• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 12/08/2000
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 1774/QĐ/KHKT-PCVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 16 tháng 7 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định việc kiểm tra chất lượng các loại phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải;
Căn cứ mục 3 Điều 3 và Mục 4 Điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ qui định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Căn cứ Quyết định 75/TTg ngày 3 tháng 2 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 1192/KCM-GTVT ngày 12 tháng 6 năm 1996 của Liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 về việc phân công quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này "Qui định việc kiểm tra chất lượng các loại phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký. Các qui định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định việc kiểm tra chất lượng các loại phương tiện cơ giới đường bộ
được sản xuất lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải;

Căn cứ mục 3 Điều 3 và Mục 4 Điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ qui định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

Căn cứ Quyết định 75/TTg ngày 3 tháng 2 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 1192/KCM-GTVT ngày 12 tháng 6 năm 1996 của Liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 về việc phân công quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này "Quy định việc kiểm tra chất lượng các loại phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC SẢN XUẤT LẮP RÁP THEO THIẾT KẾ VÀ MANG NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TRONG NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1774 QĐ/KHKT-PCVT ngày 16 tháng 7 năm 1997 của Bộ Giao thông Vận tải)

1. Quy định chung

1.1. Thuật ngữ dùng trong quy định này được hiểu như sau:

1.1.1. Phương tiện cơ giới đường bộ bao gồm:

Các loại ô tô chở người;

Các loại ô tô tải chở hàng hoá;

Các loại ô tô chuyên dùng (ô tô cần cẩu, ôtô cứu thương, ô tô chở nhựa đường nóng lỏng, ô tô chở bê tông tươi...);

Sơ mi rơ moóc (nửa rơ moóc) và rơ moóc;

Các loại mô tô 2 bánh, 3 bánh, các loại xe lam, xe xích lô máy; - Các loại xe, máy thi công có nhu cầu lưu hành trên đường giao thông công cộng;

1.1.2. Tổng thành và hệ thống chính của các loại phương tiện cơ giới đường bộ (gọi chung là tổng thành) bao gồm:

Đối với ô tô:

Động cơ

Khung xe

Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động)

Hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động)

Hệ thống treo

Hệ thống phanh

Hệ thống lái

Buồng lái, thân xe, thùng hàng, thúng tự đổ

Hệ thống điện

Đối với mô tô xe máy:

Động cơ

Khung xe

Hệ thống phanh

Hệ thống lái (càng phuốc, ghi đông, giảm chấn)

Hệ thống điện

1.1.3. Phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước được hiểu là: Sử dụng toàn bộ các chi tiết tổng thành mới 100% từ nguồn nhập ngoại sản xuất trong nước để lắp ráp thành phương tiện cơ giới đường bộ theo thiết kế, qui trình công nghệ mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước.

1.2. Đối tượng phạm vi áp dụng

1.2.1. Việc tiến hành sản xuất, lắp ráp các loại phương tiện cơ giới đường bộ theo thiết kế và nhãn hiệu hàng hoá trong nước đều chịu sự kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các điều khoản của Qui định này.

1.2.2. Việc kiểm tra chất lượng các phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất và lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài và các phương tiện cơ giới đường bộ được cải tạo, thực hiện theo các Quyết định số 1259 QĐ/KHKT - PCVT và Quyết định số 1260 QĐ/KHKT-PCVT ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

1.2.3. Quy định này không áp dụng đối với phương tiện cơ giới đường bộ dùng vào mục đích quân sự của Bộ Quốc phòng và mục đích đảm bảo an ninh và trật tự xã hội của ngành Công an.

2. Quy định về việc đăng ký:

2.1. Các cơ sở sản xuất khi có nhu cầu sản xuất hoặc lắp ráp để cung ứng ra thị trường trong hoặc ngoài nước các loại phương tiện cơ giới đường bộ theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước phải tiến hành đăng ký tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để làm cơ sở cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.

2.2. Hồ sơ xin đăng ký bao gồm:

Bản khai đăng ký sản xuất lắp ráp (Phụ lục 1 và 2)

Hồ sơ thiết kế sơ bộ

Nhãn hiệu hàng hoá

Bản thông số, tính năng kỹ thuật của tổng thành nhập ngoại hoặc chế tạo trong nước.

Giấy phép hành nghề sản xuất sản phẩm công nghiệp GTVT hoặc giấy phép đầu tư lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ.

