• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 27/04/2004
CHÍNH PHỦ
Số: 43/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 29 tháng 6 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tưphát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chươngtrình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.

Chínhphủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư pháttriển của Nhà nước.

Điều 2.Phạm vi điều chỉnh

1.Nghị định này quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua cáchình thức:

a)Cho vay đầu tư;

b)Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

c)Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

2.Việc huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn của các tổchức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 3.Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

1.Chỉ hỗ trợ cho những dự án đầu tư Nhà nước cần khuyến khích, có hiệu quả kinhtế - xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.

2.Một dự án có thể được hỗ trợ đồng thời bằng hình thức cho vay đầu tư và bảolãnh tín dụng đầu tư.

3.Việc cho vay vốn đầu tư phải thực hiện theo đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư củadự án.

4.Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được Quỹ hỗ trợ pháttriển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận chovay trước khi quyết định đầu tư.

Điều 4.Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1.Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuấtban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được duyệt.

2.Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi nhận khoản vay đầu tiên đến thờiđiểm trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

3.Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian chưa phải trả nợ gốc, từ khi khởi công xâydựng công trình hoặc mua sắm thiết bị đến khi hoàn thành đưa vào sản xuất kinhdoanh.

4.Thời hạn trả nợ là thời gian từ khi dự án kết thúc thời hạn ân hạn cho đến khitrả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

5.Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định phải trả nợ trong thời hạn trả nợ.

6.Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về vay vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước giữa Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụngđược uỷ thác với chủ đầu tư.

7.Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tíndụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trườnghợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợphát triển sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bên đi vay.

8.Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về bảo lãnh tín dụngđầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với bên được bảo lãnh.

9.Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển hỗtrợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tưdự án sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

10.Hợp đồng hỗ trợ lãi suất là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về hỗ trợ lãisuất sau đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với chủ đầu tư vay vốn của các tổchức tín dụng để đầu tư dự án.

11.Tổ chức cho vay là Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được Quỹ hỗ trợphát triển uỷ thác cho vay.

Điều 5.Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch đầu tư pháttriển của Nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinhtế - xã hội theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; phản ánh đầy đủ các chỉ tiêuvề nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phântheo các hình thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụngđầu tư.

Điều 6.Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

1.Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển.

2.Vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

3.Vốn thu hồi nợ hàng năm.

4.Vốn từ phát hành Trái phiếu Chính phủ.

5.Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại.

6.Vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển huy động:

a)Vay các Quỹ: Tích lũy trả nợ nước ngoài, Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội;

b)Huy động khác theo quy định của pháp luật.

7.Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7.Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng để đáp ứng chocác nhu cầu:

1.Cho vay đầu tư;

2.Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

3.Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư;

4.Trả nợ vốn vay.

 

Chương II

CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

MỤC I. CHO VAY ĐẦU TƯ

Điều 8.Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn trựctiếp (bao gồm cả dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới, cho vay đổi mớithiết bị công nghệ mở rộng sản xuất) của các thành phần kinh tế, bao gồm:

1.Những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn theo quy định hiện hành của Chính phủvề hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thuộc cácngành sau đây:

a)Sản xuất điện; khai thác khoáng sản (trừ dầu khí, nước khoáng, vàng, đá quý); hoáchất cơ bản; phân bón; thuốc trừ sâu vi sinh;

b)Chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ nông nghiệp;

c)Xây dựng cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, xây dựng cơ sở làm muối;

d)Sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động;

đ)Trồng rừng nguyên liệu tập trung; trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả;

e)Cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp nước, nhà ở có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

2.Các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi bò sữa.

3.Các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá y tế, giáo dục, vănhoá, thể dục thể thao.

4.Các dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại.

5.Một số chương trình, dự án đầu tư khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 9. Điềukiện cho vay

1.Đối với dự án:

a)Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 Nghị định này;

b)Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước;

2.Đối với chủ đầu tư:

a)Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b)Dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị thì chủ đầu tư phảicó tình hình tài chính rõ ràng, bảo đảm khả năng thanh toán và chi trả;

c)Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;

d)Đối với tài sản hình thành bằng vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc,thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốntại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

e)Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Điều 15 Nghị định này.

