• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 09/12/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 13/06/2002
BỘ Y TẾ
Số: 19/2000/TT-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 24 tháng 11 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

 

Căn cứ Luật Bảo vệsức khỏe nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luậtnày;

Căn cứ Luật Doanhnghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp,Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

Căn cứ Pháp lệnhHành nghề y, dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hànhPháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân;

Bộ Y tế hướng dẫn việc xét cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh nhưsau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Chứng chỉ hành nghềkhám, chữa bệnh theo quy định của Thông tư này là văn bản do Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là tỉnh) xem xét và cấp cho cá nhân có đủ tiêu chuẩntrình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức và kinh nghiệm nghề nghiệp để đăng kýkinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký dịch vụ khám, chữabệnh) theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hànhLuật này.

Điều 2. Đối tượng được cấp chứng chỉhành nghề khám, chữa bệnh: Bác sĩ, dược sĩ (đăng ký hành nghề xét nghiệm), cửnhân tốt nghiệp đại học về sinh học, hóa học, y sĩ, trung học y.

Điều 3. Chứng chỉ hành nghề khám, chữabệnh chỉ cấp cho cá nhân, không cấp cho tổ chức, mỗi cá nhân chỉ được cấp 1chứng chỉ và chỉ được dùng chứng chỉ này để đăng ký dịch vụ khám, chữa bệnh tạimột địa điểm.

Người được cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải nộp lệ phí theo quy định hiện hành.

Điều 4. Người có chứng chỉ hành nghềkhám, chữa bệnh không được chuyển nhượng, cho người khác mượn, thuê hoặc sửdụng chứng chỉ để đăng ký dịch vụ khám, chữa bệnh.

Chương II

TIÊU CHUẨN XÉT CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA BỆNH

Điều 5. Tiêu chuẩn chung:

1. Cá nhân muốn đượccấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

1.1. Phải có bằng tốtnghiệp tại các trường đại học y, dược, các trường đại học khác, các trường caođẳng, trung học y và có đủ thời gian hành nghề theo quy định đối với từng loạihình hành nghề.

1 2. Phải có đạo đứcnghề nghiệp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khỏe để hành nghềkhám, chữa bệnh.

1.3. Hiểu biết về LuậtBảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định số46/CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.

1.4. Hiểu biết 12 điềuquy định về y đức (ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 6/1/996 củaBộ trưởng Bộ Y tế), Quy chế Bệnh viện (banhành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Quy chế Quản lýchất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997của Bộ trưởng Bộ Ytế).

1.5. Phải cam kết thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên (điểm 1.3, 1.4), các quy định vềchuyên môn kỹ thuật y tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Người đang bị kỷluật, bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật ytế hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm với người bệnh, người đang bị truy cứutrách nhiệm hình sự, bị kết án tù nhưng chưa được xóa án hoặc bị tòa án kết ánvì vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế, thì không được xét cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Điều 6. Tiêu chuẩn cụ thể: Ngoài cáctiêu chuẩn chung quy định tại Điều 5 của Thông tư này, người xin cấp chứng chỉhành nghề khám, chữa bệnh phải có các tiêu chuẩn cụ thể sau:

1. Người xin cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký bệnh viện, đăng ký doanh nghiệp làmdịch vụ khám, chữa bệnh phải là bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa đã thực hành 5năm tại bệnh viện nhà nước, bệnh viện ngoài công lập, bệnh viện có vốn đầu tưcủa nước ngoài.

2. Người xin cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh để cá nhân, hộ kinh doanh cá thể đăng ký dịch vụkhám, chữa bệnh:

2.1. Phòng khám đakhoa:

Bác sĩ đa khoa haychuyên khoa đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.

2.2. Phòng khám nội:Bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa nội đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnhhợp pháp.

các vùng núi cao, y sĩ đã thựchành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp hay bác sĩ đã thực hành 3 năm tạicơ sở khám, chứa bệnh hợp pháp.

2.3. Phòng khám chuyênkhoa ngoại:

Bác sĩ chuyên khoangoại đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ítnhất 3 năm thực hành chuyên khoa ngoại.

2.4. Phòng khám chuyênkhoa phụ sản - Phòng kế hoạch hóa gia đình:

Bác sĩ chuyên. khoaphụ sản đã thực hành 5 nam tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó ít nhấtlà 3 năm chuyên khoa phụ sản.

các vùng núi cao, y sĩ sản nhihay nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành 5 năm chuyên khoa tại cơ sởkhám, chữa bệnh hợp pháp.

