cấu trúc chương trình kế hoạch đào tạo giáo viên Giáo dục công dân ở trường Cao đẳng sư phạm.

23. Xã hội học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Giáo dục công dân.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của con người và xã hội loài người. Đặc điểm, tính chất của các hình thái tổ chức xã hội. Mối quan hệ logic của các yếu tố kinh tế - xã hội - con người - ý thức xã hội - giáo dục.

24. Văn hoá học: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xã hội học

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá Việt Nam, mối quan hệ giữa văn hoá với giáo dục trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời hình thành ở sinh viên những kỹ năng giao tiếp có văn hoá, tạo ra tiềm năng thực hiện tốt tổ chức các hoạt động giáo dục ở Trung học cơ sở.

25. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Văn hoá học

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mỹ học; hiểu ý nghĩa, mục tiêu và cách thức Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Trung học cơ sở. Góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên về sự kết hợp giữa Giáo dục thẩm mỹ với giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học cơ sở sau này.

26. Giáo dục gia đình: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu cho sinh viên hiểu vai trò của gia đình và giáo dục gia đình, có kiến thức kết hợp giữa nhà trường và gia đình thực hiện các mục tiêu giáo dục, dạy học của Trung học cơ sở.

27. Đạo đức học và Giáo dục đạo đức: 5 - 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần là sự tích hợp, kết hợp tri thức của hai lĩnh vực khoa học là Đạo đức học và Giáo dục học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của Đạo đức học, có hiểu biết về giá trị đạo đức, mục tiêu Giáo dục đạo đức ở Trung học cơ sở.

28. Pháp luật: 5 - 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp những tri thức cơ bản về Pháp luật đại cương, mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học phần Pháp luật ở trường Trung học cơ sở.

29. Hành chính Nhà nước: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật.

Học phần cung cấp một số vấn đề cơ bản của hành chính Nhà nước, hiểu bản chất và các lĩnh vực quản lý Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cung cấp những hiểu biết về quản lý giáo dục Trung học cơ sở. Góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm cho sinh viên khi thực hiện nghĩa vụ của công dân, trong việc giáo dục học sinh ở Trung học cơ sở.

30. Những vấn đề của thời đại: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp những hiểu biết về các vấn đề mà dân tộc và nhân loại đang phải quan tâm, giải quyết như dân số, môi trường, giúp sinh viên có kiến thức để dạy Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở. Nâng cao trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của thời đại.

31. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần giới thiệu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và yêu cầu của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lên ở Trung học cơ sở.

32. Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Nhằm phát triển tiềm năng của người giáo viên tương lai. Giúp sinh viên thêm hoài bão, rèn luyện phát triển phẩm chất, nhân cách khi học tập ở Cao đẳng sư phạm, chuẩn bị hành trang ra trường.

33. Phương pháp dạy học Giáo dục công dân: 5 - 7 đvht

Điều kiện tiên quyết: Pháp luật, Đạo đức và giáo dục đạo đức.

Học phần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức dạy học giáo dục công dân ở Trung học cơ sở, nâng cao hiệu quả đào tạo của trường Cao đẳng sư phạm, tạo ra sự thống nhất giữa các chương trình ở phổ thông và Cao đẳng sư phạm.

34. Thực tế, tham quan giáo dục: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học giáo dục công dân.

Học phần giúp sinh viên phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực gắn lý luận với thực tế, là một yêu cầu trong quá trình đào tạo giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân.

35. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

36. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần ngành Giáo dục Công dân

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; Vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Công dân được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Giáo dục Công dân và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Giáo dục Công dân. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

Chương trình được phân chia làm 3 phần chính:

- Một số học phần nhằm trang bị tri thức nền để sinh viên hiểu biết tương đối rộng phục vụ cho việc giáo dục đạo đức, dạy môn Giáo dục công dân như: Giáo dục học đại cương, Xã hội học, Văn hoá học, Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ, Giáo dục gia đình, Những vấn đề của thời đại.

- Một số học phần cung cấp kiến thức cơ bản để dạy tốt Giáo dục Công dân như: Đạo đức và Giáo dục đạo đức, Pháp luật, Hành chính Nhà nước, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Một số học phần nhằm trang bị năng lực nghiệp vụ dạy học và tự hoàn thiện như: Phương pháp dạy học Giáo dục công dân, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục và tham quan thực tế.

4.4. Về kiểm tra đánh giá

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo giáo viên, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học sẽ chuyển từ kiểm tra đánh giá lĩnh hội khái niệm sang kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức thể hiện ở sự hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào hoạt động dạy học và giáo dục. Đồng thời kiểm tra hệ thống kỹ năng cần thiết, kiểm tra nhận thức, thái độ và góp phần phát triển tình cảm nghề nghiệp ở sinh viên.

Kết hợp các hình thức kiểm tra như: viết, vấn đáp, giải quyết các tình huống, tổ chức các hoạt động thực tế ở trường sư phạm và ở trường Trung học cơ sở hoặc các hoạt động xã hội khác.

4.5. Trường hợp lựa chọn Giáo dục công dân là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Công dân trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Giáo dục công dân (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Xã hội học (1 đvht), Văn hoá học (1 đvht), Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ (2 đvht), Giáo dục gia đình (2 đvht), Đạo đức học và Giáo dục đạo đức (2 đvht), Pháp luật (2 đvht), Những vấn đề của thời đại (1 đvht), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (2 đvht), Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục (2 đvht), Phương pháp dạy học Giáo dục công dân (2 đvht) (Xem Phụ lục).

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục Công dân để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Nhập môn Giáo dục Công dân

2

2

Xã hội học

2

3

Văn hóa học

2

4

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

2

5

Giáo dục gia đình

2

6

Đạo đức và Giáo dục đạo đức

5

7

Pháp luật

5

8

Hành chính Nhà nước

2

9

Những vấn đề của thời đại

2

10

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2

11

Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục

2

12

Phương pháp dạy môn Giáo dục Công dân

5

13

Thực tế, tham quan giáo dục

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Công nghệ - phần Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kỹ thuật công nghiệp trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 14 đvht

1

Toán cao cấp

6

2

Vật lý đại cương

4

3

Nhập môn Tin học

3

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (môn 1)49 đvht

1

Hình học hoạ hình 1

3

2

Vẽ kỹ thuật

4

3

Cơ kỹ thuật 1

4

4

Cơ kỹ thuật 2

4

5

Gia công cơ khí

4

6

Thực hành cơ khí 1 (nguội)

2

7

Thực hành cơ khí 2 (máy công cụ)

2

8

Kỹ thuật điện 1

3

9

Kỹ thuật điện 2

3

10

Thực hành kỹ thuật điện

4

11

Kỹ thuật điện tử

3

12

Thực hành kỹ thuật điện tử

2

13

Tin học ứng dụng 1

2

14

Tin học ứng dụng 2

2

15

Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp

3

16

Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Toán cao cấp: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu các kiến thức về: Phép tính vi tích phân hàm một biến thực; Đại số tuyến tính: không gian vectơ, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tình; Phép tính vi phân hàm nhiều biến; Tích phân nhiều lớp, tích phân đường, tích phân mặt; Phương trình vi phân; Tích phân phụ thuộc tham số.

11. Vật lý đại cương: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về Cơ - Nhiệt - Điện - Quang và Vật lý nguyên tử. Chương trình được biên soạn theo hướng ứng dụng Vật lý đại cương vào kỹ thuật.

12. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

13. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

14. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

15. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

16. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

17. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

18. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

19. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

20. Hình học hoạ hình: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phép chiếu, các phương pháp biểu diễn điểm, đường thẳng, mặt phẳng, đường cong, đa diện và mặt cong, trên cơ sở đó hình thành tư duy không gian, làm cơ sở cho môn Vẽ kỹ thuật. Chương trình chi tiết cần được xây dựng theo hướng tăng cường tính ứng dụng, thực hành.

21. Vẽ kỹ thuật: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hình học hoạ hình

Nhằm giúp sinh viên có thể vẽ và đọc được các bản vẽ kỹ thuật phổ biến (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ xây dựng, sơ đồ...), làm cơ sở để học các bộ môn kỹ thuật khác. Học phần này trực tiếp giúp sinh viên dạy tốt phần Vẽ kỹ thuật ở trường Trung học cơ sở.

22. Cơ kỹ thuật: 1, 2: 6 - 8 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Vật lý đại cương.

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuyển động cơ bản của chất điểm, vật thể, các lực tác dụng và loại biến dạng của vật thể, nguyên lý làm việc, đặc điểm, công dụng của các cơ cấu, các mối ghép, các dạng truyền động trong ngành cơ khí. Học phần này là cơ sở cho việc nghiên cứu cấu tạo và hoạt động của các máy móc, hệ thống kỹ thuật, đồng thời giúp sinh viên có thể dạy tốt chương trình về thiết bị gia công vật liệu ở Trung học cơ sở.

23. Gia công cơ khí: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần kiến thức kỹ thuật cơ sở.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu cơ khí; nguyên lý, đặc điểm, ứng dụng của các phương pháp gia công cơ khí điển hình như các phương pháp tạo phôi gia công cắt gọt, gia công áp lực, hàn...

24. Thực hành cơ khí 1 (nguội): 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Gia công cơ khí.

Học phần thực hành rèn luyện một số kỹ năng ban đầu về gia công kim loại để sinh viên sau này có thể dạy thực hành trong chương trình môn Công nghệ ở Trung học cơ sở.

25. Thực hành cơ khí 2 (máy công cụ): 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Gia công cơ khí

Học phần thực hành rèn một số kỹ năng ban đầu về cắt gọt kim loại để sinh viên sau này có thể dạy thực hành trong chương trình môn Công nghệ ở Trung học cơ sở.

26. Kỹ thuật điện: 1, 2: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về nguồn điện và hệ thống điện, mạch điện 1 pha và 3 pha, vật liệu và an toàn điện, các máy điện và thiết bị điện thông dụng.

27. Thực hành kỹ thuật điện: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện 1, 2.

Học phần giúp sinh viên thực hiện được các nguyên tắc an toàn điện, lắp ráp được mạch điện 1 pha và 3 pha, làm được một số công đoạn trong quy trình chế tạo máy biến áp 1 pha công suất nhỏ, xác định được các thông số của máy điện; Vận hành, sử dụng và sửa chữa các hỏng hóc thông thường của dụng cụ và thiết bị điện dân dụng.

28. Kỹ thuật điện tử: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về các linh kiện, các mạch, các thiết bị điện tử thông dụng như radiô, tivi, tăng âm...

29. Thực hành kỹ thuật điện tử: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện tử

Học phần giúp sinh viên có thể nhận biết, kiểm tra các linh kiện bằng đồng hồ đo, lắp ráp, kiểm tra một số mạch điện tử cơ bản, khảo sát, vận hành được các thiết bị điện tử thông dụng...

30. Tin học ứng dụng: 1, 2: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ sở

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về cấu tạo và công dụng của máy tính điện tử, các thiết bị ngoại vi, nguyên tắc cài đặt và sử dụng một số phần mềm (Word, Excel, Acess, Autocad, Powerpoint...); đồng thời làm cơ sở cho sinh viên có thể sử dụng máy tính để hoàn thành văn bản, biểu mẫu, bản vẽ, thiết kế bài dạy, thiết kế trang web...

31. Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Kỹ thuật công nghiệp.

Là phần nối tiếp và vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực phương pháp trong mục tiêu đào tạo giáo viên; đặc biệt chú ý khả năng thiết kế và triển khai các bài dạy lý thuyết và thực hành theo hướng tích cực và tương tác.

32. Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp.

Học phần giới thiệu cho sinh viên: kỹ năng dạy học, chuyển hoá nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở Cao đẳng sư phạm với nội dung môn công nghệ ở Trung học cơ sở.

33. Thực tập sư phạm: 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

34. Thực tập sư phạm: 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần Kỹ thuật công nghiệp

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệpđược thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Công nghệ phần Kỹ thuật công nghiệp. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Đưa vào chương trình đào tạo những kiến thức về các công nghệ mới để đón đầu xu hướng hiện đại hoá nội dung dạy học phổ thông (phần điện tử, ứng dụng của công nghệ thông tin trong đời sống và trong dạy học...).

- Khác với chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật, chương trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở dạy môn Công nghệ không mang tính chuyên ngành kỹ thuật. Khi giảng dạy các học phần cần chú ý: không chỉ tập trung giới thiệu về đối tượng (cấu tạo, hoạt động của các phương tiện, hệ thống kỹ thuật) mà còn hướng tới việc dạy sinh viên vận hành sử dụng chúng trong mối quan hệ với môi trường kinh tế - xã hội.

- Để có được chương trình đào tạo cụ thể, các cơ sở đào tạo cần khai thác tốt phần nội dung tự chọn (đại cương và chuyên môn) để thể hiện rõ đặc trưng về vùng, miền của địa phương mình.

+ Giáo dục Đại cương tự chọn với thời lượng cụ thể 4 đvht có thể chọn 2 trong các học phần sau: Lôgic học (2 đvht), Máy vi tính (2 đvht), Công nghệ học (2 đvht).

+ Giáo dục chuyên nghiệp tự chọn 3 đvht có thể được chọn trong các học phần sau: Thực hành Tin học ứng dụng (3 đvht), Hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông (3 đvht), Lịch sử phát triển kỹ thuật (3 đvht), Phương tiện dạy học kỹ thuật (3 đvht).