Điều 10.Mức vốn cho vay đối với từng dự án thực hiện theo quy định của Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước (sửa đổi).

Điều 11.Thời hạn cho vay

Thờihạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đalà 10 năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 10 năm, do Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợphát triển quyết định.

Điều 12.Lãi suất cho vay

1.Lãi suất cho vay là 9%/năm. Khi lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Namtăng, giảm 10%, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay.

2.Đối với một dự án, mức lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồngtín dụng và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.

3.Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tíndụng.

4.Số lãi phát sinh trong thời hạn ân hạn được xử lý như sau:

a)Đối với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới, chủ đầu tư chưa phảitrả trong thời hạn ân hạn, mà được phân bổ trả đều trong các kỳ hạn trả nợ;

b)Đối với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầutư phải dùng các nguồn vốn hợp pháp để trả lãi vay trong thời hạn ân hạn.

Điều 13.Hồ sơ và trình tự thẩm định

1.Trước khi quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải gửi Quỹ hỗ trợ phát triển các hồsơ sau:

a)Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư phù hợp với các quy định củapháp luật về các vấn đề có liên quan đến dự án;

b)Phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ vốn vay;

c)Riêng dự án mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầu tư phải gửibáo cáo tài chính của doanh nghiệp 2 năm liên tục trước khi đầu tư;

Cáctài liệu nói trên là bản chính.

2.Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thẩm địnhquy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả lời bằng văn bảnviệc chấp thuận cho vay hoặc không cho vay.

Điều 14.Hồ sơ và trình tự vay vốn

1.Hồ sơ vay vốn gồm:

a)Đơn xin vay vốn;

b)Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đã được thông qua theo quy địnhcủa pháp luật;

c)Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d)Văn bản chấp thuận cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển;

đ)Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình.

Cáctài liệu nói trên là bản chính; riêng các tài liệu nêu tại điểm (c), (d), (đ)có thể là bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn quyđịnh tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển phải xem xét và thông báo chochủ đầu tư bằng văn bản:

a)Trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay trực tiếp thì Quỹ thông báo cho chủđầu tư ký hợp đồng tín dụng với Quỹ;

b)Trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển ủy thác cho tổ chức tín dụng cho vay thì Quỹthông báo cho chủ đầu tư ký hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng được ủythác. Trong trường hợp này, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ ký hợp đồng ủy thác với tổchức tín dụng (trong đó, quy định nội dung ủy thác, quyền hạn và trách nhiệmcủa bên ủy thác và bên nhận ủy thác) và chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho tổchức tín dụng được ủy thác; tổ chức nhận ủy thác không phải thẩm định lại phươngán tài chính, phương án trả nợ của dự án;

c)Hợp đồng tín dụng được ký một lần cho toàn bộ dự án, có chia ra từng năm theotiến độ đầu tư và phải ghi rõ các nội dung: mục đích sử dụng vốn vay, cách thứcvà tiến độ giải ngân, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và thờihạn trả nợ, bảo đảm tiền vay và biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận phù hợpvới quy định của pháp luật.

3.Căn cứ hợp đồng tín dụng, hợp đồng giao thầu xây lắp, tư vấn, hợp đồng cung cấpvật tư thiết bị, dự toán và các chứng từ thanh toán hợp lệ, tổ chức cho vaygiải ngân để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. Mỗi lần rút vốnvay, chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ với tổ chức cho vay.

Điều 15.Về bảo đảm tiền vay

1.Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảođảm tiền vay. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng,bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.

2.Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vayđể bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mứcvốn vay. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời gianchưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thếchấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác.

3.Khi chủ đầu tư không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, tổ chức cho vay đượcxử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quyđịnh của pháp luật để thu hồi nợ.