2.3. Sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ Cục ĐKVN phải cấp chứng nhận đăng ký sản xuất lắp ráp.

3. Quy định về thiết kế và thẩm định thiết kế

3.1. Hồ sơ xin thẩm định thiết kế bao gồm:

Tờ trình xin thẩm định thiết kế của cơ sở sản xuất

Bản thuyết minh tổng thể

Bản thuyết minh tính toán

Bản vẽ tổng thể

Bản vẽ các tổng thành chính đối với các tổng thành sản xuất trong nước.

Các hồ sơ nói trên được lập bởi cơ sở được phép hành nghề thiết kế các loại phương tiện cơ giới đường bộ và lập thành 03 bộ gửi về Cục ĐKVN.

3.2. Cục ĐKVN là cơ quan thẩm định thiết kế chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định của mình, đảm bảo cho phương tiện sau khi sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau đây:

Phù hợp với quy hoạch và chủ trương của Bộ Giao thông vận tải về việc phát triển các loại hình phương tiện cơ giới đường bộ.

Phù hợp với các quy định về tải trọng trục, kích thước giới hạn của các loại phương tiện cơ giới đường bộ hoạt động trên mạng lưới đường bộ Việt Nam.

Bảo đảm đáp ứng mọi yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và chất lượng của phương tiện đặc biệt là Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

4. Quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất

4.1. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm:

Sau khi thiết kế đã được thẩm định, cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kiểm tra chất lượng của các công đoạn sản xuất tương ứng.

Sản xuất lắp ráp phải theo đúng thiết kế được thẩm định và các qui trình công nghệ, qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn và kiểm tra chất lượng toàn bộ phương tiện đã được sản xuất, lắp ráp theo qui định hiện hành.

Chấp hành mọi ý kiến kết luận có liên quan của Hội đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm và sự chỉ đạo của Cục Đăng kiểm Việt Nam về các biện pháp đảm bảo và tăng cường chất lượng sản phẩm.

Đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá theo qui định.

4.2. Đối với loạt sản phẩm đầu tiên, cơ sở sản xuất có trách nhiệm theo dõi tổng hợp tình hình chất lượng của loạt sản phẩm đó để hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ qui trình kiểm tra chất lượng báo cáo về Cục ĐKVN để làm căn cứ cho việc cấp phép sản xuất hàng loạt.

4.3. Đối với loạt sản phẩm đã được phép sản xuất hàng loạt, cơ sở sản xuất có trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách ổn định.

5. Quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm

5.1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra chất lượng sản phẩm gửi về Cục ĐKVN gồm có:

Tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (nói ở mục 4.1)

Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với các tổng thành được sản xuất trong nước bao gồm các tổng thành do cơ sở sản xuất tự chế tạo hoặc do cơ sở khác sản xuất. Trường hợp các tổng thành do cơ sở tự chế tạo chưa kịp làm thủ tục và kiểm tra chất lượng bởi cơ quan kiểm tra chất lượng có thẩm quyền thì có thế kết hợp tiền hành việc kiểm tra chất lượng các tổng thành đó khi thực hiện việc kiểm tra chất lượng toàn phương tiện như nói ở mục 5.2.3 dưới đây.

Chứng từ nhập khẩu và chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất nước ngoài đối với các tổng thành nhập khẩu (mới 100%) được sử dụng để sản xuất, lắp ráp phương tiện.

5.2. Trình tự kiểm tra chất lượng sản phẩm loạt đầu tiên:

5.2.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm loạt đầu tiên

Khi hoàn thành sản phẩm số 01 của loạt sản phẩm đầu tiên, cơ sở sản xuất phải lập hồ sơ theo qui định tại mục 5.1 gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam để tiến hành thủ tục kiểm tra chất lượng cho sản phẩm nói trên.

Đối với sản phẩm số 01 thuộc loạt sản phẩm đầu tiên do Hội đồng kiểm tra chất lượng của Bộ GTVT kiểm tra.

Thành phần Hội đồng gồm có các thành viên sau đây:

Đại điện Cục ĐKVN, Chủ tịch Hội đồng

Đại diện Vụ KHKT, Uỷ viên

Đại diện Cục ĐBVN, Uỷ viên

Khi cần thiết Cục ĐKVN báo cáo Bộ GTVT ra quyết định bổ sung các thành viên khác của Hội đồng.