4.4. Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo

- Cần kết hợp các phương pháp, hình thức đào tạo sau: Dạy học lý thuyết ở trên lớp; dạy học thực hành trong các phòng thí nghiệm, thực hành, xưởng trường; tham quan các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, dịch vụ có các hoạt động liên quan đến nội dung học tập; kiến tập và thực tập sư phạm ở trường phổ thông và các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

- Nội dung đào tạo giáo viên dạy Công nghệ bao giờ cũng mang tính thực tiễn, trước hết là thực tiễn sản xuất. Tại các cơ sở đào tạo không thể có đủ điều kiện cơ sở vật chất để sinh viên thực hành luyện tập về chuyên môn kỹ thuật, do đó cần tổ chức cho sinh viên đi tham quan, thực tế sản xuất theo các lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử,... Có thể liên kết với các trường dạy nghề, cơ sở sản xuất - dịch vụ - nghiên cứu ở địa phương để thực hiện yêu cầu trên. Thời gian tham quan có thể trích ra từ quỹ thời gian của các học phần về chuyên môn tương ứng.

4.5. Định hướng đánh giá kết quả đào tạo

Tổ chức đào tạo, thi và kiểm tra theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú ý đúng mức đến việc đánh giá khả năng vận dụng và sáng tạo của sinh viên. Kết hợp cách đánh giá trong với đánh giá ngoài và tự đánh giá của sinh viên.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ Kỹ thuật công nghiệp trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác, được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Hình học hoạ hình (1 đvht), Vẽ kỹ thuật (1 đvht), Cơ kỹ thuật 1 (1 đvht), Cơ kỹ thuật 2 (1 đvht), Gia công cơ khí (1 đvht), Thực hành cơ khí 2 (Máy công cụ) (1 đvht), Kỹ thuật điện 1 (2 đvht), Kỹ thuật điện 2 (2 đvht), Kỹ thuật điện tử (2 đvht), Thực hành Kỹ thuật điện tử (1 đvht), Tin học ứng dụng 1 (1 đvht), Tin học ứng dụng 2 (1 đvht), Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp (1 đvht), Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở (1 đvht) (Xem Phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Hình học hoạ hình

2

2

Vẽ kỹ thuật

3

3

Cơ kỹ thuật 1

3

4

Cơ kỹ thuật 2

3

5

Gia công cơ khí

3

6

Thực hành cơ khí 1 (nguội)

2

7

Thực hành cơ khí 2 (máy công cụ)

1

8

Kỹ thuật điện 1

2

9

Kỹ thuật điện 2

2

10

Thực hành Kỹ thuật điện

2

11

Kỹ thuật điện tử

1

12

Thực hành Kỹ thuật điện tử

1

13

Tin học ứng dụng 1

1

14

Tin học ứng dụng 2

1

15

Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp

2

16

Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Công nghệ - phần Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kỹ thuật nông nghiệp trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp 14 đvht

1

Nhập môn Tin học

2

2

Hoá học đại cương B

2

3

Sinh học đại cương A1

3

4

Sinh học đại cương A2

2

5

Thực hành Sinh học đại cương

1

6

Xác suất - Thống kê B

2

7

Hoá sinh học nông nghiệp

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1) 42 đvht

1

Sinh lý thực vật

3

2

Sinh lý vật nuôi

3

3

Vi sinh vật nông nghiệp

3

4

Sinh thái nông nghiệp

3

5

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

3

6

Giống cây trồng

3

7

Đất và Phân bón

3

8

Bảo vệ thực vật

3

9

Giống vật nuôi

3

10

Thức ăn vật nuôi

2

11

Thú y

2

12

Lâm nghiệp

2

13

Thuỷ sản

2

14

Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp

3

15

Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nhập môn tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Xác suất - Thống kê B: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học

Học phần gồm 2 phần:

Phần Xác suất tập trung dạy các nội dung: sự kiện và xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, phân phối nhị thức; luật phân phối chuẩn.

Phần Thống kê không trình bày lý thuyết mà tập trung vào các vấn đề cần giải quyết, công thức tính, cách kết luận...

12. Hoá học đại cương B: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về: Định luật tuần hoàn, hệ thống tuần hoàn các chất; Trạng thái tập hợp các chất; Dung dịch; Phản ứng hoá học; Giới thiệu một số chất vô cơ và hữu cơ có ứng dụng trong thực tế; hoá học môi trường.

13. Hoá sinh học nông nghiệp: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: hoá học đại cương

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về thành phần hoá học, cấu tạo chức năng sinh học, các quá trình chuyển hoá trao đổi chất của tế bào cơ thể sống, đồng thời giới thiệu một số thành tựu, ứng dụng của hoá sinh trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ tiếp thu dễ dàng kiến thức di truyền, vi sinh vật, sinh lý thực vật, sinh lý vật nuôi và công nghệ sinh học.

14. Sinh học đại cương A1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá sinh học nông nghiệp

Học phần gồm: Sinh học tế bào; Năng lượng học; Cơ sở phân tử của di truyền học; Di truyền học; Sự tiến hoá biến dị chọn lọc tự nhiên.

15. Sinh học đại cương A2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương A1.

Học phần giới thiệu sinh học cơ thể thực vật: sự phát triển của cấu tạo cơ thể thực vật, sự thích nghi, sự sinh sản; các nội dung sinh học cơ thể động vật chỉ được giới thiệu hạn chế vì sinh viên sẽ còn được học ở học phần Sinh lý vật nuôi.

16. Thực hành Sinh học đại cương: 1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương A1, A2.

Học phần bao gồm 15 bài thực hành về sinh học đại cương.

17. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

18. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

19. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

20. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

21. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

22. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

23. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

24. Sinh lý thực vật: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành Sinh học đại cương

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình sinh lý của cây ở mức tế bào và cơ thể, bản chất của các quá trình sinh lý diễn ra trong cây và mối quan hệ giữa các quá trình này. Từ đó suy ra cơ sở khoa học của các biện pháp tác động đến cây trồng nhằm điều chỉnh hoạt động sinh lý của cây để đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

25. Sinh lý vật nuôi: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành Sinh học đại cương

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về chức năng sinh lý của các cơ quan, cơ chế của các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể vật nuôi. Từ đó đưa ra cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến cơ thể vật nuôi nhằm đảm bảo các hoạt động sinh lý tốt nhất để vật nuôi đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.

26. Vi sinh học nông nghiệp: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành Sinh học đại cương

Học phần trang bị các kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống rất đa dạng của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao. Đi sâu vào một số nhóm vi sinh vật chính có ý nghĩa trong nông nghiệp, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Trong chương trình có đề cập và nhấn mạnh đến “công nghệ vi sinh” và việc ứng dụng công nghệ này trong nông nghiệp.

27. Sinh thái học nông nghiệp: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý thực vật, Sinh lý vật nuôi, Vi sinh vật học nông nghiệp.

Học phần cung cấp các khái niệm và kiến thức cơ bản về sinh thái học nói chung và Sinh thái học nông nghiệp, giải thích mối quan hệ giữa các nguyên lý của Sinh thái học nông nghiệp với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

28. Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Xác suất - Thống kê, Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang bị các nguyên tắc cơ bản và các bước tiến hành của một thí nghiệm nông nghiệp, các yêu cầu và nội dung của một bản kế hoạch thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, cách thu thập số liệu, phương pháp xử lý thống kê để tìm hiểu bản chất số liệu, rút ra các kết luận khoa học và cách viết báo cáo tổng kết thí nghiệm.

29. Giống cây trồng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang thiết bị kiến thức về khái niệm và vai trò của giống cây trồng, về phương pháp chọn tạo giống cây trồng cơ bản (phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp tạo giống đột biến và đa bội thể...) và quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây trồng. Học phần có dành thời lượng thích đáng cho nội dung “ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống cây trồng”. Các nội dung được nhấn mạnh như: phương pháp gây đột biến, phương pháp gây đa bội, sử dụng các thể đơn bội, phương pháp khắc phục tính bất tương hợp trong tương lai xa, kỹ thuật nuôi cấy mô - tế bào..., những thành công và triển vọng về công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam.

30. Đất và Phân bón: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hình thành đất, các thành phần và tính chất chính của đất, nguyên nhân hình thành các loại đất khác nhau và đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, cải tạo và sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Học phần còn trang bị các kiến thức cơ bản về tính chất và biện pháp sử dụng đúng kỹ thuật các loại phân bón, mối quan hệ tương tác đất trồng - phân bón - cây trồng.

31. Bảo vệ thực vật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần trang bị kiến thức cơ bản về côn trùng và bệnh cây, nguyên lý chung về phòng trừ dịch hại cây trồng, đặc điểm một số sâu bệnh hại trên các đối tượng cây trồng chính và cách phòng trừ chúng.

32. Giống vật nuôi: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần cung cấp các khái niệm và kiến thức về giống vật nuôi, căn cứ để đánh giá và chọn lọc vật nuôi làm giống, các phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi, quy trình kỹ thuật đang được áp dụng tạo giống vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt.

33. Thức ăn vật nuôi: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp.

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về vai trò của chất dinh dưỡng và nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi, phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần, xây dựng quy trình nuôi dưỡng đối với các loài vật nuôi khác nhau.

34. Thú y: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dược lý, một số bệnh thường gặp ở vật nuôi như bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi, bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi, cơ sở khoa học của các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và cách phòng chống.

35. Lâm nghiệp: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đất và Phân bón, Giống cây trồng, Bảo vệ thực vật.

Học phần cung cấp các khái niệm về rừng, đặc trưng cơ bản của rừng và tài nguyên rừng Việt Nam, vai trò của rừng, mối quan hệ qua lại giữa rừng và môi trường, phương hướng và nội dung cơ bản của việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, quy trình kỹ thuật và kỹ năng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và cây rừng sau khi trồng.

36. Thuỷ sản: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về nguồn lợi thuỷ sản như các đặc điểm về hình thái giải phẫu, đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc thù, các tập tính, nhu cầu về dinh dưỡng của các loài thuỷ sản nói chung, cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, các biện pháp và kỹ năng nuôi thuỷ sản phổ biến (kỹ thuật nuôi cá nước tĩnh, cá nước chảy, kỹ thuật phòng trừ dịch hại thuỷ sản và bảo vệ môi trường).

37. Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học và giáo dục học.

Học phần là phần nối tiếp và vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực sư phạm trong mục tiêu đào tạo giáo viên. Đặc biệt chú ý đến khả năng phân tích, thiết kế và triển khai các bài dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

38. Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp.

Học phần nhằm giúp sinh viên có kỹ năng dạy học, chuyển hoá nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở Cao đẳng sư phạm với nội dung môn Công nghệ ở Trung học cơ sở. Trong quá trình dạy học phần này cần có một số tiết dạy mẫu trên băng hình để minh hoạ và có một số giáo án tốt cho sinh viên tham khảo.

39. Thực tập sư phạm1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

40. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Kỹ thuật nông nghiệp

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệpđược thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Công nghệ phần Kỹ thuật nông nghiệp. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

- Chương trình dành nhiều thời gian cho các học phần tự chọn (12 đvht) theo “cơ chế mở”, tạo điều kiện cho các trường lựa chọn được nội dung thích hợp với trường và địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sau này có thể dạy tốt phần mềm (lớp 9) ở Trung học cơ sở. Cụ thể như sau:

Phần giáo dục đại cương có thể chọn 1 trong 2 học phần Lôgic học (2 đvht), Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (2 đvht).

Phần Giáo dục chuyên nghiệp tự chọn 5 học phần (10 đvht):

+ Có thể chọn 2 trong 4 học phần về Trồng trọt sau: Kỹ thuật trồng lúa (2 đvht), Kỹ thuật trồng cây ăn quả (2 đvht), Kỹ thuật trồng cây công nghiệp (2 đvht), Kỹ thuật trồng hoa - cây cảnh (2 đvht);

+ Có thể chọn 2 trong 4 học phần về Chăn nuôi sau: Kỹ thuật chăn nuôi lợn (2 đvht), Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò (2 đvht), Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm (2 đvht), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ và chăn nuôi dê (2 đvht);

+ Chọn 1 trong 2 học phần sau đây: Kỹ thuật trồng một số cây rừng (2 đvht), Kỹ thuật nuôi tôm và Kỹ thuật nuôi ba ba (2 đvht).

Các cơ sở đào tạo cần khai thác phần tự chọn cho phù hợp đặc trưng vùng, miền của địa phương mình.

- Nội dung công nghệ sinh học không chỉ được thể hiện ở học phần Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (tự chọn) mà còn được tích hợp trong các học phần có liên quan. Những vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm cũng được quan tâm đặc biệt không chỉ ở học phần Sinh thái nông nghiệp mà còn quán triệt ở tất cả các học phần có liên quan.

- Các học phần khoa học cơ bản như Hoá học, Sinh học, Tin học, Xác suất Thống kê cần đưa ra được các yêu cầu cụ thể về nội dung cho phù hợp ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp.

4.4. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Một số điểm lưu ý khi giảng dạy các học phần về Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

- Sự thành công khi dạy các học phần phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của trường sư phạm và của địa phương để thực hiện chương trình thực hành. Nếu một số nội dung thực hành không có điều kiện thực hiện tại trường sư phạm thì nên chuyển sang phần tham quan thực hành tại cơ sở sản xuất hay nghiên cứu chuyển ngành và được coi như giờ thực hành nội khoá.

- Về lý thuyết có những nội dung đơn giản dễ hiểu, giảng viên có thể nêu các yêu cầu cần đạt, hướng dẫn gợi ý cho sinh viên tự nghiên cứu giáo trình.

- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn trong quá trình giảng dạy.

- Có thể phối hợp với học phần phương pháp thí nghiệm nông nghiệp để hướng dẫn cho sinh viên tiến hành các thí nghiệm đơn giản nhằm củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành và tập dượt nghiên cứu khoa học. Cố gắng chọn đề tài phù hợp thực tế sản xuất để có thể phát huy tác dụng ở địa phương.

- Chú ý nhấn mạnh những vấn đề có liên quan về bảo vệ môi trường; về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; những thành tựu của công nghệ sinh học ứng dụng trong nuôi trồng và chăm sóc cây, con.

4.5. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các môn học về Kỹ thuật nông nghiệp mang tính thực tiễn cao, vì thế khi đánh giá cần đặc biệt coi trọng sự hiểu biết thực tiễn sản xuất và kỹ năng thực hành của sinh viên. Làm tốt việc này sẽ không chỉ nâng cao chất lượng học mà còn thúc đầy cả quá trình dạy. Về thực hành nên tiến hành cho điểm một cách công khai, dân chủ theo từng bài (có kết hợp với việc tự đánh giá của sinh viên), cuối cùng lấy trung bình cộng để tính điểm học phần, tuỳ theo tỷ lệ thực hành/ lý thuyết mà xác định hệ số thích hợp. Trong một số trường hợp cụ thể, việc cho điểm từng bài gặp khó khăn thì có thể lấy kết quả thực hành hoặc bài tập lớn (nếu đạt) là điều kiện để được dự thi lý thuyết.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ Kỹ thuật nông nghiệp trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (mục b phần 3.1.2) ở Chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Sinh lý thực vật (1 đvht), Sinh lý vật nuôi (1 đvht), Vi sinh vật nông nghiệp (2 đvht), Sinh thái học nông nghiệp (1 đvht), Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (2 đvht), Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp (1 đvht), Phương pháp dạy học kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở (1 đvht). (Xem phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Sinh lý thực vật

2

2

Sinh lý vật nuôi

2

3

Vi sinh vật học nông nghiệp

1

4

Sinh thái học nông nghiệp

2

5

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

1

6

Giống cây trồng

3

7

Đất trồng - Phân bón

3

8

Bảo vệ cây trồng

3

9

Giống vật nuôi

3

10

Thức ăn vật nuôi

2

11

Thú y

2

12

Lâm nghiệp

2

13

Thuỷ sản

2

14

Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp

2

15

Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KINH TẾ GIA ĐÌNH
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kinh tế gia đình trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Công nghệ phần Kinh tế gia đình ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kinh tế gia đình còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kinh tế gia đình trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ (môn 2)

35

 

- Thi tốt nghiệp

8

 

- Thực tập nghề nghiệp

9

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Kinh tế gia đình 13 đvht

1

Toán cao cấp B1

3

2

Hoá đại cương A2

3

3

Cơ sở văn hoá Việt Nam

4

4

Nhập môn Tin học

3

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Kinh tế gia đình (môn 1) 50 đvht

1

Lý thuyết dinh dưỡng

2

2

Quy trình chế biến món ăn

2

3

Vẽ trang trí sản phẩm

2

4

Cắt may căn bản

4

5

Tin học ứng dụng

2

6

Món ăn Việt Nam

4

7

Món ăn các nước

3

8

Trang trí món ăn

2

9

Trang phục thường ngày

4

10

Trang phục lễ tân

2

11

May công nghiệp

2

12

Nhà ở và trang trí nội thất

2

13

Cắm hoa tươi

2

14

Hoa trang trí

2

15

Thêu

3

16

Đan

3

17

Tổ chức cuộc sống gia đình

2

18

Lý luận dạy học Kinh tế gia đình

3

19

Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Toán cao cấp B1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về giải tích gồm: Các vấn đề về giới hạn số, hàm số liên tục, phép tính vi phân hàm một biến và nhiều biến, phép tính tích phân hàm 1 biến.

11. Hoá đại cương A2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp B1

Học phần trang bị những kiến thức cần thiết về cấu tạo và tính chất hoá học của các chất vô cơ và hữu cơ, làm nền tảng cho phần hoá thực phẩm trong học phần lý thuyết dinh dưỡng và các học phần về quá trình chế biến thực phẩm.

12. Cơ sở văn hoá Việt Nam A: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị các kiến thức về văn hoá Việt Nam, điều kiện địa lý, dân tộc cùng với các thành tố của văn hoá Việt Nam có liên quan đến các yếu tố phong tục tập quán, văn hoá giao tiếp và văn hoá ứng xử, làm nền tảng cho môn văn hoá ẩm thực trong phần chuyên môn.

13. Nhập môn tin học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

14. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

15. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

16. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

17. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

18. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

19. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

20. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

21. Lý thuyết dinh dưỡng: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương A2

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người.

22. Quy trình chế biến món ăn: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết dinh dưỡng.

Học phần trang bị các kiến thức về quy trình chế biến thực phẩm và sự biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế biến.

23. Vẽ trang trí thực phẩm: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp sinh viên có thể biết cách phối hợp màu sắc trong trang trí và vẽ được một số mẫu trang trí cơ bản có thể ứng dụng được trên các sản phẩm may mặc và sản phẩm gia dụng.

24. Cắt may căn bản: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm.

Học phần làm nền tảng cơ bản cho các học phần chuyên môn kỹ thuật của trang phục và cắt may.

25. Tin học ứng dụng: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng một số phần mềm (Word, Corel Draw, Photoshop, Powerpoint) phục vụ cho học tập và thiết kế bài dạy.

26. Món ăn Việt Nam: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hoá Việt Nam, lý thuyết dinh dưỡng

Học phần chia làm hai phần: Món ăn Việt Nam 1 và Món ăn Việt Nam 2, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện các món ăn mặn cũng như các món ngọt trong gia đình và đãi tiệc của Việt Nam.

27. Món ăn các nước: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: lý thuyết dinh dưỡng

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện các món ăn, món bánh đặc trưng của một số nước Âu, á hiện nay.

28. Trang trí món ăn: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết dinh dưỡng, Vẽ trang trí sản phẩm

Học phần trang bị cho sinh viên một số hiểu biết về cách sử dụng các nguyên liệu thực phẩm dùng trong trang trí món ăn, có các kỹ năng cơ bản trong việc cắt tỉa các loại thực phẩm nhằm ứng dụng trang trí.

29. Trang phục thường ngày: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Cắt may căn bản

Học phần trang bị một số kiến thức và kỹ năng thực hiện các loại trang phục trẻ em, nam, nữ ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

30. Trang phục lễ tân: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang phục thường ngày.

Học phần trang bị một số kiến thức và kỹ năng thực hiện các loại trang phục truyền thống của Việt Nam và một số loại trang phục dự tiệc.

31. May công nghiệp: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Cắt may căn bản

Học phần trang bị hệ thống các khái niệm, các thuật ngữ, thiết bị, nguyên lý... trong lĩnh vực may công nghiệp; các hiểu biết cơ bản về quy trình sản xuất hàng may công nghiệp; hình thành một số kỹ năng cơ bản của may công nghiệp.

32. Nhà ở và trang trí nội thất: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm.

Học phần cung cấp những kiến thức về nhà ở, vai trò của nhà ở và quan hệ của các thành viên, cách thức trang trí và sắp xếp vật dụng trong nhà.

33. Cắm hoa tươi: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhà ở và trang trí nội thất

Học phần nhằm hình thành các kỹ năng cơ bản trong việc thực hiện những kiểu cắm hoa phổ biến của á Đông và Tây Phương.

34. Hoa trang trí: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhà ở và trang trí nội thất, Cắm hoa tươi.

Học phần hướng dẫn cách làm hoa bằng các chất liệu vải, giấy, cách kết hoa và một số kỹ năng làm thú nhồi bông.

35. Thêu: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Hoa trang trí

Học phần đáp ứng việc giảng dạy phần mềm trong chương trình Công nghệ lớp 9.

36. Đan: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ trang trí sản phẩm, Hoa trang trí

Học phần nhằm đáp ứng việc giảng dạy phần mềm trong chương trình Công nghệ lớp 9.

37. Tổ chức cuộc sống gia đình: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhà ở và trang trí nội thất, Cắm hoa tươi

Học phần trang bị một số kiến thức về vai trò của gia đình trong xã hội, các kỹ năng cơ bản về việc lập các kế hoạch và sắp xếp công việc trong gia đình, trong đó có kế hoạch thu chi và quản lý chi tiêu trong gia đình. Ngoài ra học phần còn đề cập tới một số kỹ thuật cần thiết về việc sử dụng và bảo quản đồ dùng gia đình.

38. Lý luận dạy học Kinh tế gia đình: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần là phần mềm nối tiếp và vận dụng các kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào việc dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực về phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý khả năng thiết kế và triển khai các bài dạy lý thuyết và thực hành theo hướng tích cực.

39. Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Sư phạm Kinh tế gia đình.

Học phần cung cấp cho sinh viên kỹ năng dạy học, chuyến hoá nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể, phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở cao đẳng sư phạm với nội dung môn công nghệ ở Trung học cơ sở.

40. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

41. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Kinh tế gia đình

Học phần củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Kinh tế gia đình được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Kinh tế gia đình và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Công nghệ phần Kinh tế gia đình. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3. Về nội dung các học phần

Chương trình dành thời gian cho các học phần tự chọn:

- Giáo dục Đại cương tự chọn (6 đvht) có thể chọn 3 trong các học phần sau: Văn hoá ẩm thực Việt Nam (2 đvht), Đánh giá bằng phương pháp cảm quan (2 đvht), Cơ sở thiết kế thời trang (2 đvht), Công nghệ học (2 đvht);

- Giáo dục chuyên nghiệp tự chọn (2 đvht) chọn 1 trong các học phần sau: Bắt bông kem (2 đvht), Tổ chức bữa ăn công nghiệp (2 đvht), Phương tiện dạy học Kinh tế gia đình 92 đvht), Thực hành tin học ứng dụng (2 đvht).

Các học phần tự chọn trên chỉ mang tính gợi ý, các Trường Cao đẳng Sư phạm có thể tự xây dựng chương trình cho phù hợp với địa phương và điều kiện của trường.

4.4. Định hướng về hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học

- Nội dung đào tạo giáo viên công nghệ bao giờ mang tính thực tiễn, trước hết là thực tiễn sản xuất. Trong quá trình dạy các học phần thuộc ngành Sư phạm Kinh tế gia đình, cần tổ chức cho sinh viên đi tham quan, thực tế sản xuất theo các lĩnh vực may mặc công nghiệp, chế biến thực phẩm... thông qua việc liên kết với các trường dạy nghề, cơ sở sản xuất - dịch vụ, nghiên cứu ở địa phương. Thời gian tham quan được trích ra từ quỹ thời gian của các học phần về chuyên môn tương ứng.

- Về phương pháp dạy học, ngoài việc sử dụng những phương pháp phổ biến thuộc nhóm dạy học dùng ngôn ngữ như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại và nêu vấn đề, cần đặc biệt chú ý nhóm các phương pháp trình bày trực quan, phương pháp thực hành, có sự phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với mục đích, nội dung và điều kiện dạy học, theo các định hướng sau:

+ Đảm bảo tính trực quan trong dạy học thông qua việc sử dụng các vật phẩm, mô hình, hình ảnh hoặc các thao tác mẫu, phương tiện dạy học hiện đại.

+ Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành.

+ Thông qua hoạt động thực hành cần hình thành cho sinh viên những kỹ năng lao động cơ bản trong lĩnh vực môn học. Hình thành, rèn luyện tác phong lao động nghề nghiệp, tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Khuyến khích phát triển năng khiếu và hứng thú riêng của sinh viên.

+ Giúp sinh viên làm quen với việc giải quyết các vấn đề phức hợp trong mối liên hệ với các lĩnh vực liên quan.

+ Giúp sinh viên phát triển tính tự lực, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm thông qua các nhiệm vụ học tập tự lực, đồng thời phát triển khả năng cộng tác làm việc nhóm.

4.5. Những hướng dẫn về đánh giá

- Đánh giá trên cơ sở Quy chế thi và kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với một số vận dụng cho phù hợp với đặc điểm ngành học. Chú ý việc đánh giá hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động dạy học cũng như đánh giá hệ thống kỹ năng, thái độ của sinh viên với nghề nghiệp.

- Kết hợp hình thức thi trắc nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu trong các học phần lý thuyết. Với các học phần thực hành cần chú ý điều kiện dự thi.

- Nội dung đánh giá các học phần thực hành bao gồm đánh giá thành phẩm và quá trình. Phần đánh giá quá trình bao gồm các tiêu chí về thao tác kỹ thuật, thực hiện quy trình và an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.6. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Kinh tế gia đình là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ phần Kinh tế gia đình trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Kinh tế gia đình (mục b, phần 3.1.2) ở Chương trình này.