Điều 16.Quyết toán vốn đầu tư

1.Khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lậpbáo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung báo cáo quyết toán,trình tự lập, thẩm tra và phê duyệt (đối với dự án do doanh nghiệp nhà nước làmchủ đầu tư) báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.Tổ chức cho vay có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tổng số vốn đã cho vay, số dưnợ và số lãi phát sinh đến thời điểm dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và nhậnxét đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn vay để cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt báo cáo quyết toán.

Điều 17.Trả nợ vay

1.Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồngtín dụng đã ký. Chủ đầu tư được dùng các nguồn sau đây để trả nợ:

a)Khấu hao hoặc nguồn thu phí sử dụng tài sản hình thành bằng vốn vay.

b)Lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư.

2.Đến kỳ hạn trả nợ, nếu không trả được nợ và không được gia hạn thì tổ chức chovay chuyển số nợ đến hạn không trả được sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịulãi suất quá hạn.

Điều 18.Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

Trườnghợp do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư không trả được nợ theo đúng thoảthuận được ghi trong hợp đồng tín dụng, thì có văn bản đề nghị kèm theo ý kiếncủa cấp quyết định đầu tư gửi tổ chức cho vay để xem xét điều chỉnh thời điểmtrả nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo thẩm quyền quy định tại Điều20 Nghị định này. Thời hạn gia hạn nợ tối đa bằng 1/3 thời hạn trả nợ đã ghitrong hợp đồng tín dụng.

Điều 19.Hợp đồng tín dụng chấm dứt khi:

1.Trả hết nợ vay;

2.Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 20. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức cho vay

1.Quyền và nghĩa vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển:

a)Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư khả thi, khả năngtài chính của mình trước khi quyết định cho vay;

b)Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương ántrả nợ của dự án. Nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khả năng hoàn trả nợvay, thì Quỹ có văn bản từ chối cho vay gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báocáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyềnquyết định đầu tư;

c)Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của chủ đầu tư;

d)Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện chủ đầu tư cungcấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;

đ)Khởi kiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quyđịnh của pháp luật;

e)Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà chủ đầu tư khôngtrả được nợ thì tổ chức cho vay được quyền phát mại tài sản hình thành bằng vốnvay và tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

g)Điều chỉnh thời điểm trả nợ và kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiềnvay theo quy định tại Điều 18 và điểm (a) khoản 3 Điều 22 Nghị định này;

h)Thực hiện cho vay đúng đối tượng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng và tổng mức vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủvà theo quy định tại Nghị định này;

i)Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

k)Lưu giữ bảo quản hồ sơ vay vốn phù hợp với quy định của pháp luật.

2.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận ủy thác:

a)Thực hiện theo các quy định tại các điểm (c), (d), (đ), (e), (i), (k) của khoản1 Điều này;

b)Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;

c)Thực hiện đúng hợp đồng ủy thác với Quỹ hỗ trợ phát triển.

Điêu21. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

1.Từ chối các yêu cầu của tổ chức cho vay không đúng với các quy định của phápluật và các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2.Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của tổ chức cho vay theoquy định của pháp luật.

3.Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đếnviệc vay vốn, sử dụng vốn vay với tổ chức cho vay và chịu trách nhiệm về tínhchính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

4.Sử dụng vốn vay đúng mục đích và thực hiện các nội dung khác đã thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng.

5.Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

6.Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận vềviệc trả nợ vay và thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồngtín dụng.

Điều 22. Rủiro và xử lý rủi ro

1.Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị rủi ro do cácnguyên nhân khách quan được xử lý như sau:

a)Do chính sách nhà nước thay đổi, do biến động của giá cả thị trường trong vàngoài nước ngoài dự kiến đã tính toán trong dự án khả thi mà chủ đầu tư gặp khókhăn trong việc trả nợ vay, thì được xem xét gia hạn nợ; miễn, giảm lãi tiềnvay; khoanh nợ;

b)Do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm mất tài sản, được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xác nhận mà chủ đầu tư không trả được nợ, thì sau khi đã đượcnhận tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) được xem xét xoá một phầnhoặc toàn bộ nợ vay. Trường hợp còn có khả năng trả nợ thì xử lý như điểm (a)khoản này.

