• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 02/2018/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 31 tháng 1 năm 2018

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT,

Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư số 02/2006/TT-BTS,

Thông tư số 62/2008/TT-BNN và Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT

 

 
  1/01/clip_image001.gif" width="134" />

 

 

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

 Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;

Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản và Thủy sản và Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 quy định chứng nhận và xác nhận thủy sản (gọi tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT), Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản (gọi tắt là Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT), Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (gọi tắt là Thông tư số 02/2006/TT-BTS), Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS (gọi tắt là Thông tư số 62/2008/TT-BNN) và Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động (gọi tắt là Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT).

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT

  1. Khoản 1, khoản 2 và khoản 9 Điều 3 được sửa đổi như sau:

“1. Thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác là việc kiểm tra hồ sơ, giám sát trực tiếp quá trình lên bến của nguyên liệu thủy sản, đối chiếu thông tin, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu dự kiến đưa vào chế biến xuất khẩu không vi phạm các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.

2. Thẩm định chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu là việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra xác suất quá trình xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác, cấp giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng xuất khẩu, chế biến từ nguyên liệu thủy sản được xác nhận có nguồn gốc từ nguyên liệu khai thác không vi phạm các quy định về khai thác bất hợp pháp theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

9. Cơ quan thẩm quyền là Chi cục Thủy sản, Tổ chức quản lý cảng cá và Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng”.

  1. Điều 5 được sửa đổi như sau:

“Điều 5. Cơ quan thẩm quyền thẩm định xác nhn, chng nhn

1. Tổ chức quản lý cảng cá thực hiện việc thẩm định, cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về đánh bắt bất hợp pháp.

2. Chi cục Thủy sản quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông này thực hiện việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về đánh bắt bất hợp pháp.

3. Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng quy định tại Phụ lục III Thông tư này thực hiện kiểm tra, xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.”

  1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản

1. Trước khi tàu cập cảng ít nhất 01 giờ, chủ hàng thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho Tổ chức quản lý cảng cá thông tin về số hiệu tàu, thời gian dự kiến tàu cập cảng, sản lượng dự kiến lên cảng.

2. Tổ chức quản lý cảng cá cử cán bộ kiểm tra thực tế tại tàu:

a) Đối với tàu khai thác thủy sản: đối chiếu, giám sát khối lượng, thành phần loài khai thác trên tàu phù hợp với nhật ký khai thác;

b) Đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá: đối chiếu, giám sát khối lượng, thành phần loài theo nhật ký thu mua chuyển tải và nhật ký khai thác của tàu được thu mua chuyển tải.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm lên cá, chủ hàng phải hoàn thiện hồ sơ gửi tổ chức quản lý cảng cá trực tiếp hoặc theo đường bưu điện để đề nghị xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản. Hồ sơ (01 bộ) gồm:

a) Hai (02) giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV han hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao chụp nhật ký khai thác thủy sản (đối với tàu khai thác thủy sản);

c) Bản sao chụp nhật ký thu mua, chuyển tải và nhật ký khai thác của tàu được thu mua chuyển tải (đối với tàu thu mua chuyển tải).

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tổ chức quản lý cảng cá có trách nhiệm đối chiếu thông tin tại tờ khai với danh sách tàu khai thác bất hợp pháp; nhật ký khai thác với thông tin về vị trí hoạt động của tàu do các trạm bờ cung cấp (đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên), ký, trả cho chủ hàng 01 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ. Trường hợp không ký giấy xác nhận, Tổ chức quản lý cảng cá phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Tổ chức quản lý cảng cá trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho chủ hàng

6. Chủ hàng nộp phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”

4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Thẩm định chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu

1. Chủ hàng có nhu cầu chứng nhận thủy sản khai thác nộp 02 (hai) bộ hồ sơ đến một trong các cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này trực tiếp hoặc theo đường bưu điện để đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác.

2. Hồ sơ đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác gồm:

a) Mẫu Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc mẫu Giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nơi nhập khẩu. Trường hợp lô hàng sử dụng nguyên liệu từ nhiều hơn 01 (một) tàu hoặc trường hợp nguyên liệu mua từ 01 (một) tàu nhưng được chế biến thành nhiều lô hàng thì phải kèm theo các thông tin bổ sung quy định tại Phụ đính Va ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê khai Phụ đính Thông tin vận tải (theo mẫu quy định tại Phụ đính Vb ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Bản sao chụp Giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác;

3. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ hàng, cơ quan thẩm quyền xem xét hồ sơ, kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận thủy sản khai thác và thực hiện:

a) Chứng nhận khi lô hàng có nội dung đúng với kê khai trong Giấy chứng nhận thủy sản khai thác và trả 01 (một) bộ hồ sơ cho chủ hàng, 01 (một) bộ lưu tại cơ quan thẩm quyền;

b) Không chứng nhận khi lô hàng có nội dung không đúng với kê khai trong hồ sơ hoặc sử dụng nguyên liệu thủy sản từ tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp. Trường hợp không chứng nhận phải có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.