Cụ thể như sau: bỏ đi các học phần: Món ăn các nước (3 đvht), Trang trí món ăn (2 đvht), Trang phục lễ tân (2 đvht), May công nghiệp (2 đvht) và giảm thời lượng của một số học phần sau: Cắt may căn bản (1 đvht), Trang phục thường ngày (1 đvht), Thêu (1 đvht), Đan (1 đvht), Lý luận dạy học Kinh tế gia đình (1 đvht), Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình ở trường Trung học cơ sở (1 đvht) (Xem Phụ lục).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kinh tế gia đình để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM KINH TẾ GIA ĐÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Lý thuyết dinh dưỡng

2

2

Quy trình chế biến món ăn

2

3

Vẽ trang trí sản phẩm

2

4

Cắt may cơ bản

3

5

Tin học ứng dụng

2

6

Món ăn Việt Nam

4

7

Trang phục thường ngày

3

8

Nhà ở và trang trí nội thất

2

9

Cắm hoa tươi

2

10

Hoa trang trí

2

11

Thêu

2

12

Đan

2

13

Tổ chức cuộc sống gia đình

2

14

Lý luận dạy bộ môn

2

15

Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM MỸ THUẬT
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Mỹ thuật còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Mỹ thuật trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập Sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Mỹ thuật 16 đvht

1

Đại cương Mỹ học

3

2

Nghệ thuật học đại cương

3

3

Tiếng Việt thực hành

4

4

Cơ sở Văn hoá Việt Nam

4

5

Nhập môn tin học

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật (môn 1) 50 đvht

1

Giải phẫu tạo hình

2

2

Luật xa gần

2

3

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới

1

4

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

2

5

Mỹ thuật học

2

6

Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng)

3

7

Vẽ tượng chân dung người (đen trắng)

3

8

Vẽ tượng người (đen trắng)

3

9

Vẽ chân dung người (đen trắng

3

10

Vẽ người (đen trắng)

3

11

Vẽ tĩnh vật (mầu)

3

12

Trang trí cơ bản

3

13

Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

3

14

Trang trí ứng dụng 1

3

15

Ký hoạ đen trắng 1

3

16

Bố cục 1

3

17

Bố cục 2

3

18

Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

3

19

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1

4

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Đại cương Mỹ học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản bản Mỹ học gồm: Đối tượng Mỹ học; Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người.

11. Nghệ thuật học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về: Nguồn gốc nghệ thuật; Các thành tựu nghệ thuật cơ bản; Thành tựu của nghệ thuật Phương Đông; Mỹ thuật công nghiệp hiện đại và vai tro của nó trong đời sống xã hội.

12. Tiếng Việt thực hành: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nhằm phát triển những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên gồm: Rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản; Rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và kỹ năng về chính tả.

13. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị các kiến thức về Văn hoá học và Văn hoá Việt Nam như: Khái niệm về văn hoá Việt Nam, tiến trình văn hoá Việt Nam; Các thành tố của văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.

14. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Giải phẫu tạo hình: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng).

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản sơ lược về cấu trúc, tỷ lệ của con người thông qua cấu tạo của xương và cơ thể (các cơ nông). Học phần góp phần củng cố khả năng vẽ hình, tạo khối và ký hoạ trong chương trình Mỹ thuật. Từ cấu tạo của xương, cơ và sự thay đổi có tính quy luật khi con người hoạt động giúp xây dựng hình vẽ đúng hơn, chắc chắn hơn và sinh động hơn.

23. Luật xa gần: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản, tối thiểu về quy luật của thị giác. Cung cấp những khái niệm và vai trò của Luật xa gần trong học tập và sáng tác Mỹ thuật (nhất là trong bố cục tranh). Thông qua sự biểu hiện không gian trên mặt phẳng với phối cảnh đường nét và các hình thức phối cảnh khác giúp cho bài tập gần với tự nhiên hơn.

24. Lịch sử Mỹ thuật thế giới: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương Mỹ học, Nghệ thuật học đại cương

Học phần trang bị những kiến thức chung, cơ bản về các nền nghệ thuật cổ đại, nghệ thuật thời Phục Hưng, nghệ thuật Châu Âu thế kỷ XVII, XIX và đầu thế kỷ XX; những trào lưu nghệ thuật có tính chất cách mạng trong nghệ thuật hiện đại thế giới. Giới thiệu khái quát về nghệ thuật châu á với các nước tiêu biểu: Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản.

25. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Mỹ thuật thế giới

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam.

Nội dung gồm có: Mỹ thuật Việt Nam thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ cách mạng tháng Tám (1945) đến ngày nay. Thông qua phân tích bối cảnh lịch sử và các công trình, tác phẩm nghệ thuật để khẳng định bản sắc dân tộc độc đáo, đa dạng và truyền thống nghệ thuật lâu đời của dân tộc Việt Nam.

26. Mỹ thuật học: 2 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương Mỹ học, Nghệ thuật học đại cương.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Mỹ thuật; Các thể loại: hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ. Từ đó, tạo điều kiện để phân tích tác phẩm Mỹ thuật được sâu sắc.

27. Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nghiên cứu các hình khối cơ bản và đồ vật bằng chất liệu chì, trang bị những kiến thức về cấu tạo hình khối trong tự nhiên và vai trò quan trọng của chúng trong học tập Mỹ thuật.

28. Vẽ tượng chân dung người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng), Giải phẫu tạo hình

Học phần nghiên cứu về tượng chân dung người được tạo nên bằng chất liệu thạch cao. Đây là bước nối tiếp giữa vẽ đồ vật sang vẽ chân dung người thật. Thông qua các bài học, trang bị kiến thức về cấu tạo xương đầu, các cơ đầu và giác quan trên khuôn mặt con người. Tượng là tác phẩm nghệ thuật đã thông qua bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ, lại có một mầu nền dễ quan sát, nhận xét để tiến hành bài tập.

29. Vẽ tượng người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tượng chân dung người (đen trắng), Luật xa gần

Học phần nghiên cứu vẽ tượng người bằng chất liệu chì hoặc than, gồm có tượng bán thân và tượng người toàn thân. Trang bị kiến thức và kỹ năng vẽ mẫu dáng tĩnh, đơn sắc trước khi chuyển sang vẽ người dáng động, đa sắc. Nắm được cấu trúc tỷ lệ, hình dáng và đặc điểm của mẫu tượng với yêu cầu kết hợp tốt kiến thức về giải phẫu tạo hình, luật xa gần cùng các phương pháp tiến hành bài vẽ. Thông qua đó nhận thức được vẻ đẹp cân đối của con người.

30. Vẽ chân dung người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tượng người (đen trắng)

Học phần nghiên cứu chân dung người thật ở các lứa tuổi khác nhau bằng chất liệu chì hoặc than. Củng cố và đẩy sâu việc diễn tả hình khối, cấu trúc, đặc điểm và tình cảm của người mẫu; hiểu được vai trò của vẽ chân dung người thật trong học tập và sáng tạo nghệ thuật.

31. Vẽ người (đen trắng): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tượng người (đen trắng), Vẽ chân dung người (đen trắng).

Học phần nghiên cứu người thật với các đối tượng khác nhau, đặc điểm khác nhau (người già, thanh niên, phụ nữ): Các thế ngồi hoặc đứng từ dễ đến khó và được sắp đặt trong một không gian cụ thể. Thông qua chất liệu chì hoặc than để diễn tả được bản chất và thần thái của người mẫu. Trang bị kiến thức tương đối đầy đủ về cấu tạo, tỷ lệ và sự cân đối hài hoà của con người thông qua đường nét, hình khối, đậm nhạt để tạo không gian, là cơ sở để tiếp tục rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn.

32. Vẽ tĩnh vật (mầu): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí cơ bản, Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng).

Học phần thực hành vẽ hình hoạ mầu các đồ vật, dụng cụ gia đình và hoa quả. Trang bị kiến thức về cách nhìn đậm, nhạt thông qua mầu sắc, cách sử dụng chất liệu (mầu bột, mầu nước) và cách vẽ mầu; hiểu được vai trò và vị trí của vẽ tĩnh vật mầu đối với ngành Mỹ thuật.

33. Vẽ người (mầu): 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ tĩnh vật (mầu), Vẽ tượng toàn thân người

Củng cố thêm kiến thức và khả năng vẽ hình hoạ người đen trắng; trang bị kiến thức về cách phân tích sự tinh tế về mầu sắc trên con người, trong tương quan thực của mẫu. Thông qua các bài vẽ, sinh viên nắm chắc hơn về cấu tạo hình thể, đặc tính, tình cảm... của con người; củng cố cách vẽ (hay khả năng sử dụng bút lông) và hiểu sâu hơn chất liệu mầu bột trong nghiên cứu.

34. Điêu khắc: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng), Vẽ tượng chân dung người (đen trắng), Vẽ chân dung người (đen trắng).

Học phần điêu khắc nhằm củng cố cách nhìn cụ thể hơn về hình khối, tỷ lệ, đặc điểm của mẫu, từ các khối cơ bản, hoa quả đến chân dung người. Trang bị cách nhìn từ không gian 2 chiều của hội hoạ sang cách nhìn không gian 3 chiều cụ thể.

35. Trang trí cơ bản: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần nghiên cứu các khái niệm và nguyên tắc sử dụng mầu sắc; các hình trang trí cơ bản như hình tròn, hình vuông, đường diềm. Trang bị kiến thức ban đầu nhưng rất cơ bản và quan trọng, làm cơ sở cho sinh viên học tập và nghiên cứu sau này.

36. Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí cơ bản, Cơ sở văn hoá Việt Nam.

Học phần nhằm trang bị kiến thức, những hiểu biết về tinh hoa nghệ thuật đặc sắc của cha ông thông qua các công trình, các tác phẩm Mỹ thuật còn lại đến ngày nay. Trên cơ sở thấm nhuần truyền thống nghệ thuật dân tộc, có ý thức trong các bài học đơn giản và cách điệu hoa lá, thành các hoạ tiết trang trí, ứng dụng vào cuộc sống.

37. Trang trí ứng dụng 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí cơ bản, Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội và nhà trường. Đây là các bài thiết thực phục vụ cho hoạt động ngoại khoá của học sinh như làm báo tường hoặc đồ dụng dạy học của giáo viên. Bài chép và phóng tranh trong sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động hơn trong việc tự làm đồ dùng dạy học, phục vụ dạy và học ở cơ sở.

38. Trang trí ứng dụng 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí ứng dụng 1

Học phần trang bị kiến thức cơ bản sâu hơn về nghệ thuật trang trí phục vụ thiết thực công tác nội, ngoại khoá thông qua các bài vẽ trang cổ động, chép và cách điệu gà, cá vàng, kẻ các bản trích.

39. Trang trí ứng dụng 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí ứng dụng 2

Học phần trang bị kiến thức tổng hợp hơn về nghệ thuật trang trí phục vụ cho giảng dạy nội, ngoại khoá thông qua các bài: trang dán giấy, trang trí hội hoạ trường, phóng ảnh lãnh tụ và tranh tĩnh vật trang trí. Nội dung cơ bản là trang bị nguyên tắc và các bước tiến hành để hoàn thành một bài tập theo yêu cầu.

40. Trang trí ứng dụng 4: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Trang trí ứng dụng 3

Học phần tiếp tục trang bị kiến thức cơ bản cao hơn về trang trí thông qua các bài: Bìa sách và minh hoạ, tranh phong cảnh trang trí, tranh bố cục trang trí. Nội dung bao gồm các nguyên tắc, cách thức về bố cục hình mảng, mầu sắc... đối với mỗi bài theo yêu cầu của bài tập.

41. Ký hoạ đen trắng 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Trang bị kiến thức cơ bản, vai trò tác dụng và các phương pháp vẽ ký hoạ, cách sử dụng chất liệu trong khi chép tài liệu, gồm có các bài ký hoạ cảnh, ký hoạ động vật và người; đồng thời cung cấp phương pháp cơ bản để ký hoạ nhanh được cảnh vật từ đơn giản đến phức tạp.

42. Ký hoạ đen trắng 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản ở mức độ cao hơn trong ghi chép tài liệu ở thực tế thông qua các bài: ký hoạ cảnh, ký hoạ động vật và người, với các chất liệu phong phú hơn như: mực nho, thuốc nước.

43. Ký hoạ mầu: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1

Học phần tiếp tục trang bị thêm kiến thức cơ bản về ghi chép tài liệu và cách sử dụng chất liệu trong khi nghiên cứu thực tế.

44. Bố cục 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này cùng với các học phần Bố cục 2 và Bố cục 3 trang bị kiến thức để tiến hành xây dựng một bức tranh thông qua nghiên cứu nội dung chủ đề, tìm bố cục, xã hội hình tượng và cách thể hiện. Nhiều chủ đề cụ thể hoặc tự chọn được đưa ra nhằm tạo thói quen tư duy, liên tưởng và quan sát thực tế. Bố cục là bài vẽ tổng hợp các kiến thức đã học của mỹ thuật và có vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập và sáng tạo nghệ thuật.

Các bài tập được tiến hành từ thấp đến cao, từ yêu cầu đơn giản đến phức tạp về kỹ thuật thể hiện, giúp cho sinh viên có thể phát triển, tự nghiên cứu vươn lên.

Bố cục 1 cung cấp những kiến thức kỹ năng cơ bản về phương pháp bố cục tranh và sử dụng chất liệu.

45. Bố cục 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1, Bố cục 1.

Học phần nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng bố cục tranh và sử dụng chất liệu trên cơ sở kiến thức kỹ năng cơ bản của Bố cục 1.

46. Bố cục 3: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Ký hoạ đen trắng 1, Ký hoạ mầu, Bố cục 1, Bố cục 2.

Học phần tiếp tục nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng xây dựng bố cục tranh và sử dụng chất liệu ở mức độ sâu hơn.

47. Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Mỹ thuật năm thứ nhất.

Học phần trang bị những kiến thức về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở.

48. Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

Học phần trang bị những kiến thức về cách thiết kế bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học, cách tiến hành thực hành sư phạm các phân môn Mỹ thuật.

49. Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1.

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm sâu và cụ thể hơn trong công việc dạy học của giáo viên Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở.