5.2.2. Hội đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm của Bộ GTVT làm việc theo nguyên tắc thống nhất. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì Chủ tịch Hội đồng có ý kiến quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5.2.3. Hội đồng kiểm tra chất lượng tiến hành các công việc sau đây:

Kiểm tra chất lượng các tổng thành của sản phẩm do cơ sở sản xuất lắp ráp tự chế tạo mà chưa kịp làm thủ tục kiểm tra chất lượng để đưa vào sản xuất, lắp ráp phương tiện (như nói ở mục 5.1 trên đây). - Căn cứ vào thiết kế đã thẩm định để kiểm tra tính năng kinh tế kỹ thuật của sản phẩm được sản xuất tại cơ sở.

Kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào bảo vệ môi trường của Bộ GTVT quy định.

Khi phát hiện những trường hợp bất hợp lý trong thiết kế cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh lại để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các sản phẩm tiếp theo.

Lập biên bản kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

5.2.4. Tuỳ theo mức độ phức tạp của sản phẩm, Hội đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm của Bộ GTVT kiến nghị với Cục trưởng Cục ĐKVN qui định cụ thể số lượng sản phẩm cho loạt đầu tiên; qui định nội dung, thời gian, theo dõi chất lượng của loạt sản phẩm đó đối với cơ sở sản xuất.

5.2.5. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm của Bộ GTVT chịu trách nhiệm về kết luận chất lượng sản phẩm loạt đầu tiên của cơ sở sản xuất.

5.2.6. Cục KĐVN căn cứ vào kết luận của Hội đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm để cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm loạt đầu tiên thuộc kiểu loại đã đăng ký. Bản sao giấy chứng nhận này do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp và được đánh số thứ tự từ số 01 đến số cuối cùng tương ứng với số lượng của loạt sản phẩm đầu tiên theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các bản sao giấy chứng nhận này có giá trị để làm thủ tục đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật để được phép lưu hành cho các sản phẩm thuộc loạt đầu tiên.

5.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất hàng loạt

5.3.1. Cục ĐKVN căn cứ vào kết luận của Hội đồng và báo cáo kết quả theo dõi về chất lượng sản phẩm loạt đầu tiên cùng với báo cáo về việc tăng cường và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm đã được sản xuất tiếp theo của cơ sở sản xuất, tiến hành kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm theo trình tự nói tại điều 5.2.3 để cấp giấy chứng nhận chất lượng cho loạt sản phẩm sản xuất hàng loạt, giấy chứng nhận này có giá trị để làm thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước. Cục ĐKVN chịu trách nhiệm định kỳ kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm sản xuất hàng loạt.

5.3.2. Sau khi được cấp chứng nhận chất lượng cho sản phẩm sản xuất hàng loạt, cơ sở sản xuất được phép tự nghiệm thu và lập phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cho các sản phẩm được sản xuất hàng loạt và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.

Phiếu kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm của cở sở sản xuất phải ghi rõ số máy, số khung và phải đăng ký tại Cục ĐKVN.

5.3.3. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của cơ sở sản xuất kèm với bản sao giấy chứng nhận chất lượng của loạt sản phẩm tương ứng do Cục ĐKVN cấp (theo qui định tại mục 5.3.1) được dùng để làm các thủ tục đăng ký phương tiện, kiểm định an toàn kỹ thuật để được phép lưu hành hoặc để làm thủ tục xuất khẩu.

5.4. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm giao cho khách hàng hoặc chủ phương tiện 02 bộ hồ sơ để làm các thủ tục sau:

01 bộ hồ sơ để làm thủ tục đăng ký phương tiện.

01 bộ hồ sơ để dùng vào việc kiểm định an toàn kỹ thuật để được phép lưu hành.

Mỗi bộ hồ sơ nói trên gồm có:

Bản sao giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm loạt đầu tiên hoặc loạt sản phẩm hàng loạt do Cục ĐKVN cấp.

Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của cơ sở sản xuất (như đã nêu tại mục 5.3.3).

Bản giới thiệu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương tiện.

Tài liệu kỹ thuật có liên quan phục vụ cho việc khai thác, sửa chữa phương tiện.

5.5. Đối với các loại sản phẩm sản xuất cùng chủng loại, cùng loại thiết kế nhưng khác nhãn hiệu với loạt sản phẩm đầu tiên (ghi tại mục 5.2.1) thì việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ do Cục ĐKVN chịu trách nhiệm thực hiện theo các nội dung tại qui định này.

6. Điều khoản thi hành

6.1. Trong quá trình thực hiện nếu cơ sở có vi phạm các điều của qui định này sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm như sau:

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm.

Bồi hoàn thiệt hại cho chủ sở hữu phương tiện do chất lượng không đảm bảo gây nên.