4. Cơ quan thẩm quyền trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho chủ hàng.

5. Chủ hàng nộp phí thẩm định chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.

5. Điều 9 được sửa đổi như sau:

“Điều 9. Xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu:

  1.  Chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu lô hàng được sản xuất từ thủy sản khai thác nhập khẩu nộp 02 (hai) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan thẩm quyền (quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này) để đề nghị xác nhận.
  2.  Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:

a) Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (bản chính hoặc bản sao);

b) Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc mẫu Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ thủy sản khai thác xuất khẩu khác theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.

3. Nội dung kiểm tra để xác nhận:

a) Đối chiếu thông tin về tàu cá khai thác và các thông tin khác (quốc gia có tàu mang cờ, khối lượng, chủng loại thủy sản) trong các giấy chứng nhận khai thác do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam với các thông tin sau:

Danh sách tàu cá vi phạm IUU của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu và của các Tổ chức nghề cá khu vực - RFMOs được Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận;

Danh sách các tàu cá có đăng ký và được cấp phép khai thác (bao gồm thông tin về: loài thủy sản, khu vực, mùa vụ khai thác) của các Tổ chức nghề cá khu vực - RFMOs được Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận (đối với các quốc gia có tàu mang cờ là thành viên của các tổ chức này);

b) Đối chiếu khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với các thông tin về lô hàng nhập khẩu được Cục Thú y kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Đối chiếu khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với hồ sơ thống kê xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu và hồ sơ giám sát trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm các lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu;

d) Các quy định khác của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

4. Cơ quan thẩm quyền xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu trong trường hợp lô hàng đáp ứng các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không xác nhận cam kết, Cơ quan thẩm quyền phải có văn bản trả lời chủ hàng nêu rõ lý do lô hàng không đáp ứng.

5. Thủ tục xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu được kết hợp đồng thời cùng các thủ tục kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu được quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.”

6. Điều 10 được sửa đổi như sau:

“Điều 10. Kiểm tra hoạt động khai thác bất hợp pháp

1. Đối tượng kiểm tra: tàu cá cung cấp nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chứng nhận thủy sản khai thác.

2. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản/Chi cục Thủy sản tỉnh, thành phố ven biển được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

3. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;

b) Theo nguyên tắc đánh giá nguy cơ, đảm bảo việc kiểm tra không nhỏ hơn 5% tổng số lần cập cảng đối với tàu cá và tàu chuyển tải với sản phẩm cá đáy và cá nổi nhỏ, cua, ghẹ và 20% đối với sản phẩm cá ngừ.

4. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ phạm vi, nội dung, địa điểm kiểm tra, họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải được thông báo tại địa điểm tiến hành kiểm tra trước khi bắt đầu kiểm tra.

5. Nội dung kiểm tra: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

6. Sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập Biên bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX Thông tư này) và thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Biên bản kiểm tra được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Nếu kiểm tra phát hiện tàu cá có hoạt động khai thác bất hợp pháp theo quy định tại Điều 4, cơ quan kiểm tra thực hiện một trong các hành động sau:

  1.  Không chứng nhận thủy sản khai thác cho sản phẩm thủy sản khai thác của tàu cá vi phạm kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra.
  2.  Đưa tàu cá vi phạm vào danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và gửi danh sách này đến Tổng cục Thủy sản để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.

c) Chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.”

7. Sửa khoản 5, bổ sung khoản 7, Điều 13 như sau:

“Điều 13. Nhiệm vụ của Tổng cục Thủy sản

5. Tổng hợp và đăng tải danh sách các Tổ chức quản lý cảng cá (mẫu dấu, chữ ký) thực hiện thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản từ khai thác và tàu cá khai thác bất hợp pháp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.

7. Xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối thông tin giữa Tổ chức quản lý cảng cá, Chi cục thủy sản và Tổng cục thủy sản; cung cấp thông tin cho Cục Thú y khi nhận được thông tin về sản phẩm khai thác bất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam.”