2.Khoản bù đắp rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này được lấy từ Quỹ dự phòng rủiro của Quỹ hỗ trợ phát triển. Quỹ dự phòng rủi ro được trích 2% từ nguồn thulãi cho vay hàng năm. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp thì Hộiđồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh.

3.Thẩm quyền xử lý rủi ro:

a)Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay;

b)Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ trên cơ sở đề nghị của Quỹ hỗtrợ phát triển.

Điều 23.Việc cho vay đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) cho vay lại thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 05tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) và Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và các quyđịnh của Nghị định này. Trường hợp các Nghị định số 87/NĐ-CP và Nghị định số90/NĐ-CP có quy định khác với Nghị định này, thì thực hiện theo Nghị định số87/NĐ-CP và Nghị định số 90/NĐ-CP nêu trên.

 

MỤC II. HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

Điều 24. Đốitượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãiđầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước (sửa đổi) do chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tíndụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để đầu tư, đã hoàn thành đưa vào sử dụngvà đã hoàn trả được vốn vay.

Điều 25. Chủđầu tư chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay đầu tư trong phạm vitổng mức đầu tư của dự án.

Điều 26.Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1.Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy địnhcủa Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

2.Dự án chưa được vay đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3.Được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Điều 27. Hợpđồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải có các nội dung: tên dự án đầu tư, tổ chứctín dụng cho vay vốn, số vốn vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền hỗ trợlãi suất có chia ra theo kỳ hạn trả nợ, quyền, nghĩa vụ của các bên và các camkết khác được các bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.

Điều 28.Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1.Số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định bằng tổng số vốn đã vay đầu tưcủa tổ chức tín dụng nhân (x) với 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước quy định tại Điều 12 Nghị định này. Mức lãi suất hỗ trợ được tínhtại thời điểm vay vốn và ổn định trong suốt thời hạn vay vốn.

2.Việc cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được thực hiện một năm một lần vàocuối năm trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư đã trả cho tổ chức tín dụng.

3.Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chấm dứt khi hết thời hạn cho vay ghi trong hợp đồngtín dụng.

Điều 29.Trình tự và thủ tục hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

1.Để được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợphát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm:

a)Đơn xin hỗ trợ lãi suất;

b)Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c)Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theoquy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);

d)Hợp đồng tín dụng.

Cácgiấy tờ quy định tại các điểm (b), (c) và (d) trên đây là bản chính hoặc bảnsao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tạikhoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tụcký hợp đồng hỗ trợ lãi suất. Nếu không chấp nhận thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầutư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mìnhvới cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

3.Để được cấp tiền hỗ trợ lãi suất, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ pháttriển:

a)Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưavào sử dụng (bản chính);

b)Khế ước nhận nợ (bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

c)Chứng từ gốc trả nợ trong năm của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng cho vay vốn.

4.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tạikhoản 3 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển làm thủ tục cấp tiền hỗ trợ lãi suấtcho chủ đầu tư.

 

MỤC III. BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

Điều 30. Đốitượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưuđãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành LuậtKhuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không được hỗ trợ lãi suất sauđầu tư, không được vay hoặc mới được vay một phần vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước.

Điều 31.Chủ đầu tư muốn được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1.Đã được tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh.

2.Được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốnvay.

3.Phải có tài sản bảo đảm cho bảo lãnh theo quy định dưới đây:

a)Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi được bảo lãnh, chủ đầu tư đượcdùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh.

b)Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi được bảo lãnh,ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh, phảicó tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn được bảo lãnh. Trườnghợp đặc biệt, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c)Trong thời hạn bảo lãnh, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bánhoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.

Điều 32.Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữachủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay thực hiện dự án.

Điều 33.Mức bảo lãnh

1.Mức bảo lãnh đối với một dự án bằng mức vốn vay của tổ chức tín dụng trong tổngmức đầu tư của dự án, nhưng tối đa không vượt mức quy định của Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước (sửa đổi).

2.Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượtquá tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong năm đó.