50. Thực hành sư phạm Mỹ thuật 3: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2.

Học phần tạo cơ sở để sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học: nghiên cứu sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em, phương pháp dạy học, thiết kế đồ dùng dạy học, khai thác nghệ thuật văn hoá truyền thống của địa phương vào công tác học tập giảng dạy...

51. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học, các học phần về Mỹ thuật (năm thứ nhất).

Học phần củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

52. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần ngành Sư phạm Mỹ thuật năm thứ hai

Học phần củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Mỹ thuật được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Mỹ thuật và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Mỹ thuật, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Mỹ thuật đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy Mỹ thuật đạt chuẩn ở các địa phương, có khả năng bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Cụ thể như sau: tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như: Giải phẫu tạo hình 91 đvht), Lịch sử Mỹ thuật thế giới (2 đvht), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (2 đvht) và Mỹ thuật học (1 đvht); Đồng thời đưa thêm các học phần mới như: Vẽ người mầu (3 đvht), Điêu khắc (3 đvht), Trang trí ứng dụng 2 (3 đvht), Ký hoạ đen trắng 2 (3 đvht), Ký hoạ mầu (3 đvht), Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2 (3 đvht) và Thực hành sư phạm Mỹ thuật 3 (2 đvht) (Xem Phụ lục 1).

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường do hoàn cảnh cụ thể có thể phải dạy 2 môn, trong đó môn dạy chính là Mỹ thuật. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

4.3 Phân bố thời gian cho các học phần chuyên môn

Thời lượng của các học phần được bố trí như sau:

- Đối với các học phần lý thuyết ngành: 1 đvht = 15 tiết.

- Đối với các học phần: Hình họa/Điêu khắc, Trang trí, Ký hoạ/Bố cục: 1 đvht = 30 tiết. Ngoài ra các tiết lý thuyết, các bài thực hành được bố trí sao cho 1/2 thời gian có giảng viên trên lớp và 1/2 thời gian sinh viên tự học có sự quản lý của Khoa hoặc Phòng Đào tạo.

4.4. Định hướng phương pháp dạy học

Giảm bớt tính hàn lâm, lý thuyết trong các học phần. Tăng cường tính thực hành, ứng dụng thực tế nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên. Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho sinh viên tự nâng cao trình độ. Nội dung các học phần cần bám sát chương trình Mỹ thuật ở Trung học cơ sở để đáp ứng yêu cầu đào tạo, chuẩn bị cho sinh viên có khả năng giảng dạy tốt chương trình Mỹ thuật ở Trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Trung học cơ sở.

Học tập ngoài trường: Để thực hiện các bài về ký hoạ cần tìm những địa điểm phù hợp với nội dung của bài: tổ chức đi bảo tàng, triển lãm Mỹ thuật và các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật.

4.5. Định hướng đánh giá

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng dạy Mỹ thuật ở Trung học cơ sở. Cụ thể:

- Nắm vững một số kiến thức cơ bản về: giải phẫu, xa gần, phương pháp vẽ theo mẫu trang trí, vẽ tranh, lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Thế giới.

- Có kỹ năng thực hành cơ bản; vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh phân tích tác phẩm trong thường thức Mỹ thuật (ở mức độ chưa chuyên sâu).

- Có kỹ năng thực hành sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Trung học cơ sở; xây dựng kế hoạch bài học, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh Trung học cơ sở vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đề tài và thường thức Mỹ thuật.

4.6. Điều kiện về cơ sở vật chất

- Lớp học: Học chuyên môn (Hình hoạ, Trang trí, Điêu khắc, Bố cục, Ký hoạ) bố trí từ 10 đến 15 sinh viên/lớp; Các học phần khác: từ 40 đến 50 sinh viên/lớp.

- Phòng học: có đủ các loại phòng để dạy các học phần hoạ hình, trang trí và lý thuyết ngành. Phòng học có kích thước theo quy định chuẩn, có nguồn sáng chiếu từ một phía, có bảng giảng bài, bảng vẽ, bàn và ghế ngồi vẽ, giá vẽ, bục để giá vẽ. Bàn xoay để nặn, đất nặn, máy chiếu hình và màn ảnh.

- Mẫu vẽ là đồ vật, hoa quả hoặc các loại tượng thạch cao, mẫu người thật.

- Đồ dùng học tập bắt buộc: hộp đựng mầu vẽ, mầu vẽ, giấy vẽ, cặp hoặc sổ ký hoạ, bút lông cây cọ, than vẽ, bút chì mềm, bảng vẽ, bảng pha mầu, keo...

- Thư viện với các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa về Mỹ thuật, các tập tranh ảnh về tác phẩm, tác giả, tuyển tập Mỹ thuật, băng hình về Mỹ thuật...

4.7. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Mỹ thuật là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Mỹ thuật trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi bỏ đi các học phần sau: Vẽ tượng người (đen trắng), Vẽ tĩnh vật (mầu) và Mỹ thuật học. Ngoài ra giảm thời lượng của một số học phần như Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng (1 đvht), Trang trí ứng dụng 1 (1 đvht), Ký hoạ đen trắng 1 (1 đvht), Bỗ cục 2 (1 đvht), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (1 đvht) và Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1 (2 đvht). Riêng học phần Giải phẫu tạo hình được tăng thêm 1 đvht (Xem Phụ lục 2). Để đảm bảo mục tiêu đào tạo, các giáo viên học chương trình này cần được hoàn thiện kiến thức ngành Sư phạm Mỹ thuật để đạt chuẩn.

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC 1

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

 Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu tạo hình

3

2

Luật xa gần

2

3

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới

3

4

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

4

5

Mỹ thuật học

3

6

Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng)

3

7

Vẽ tượng chân dung người (đen trắng)

3

8

Vẽ tượng người (đen trắng)

3

9

Vẽ chân dung người (đen trắng)

3

10

Vẽ người (đen trắng)

3

11

Vẽ tĩnh vật (mầu)

3

12

Vẽ người (mầu)

3

13

Điêu khắc

3

14

Trang trí cơ bản

3

15

Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

3

16

Trang trí ứng dụng 1

3

17

Trang trí ứng dụng 2

3

18

Trang trí ứng dụng 3

3

19

Trang trí ứng dụng 4

3

20

Ký hoạ đen trắng 1

3

21

Ký hoạ đen trắng 2

3

22

Ký hoạ mầu

3

23

Bố cục 1

3

24

Bố cục 2

3

25

Bố cục 3

3

26

Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

3

27

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1

4

28

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 2

3

29

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 3

2

 

PHỤ LỤC 2

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM MỸ THUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu tạo hình

3

2

Luật xa gần

2

3

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới

1

4

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

1

5

Vẽ khối cơ bản và đồ vật (đen trắng)

3

6

Vẽ tượng chân dung người (đen trắng)

3

7

Vẽ chân dung người (đen trắng)

3

8

Trang trí cơ bản

3

9

Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng

2

10

Trang trí ứng dụng

2

11

Ký hoạ đen trắng 1

2

12

Bố cục 1

3

13

Bố cục 2

2

14

Lý luận chung về phương pháp dạy học Mỹ thuật

3

15

Thực hành sư phạm Mỹ thuật 1

2

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM ÂM NHẠC
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Âm nhạc trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Âm nhạc còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Âm nhạc trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

169 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

124

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc (môn 1)

52

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập Sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục thể chất

3

9

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8 và 9

b) Riêng cho ngành Sư phạm Âm nhạc 16 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

3

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

3

Tiếng Việt thực hành

2

4

Nhập môn Tin học

3

5

Nhập môn Lôgic học

2

6

Đại cương Mỹ học

2

7

Thường thức Mỹ thuật

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc (môn 1) 52 đvht

1

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản

4

2

Hình thức và thể loại Âm nhạc 1

4

3

Lịch sử Âm nhạc Thế giới và Việt Nam 1

4

4

Đọc và ghi nhạc 1

4

5

Đọc và ghi nhạc 2

4

6

Đọc và ghi nhạc 3

2

7

Đọc và ghi nhạc 4

2

8

Đọc và ghi nhạc 5

2

9

Hát 1

4

10

Hát 2

2

11

Nhạc cụ 1

2

12

Nhạc cụ 2

4

13

Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

3

14

Múa

2

15

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

2

16

Phương pháp dạy Âm nhạc 1

5

17

Phương pháp dạy Âm nhạc 2

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục thể chất: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh Thế giới: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Khái quát những thành tựu chủ yếu về văn hoá vật chất và tinh thần của những nền văn minh lớn trong lịch sử Thế giới từ cổ đại đến thế kỷ3 XX; Sự phát triển về kỹ thuật và khoa học tự nhiên; Sự phát triển về tư tưởng.

11. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Văn hoá học và văn hoá Việt Nam: Khái niệm về văn hoá Việt Nam, tiến trình văn hoá Việt Nam; Các thành tố của văn hoá Việt Nam: văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.

12. Tiếng Việt thực hành: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Phát triển những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên gồm: rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản, rèn luyện kỹ năng đặt câu, dùng từ và kỹ năng về chính tả.

13. Nhập môn Tin học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

14. Nhập môn Logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học.

15. Đại cương Mỹ học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không.

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản của mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học; Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; Chủ thể thẩm mỹ; Khách thể thẩm mỹ; Các loại hình nghệ thuật; Các hoạt động thẩm mỹ của con người.

16. Thường thức Mỹ thuật: 2 đvht

Học phần giới thiệu những nét đặc trưng khái quát nhất của mỹ thuật, một loại hình nghệ thuật sử dụng đường nét, hình khối mầu sắc... Giới thiệu sơ giản về các thể loại và tác động và của mỹ thuật đến đời sống tinh thần của con người.

17. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

18. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

19. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

20. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

21. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

22. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

23. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

24. Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu hệ thống các kiến thức về các nhân tố cơ bản của âm nhạc: cao độ, trường độ, nhịp điệu, quãng, điệu thức, hợp âm... làm nền tảng cho việc học tập tất cả các học phần khác, nhất là đọc và ghi nhạc. Đồng thời giúp sinh viên thực hiện tốt việc dạy phân môn Tập đọc nhạc và phân môn lý thuyết ở Trung học cơ sở, biết viết phần đệm cho các ca khúc Trung học cơ sở.

25. Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của điệu thức âm nhạc, quãng và các hợp âm 3, hợp âm 7.

26. Hoà âm ứng dụng và phối bè 1: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2, Nhạc cụ 1, 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản ban đầu về âm nhạc nhiều bè để có thể học tốt các nội dung: Hình thức, Thể loại, Đọc nhạc nhiều bè, Nhạc cụ.

27. Hoà âm ứng dụng và phối bè 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2, Nhạc cụ 1, 2.

Học phần cung cấp cho sinh viên những ứng dụng biết phối bè cho ca khúc, hợp xướng đơn giản và đặt hợp âm cho phần đệm.

28. Hình thức và Thể loại âm nhạc 1: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2; Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2; Nhạc cụ 1, 2.

Học phần trang bị nguyên tắc cấu trúc các hình thức âm nhạc đơn giản và tính chất một vài thể loại âm nhạc phổ biên. Có khái niệm ban đầu về một vài hình thức, thể loại âm nhạc lớn và phức tạp. Biết phân tích hình thức, thể loại các ca khúc, dân ca trong sách giáo khoa Trung học cơ sở.

29. Hình thức và Thể loại âm nhạc 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2; Hoà âm ưng dụng và phối bè 1, 2l; Nhạc cụ 1, 2.

Học phần đi sâu vào một vài hình thức, thể loại âm nhạc lớn và phức tạp.

30. Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam 1: 2 - 4 đvht.

Điều kiện tiên quyết: Các học phần giáo dục đại cương, Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2.

Học phần cung cấp những kiến thức sơ giản, nhưng tương đối khái quát và có hệ thống về lịch sử phát triển của âm nhạc thế giới và âm nhạc Việt Nam với một số tìm tòi sáng tạo và những thành tựu đáng chú ý trong các lĩnh vực sáng tác, lý luận, chế tạo nhạc khí qua các thời đại, một số trường phái, trào lưu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Trên cơ sở đó, sẽ giảng dạy tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở bậc Trung học cơ sở.

31. Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam 2: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần giáo dục đại cương; Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2.

Học phần cung cấp những kiến thức sâu hơn về lịch sử phát triển của âm nhạc thế giới và âm nhạc Việt Nam về một số trường phái, trào lưu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

32. Đọc và ghi nhạc 1: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2.

- Đọc được các bài từ 0 đến 2 dấu hoá của gam trưởng, thứ tự nhiên và hoà thanh. Đọc tốt các mẫu tiết tấu thuộc nhịp 2/4, 3/4, 3/8, 6/8 ở mức vừa phải với trường độ không quá móc kép.

- Nghe cao độ ở khoá Sol và một số ở khoá Fa ở mức độ dễ không có biến âm. Ghi lại sau khi nghe một câu nhạc ngắn.

33. Đọc và ghi nhạc 2: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 1

- Đọc các bản nhạc ở các giọng đã học và luyện đọc các bài có 3, 4, 5 dấu hoá, đọc có nhạc cảm các trích đoạn tác phẩm trong và ngoài nước và một số dân ca.

- Tập thị xướng câu nhạc. Luyện các âm hình tiết tấu ở nhịp 2/4, 6/8 phức tạp hơn, có sử dụng chùm ba móc kép.

- Tập nghe nhạc - ghi nhạc với các quãng xa ở tốc độ nhanh hơn. Biết nghe xác định giọng, xác định nhịp câu hát. Luyện nghe - ghi trí nhớ, thực hành điền cao độ, điều tiết tấu. Ghi hoàn chỉnh câu nhạc ở nhịp 2/4, 6/8.

