• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 12/02/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2020
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 26/2013/TT-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 27 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz đến năm 2020

 

 

Căn cứ Luật Tần s vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định s 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyn thông;

Căn cứ Quyết định s 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quc gia;

Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch truyền dn, phát sóng phát thanh truyền hình tới năm 2020;

Thực hiện Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án s hóa truyền dn, phát sóng truyn hình mặt đất đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806)MHz đến năm 2020,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806)MHz bao gồm việc bố trí và điều kiện sử dụng các kênh tần số cho hệ thống truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng kênh tần số truyền hình mặt đất.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất là tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất.

2. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất là tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.

3. Kênh tần s ưu tiên là kênh tần số được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

4. Khu vực Bắc Bộ là khu vực bao gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang.

5. Khu vực Tây Bắc là khu vực gồm các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hòa Bình.

6. Khu vực Trung Bộ là khu vực gồm các tỉnh, thành phố Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

7. Khu vực Tây Nguyên là khu vực gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

8. Khu vực Nam Bộ là khu vực bao gồm các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Điều 3. Mục tiêu quy hoạch

1. Phân bổ kênh tần số cho các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

2. Quy định việc sử dụng kênh tần số đối với truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa quy định tại Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 (sau đây gọi là Đề án số hóa).

3. Giải phóng một phần băng tần UHF (470-806) MHz để phát triển dịch vụ thông tin di động IMT và các dịch vụ thông tin vô tuyến điện khác, hài hòa với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.

Điều 4. Yêu cầu của quy hoạch

1. Đáp ứng nhu cầu phổ tần để phát sóng truyền hình số mặt đất các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của Trung ương và địa phương theo Kế hoạch số hóa của Đề án số hóa (sau đây gọi là Kế hoạch số hóa).

2. Tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng truyền hình đã được đầu tư, sử dụng chung kết cấu hạ tầng truyền dẫn, phát sóng giữa các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình ở Trung ương và địa phương.

3. Phân bổ kênh tần số cho các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số và hiệu quả đầu tư; ưu tiên sử dụng mạng đơn tần, có kết hợp mạng đa tần khi cần thiết.

Điều 5. Phân bổ kênh tần số băng tần UHF (470-806) MHz cho truyền hình mặt đất

1. Phân kênh tần số băng tần UHF (470-806) MHz cho truyền hình mặt đất quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phân bổ kênh tần số băng tần UHF (470-806) MHz cho truyền hình mặt đất như sau:

1/01/clip_image002.jpg" style="width:554px;height:155px;" />

a) Ba đoạn băng tần B1 (các kênh 25, 26, 27), B2 (các kênh 29, 30, 31), B3 (các kênh 43, 44, 45) được ưu tiên phân bổ cho ba đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc được phân bổ đoạn băng tần B3 tạm thời sử dụng các kênh 57, 58, 59 và phải chuyển về sử dụng đoạn băng tần B3 trước ngày 01/7/2017.

b) Các kênh tần số 24, 32, 42 được ưu tiên phân bổ thêm cho các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc, sử dụng các đoạn băng tần B1, B2, B3 tương ứng, để đáp ứng nhu cầu thực tế về tăng dung lượng phát sóng truyền hình số mặt đất. Trong trường hợp chưa thể sử dụng được các kênh tần số này, có thể xem xét cấp phép tạm thời kênh tần số khác; đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc phải chuyển về sử dụng kênh tần số ưu tiên sau khi kênh này được giải phóng.

c) Đoạn băng tần C1 (các kênh 33, 34) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Nam Bộ. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

d) Đoạn băng tần C4 (các kênh 47, 48) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Bắc Bộ. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

đ) Các kênh tần số 35, 46 được ưu tiên phân bổ thêm cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Nam Bộ, Bắc Bộ tương ứng, để đáp ứng nhu cầu thực tế về tăng dung lượng phát sóng truyền hình số mặt đất. Trong trường hợp chưa thể sử dụng được các kênh tần số này, có thể xem xét cấp phép tạm thời kênh tần số khác; đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực phải chuyển về sử dụng kênh tần số ưu tiên sau khi kênh này được giải phóng. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng kênh tần 35, 46 và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

e) Đoạn băng tần C2 (các kênh 36, 37) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Bắc. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

g) Đoạn băng tần C3 (các kênh 40, 41) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Trung Bộ. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

h) Các kênh tần số thuộc các đoạn băng tần A1 (các kênh 21, 22, 23), A2 (các kênh 38, 39) và kênh 28 được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự mặt đất và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

i) Đoạn băng tần D (694-806) MHz được sử dụng tạm thời cho cả truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất. Đoạn băng tần này sẽ được dành cho thông tin di động IMT và các dịch vụ thông tin vô tuyến điện khác sau khi ngừng việc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch số hóa và thực trạng sử dụng kênh tần số truyền hình mặt đất, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz để thực hiện quy hoạch này.

2. Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm:

a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện thông tư này;

b) Căn cứ vào Thông tư này, Cục Tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên cơ sở xem xét sự phù hợp giữa yêu cầu sử dụng tần số với dung lượng phát sóng truyền hình số mặt đất thực tế của đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

c) Chủ trì, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với các hệ thống truyền hình mặt đất trên phạm vi địa bàn tỉnh.

3. Các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất có trách nhiệm:

a) Ngừng sử dụng các kênh tần số phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa;

b) Thực hiện việc chuyển đổi kênh tần số truyền hình tương tự tới kênh tần số phù hợp khi việc sử dụng kênh tần số hiện tại gây ảnh hưởng đến các kênh tần số ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

4. Các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất có trách nhiệm:

a) Triển khai thực hiện đúng quy hoạch, áp dụng tối đa các giải pháp kỹ thuật, ghép kênh tần số liền kề để sử dụng chung cột anten, anten phát sóng, nhằm tăng hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng và tần số vô tuyến điện; triển khai phát sóng truyền hình số mặt đất mạng đơn tần tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ;

b) Phối hợp với các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để giải phóng kênh tần số truyền hình tương tự theo Kế hoạch số hóa;

c) Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi tần số về những kênh tần được ưu tiên phân bổ, giải phóng các kênh tần số đã được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khác.

d) Có biện pháp xử lý và hạn chế nhiễu có hại từ các kênh truyền hình tương tự đang được cấp phép hoạt động trong giai đoạn phát song song truyền hình tương tự và truyền hình số mặt đất;

đ) Tại khu vực không hình thành hoặc chưa hình thành đơn vị truyền dẫn, phát sóng mạng truyền hình số mặt đất khu vực, đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc phải dành một phần dung lượng để chuyển tải các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các địa phương tại khu vực đó theo phân công của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp này, các kênh tần số được phân bổ cho phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực có thể được cấp phép tạm thời cho các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc để ưu tiên phát sóng các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của những địa phương thuộc khu vực đó.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình, Đài phát thanh - truyền hình, chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan tại địa phương phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện thực hiện Thông tư này.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất, các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét giải quyết./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Bắc Son

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.