6.2. Quy định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì cần thay đổi các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Bộ GTVT (Qua Vụ KHKT) để xem xét và chỉnh lý kịp thời.

 

PHỤ LỤC 1

SỬ DỤNG CHO CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN TỪ 3 BÁNH TRỞ LÊN

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số........

 

.....ngày.... tháng.... năm 199

 

BẢN KHAI

ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT LẮP RÁP PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

(Theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước)

Kính gửi:......................................................

1. Tên doanh nghiệp xin đăng ký:

Tên giao dịch:

Đại diện cho doanh nghiệp:

Chức danh:

Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư số:

Giấy phép hành nghề số:

Trụ sở chính:

Điện thoại: Fax Telex

Tài khoản số: tại:

Vốn pháp định của doanh nghiệp: VNĐ(USD)

2- Nội dung xin phép sản xuất, lắp ráp:

Loại phương tiện:

Nhãn hiệu:

Cơ quan thiết kế:

Cách đánh số khung:

Cách đánh số máy:

Dự kiến thời gian sản xuất loại thử nghiệm sản phẩm này:

Dự kiến số lượng sản xuất loạt thử nghiệm sản phẩm này:

Dự kiến thời gian sản xuất hàng loại (sản xuất ổn định) sản phẩm này:

Dự kiến sản lượng khi sản xuất hàng loạt:

 

CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG TIỆN

 

Trọng lượng bản thân (KG)

Phân bố lên cầu trước:

Cầu sau:

Trọng tải cho phép (KG):

Số người cho phép chở
(kể cả người lái):

Trọng lượng toàn bộ (KG):

Phân bố lên cầu trước:

Cầu sau:

Trong lượng cho phép của moóc kéo theo (KG):

Công thức bánh xe:

Khoảng sáng gầm xe (mm):

Kích thước xe - Dài x Rộng x Cao (mm):

 

 

Chiều dài cơ sở (mm):

Vết bánh xe trước/sau (mm):

Kích thước thùng xe - Dài x rộng x cao(mm):

 

Vận tốc lớn nhất khi toàn tải (Km/h):

Góc dốc lớn nhất xe vượt được (%):

Bán kính quay vòng nhỏ nhất (m):

 

 

Loại nhiên liệu:

Tiêu hao nhiên liệu (1/100km)

 

CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁC HỆ THỐNG,
TỔNG THÀNH, CỤM CHI TIẾT....

 

Tổng thành, cụm chi tiết

Nơi SX
nhãn hiệu

Tính năng kỹ thuật

Khung, vỏ, buồng lái, thùng hàng

   

Khung xe

   

Thân vỏ, buồng lái

   

Thùng hàng

   

Động cơ:

 

Kiểu:

Loại

   

Đường kính xi lanh (mm)

Hành trình Pít tông (mm):

   

Thể tích làm việc (cm3):

Tỷ số nén:

   

Công suất lớn nhất (kW/ở số vòng quay (vòng/phút):

   

Mô men lớn nhất (N.m)/số vòng quay (vòng/phút):

   

Tốc độ không tải nhỏ nhất (vòng/phút):

Truyền lực và hệ thống chuyển động

   

Ly hợp

 

Kiểu loại:

   

Dẫn động ly hợp

Hộp số

 

Kiểu loại:

   

Điều khiển hộp số:

   

Tỷ số truyền ở các tay số:

Truyền động các đăng

 

Kiểu loại:

Cầu chủ động

 

Vị trí, tỷ số truyền:

Cầu bị động

   

Bánh trước

 

Cỡ vành:

   

Ký hiệu lốp:

   

áp suất lốp:

Bánh sau

 

Cỡ vành:

   

Ký hiệu lốp:

   

áp suất lốp:

Hệ thống lái

   

Cơ cấu lái

 

Kiểu và tỷ số truyền:

Dẫn động lái

 

Kiểu loại:

   

Độ chụm bánh trước (mm):

   

Góc nghiêng ngoài bánh trước (độ):

   

Góc nghiêng trong mặt phẳng dọc của trụ quay lái (độ):

   

Góc nghiêng trong mặt phẳng ngang của trụ quay lái (độ):

Hệ thống phanh

   

Phanh chính

 

Kiểu loại:

Dẫn động

   

Phanh tay

 

Kiểu loại:

Dẫn động

   

Hệ thống treo

   

Bộ phận đàn hồi trước

 

Kiểu loại:

Bộ phận đàn hồi sau

 