34. Đọc và ghi nhạc 3: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 2.

- Rèn luyện các kỹ năng đọc gam, đọc quãng ở các gam trưởng, thứ, tự nhiên và giai điệu. Thử tập một số bài có 4, 5, 6 dấu hoá. Biết phân câu và các kỹ thuật đọc luyến, đanh, nhấn với các cường độ khác nhau. Đọc tốt các mẫu tiết tấu ở nhịp 2/4, 6/8 có sử dụng dấu nhấn, dấu nối và lấy đà.

- Nghe - ghi nhạc có biến âm, ghi nhạc bằng trí nhớ, tập ghi lại một câu, một bài hát đã thuộc. Ghi hoàn chỉnh một hai câu nhạc ở mức vừa phải.

35. Đọc và ghi nhạc 4: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 3, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2.

- Luyện đọc hoàn chỉnh các bài có cao độ tiết tấu vừa phải, có thể thêm biến âm, âm thêu... Tập dịch giọng quãng 2, quãng 3 các bài hát thiếu nhi. Thị xướng kết hợp dịch giọng. Bắt đầu đọc 2 bè.

- Ghi hoàn chỉnh từ 2 - 4 câu nhạc, rèn luyện ghi tiết tấu, ghi lại câu hát,.. Tập cách ghi tốc ký và tập ghi 2 bè đơn giản.

36. Đọc và ghi nhạc 5: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 4, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2.

- Đọc các bài có ly điệu. Hoàn thiện kỹ năng đọc tiết tấu, đọc nhạc tách biệt, thị xướng, dịch giọng. Tập đọc hợp xướng 3 bè.

- Ghi hoàn chỉnh 4 câu nhạc có ly điệu. Tập ghi 2 bè. Tiếp tục ghi tốc ký và ghi theo trí nhớ. Ghi lại nhạc của một câu hát, một bài hát đã thuộc. Tập ghi các âm sắc trên đàn phím điện tử.

37. Hát 1: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2; Đọc và ghi nhạc 1, 2; Hình thức và Thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần rèn luyện tư thế hát, biết sử dụng âm thanh tự nhiên để hát rõ lời, có diễn cảm. Biết thể hiện các bài hát ở Trung học cơ sở, ca khúc quần chúng đúng phong cách, thể loại.

38. Hát 2: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2: Đọc và ghi nhạc 1 - 5.

Học phần giúp cho sinh viên hiểu biết về hát tập thể, các kỹ năng hát tập thể cơ bản để sử dụng dạy hát tập thể ở Trung học cơ sở.

39. Hát dân ca: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hát 1, Đọc và ghi nhạc 1 - 5; Âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Học phần giúp cho sinh viên biết hát một số làn điệu dân ca phổ biến ở các thể loại khác nhau của các vùng, miền để biết yêu quý, gìn giữ, phổ biến và phát triển các làn điệu dân ca Việt Nam.

40. Nhạc cụ 1: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2; Đọc và ghi nhạc 1 - 5.

Học phần giới thiệu cấu trúc phím điện tử. Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản của tay phải, tay trái. Kỹ thuật luyện ngón trên giọng Đô trưởng, La thứ và ứng dụng đệm ca khúc.

41. Nhạc cụ 2: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhạc cụ 1, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2; Hình thức và thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để hiểu và vận dụng hoà thanh trên đàn, tập phối hoà thành đệm đàn được một số kỹ thuật, phục vụ cho việc vận động 24 ca khúc ở Trung học cơ sở.

42. Đệm đàn: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Nhạc cục 1, 2, Hoà âm ứng dụng và phối bè 1, 2; Hình thức và thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần giới thiệu cho sinh viên về ứng dụng các kỹ năng của môn nhạc cụ, vận dụng hoà âm trên đàn đệm cho hát (đơn ca, đồng ca, hợp xướng) phù hợp với hình thức, thể loại, đệm đàn cho múa, đệm đàn cho hoạt cảnh sân khấu đơn giản.

43. Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1, 2; Đọc và ghi nhạc 1 - 5; Hát 1, 2; Nhạc cụ 1, 2; Múa.

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về chỉ huy. Biết dàn dựng một số hình thức hát tập thể và chỉ đạo một số hoạt động ngoại khoá của học sinh Trung học cơ sở.

44. Múa: 1 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đọc và ghi nhạc 1 - 5, Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1, 2; Nhạc cụ 1, 2.

Học phần giới thiệu cho sinh viên loại hình nghệ thuật dùng động tác, tư thế cách điệu, để từ đó thể hiện động tác múa theo tính chất nhịp điệu âm nhạc. Biết sơ lược phương pháp biên soạn động tác phụ hoạ cho những bài hát có tính chất âm nhạc khác nhau ở Trung học cơ sở.

45. Phương pháp dựng chương trình tổng hợp: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hát 1, 2, Múa, Nhạc cụ 1, Hình thức và Thể loại âm nhạc 1, 2.

Học phần giới thiệu cho sinh viên một vài nguyên tắc trong việc dàn dựng các chương trình biểu diễn tổng hợp: hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng, múa, hoạt cảnh hát, dân ca, phù hợp với nội dung của các ngày lễ, hội họp trong nhà trường cũng như ở cộng đồng địa phương nơi trường cư trú.

46. Âm nhạc cổ truyền Việt Nam: 1 - 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lịch sử âm nhạc Việt Nam và Thế giới, Hát dân ca.

Học phần trang bị những kiến thức tổng quát và sơ giản về hệ nhạc khí, các thể loại ca nhạc cổ truyền, giữa các vùng âm nhạc. Đồng thời có thể tập hát một số bài dân ca thuộc loại đồng dao, ru, hò, lý tiêu biểu và làm quen với một vài nhạc cụ đơn giản, phổ biến, để có thể giới thiệu cho học sinh Trung học cơ sở.

47. Phương pháp dạy học âm nhạc 1: 2 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần chuyên môn về âm nhạc.

Học phần cung cấp cơ sở lý luận chung về dạy học âm nhạc và nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, giáo dục âm nhạc ở Trung học cơ sở.

Có kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học Âm nhạc, tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khoá.

48. Phương pháp dạy học âm nhạc 2: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học âm nhạc 1.

Học phần giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức và phương pháp bộ môn vào công tác dạy học Âm nhạc và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Trung học cơ sở.

49. Thực hành sư phạm âm nhạc: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học âm nhạc 1, 2; các học phần chuyên môn về âm nhạc.

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm cụ thể và sâu hơn trong việc dạy học của giáo viên Âm nhạc Trung học cơ sở. Đồng thời giúp sinh viên tập làm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dạy âm nhạc ở Trung học cơ sở.

50. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý học, giáo dục học.

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

51. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc.

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Âm nhạc được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Sư phạm Âm nhạc và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 169 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Âm nhạc. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Sư phạm Âm nhạc, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Sư phạm Âm nhạc đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy Âm nhạc cốt cán ở các địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tư phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cụ thể như sau: Bổ sung thêm các học phần chưa có ở mục 3.1.2 như: Hoà âm ứng dụng và phối bè 1 (4 đvht), hoà âm ứng dụng và phối bè 2 (2 đvht), Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 2 (2 đvht), Hình thức và thể loại âm nhạc 2 (2 đvht), Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 2 (3 đvht), Hát dân ca (2 đvht), Đệm đàn (4 đvht), Phương pháp dựng chương trình tổng hợp (4 đvht), Thực hành sư phạm Âm nhạc (5 đvht).

Đồng thời tăng thêm thời lượng cho các học phần: Đọc và ghi nhạc 3 (2 đvht), Đọc và ghi nhạc 4 (2 đvht), Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể (1 đvht), Múa (2 đvht). (Xem Phụ lục 1).

4.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình giáo dục

- Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho các trường Cao đẳng sư phạm đang còn yếu và thiếu bằng các khoá bồi dưỡng ngắn hạn để có thể hiểu được những thay đổi, đổi mới của chương trình và nội dung kiến thức giúp học dạy tốt chương trình mới.

- Cần có các phương tiên phục vụ cho giảng viên và sinh viên như: đàn, sách giáo khoa, nốt nhạc, băng âm thanh, dàn máy.

- Các học phần Nhạc cụ chỉ ghi chung là nhạc cụ 1, 2 và học nhạc cụ cụ thể nào do địa phương và các trường quyết định. Hiện nay, mới biên soạn chương trình học đàn phím điện tử hoặc đàn guitare. Bởi, nếu biết chơi đàn phím điện tử hoặc Piano rất thuận lợi cho việc học các môn khác và sau này khi ra trường dạy ở Trung học cơ sở sẽ đệm cho học sinh hát, múa. Đây là phương tiện giúp giáo viên dạy nhạc tốt hơn.

- Khi tuyển sinh dần dần phải nâng trình độ đầu vào, không thể chỉ tuyển văn hoá mà không có các nội dung về âm nhạc như thử tai nghe, thử đọc nhạc, thử hát, thử đánh đàn. Sau khoảng vài ba năm nữa, cần có quy định trình độ tối thiểu đầu vào về âm nhạc, mới có thể hoàn thành tốt chương trình mới.

4.4. Về phương pháp dạy và học

- Khi biên soạn chương trình học phần cần có phần trình bày về cách dạy và học học phần đó với phương châm lấy người học làm trung tâm. Tránh cách dạy độc thoại, dạy không có sự vang lên của âm thanh qua đàn, băng.

- Tăng cường các phương pháp để sinh viên chủ động và phát triển các suy nghĩ, chính kiến của mình.

- Dạy và học âm nhạc luôn phải xuất phát từ cảm thụ âm thanh, để rèn luyện cho sinh viên từ có năng khiếu, trở thành có năng lực, đạt được mục tiêu đào tạo giáo viên âm nhạc ở Trung học cơ sở. Do tính chất đặc biệt của ngành nghệ thuật này, nên khái niệm lý thuyết và thực hành luôn đan xen trong từng học phần, từng tiết dạy và học. Các học phần phải được coi như nhau khi chuẩn bị giữa lý thuyết và thực hành.

- ở chương trình khung, nhiều học phần liên quan trực tiếp cho việc hình thành khả năng âm nhạc. Một số học phần tuy có thời lượng ít, nhưng chúng rất quan trọng sẽ tạo cho sinh viên có kiến thức tổng hợp, toàn diện, làm nền tảng cho việc hoàn thiện khả năng, năng lực.

- Muốn đạt được việc dạy và học âm nhạc xuất phát từ cảm thụ âm nhạc, các trường cần phải bảo đảm các điều kiện trong chương trình của từng học phần (yêu cầu về đàn, tác phẩm, băng đĩa, máy, ti vi...).

- Đào tạo giáo viên âm nhạc có khác biệt với các ngành đào tạo khác, bởi đó là ngành nghệ thuật đặc thù. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để các học phần trong chương trình có thể thực thi. Tính đặc thù không chỉ đòi hỏi các phương tiện truyền đạt, phương tiện phục vụ cho sinh viên mà còn cả ở quan niệm và cách tổ chức lớp học. Các học phần hát, đàn, chỉ huy... dần phải tiến tới lên lớp chỉ một thầy, một trò. Các học phần còn lại có quy mô lớn không quá 15 sinh viên để đảm bảo có thể hoạt động thực hành tại lớp theo nhóm, cá nhân. Kiểm tra của từng học phần chủ yếu theo dạng vấn đáp cá nhân hoặc trình diễn chương trình cá nhân.

- Việc đào tạo giáo viên Âm nhạc có liên quan đến sự phát triển năng khiếu, rèn luyện tài năng cá nhân. Chuẩn về trình độ cần ghi cụ thể ở chương trình chi tiết các học phần.

4.5. Trường hợp lựa chọn Sư phạm Âm nhạc là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Âm nhạc trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Sư phạm Âm nhạc (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản (1 đvht), Hình thức và thể loại âm nhạc 1 (2 đvht), Lịch sử Âm nhạc Thế giới và Việt Nam (2 đvht), Đọc và ghi nhạc 1 (2 đvht), Đọc và ghi nhạc 2 (2 đvth), Hát 1 (2 đvht), Nhạc cụ 2 (2 đvht), Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể (1 đvht), Múa (1 đvht), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (1 đvht), Phương pháp dạy học Âm nhạc 1 (3 đvht). Tăng thêm thời lượng cho học phần Phương pháp dạy học Âm nhạc 2 (1 đvht) (Xem Phụ lục 2).