Điều 34. Hàngnăm, Quỹ hỗ trợ phát triển được trích 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại) để dự phòng trả cho các tổ chức tín dụngkhi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Nếu cuối năm không sử dụnghết, thì số vốn này được chuyển thành nguồn vốn cho vay năm sau. Trường hợp sốvốn dự phòng không đủ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì Hội đồng quản lý Quỹ báocáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 35. Chủđầu tư được bảo lãnh phải trả cho Quỹ hỗ trợ phát triển một khoản phí bảo lãnhlà 0,5%/năm tính trên số tiền đang bảo lãnh.

Điều 36.Hồ sơ xin bảo lãnh

1.Đơn xin bảo lãnh của chủ đầu tư và văn bản của tổ chức tín dụng yêu cầu bảo lãnh;

2.Hồ sơ dự án xin bảo lãnh theo quy định tại điểm (b), (c) khoản 1 Điều 13 vàđiểm (b), (c), (đ) khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

3.Văn bản thẩm định cho vay của tổ chức tín dụng.

Điều 37.Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin bảo lãnh, Quỹ hỗtrợ phát triển xem xét, nếu chấp thuận thì ký kết hợp đồng bảo lãnh và làm thủtục phát hành thư bảo lãnh. Nếu từ chối bảo lãnh thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầutư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mìnhvới cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Điều 38.Hợp đồng bảo lãnh

1.Quỹ hỗ trợ phát triển và chủ đầu tư ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong đó quy địnhrõ số tiền được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, các hình thức bảo đảmcho khoản bảo lãnh; quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được cácbên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

2.Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt khi:

a)Chủ đầu tư được bảo lãnh đã hoàn trả hết nợ cho tổ chức tín dụng hoặc cho Quỹhỗ trợ phát triển (trong trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả nợ thay);

b)Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 39. Đếnthời hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được một phần hoặc toàn bộ số nợ vay màkhông được tổ chức tín dụng cho hoãn, giãn nợ, thì Quỹ hỗ trợ phát triển phảitrả nợ thay phần còn thiếu cho tổ chức tín dụng; đồng thời chủ đầu tư phải kýkhế ước nhận nợ vay với Quỹ hỗ trợ phát triển về số tiền trả nợ thay với lãisuất phạt bằng 130% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng. Quỹ hỗ trợ pháttriển được xử lý tài sản bảo đảm cho bảo lãnh như đối với tài sản thế chấp đểthu hồi nợ hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 40.Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh

1.Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh (Quỹ hỗ trợ phát triển ):

a)Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu theo quy định tại Điều 36 của Nghịđịnh này;

b)Yêu cầu chủ đầu tư phải có tài sản bảo đảm cho việc bảo lãnh theo quy định tạikhoản 3 Điều 31 Nghị định này;

c)Thu phí dịch vụ bảo lãnh quy định tại Điều 35 Nghị định này;

d)Phối hợp với tổ chức tín dụng cho vay vốn kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn,sử dụng vốn vay và trả nợ của chủ đầu tư;

đ)Từ chối bảo lãnh nếu không đủ điều kiện bảo lãnh;

e)Thực hiện đầy đủ cam kết trong thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh.

2.Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (chủ đầu tư):

a)Yêu cầu Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh;

b)Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêucầu của Quỹ hỗ trợ phát triển và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp phápcủa các thông tin và tài liệu nói trên;

c)Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng bảo lãnh;

d)Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các hoạt động liênquan đến việc bảo lãnh.

  

Chương III

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 Điều 41. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

1.Quyết định chương trình mục tiêu và chính sách hỗ trợ đầu tư.

2.Quyết định nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nướctrong từng thời kỳ kế hoạch; quyết định danh mục và mức vốn cho vay các dự ánnhóm A.

3.Giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn tín dụng đầutư phát triển của Nhà nước, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nướctheo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnhtín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng.

4.Quyết định bổ sung, sửa đổi chính sách và biện pháp điều hành thực hiện kếhoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Điều 42.Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng vàtrình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch hàng năm cho Quỹhỗ trợ phát triển về nguồn vốn, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước có phân theo các hình thức hỗ trợ đầu tư và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực,vùng trong kỳ kế hoạch.

