• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 08/07/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 28/05/2011
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Số: 69/2000/TTLT/BNNPTNT-TCTK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 23 tháng 6 năm 2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại

 

Trong những năm gần đây kinh tế trang trại phát triển mạnh ở hầukhắp các địa phương trong cả nước, hình thành mô hình sản xuất mới trong nôngnghiệp và nông thôn nước ta. Do chưa có quy định thống nhất của các Bộ, ngànhTrung ương về tiêu chí trang trại nên các địa phương tự đặt ra những tiêu chívề trang trại dựa vào tính chất sản xuất hàng hoá, quy mô về diện tích đất đai,đầu gia súc, v.v... để thống kê về số liệu kinh tế trang trại của địa phương,vùng nên số liệu thống kê về kinh tế trang trại chưa thật chuẩn xác, ranh giớigiữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại không rõ ràng, khó khăn cho việcđánh giá thực trạng và xây dựng các chính sách đối với kinh tế trang trại. Chínhphủ đã có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại. Thihành Nghị quyết của Chính phủ, Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kêquy định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại như sau:

I. CÁC ĐỐI TƯỢNGVÀ NGÀNH SẢN XUẤT ĐƯỢC XEM XÉT ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ KINH TẾ TRANG TRẠI

Hộnông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, cácloại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạtđộng dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.

II. CÁC ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI

1.Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá vớiquy mô lớn.

2.Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơnhẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như:đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.

3.Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biếtáp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vàosản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệuquả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

III. TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ KINH TẾ TRANG TRẠI

Mộthộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trangtrại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:

1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm:

Đốivới các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên

Đốivới các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên

2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tếnông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.

a. Đối với trang trại trồng trọt

(1)Trang trại trồng cây hàng năm

Từ2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung

Từ3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên

(2)Trang trại trồng cây lâu năm

Từ3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung

Từ5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên

Trangtrại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên

(3)Trang trại lâm nghiệp

Từ10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước

b. Đối với trang trại chăn nuôi

(1)Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v...

Chănnuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên

Chănnuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên

(2)Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v...

Chănnuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100con trở lên.

Chănnuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ200 con trở lên.

(3)Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 contrở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Diệntích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tômthịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).

d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồnghoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêuchí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).

IV. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1.Dựa vào những tiêu chí quy định trong thông tư này, Chủ tịch UBND tỉnh và thànhphố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành, các cấp dưới sự hướng dẫn của SởNông nghiệp và PTNT và Cục Thống kê tỉnh soát xét các mô hình tổ chức sản xuấtnông, lâm, thuỷ sản của tỉnh, thành phố để điều tra xác định đúng số lượng vàloại hình về các trang trại của địa phương mình phù hợp với quy định của Thôngtư này.

2.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định khác về kinhtế trang trại trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

3.Các ông Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp vàPTNT, Tổng cục Thống kê, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục trưởng Cục Thốngkê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tưnày./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Cao Đức Phát

Lê Mạnh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.