8. Điều 16 được sửa đổi như sau:

“Điều 16. Trách nhiệm của Tổ chức quản lý cảng cá

1. Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về công tác thẩm định, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức;

2. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cảng cá theo quy định;

3. Từ chối việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nếu chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định hoặc thông tin cung cấp không chính xác. Lưu trữ hồ sơ xác nhận trong thời hạn 36 tháng.

4. Cập nhật, gửi cho Tổng cục Thủy sản mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản để đăng tải lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.

5. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng về việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra tàu cá tại cảng.

6. Báo cáo kết quả xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy trước ngày 20 hàng tháng)”.

9. Thay Phụ lục V bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT

1. Khoản 1 và khoản 2 Điều 5 được sửa đổi như sau:

“1. Báo cáo khai thác thủy sản

Chủ tàu hoặc thuyền trưởng của tất cả các tàu có Giấy phép khai thác thủy sản chịu trách nhiệm báo cáo chuyến biển (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIIg ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Ghi và nộp nhật ký khai thác thủy sản

a) Thuyền trưởng tàu khai thác thủy sản, tàu thu mua hoặc chuyển tải thủy sản khai thác có công suất máy chính từ 20 CV trở lên có trách nhiệm ghi nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tàu hoàn tất việc lên cá, chủ tàu hoặc thuyền trưởng nộp Sổ nhật ký khai thác thủy sản, báo cáo khai thác thủy sản (đối với tàu khai thác), nhật ký thu mua, chuyển tải (đối với tàu thu mua hoặc chuyển tải) cho Tổ chức quản lý cảng cá”.

2. Thay thế Phụ lục VIII bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2006/TT-BTS

Điểm d khoản 3 Mục II được sửa đổi như sau:

“d) Cấm đóng mới, nhập khẩu, thuê tàu trần, cải hoán hoặc chuyển sang các nghề: nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển, nghề lưới kéo; tàu lắp máy chính dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác hoặc các nghề cấm phát triển do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đã được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2008/TT-BNN

“Thay thế Phụ lục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 về những đối tượng bị cấm khai thác của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định tại Thông tư số 62/2008/TT-BNN bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này”.

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT

1. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 3 Điều 4 như sau:

“đ) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Giấy chứng nhận của thuyền trưởng “Captain’s statement” hoặc Giấy xác nhận của người bán. Nội dung giấy xác nhận thể hiện các thông tin sau: tên tàu đánh bắt, số đăng ký của tàu, quốc gia treo cờ, phương pháp đánh bắt, thời gian đánh bắt, khu vực đánh bắt đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài.

e) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (trừ sản phẩm nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài).”

2. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 4 như sau:

“c) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn”

3. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 4 như sau:

“c) Bản sao có xác nhận của chủ hàng Vận tải đơn”

4. Điểm b khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu đối chiếu thông tin tàu, trường hợp phát hiện tàu có trong Dach sách IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý”.

5. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi nhập hàng.

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận Đơn khai báo kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Căn cứ thông tin tàu đánh bắt do chủ hàng cung cấp, Cơ quan kiểm dịch cửa khẩu kiểm tra thông tin về sản phẩm hải sản của tàu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được đăng tải trên website https://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal_fishing/info. Trường hợp lô hàng là sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài có trong danh mục tàu IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý; trường hợp tàu đánh bắt hải sản nước ngoài không có trong danh mục tàu IUU thì thực hiện kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại khoản 3, 4 Điều này.”

6. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 14 như sau:

“c) Đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu, nếu chủ hàng có khai báo kiểm dịch sửa đổi, bổ sung theo phân loại sản phẩm, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu lần đầu thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu thay thế Giấy chứng nhận đã cấp.

Việc khai báo sửa đổi, bổ sung theo phân loại sản phẩm phải bảo đảm đúng nguồn gốc và số lượng hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu lần đầu”.

7. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 của Luật thú y.

Trường hợp đối chiếu thông tin tàu phát hiện tàu có trong Dach sách IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý”.

8. Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Thông tư này cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Trường hợp đối chiếu thông tin tàu phát hiện tàu có trong Dach sách IUU, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý”.

9. Sửa Phụ lục V, mẫu số 10 TS Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu như sau:

“Bỏ nội dung Giấy có giá trị đến ngày.”

10. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 22 như sau:

“d) Giám sát, kiểm tra, ngăn chặn tàu khai thác hoặc tàu vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác vi phạm các quy định về IUU khi chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu vào cảng Việt Nam, thông báo cho Tổng cục Thủy sản để phối hợp xử lý.”

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 3 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản hoặc Cục Thú y để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

Vũ Văn Tám

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Vũ Văn Tám

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.