• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 03/11/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày 19 tháng 9 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02

năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP

ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo,

cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

______________________

 

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định s 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định s 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi chung là Nghị định số 19/2013/NĐ-CP);

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Hướng dẫn về vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP

1. Các huyện đảo: Trường Sa, Hoàng Sa.

2. Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

a) Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

b) Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

c) Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

d) Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015.

3. Các thôn, buôn, xóm, bản làng, phum, sóc, ấp...(gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quy định tại các Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Cụ thể:

a) Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

b) Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Dân tộc về việc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

4. Khi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hoặc cơ quan có thẩm quyền (gọi chung là cấp có thẩm quyền) ban hành các Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quyết định quy định tại Điều này thì thực hiện theo các Quyết định đó; khi các xã, thôn có tên trong các Quyết định quy định tại Điều này được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn đó không được hưởng chế độ quy định tại Thông tư liên tịch này kể từ tháng sau liền kề với tháng Quyết định có hiệu lực thi hành.

Điều 2. Hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP

1. Tính từ ngày 15 tháng 4 năm 2013 (ngày Nghị định số 19/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% hệ số lương của bậc theo chức danh nghề nghiệp hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và thôi hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi chung là Nghị định số 116/2010/NĐ-CP).

Việc xác định đối tượng thuộc diện luân chuyển có thời hạn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP căn cứ vào thời hạn luân chuyển ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là giáo viên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với thời hạn 5 năm kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2007 (thời hạn luân chuyển được ghi rõ trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền). Đến ngày 01 tháng 9 năm 2012 tuy ông Nguyễn Văn A đã đủ thời gian 5 năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển nên ông Nguyễn Văn A vẫn tiếp tục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cho đến nay. Trường hợp ông Nguyễn Văn A đã được hưởng phụ cấp thu hút đủ 5 năm quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và đang hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013 (ngày Nghị định số 19/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) cho đến khi được luân chuyển trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển, ông Nguyễn Văn A được hưởng lại phụ cấp thu hút bằng 70% hệ số lương của bậc theo chức danh nghề nghiệp hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP và thôi hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

2. Trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền quyết định luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Khoản 1 Điều này kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định luân chuyển.

Điều 3. Hướng dẫn về tng hợp nhu cầu kinh phí

1. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ phụ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh mức tiền lương cơ sở, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

3. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Các cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt và lập dự toán kinh phí cho đối tượng hưởng theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành;

b) Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi Sở Tài chính;

c) Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Biểu số 2 trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập báo cáo theo Biểu số 2 gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.

4. Riêng năm 2013, năm 2014, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Biểu số 3 và tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp theo Biểu số 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi Bộ Tài chính thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung.

5. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 4. Hiệu lực và điều khoản thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 11 năm 2013.

2. Các chế độ quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013.

3. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này thay thế quy định tại Điểm b Khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và được dùng để áp dụng các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

4. Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm việc xem xét, thẩm định hồ sơ và lập bảng kê danh sách giáo viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nội vụ
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Nguyễn Vinh Hiển

Nguyễn Duy Thăng

Nguyễn Thị Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.