2.Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan liên quan và kết quả thẩm định của Quỹ hỗ trợphát triển về phương án tài chính và phương án trả nợ; thẩm định và trình Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh danh mục và mức vốn cho vay thuộc các dự án nhóm A.

3.Cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiệnchính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

4.Công bố rộng rãi và cập nhật các thông tin về quy hoạch, chiến lược và định hướngphát triển ngành, vùng, sản phẩm; về thị trường trong và ngoài nước, và các chínhsách khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước.

5.Kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước,qua đó kiến nghị, đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyếnkhích và hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

Điều 43.Bộ Tài chính

1.Hướng dẫn Quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức liên quan trong việc huy độngcác nguồn vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

2.Phát hành Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước.

3.Bố trí vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiệncác hình thức hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

4.Kiểm tra, giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợcác nguồn vốn huy động; sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đểcho vay đầu tư, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh tíndụng đầu tư.

5.Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chínhsách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước; giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành văn bản hướng dẫn về nghiệpvụ của Quỹ.

Điều 44.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thựchiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng có liên quan đến tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo các tổchức tín dụng huy động vốn để cho vay trung, dài hạn phục vụ chính sách pháttriển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ về phục vụ định hướng chuyển dịchcơ cấu và các chương trình kinh tế, các ngành mũi nhọn; phối hợp với Quỹ hỗ trợphát triển, thực hiện nhận ủy thác cho vay, cho vay các dự án được Quỹ hỗ trợphát triển bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Điều 45.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương

1.Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển và các quy trình,quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm,vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng thời kỳ kế hoạch làmcơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

2.Quyết định theo thẩm quyền thành lập các doanh nghiệp nhà nước để làm chủ đầu tưcác dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư. Xem xét và có ý kiến bằng văn bản về cácvấn đề có liên quan đến các dự án đầu tư thuộc nhóm A làm cơ sở cho Bộ Kế hoạchvà Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

3.Chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy địnhcủa Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kếtcủa hợp đồng tín dụng.

4.Phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giải quyết hậu quả đối với các dự án bị đìnhchỉ hoặc không trả được nợ vay thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của phápluật.

 

Chương IV

QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

Điều 46.Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục đíchlợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ có bộ máy quản lý và điềuhành thống nhất trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, được cấp vốn điềulệ.

Điều 47.Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận vàquản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước; cho vay và thu hồi nợ các dự án vay vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư,bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định của Nghị định này; nhận cho vay ủy thácđối với các nguồn vốn do các địa phương và các tổ chức trong, ngoài nước dànhđể cho vay đầu tư; tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư của các ngành, các tổ chứcvà các địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 48.Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, chịu sự quản lý nhà nước cuả các cơ quan nhà nước theo quy định của phápluật.

Tổchức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo quy định của Chínhphủ.

 

Chương V

BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 49. Thanhtra, kiểm tra, báo cáo

1.Tất cả các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đều phải chịu sự thanhtra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của phápluật.

2.Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án, việc thanh tra, kiểm tra có thể thựchiện ở từng khâu hoặc ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất- kinh doanh và hoàn trả vốn vay.

3.Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khaithực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với dự án của chủ đầu tưthuộc phạm vi quản lý.

4.Hàng tháng vào ngày 20 và theo quy định về báo cáo định kỳ, Quỹ hỗ trợ pháttriển tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện kế hoạch tín dụng đầutư phát triển, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cụcThống kê.

Điều 50. Xửlý vi phạm

1.Chủ đầu tư được Nhà nước hỗ trợ đầu tư nếu vi phạm các quy định của Nghị địnhnày thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hạivề tài sản thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật.

2.Người quyết định đầu tư sai về chủ trương đầu tư, gây hậu quả nghiêm trọng vềkinh tế - xã hội, môi trường thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3.Quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tín dụng nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồnghỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều51. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Điều 52. Đốivới các dự án vay vốn tín dụng của Nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệulực, được thực hiện tiếp các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng và cácquyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 53.Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chứcnăng và thẩm quyền.

Điều 54.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển chịutrách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.