2.5. Phòng khám chuyênkhoa răng hàm mặt: Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt đã thực hành 5 năm tại cơ sởkhám, chữa bệnh hợp pháp trong đó có ít nhất là 3 năm chuyên khoa răng hàm mặt.

các vùng núi cao, y sĩ chuyênkhoa răng hàm mặt, y sĩ răng trẻ em đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữabệnh hợp pháp hay bác sĩ chuyên khoa đã thực hành 3 năm chuyên khoa tại cơ sởkhám, chữa bệnh hợp pháp.

2.6. Phòng khám chuyênkhoa tai mũi họng: Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đã thực hành 5 năm tại cơ sởkhám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa.

2.7. Phòng khám chuyênkhoa mắt: Bác sĩ chuyên khoa mắt, thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợppháp, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa mắt.

các vụng núi cao, y sĩ chuyênkhoa mắt có 5 năm thực hành chuyên khoa mắt tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.

2.8. Phòng chuyên khoagiải phẫu thẩm mỹ: Bác sĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợppháp, trong đó ít nhất có 8 năm thực hành chuyên khoa phẫu thuật tạo hình haythẩm mỹ.

2.9. Phòng chuyên khoađiều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu:

Bác sĩ đã thực hành 5năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hànhchuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

2.10. Phòngchẩn đoán hình ảnh:

Bác sĩ chuyên khoachẩn đoán hình ảnh đã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợppháp.

các vùng núi cao, bác sĩ đãthực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó có ít nhất 3 nămthực hành chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

2.11. Phòng xétnghiệm:

Bác sĩ hay dược sĩ, cửnhân (tốt nghiệp đại học) sinh học, hóa học đã thực hành 5 năm chuyên khoa xétnghiệm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.

các vùng núi cao người đăng kýhành nghề là bác sĩ, dược sĩ, cử nhân sinh học, hóa học đã thực hành 5 năm tạicơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyênkhoa.

2.12. Nhà hộ sinh:

Bác sĩ chuyên khoa phụsản, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sởkhám, chữa bệnh hợp pháp.

các vùng núi cao: bác sĩ chuyênkhoa phụ sản, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyên khoa 3 nămtại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải làngười hành nghề 100% thời gian.

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP CHƯNG CHỈ HÀNH NGHỀKHÁM, CHƯA BỆNH

Điều 7. Hồ sơ:

1. Đơn xin cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

2. Bản sao văn bằng,chứng chỉ chuyên khoa cóchứng nhận côngchứng nhà nước)

3. Sơ yếu lý lịch, có xác nhận củachính quyền địa phương.

4. Phiếu khám sức khỏe(Giấy chứng nhận sức khỏe) của Trung tâm y tế quận, huyện trở lên.

5. Giấy cho phép hànhnghề ngoài giờ của thủ trưởng cơ quan nếu đang là công chức.

6. Giấy xác nhận đãqua thực hành ở bệnh viện, cơ sở khám, chữabệnh hợp pháp theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Thủ tục.

1. Thủ tục xét duyệtcấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp: Cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Y tế tỉnh nơi đăng ký dịch vụ khám, chữa bệnh. Hội đồngchuyên môn xem xét hồ sơ, đối chiếu với những quy định của pháp luật hiện hành,có biên bản báo cáo Giám đốc Sở Y tế. Sở Ytế gửi công văn đềnghị cùng toàn bộ hồ sơ của cá nhân lên Bộ Y tế (Vụ Điều trị).

2. Thủ tục xét duyệtcấp chứng chỉ hành nghề cho chủ cơ sê khám, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp: Cá nhân nộp hồ sơ đếnSở Y tế tỉnh nơi đăng ký dịch vụkhám, chữa bệnh. Bộphận quản lý hànhnghề y dược tư nhân của Sở Y tếsẽ xem xét các hồ sơ có liên quan, nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ thông báo cho cá nhân đượctham dự kiểm tra viết về nhận thức pháp luật y tế, quy chế chuyên môn, quy địnhy đức, các chương trình y tế quốc gia phổ cập.

3. Bộ Y tế, Sở Y tế sẽ tổ chức kiểm tra mỗi quý1 lần.

Điều 9. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hànhnghề khám, chữa bệnh:

1 Bộ trưởng BộY tế cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký bệnh viện, đăng kýdoanh nghiệp làm dịch vụ khám, chữa bệnh.