4.6. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC 1

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1

4

2

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 2

2

3

Hoà âm ứng dụng và phối bè 1

4

4

Hoà âm ứng dụng và phối bè 2

2

5

Hình thức và thể loại Âm nhạc 1

4

6

Hình thức và thể loại Âm nhạc 2

2

7

Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 1

4

8

Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 2

3

9

Đọc và ghi nhạc 1

4

10

Đọc và ghi nhạc 2

4

11

Đọc và ghi nhạc 3

4

12

Đọc và ghi nhạc 4

4

13

Đọc và ghi nhạc 5

2

14

Hát 1

4

15

Hát 2

2

16

Hát dân ca

2

17

Nhạc cụ 1

2

18

Nhạc cụ 2

4

19

Đệm đàn

4

20

Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

4

21

Múa

4

22

Phương pháp dựng chương trình tổng hợp

4

23

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

2

24

Phương pháp dạy học Âm nhạc 1

5

25

Phương pháp dạy học Âm nhạc 2

2

26

Thực hành sư phạm Âm nhạc

5

 

PHỤ LỤC 2

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) SƯ PHẠM ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Lý thuyết Âm nhạc cơ bản 1

3

2

Hình thức và thể loại Âm nhạc 1

3

3

Lịch sử Âm nhạc thế giới và Việt Nam 1

2

4

Đọc và ghi nhạc 1

2

5

Đọc và ghi nhạc 2

2

6

Đọc và ghi nhạc 3

2

7

Đọc và ghi nhạc 4

2

8

Đọc và ghi nhạc 5

2

9

Hát 1

2

10

Hát 2

2

11

Nhạc cụ 1

2

12

Nhạc cụ 2

2

13

Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

2

14

Múa

1

15

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

1

16

Phương pháp dạy học Âm nhạc 1

2

17

Phương pháp dạy học Âm nhạc 2

3

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Thể chất trình độ cao đẳng phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Giáo dục Thể chất ở trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục Thể chất còn có thể dạy được môn thứ hai khác môn Giáo dục Thể chất trong kế hoạch dạy học ở trường Trung học cơ sở, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

172 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo 3 năm

2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

127

 

- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành Cao đẳng Sư phạm

20

 

- Kiến thức ngành Sư phạm Giáo dục Thể chất (môn 1)

55

 

- Kiến thức bổ trợ

35

 

- Thực tập sư phạm

9

 

- Thi tốt nghiệp

8

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

a) Chung cho khối ngành Cao đẳng sư phạm 29 đvht*

1

Triết học Mác - Lênin

4

2

Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

4

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành

2

7

Ngoại ngữ

10

8

Giáo dục quốc phòng

135 tiết

* Chưa tính các học phần 8

b) Riêng cho ngành Giáo dục Thể chất 12 đvht

1

Xác suất - Thống kê

2

2

Nhập môn Tin học

2

3

Môi trường và con người

2

4

Nhập môn Logic học

2

5

Sinh hoá

2

6

Sinh cơ

2

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 đvht

1

Tâm lý học đại cương

3

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

4

3

Giáo dục học đại cương

3

4

Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở

2

5

Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở

3

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

7

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

b) Kiến thức ngành Giáo dục Thể chất (môn 1) 50 đvht

1

Giải phẫu học

3

2

Sinh lý học thể dục thể thao

3

3

Vệ sinh và y học thể dục thể thao

3

4

Tâm lý học thể dục thể thao

2

5

Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

3

6

Thể dụng thực dụng, thể dục đồng diễn

2

7

Thể dục tự do

2

8

Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

3

9

Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã

2

10

Nhảy xa

2

11

Nhảy cao

2

12

Ném bóng, đẩy tạ

2

13

Đá cầu

2

14

Bóng đá

2

15

Bóng chuyền

2

16

Cầu lông

2

17

Bơi

2

18

Cờ vua

2

19

Trò chơi vận động

2

20

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

5

21

Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao

2

c) Thực tập sư phạm 9 đvht

1

Thực tập sư phạm 1

3

2

Thực tập sư phạm 2

6

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: 4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành: 2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Ngoại ngữ : 10 đvht

Thời lượng học ngoại ngữ là 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu hết khoá học phải đạt được trình độ trung cấp.

8. Giáo dục Quốc phòng: 135 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Xác suất - Thống kê: 2 đvht

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về xác suất: Hoán vị, tổ hợp; Định nghĩa xác suất cổ điển; Dãy phép thử; Đại lượng ngẫu nhiên; Hàm phân bố; Các số đặc trưng. Thống kê: lý thuyết mẫu; ước lượng; bài toán kiểm định giả thiết đơn giản; hồi quy và tương quan.

10. Nhập môn Tin học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và xử lý bảng tính Excel.

11. Môi trường và con người; 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần trang bị các kiến thức về khoa học môi trường: Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ; Các nguyên lý cơ bản của sinh thái học và khoa học môi trường; Dân số học và sự phát triển dân số; Nhu cầu của con người; Khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường; Chương trình bảo vệ môi trường.

12.Nhập môn Logic học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giới thiệu cho sinh viên khái niệm về logic học hình thức, các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyên và nâng cao tư duy khoa học.

13. Sinh hoá: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu trúc, vai trò, sự trao đổi các chất đường, đạm, mỡ, các chất khoáng, men, vitamin và hoóc môn trong cơ thể, cấu trúc hoá học của cơ, xương, cơ tim, cơ chế hoá học của sự co cơ và quá trình tạo năng lượng trong cơ thể.

14. Sinh cơ: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu và Sinh lý học

Học phần trang bị cho sinh viên có những hiểu biết cần thiết về nguyên lý, kỹ thuật các môn thể thao được xây dựng tuân theo một số nguyên tắc, định luật cơ học nhất định. Từ đó giúp cho sinh viên khi trở thành người giáo viên có thể chủ động chọn lựa, soạn thảo các động tác, bài tập dạy cho học sinh.

15. Tâm lý học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở) các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

16. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh Trung học cơ sở. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo Trung học cơ sở.

17. Giáo dục học đại cương: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

18. Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường Trung học cơ sở, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường Trung học cơ sở.

19. Hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Trung học cơ sở, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

20. Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về tâm lý học và giáo dục học.

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

21. Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

22. Giải phẫu học: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý học, Sinh cơ.

Học phần giúp cho sinh viên có những kiến thức về hình thái và cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể, sự khác nhau về cấu tạo của các cơ quan ở các lứa tuổi và giới tính, sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đến các hệ cơ quan, đặc biệt hệ vận động. Là học phần cơ sở để học các nội dung về Sinh lý học, Sinh cơ, Sinh hoá trong vận động và Vệ sinh và Y học thể dục thể thao.

23. Sinh lý học thể dục thể thao: 2 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

Học phần trang bị những kiến thức về sinh lý cơ thể trong hoạt động thể dục thể thao, đặc điểm sinh lý tuổi học sinh Trung học cơ sở và hiểu rõ cơ chế sinh lý học của những môn thể thao phổ cập.

24. Vệ sinh và Y học thể dục thể thao: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý học thể dục thể thao.

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về Y học và Vệ sinh học trong tập luyện, kiểm tra hình thái, các chức năng và cách hoạt động để tăng cường sức khoẻ, thể lực cũng như phòng tránh, khắc phục một số hiện tượng gặp trong hoạt động thể dục thể thao.

25. Tâm lý học thể dục thể thao: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.

Học phần cung cấp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về cơ sở tâm lý hình thành kỹ năng vận động, những yêu cầu tâm lý trong giảng dạy động tác, giáo dục ý chí, tình cảm, đặc điểm tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao.

26. Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu học, Sinh lý học thể dục thể thao.

Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục phát triển chung, thể dục cơ bản, thể dục thể hình.

27. Thể dục thực dụng, thể dục đồng diễn: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần giới thiệu hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục thực dụng, thể dục đồng diễn.

28. Thể dục tự do: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần cung cấp hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục tự do.

29. Thể dục tự do, thể dục dụng cụ: 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần cung cấp hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các động tác cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục tự do, thể dục dụng cụ.

30. Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức: 3 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sinh cơ, Sinh hoá, Sinh lý học thể dục thể thao.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật của 2 môn chạy cự ly ngắn và chạy tiếp sức, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp dạy học.

31. Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật của 2 môn chạy cự ly trung bình và chạy việt dã, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy nâng cao sức bền cho học sinh Trung học cơ sở.

32. Nhảy xa: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật của 2 môn nhảy xa kiểu “ngồi”, kiểu “ưỡn thân”, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

33. Nhảy cao: 2 - 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức; Nhảy xa.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý, kỹ thuật các kiểu nhảy cao “bước qua”, “nằm nghiêng”, “úp bụng”, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

34. Ném bóng, đẩy tạ: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý ném -d đẩy, kỹ thuật ném bóng trúng đích và đi xa, kỹ thuật đẩy tạ “Vai hướng ném” và “Lưng hướng ném”, luật thi đấu, cách tổ chức, trọng tài và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

35. Đá cầu: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn đá cầu, phương pháp giảng dạy, luật thi đấu, các tổ chức và trọng tài một giải đá cầu ở trường phổ thông.

36. Bóng đá: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Điền kinh, Đá cầu.

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn bóng đá, phương pháp giảng dạy, luật thi đấu bóng đá mini và người lớn, cách tổ chức và trọng tài bóng đá ở Trung học cơ sở.

37. Bóng chuyền: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Điền kinh

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn bóng chuyền, luật thi đấu bóng chuyền mini và người lớn, cách tổ chức và trọng tài, phương pháp giảng dạy bóng chuyền cho học sinh Trung học cơ sở.

38. Cầu lông: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng, nguyên lý và kỹ, chiến thuật cơ bản của môn Cầu lông, luật thi đấu, cách tổ chức và trọng tài môn cầu lông và phương pháp giảng dạy cầu lông cho học sinh Trung học cơ sở.

40. Bơi: 2 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

Học phần cung cấp các kỹ thuật của môn bơi nhằm giúp sinh viên trở thành người giáo viên thể dục biết bơi và dạy được cho học sinh biết bơi.

40. Cờ vua: 2 - 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản của môn Cờ vua, luật thi đấu, cách tổ chức trọng tài cờ vua và phương pháp giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở.

41. Trò chơi vận động: 1 - 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần điền kinh, Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung.

Nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết và những trò chơi cụ thể để có thể tiến hành các giờ dạy thể dục một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả cao.

42. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất: 4 - 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần về Giáo dục thể chất

Nhằm trang bị cho sinh viên có hệ thống các lý luận, phương pháp giáo dục thể chất, lịch sử phát triển thể dục thể chất, lịch sử phát triển thể dục thể thao thế giới và Việt Nam, về quản lý trong thể dục thể thao, từ đó hình thành năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.

43. Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao: 1- 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, các học phần về Giáo dục thể chất, Xác suất - Thống kê.

Nhằm giới thiệu cho sinh viên quy trình tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học, cách chọn những test đặc trưng của thể dục thể thao và cách viết một báo cáo khoa học.

Giúp sinh viên khi ra trường biết và có thể dạy môn Thể dục và các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá một cách bài bản, chủ động, đúng phương pháp khoa học với hiệu quả cao.

44. Thực tập sư phạm 1: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần Tâm lý học, Giáo dục học

Nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiến địa phương, thực hiện giáo dục ở trường Trung học cơ sở, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.

45. Thực tập sư phạm 2: 6 đvht

Điều kiện tiên quyết: các học phần kiến thức ngành Giáo dục Thể chất.

Nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Thể chất được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành hoặc kiểu hai ngành, trong đó ngành chính là Giáo dục Thể chất và một ngành phụ. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường lựa chọn thêm những học phần cần thiết còn thiếu để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 172 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai cũng thuộc lĩnh vực sư phạm, để sinh viên sau khi ra trường có thể dạy được 2 môn, trong đó môn dạy chính là Thể dục. Nội dung của các học phần thuộc ngành đào tạo thứ hai này được quy định tại chương trình khung của ngành đó.

- Bổ sung thêm một số học phần cũng thuộc ngành Giáo dục Thể chất, đồng thời tăng thêm thời lượng cho một số học phần Giáo dục Thể chất đã có, nhằm đào tạo những giáo viên dạy thể dục cốt cán ở các địa phương, có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát hiện và giải quyết vấn đề để không ngừng tự phát triển trong sự phát triển chung của cộng đồng, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Mục tiêu đào tạo các môn tự chọn chuyên sâu tương đương trình “cấp II - vận động viên”, một môn khác đạt trình độ “cấp III - vận động viên”.

Cụ thể như sau: tăng thêm thời lượng cho các học phần đã có ở mục 3.1.2 như: Giải phẫu học (1 đvht); Sinh lý học thể dục thể thao (2 đvht); Vệ sinh và y học thể dục thể thao (1 đvht); Tâm lý học thể dục thể thao (1 đvht); Đại cương thể dục, thể dục phát triển chung (1 đvht). Thể dục dụng cụ, thể dục đồng diễn (1 đvht); Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức (1 đvht); Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã (1 đvht); Nhảy xa (2 đvht); Nhảy cao (3 đvht); Ném bóng, đẩy tạ (2 đvht); Đá cầu (1 đvht); Bóng đá (2 đvht); Bóng chuyền (2 đvht); Cầu lông (2 đvht), Bơi (1 đvht); Cờ vua (2 đvht); Trò chơi vận động (1 đvht); Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất (1 đvht); Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (1 đvht); Đồng thời thay học phần “Thể dục tự do” bằng học phần “Thể dục tự do, Thể dục dụng cụ” (5 đvht). (Xem Phụ 1).

4.3. Về nội dung các học phần

- Cụ thể và lượng hoá được mục tiêu, yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, ví dụ như yêu cầu đạt hai nội dung Vận động viên cấp II, các nội dung còn lại đạt tiêu chuẩn Rèn luyện thể thao cấp III.

- Ưu tiên hợp lý thời lượng cho các học phần tự chọn nhằm linh hoạt và mềm hoá chương trình, giúp các trường và sinh viên được chọn môn học phù hợp, để đưa vào nội dung đào tạo nhằm nâng cao thành tích thể thao cho sinh viên.

- Đưa 3 đvht Giáo dục Thể chất (phần giáo dục đại cương) vào đào tạo chuyên môn của ngành. Tổng số học trình đào tạo được tăng lên tổng cộng 55 đvht.

- Nội dung và cấu trúc chương trình thể hiện mục tiêu bồi dưỡng các năng lực cho sinh viên, đặc biệt năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, cân đối giữa lý luận và thực hành.

