• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/11/2001
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Số: 07/2001/TTLT/BKH-TCTK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 1 tháng 11 năm 2001

THÔNG TƯ

Hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh

_____________________

 

Căn cứ Điều 6; Khoản 2, Điều 7; Khoản 1, Điều 8 Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ vào các quy định pháp lý về ngành, nghề kinh doanh quy định tại các Luật, Pháp lệnh và Nghị định có liên quan;

Nhằm xử lý một bước những vướng mắc trong công tác đăng ký ngành, nghề kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, nghề kinh doanh trong nền kinh tế .

Liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Cục Thống kê hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh như sau:

1. Ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh quy định tại Thông tư này áp dụng cho việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ Về đăng ký kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp).

2. Không đăng ký những ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 3, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh được tập hợp tại Phụ lục I Thông tư này.

3. Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành, nghề nhưng phải là ngành, nghề có hoạt động kinh doanh. Nếu trong thời hạn một năm mà doanh nghiệp không kinh doanh ngành, nghề đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá ngành, nghề này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với một số doanh nghiệp cụ thể, không được ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cụm từ kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu với bản Danh mục ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh ban hành tại Phụ lục II Thông tư này để đăng ký ngành, nghề theo mã số quy định vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu bản Danh mục ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đề nghị đăng ký một ngành, nghề kinh doanh mới chưa có trong Danh mục thì một mặt, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký bình thường cho doanh nghiệp; mặt khác thực hiện các công việc sau:

- Nếu ngành, nghề mới là nhóm ngành, nghề cấp I mới thì thông báo bằng văn bản với Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Cục Thống kê để Liên Bộ có văn bản hướng dẫn.

- Nếu ngành, nghề mới chỉ là những ngành, nghề cụ thể cấp II, III, IV... thì báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ thống nhất mã số mới cho ngành, nghề đó.

Không được từ chối việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh không thuộc diện cấm kinh doanh, kể cả những ngành, nghề chưa có trong Danh mục ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan đăng ký kinh doanh phản ánh kịp thời để Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Cục Thống kê xử lý hoặc hướng dẫn bổ sung.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thứ trưởng

Q. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lại Quang Thực

Lê Mạnh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.