Chứng chỉ hành nghềkhám, chữa bệnh có giá trị trong phạm vi cả nước và có thời hạn trong 5 năm kểtừ ngày cấp. Sau 5 năm người có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải trìnhvới Bộ Y tế Giấy xác nhận đã tham gialớp đào tạo cập nhật kiến thức chuyên khoa và các chương trình y tế quốc giaphổ cập để làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là tỉnh) xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh đểcá nhân, hộ kinh doanh cá thể đăng ký dịch vụ khám, chữa bệnh. Chứng chỉ hànhnghề khám, chữa bệnh có giá trị trong phạm vi tỉnh và có thời hạn trong 3 nămkể từ ngày cấp. Sau 3 năm người có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phảitrình với Sở Y tế Giấy xác nhận đã tham gia lớp đào tạo cập nhật kiến thứcchuyên khoa và các chương trình y tế quốc gia phổ cập để làm thủ tục gia hạnchứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

3. Bộ Y tế thành lậpHội đồng chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc kiểm tra, xem xét tiêuchuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Hội đồng do đồng chí Thứ trưởngphụ trách điều trị làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ Điều trị làm Phó chủ tịch, đạidiện Tổng Hội y dược Việt Nam, đại diện chuyên khoa và các thành viên khác.

4. Sở Y tế tỉnh thànhlập Hội đồng chuyên môn giúp Giám đốc Sở trong việc kiểm tra, xem xét tiêuchuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Hội đồng do một lãnh đạo Sởlàm Chủ tịch, Trưởng phòng nghiệp vụ y là Phó chủ tịch Hội đồng, các ủy viênkhác là đại diện Hội y học tỉnh, đại diện chuyên khoa ở tỉnh và các thành viênkhác.

5. Hàng năm, Sở Y tếtổ chức lớp phổ biến, tập huấn cập nhật kiến thức về các chương trình y tế quốcgia phổ cập, các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y tư nhân và các quyđịnh khác có liên quan. Người đăng ký hành nghề y tư nhân có trách nhiệm thamdự lớp học và thực hiện các quy định của lớp học.

6. Chứng chỉ hành nghềkhám, chữa bệnh được gửi và lưu như sau:

Giấy chứng chỉ hànhnghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp được làm thành 3 bản: 1 bản lưu tại Bộ Y tế (VụĐiều trị), 1 bản gửi cho Sở Y tế tỉnh nơi đăng ký dịch vụ khám, chữa bệnh, 1bản cho đương sự.

Giấy chứng chỉ hànhnghề do Giám đốc Sở Y tế cấp được làm thành 2 bản: 1 bản lưu tại Sở Y tế 1 bảncho đương sự.

7. Mẫu chứng chỉ hànhnghề khám, chữa bệnh được đính kèm theo Thông tư này*.

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 10. Người vi phạm các quy định củaThông tư này, tùy mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý viphạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 11

1. Người được cấpchứng chỉ hành nghề khám, chúa bệnh sẽ bị thu hồi chứng chỉ trong các trườnghợp sau:

1.1. Chuyển, nhượngchứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

1 2. Cho ngườikhác mượn, thuê chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

1 3. Sử dụngchứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh không đúng mục đích.

1.4. Hành nghề khám,chữa bệnh quá phạm vi cho phép hoặc vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuậty tế gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

1.5. Vi phạm quy địnhvề y đức, vi phạm pháp luật

2. Cơ quan có thẩmquyền cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh có quyền thu hồi chứng chỉ hànhnghề khám, chữa bệnh đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điềunày.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điểu 12

1. Chứng chỉhành nghề khám, chữa bệnh chỉ có giá trị cho việc đăng ký kinh doanh dịch vụkhám, chữa bệnh. Trước khi tiến hành hoạt động khám, chữa bệnh, các cơ sở khám,chữa bệnh phải thực hiện các quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhânvà các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

2. Vụ trưởng Vụ Điềutrị Phối hợp với các Vụ chức năng, Thanh tra Bộ Y tế để tổ chức việc hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra,thanh tra việc thực hiện Thông tư này.

Thông tư này có hiệulực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có khókhăn vướng mắc, các đơn vi, địa phương phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Điều trị) đểnghiên cứu và giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Ngọc Trọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.