- Nội dung và thời lượng các học phần giáo dục đại cương và lý luận phương pháp giảng dạy bộ môn theo hướng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn đào tạo giáo viên Giáo dục Thể chất trình độ Cao đẳng sư phạm và liên thông với chương trình trình độ đại học.

- Chương trình chỉ đề cập tới một số môn thể thao có tính phổ cập ở nước ta cũng như trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là những môn thể thao tối thiểu yêu cầu giáo viên Thể dục thể thao cần biết để có thể dạy và hướng dẫn cho học sinh hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá.

- Trong chương trình Giáo dục đại cương còn dành ít nhất 4 đvht tự chọn.

- Về nội dung chuyên môn tự chọn có ít nhất 5 đvht. Các học phần thể thao tự chọn bao gồm những học phần đã có đề cương chi tiết và những học phần khác tuỳ theo điều kiện của mỗi trường mà tự xây dựng đề cương chi tiết. Đây là những học phần nhằm đa dạng, mềm hoá chương trình để các trường chủ động, sáng tạo về chuyên môn cũng như cách tổ chức thực hiện nhằm giúp từng sinh viên rèn luyện thành môn chuyên sâu nghề nghiệp của mình. Sinh viên chọn 2 trong những môn sau: Điền kinh (chọn 1 trong 5 nội dung), Cờ vua, Bóng chuyền, Bóng ném, Bóng rổ, Võ thuật, Thể dục dụng cụ, Bóng bàn, Cầu lông...

4.4. Định hướng phương pháp dạy học

- Đặc điểm của nhiều nội dung trong chương trình Giáo dục thể chất là học lý thuyết gắn liền với tập luyện. Tập luyện là hình thức học tập đặc thù của Giáo dục Thể chất. Chỉ có thông qua tập luyện mới hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo vận động giúp sinh viên khi trở thành giáo dục Giáo dục Thể chất không chỉ biết nói, mà còn làm mẫu được một cách chính xác những gì cần dạy cho học sinh, do đó phải dành nhiều thời gian cho thực hành.

- Trong các giờ thực hành, phần giảng về nguyên lý, kỹ thuật, phương pháp không giảng giải dài dòng, mà cần đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa ra những thông tin chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu để sinh viên dễ nhớ, nhớ lâu, tranh thủ được thời gian cho sinh viên tập luyện.

- Cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả cao. Muốn vậy cần đổi mới hình thức tổ chức giờ học theo phân nhóm không và có quay vòng, phối hợp hợp lý giữa tập lần lượt với tập đồng loạt để giảm thời gian sinh viên phải chờ đợi. Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo điều kiện cho sinh viên tự quản và tham gia đánh giá.

4.5. Định hướng đánh giá

- Cải tiến, nâng cao chất lượng cách kiểm tra, đánh giá truyền thống. Phát triển các hình thức trắc nghiệm để nâng cao tính khách quan, tính chính xác và nhịp độ kiểm tra, tạo điều kiện cho sinh viên tự kiểm tra và tham gia đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Coi trọng kiểm tra, đánh giá lý luận và thực hành kết hợp với thể lực và thành tích thể thao, thành thạo các kiến thức đã học.

4.6. Trường hợp lựa chọn Giáo dục Thể chất là ngành phụ (môn 2)

Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Thể chất trình độ Cao đẳng sư phạm ở vị trí môn 2 khi ghép với các ngành khác được thiết kế xuất phát từ mảng kiến thức ngành Giáo dục Thể chất (mục b, phần 3.1.2) ở chương trình này, khi giảm thời lượng của một số học phần sau: Giải phẫu học (1 đvht); Sinh lý học thể dục thể thao ( 1 đvht); Vệ sinh và y học thể dục thể thao (1 đvht); Tâm lý học thể dục thể thao (1 đvht); Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã 91 đvht); Trò chơi vận động (1 đvht); Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất (1 đvht); Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (1 đvht); đồng thời bỏ các học phần Cầu lông, Bơi (Xem Phụ lục 2).

ở những chương trình đào tạo giáo viên ghép với Giáo dục Thể chất là môn phụ (môn 2), trong nội dung phần giáo dục đại cương thuộc chương trình ngành chính không học các học phần Giáo dục Thể chất (3 đvht).

4.7. Hiệu trưởng các trường Cao đẳng sư phạm ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất để triển khai thực hiện trong trường mình./.

 

PHỤ LỤC 1

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU ĐƠN NGÀNH (1 MÔN)

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu học

4

2

Sinh lý học thể dục thể thao

5

3

Vệ sinh và y học thể dục thể thao

4

4

Tâm lý học thể dục thể thao

3

5

Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

4

6

Thể dụng thực dụng, thể dục đồng diễn

3

7

Thể dục tự do, Thể dục dụng cụ

5

8

Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

4

9

Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã

3

10

Nhảy xa

4

11

Nhảy cao

5

12

Ném bóng, đẩy tạ

4

13

Đá cầu

3

14

Bóng đá

4

15

Bóng chuyền

4

16

Cầu lông

4

17

Bơi

3

18

Cờ vua

4

19

Trò chơi vận động

3

20

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

6

21

Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao

3

 

PHỤ LỤC 2

KIẾN THỨC BẮT BUỘC NGÀNH PHỤ (MÔN 2) GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂU 2 NGÀNH

Số thứ tự

Tên học phần

Số đvht

1

Giải phẫu học

2

2

Sinh lý học thể dục thể thao

2

3

Vệ sinh và y học thể dục thể thao

2

4

Tâm lý học thể dục thể thao

1

5

Đại cương về thể dục, thể dục phát triển chung

3

6

Thể dụng thực dụng, thể dục đồng diễn

2

7

Thể dục tự do, Thể dục dụng cụ

2

8

Chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức

3

9

Chạy cự ly trung bình, chạy việt dã

1

10

Nhảy xa

2

11

Nhảy cao

2

12

Ném bóng, đẩy tạ

2

13

Đá cầu

2

14

Bóng chuyền

2

15

Cờ vua

2

16

Trò chơi vận động

1

17

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

4

18

Phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao

1

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
MÃ NGÀNH:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình được phát triển để ghép vào các chương trình Cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên Trung học cơ sở có cấu trúc kiểu hai ngành, trong đó ngành phụ là công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Sinh viên sư phạm theo học chương trình Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải:

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo. Vận dụng đường lối quan điểm của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, áp dụng pháp luật, chính sách của nhà nước, điều lệ và nghi thức của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Thành thạo các kỹ năng thực hành nghi thức, thực hành các hoạt động nghiệp vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, kỹ năng và phương pháp làm việc của giáo viên - tổng phụ trách Đội, phụ trách chi Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục thiếu nhi theo Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 35 đơn vị học trình

3. Khối kiến thức bắt buộc:

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc: 35 đvht

Số thứ tự

Tên các học phần

Số đvht

1

Những vấn đề chung

2

2

Tổ chức và hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

3

Công tác phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

2

4

Những vấn đề chung về nghi thức Đội

2

5

Nghi lễ và các thủ tục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

3

6

Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2

7

Hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi

4

8

Hoạt động trại, tham quan, du lịch thiếu nhi

3

9

Hội thi của thiếu nhi

2

10

Hoạt động xã hội của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

3

11

Tổng phụ trách Đội trong trường học

3

12

Phụ trách chi đội trong trường học

2

13

Phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội

3

14

Phương pháp dạy học và huấn luyện nghi thức Đội

2

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những vấn đề chung: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần bao gồm những nội dung cơ bản nhất về cơ sở khoa học ngành công tác Đội, vị trí của Công tác Đội Thiếu niên tiền phong trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở; sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ và nhà nước ta đối với thiếu nhi và tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong và lịch sử phát triển của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong.

2. Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung

Học phần bao gồm những nội dung sau: Mục đích, tính chất, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đội; hệ thống tổ chức của Đội; Các nguyên tắc hoạt động và phương pháp công tác của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Vấn đề tự quản trong hoạt động Đội; Nội dung và hình thức hoạt động Đội.

3. Công tác phụ trách Đội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm những nội dung sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Đảng giao cho Đoàn phụ trách Đội; Công tác cán bộ phụ trách Đội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự chăm lo cơ sở vật chất cho công tác Đội; Sự phối hợp các lực lượng Giám đốc trong công tác giáo dục thiếu nhi.

4. Những vấn đề chung về nghi thức Đội: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm những nội dung sau: Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Các kỹ năng cơ bản của người đội viên về thực hành nghi thức; Vấn đề chỉ huy nghi thức Đội.

5. Nghi lễ và các thủ tục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung về nghi thức Đội

Nội dung của học phần bao gồm những nội dung về nghi lễ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và thực hành các nghi lễ; các vấn đề về đại hội Đội Thiếu niên tiền phong và thực hành Đại hội Chi đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

6. Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề chung; Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm các nội dung sau: Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội trong công tác giáo dục thiếu nhi; Giới thiệu một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và thực hành một số hình thức hoạt động cụ thể.

7. Hoạt động múa, hát, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi: 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần bao gồm những nội dung về hát, múa, kể chuyện và trò chơi thiếu nhi; ý nghĩa, tác dụng của các hoạt động này trong công tác Đội; thực hành, luyện tập về các hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi.

8. Hoạt động trại, tham quan, du lịch thiếu nhi: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi.

Học phần giới thiệu một cách hệ thống các vấn đề về trại thiếu nhi, tham quan, du lịch thiếu nhi và thực hành thiết kế, tổ chức một số loại hình tham quan, du lịch, thiếu nhi.

9. Hội thi của thiếu nhi: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Hoạt động hát, múa, kể chuyện, trò chơi thiếu nhi.

Nội dung của học phần gồm: Những vấn đề chung của hội thi thiếu nhi; Quá trình tiến hành hội thi; Thiết kế, tổ chức một số hội thi thiếu nhi cụ thể.

10. Hoạt động xã hội của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần giới thiệu một số hoạt động xã hội cụ thể của Đội: hoạt động nhân đạo từ thiện, hoạt động công ích, hoạt động tại nhà thiếu nhi, câu lạc bộ thiếu nhi, điểm vui chơi thiếu nhi, hoạt động truyền thống, hoạt động chủ đề, chủ điểm.

11. Tổng phụ trách Đội trong trường học: 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Công tác phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Học phần giải quyết một cách hệ thống các vấn đề về: Phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông; Thực hành, thảo luận một số vấn đề về phương pháp công tác của tổng phụ trách trong trường Trung học cơ sở.

12. Phụ trách chi đội trong trường học: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Tổng phụ trách Đội trong trường học.

Bao gồm những kiến thức cơ bản về: Công tác phụ trách chi đội trong trường học; Phụ trách nhi đồng ở trường tiểu học; Phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

13. Phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội; 3 đvht

Điều kiên tiên quyết: Các học phần về công tác Đội.

Khái quát về sự vận dụng các nguyên tắc hoạt động Đội, các phương pháp công tác Đội vào việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Phương pháp dạy học và tổ chức một số hoạt động cụ thể của Đội; Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng hoạt động Đội.

14. Phương pháp dạy học và huấn luyện nghi thức Đội: 2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội.

Học phần giới thiệu những vấn đề về phương pháp truyền đạt, huấn luyện nghi thức Đội; Phương pháp tổ chức thực hành nghi thức Đội; Thực hành phương pháp dạy kỹ năng đội viên.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình đào tạo cụ thể

4.1. Về nội dung đào tạo

- Các học phần Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học khác như Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Giáo dục âm nhạc, Giáo dục mỹ thuật... và có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm.

Với tư cách là một ngành học, Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc hoạt động, phương pháp công tác của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, những cơ sở lý luận và thực tiễn, những quy định về tổ chức hoạt động của một tổ chức chính trị xã hội của thiếu nhi Việt Nam cùng lịch sử hoạt động của nó.

- Chương trình ngành công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được cấu trúc theo hướng tích hợp, lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành một cách hợp lý. Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành khoảng 40 : 60.

4.2. Định hướng phương pháp dạy học

Khi thực hiện chương trình cần đảm bảo các yêu cầu về phương pháp đào tạo như sau:

- Đối với các học phần nặng về lý thuyết cần tổ chức việc dạy và học theo yêu cầu phát huy tính chủ đạo của người dạy, chủ động tích cực của người học. Cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu: tài liệu, giáo trình, thiết bị dạy học. Tăng cường hoạt động tự nghiên cứu, tăng cường hình thức giao nhiệm vụ cho sinh viên và tổ chức học tập, hoạt động theo nhóm...

- Đối với các học phần nặng về thực hành, cần chú trọng các hoạt động thực hành, tập dượt, làm mẫu trong việc dạy và học, mục đích chủ yếu là rèn luyên kỹ năng nghiệp vụ. Khi dạy học các học phần này cần đảm bảo các điều kiện về sân bãi, đồ dùng, thiết bị, dụng cụ trang phục...

4.3. Định hướng đánh giá

- Đánh giá học tập thường xuyên bằng kiểm tra (viết hoặc vấn đáp).

- Tổ chức thi học phần theo các hình thức: tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, thực hành và kết hợp các hình thức trên.

4.4. Phương án ghép ngành tối ưu

Giáo dục Thể chất - Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Ngữ văn - Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Giáo dục Công dân - Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh./.heo các hình thức: tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, thực hành và kết hợp các hình thức trên.

4.4. Phương án ghép ngành tối ưu

Giáo dục Thể chất - Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Ngữ văn - Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Giáo dục Công dân - Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Nhung

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.