• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/07/1999
CHÍNH PHỦ
Số: 50/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 8 tháng 7 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển

______________________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chínhphủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng ban BanTổ chức Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Thành lập Quỹ hỗtrợ phát triển để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồnvốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗtrợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

Điều 2. Quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nướchoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí, có tưcách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoảntại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ doThủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quỹđược miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước để giảm lãi suất cho vayvà giảm phí bảo lãnh.

Quỹhỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán kinh tế tập trung, có chế độ tài chính doBộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 3.Vốn điều lệ của Quỹ là 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ hỗtrợ đầu tư quốc gia và ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm.

Điều 4.Quỹ hỗ trợ phát triển có trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội. Tuỳ theo quy mô và phạmvi hoạt động, Quỹ có các chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch đặt tại các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương. Quỹ được mở văn phòng giao dịch ở nước ngoàitheo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5.Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ:

1.Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cảvốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển củaNhà nước;

2.Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ;

3.Cho vay đầu tư và thu hồi nợ;

4.Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

5.Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và nhậntái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư;

6.Quỹ có thể uỷ thác, nhận ủy thác cho vay vốn đầu tư;

7.Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;

8.Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quanđến hoạt động của Quỹ;

9.Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liênquan theo quy định.

Điều 6.Quỹ hỗ trợ phát triển có quyền:

1.Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đềliên quan đến quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước;

2.Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư;

3.Từ chối và kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay,hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án khôngđúng đối tượng được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, không có hiệu quả,không đảm bảo điều kiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước;

4.Đình chỉ việc hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước khi phát hiện chủ đầu tư viphạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh;

5.Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổicác chính sách, cơ chế có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và hoạt độngcủa Quỹ;

6.Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định củaChính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

7.Khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nạitheo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, camkết với Quỹ.

Điều 7.Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ hỗ trợ phát triển gồm có: Hội đồng quản lý,Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và các phòng, ban nghiệpvụ.

Việcbổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật thành viên của Hội đồng quản lý,Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc Quỹ do Thủ tướngChính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộChính phủ.

Điều 8.Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển có 5 thành viên, trong đó có 2 thànhviên chuyên trách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và 3 thànhviên bán chuyên trách là đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hộiđồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Quỹ và những vấnđề về tín dụng đầu tư phát triển vượt quá thẩm quyền;

2.Thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán củaQuỹ;

3.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Quỹ;

4.Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quyết định củaHội đồng quản lý Quỹ;

5.Xem xét báo cáo của Ban kiểm soát; giải quyết các khiếu nại quy định tại khoản4 Điều 9 Nghị định này, trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chínhphủ xem xét, giải quyết.

Điều 9.Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ kiểm soát toàn bộhoạt động của Quỹ.

Bankiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệpvụ trong hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, bảo đảm antoàn tài sản nhà nước, tài sản của Quỹ; báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ kếtquả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;

2.Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lýQuỹ thông qua;

3.Có trách nhiệm trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, báocáo thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹnhưng không được biểu quyết;

4.Xem xét trình cấp có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại của các tổ chức chovay vốn, các chủ đầu tư, các tổ chức tín dụng nhận ủy thác cho vay và các tổchức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

Điều 10.Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướngChính phủ, Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động củaQuỹ.

Nhiệmvụ và quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Điều lệ Quỹ hỗtrợ phát triển.

GiúpTổng Giám đốc có các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

Việcthành lập, giải thể các phòng, ban nghiệp vụ, các chi nhánh, văn phòng giaodịch và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó các phòng, ban; giám đốc, phógiám đốc chi nhánh và văn phòng giao dịch do Tổng giám đốc quyết định trên cơsở chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ.

Điều 11.

Bộtrưởng Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền:

1.Giám sát hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển và có thẩm quyền:

Thamdự các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển khi thấy cần thiết.

Nhậncác loại báo cáo định kỳ và đột xuất, bao gồm cả báo cáo kiểm soát của Ban kiểmsoát Quỹ hỗ trợ phát triển về hoạt động của Quỹ và nghị quyết của Hội đồng quảnlý Quỹ, trong trường hợp phát hiện những sai phạm trong các báo cáo, không đồngý với nội dung nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ, thì trực tiếp làm việc vớiHội đồng quản lý để xem xét và thống nhất việc xử lý hoặc điều chỉnh lại nộidung nghị quyết, trường hợp các sai phạm trong hoạt động của Quỹ và nội dungnghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trái với Nghị định của Chính phủ về tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Nghị định này và các văn bản pháp luậtkhác có liên quan thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2.Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 12.Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Quỹ hỗ trợ phát triển

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhànước đối với Quỹ và đối với chủ đầu tư có dự án đầu tư được hỗ trợ đầu tư pháttriển của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ theo quy định tạikhoản 1 Điều này, một số cơ quan được giao thực hiện thêm một số nhiệm vụ sauđây:

a)Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

TrìnhThủ tướng Chính phủ giao kế hoạch hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển về nguồnvốn, tổng mức vốn tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hìnhthức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầutư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; kiểm tra việc thực hiện các chỉtiêu kế hoạch được giao cho Quỹ.

Cânđối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Quỹ để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tưphát triển của Nhà nước;

Cửmột Thứ trưởng tham gia Hội đồng quản lý Quỹ.

b)Bộ Tài chính:

Cấpđủ vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định;

Thựchiện việc giao vốn và thu hồi nợ đối với nguồn vốn Nhà nước giao cho Quỹ chovay có thu hồi.

TrìnhThủ tướng Chính phủ ban hành chế độ tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển; quyđịnh chế độ kế toán; kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính của Quỹ;

Cửmột Thứ trưởng tham gia Hội đồng quản lý Quỹ.

c)Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Chỉđạo các tổ chức tín dụng phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện nhận uỷthác cho vay của Quỹ, cho vay các dự án do Quỹ bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sauđầu tư;

Hướngdẫn và kiểm tra thực hiện các chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và thanhtoán của Quỹ;

Cửmột Phó Thống đốc tham gia Hội đồng quản lý Quỹ.

d)Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chế độtiền lương và phụ cấp cho cán bộ, công chức của Quỹ hỗ trợ phát triển.

3.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương:

Thựchiện chức năng quản lý nhà nước đối với các chủ đầu tư có dự án được hỗ trợ đầutư phát triển của Nhà nước thuộc quyền quản lý của mình;

Kiểmtra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Quỹ hỗ trợ phát triển và chủ đầu tưthực hiện các dự án đầu tư được hỗ trợ đầu tư của Nhà nước trên địa bàn.

Điều 13.

1.Đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ được khenthưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

2.Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ pháttriển phải tuân thủ theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3.Cán bộ, công chức của Quỹ vi phạm những quy định của Nghị định này và của vănbản pháp luật khác có liên quan thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xửlý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, gây thiệt hại tiền Quỹ thì phảibồi thường.

Tổchức, cá nhân vay vốn của Quỹ mà sử dụng sai mục đích hoặc làm thất thoát vốnvay thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự và phải bồi thường số tiền vay bị thiệt hại.

Điều 14.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bãibỏ Quyết định số 808/TTg ngày 09 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và những quy định trước đây trái vớiquy định tại Nghị định này.

Điều 15.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợphát triển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.