Kiểu loại:

Giảm chấn

   

Bộ phận hướng

   

Thiết bị điện

 

Điện áp định mức

ác quy

 

Dung lượng:

Máy phát

 

Điện áp - Dòng điện:

Khởi động

 

Điện áp - Công suất:

Trang bị thêm

   

 

CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA PHƯƠNG TIỆN *

 

S TT

Tên chỉ tiêu chất lượng

Đơn vị tính

Mức chất lượng đăng ký

Phương pháp thử

1

- Lực phanh bánh trước

N (KG)

 

 

2

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

N (KG)

 

 

3

- Lực phanh bánh sau

N (KG)

 

 

4

Chênh lệch giữa 2 bên bánh

N (KG)

 

 

5

- Hiệu quả phanh toàn bộ:

(%)

 

 

6

- Lực phanh tay

N (KG)

 

 

7

- Độ trượt ngang

m/km

 

 

8

- Độ sáng đèn pha

cd

 

 

9

- Còi

cB

 

 

10

- Sai số của đồng hồ tốc độ

% (km)

 

 

11

- Thành phần khí xả

 

 

 

12

- Độ ồn

dB

 

 

 

Ghi chú: * - Không dưới mức quy định của Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Bộ Giao thông Vận tải.

Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn là trung thực và chịu trách nhiệm về lời khai này. Khi được phép sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ Công ty........ xin cam kết thực hiện đầy đủ các điều sau:

1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện đầy đủ mọi chính sách về thuế.

2- Thực hiện đúng các quy định về sản xuất công nghiệp, về bảo vệ môi trường của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3- Thực hiện đúng các quy định, các Tiêu chuẩn, Quy trình, Quy phạm kỹ thuật về sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4- Thực hiện đúng chế độ bảo hành và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình sản xuất.

Đại diện cho Doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

SỬ DỤNG CHO MÔ TÔ 2 BÁNH

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số........

 

.....ngày.... tháng.... năm 199

 

BẢN KHAI

ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT LẮP RÁP MÔ TÔ 2 BÁNH

(Theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá trong nước)

Kính gửi:......................................................

1- Tên doanh nghiệp xin đăng ký:

Tên giao dịch:

Đại diện cho doanh nghiệp:

Chức danh:

Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư số:

Giấy phép hành nghề số:

Trụ sở chính:

Điện thoại: Fax Telex

Tài khoản số: tại:

Vốn pháp định của doanh nghiệp: VNĐ(USD)

2- Nội dung xin phép sản xuất, lắp ráp:

Loại phương tiện:

Nhãn hiệu:

Cơ quan thiết kế:

Cách đánh số khung:

Cách đánh số máy:

Dự kiến thời gian sản xuất loại thử nghiệm sản phẩm này:

Dự kiến số lượng sản xuất loạt thử nghiệm sản phẩm này:

Dự kiến thời gian sản xuất hàng loại (sản xuất ổn định) sản phẩm này:

Dự kiến sản lượng khi sản xuất hàng loạt:

CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG TIỆN

Trọng lượng bản thân (KG)

Phân bố lên bánh trước:

Bánh sau:

Trọng tải (số người) cho phép chở:

Trọng lượng toàn bộ (KG):

Phân bố lên bánh trước:

Bánh sau:

Công thức bánh xe:

Khoảng sáng gầm xe (mm):

Kích thước xe - Dài x Rộng x Cao (mm):

 

 

Chiều dài cơ sở (mm):

Khoảng sáng gầm xe (mm):

Vận tốc lớn nhất khi toàn tải (Km/h):

Góc dốc lớn nhất xe vượt được (%):

Bán kính quay vòng nhỏ nhất (m):

 

 

Loại nhiên liệu:

Tiêu hao nhiên liệu (1/100km)

CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁC HỆ THỐNG,
TỔNG THÀNH, CỤM CHI TIẾT....

Tổng thành, cụm chi tiết

Nơi SX
nhãn hiệu

Tính năng kỹ thuật

Khung xe

 

 

Động cơ:

 

Kiểu:

Loại

 

 

Đường kính xi lanh (mm)

Hành trình Pít tông (mm):

 

 

Thể tích làm việc (cm3):

Tỷ số nén:

 

 

Công suất lớn nhất (kW/ở số vòng quay (vòng/phút):

 

 

Mô men lớn nhất (N.m)/số vòng quay (vòng/phút):

 

 

Tốc độ không tải nhỏ nhất (vòng/phút):

Truyền lực và hệ thống chuyển động

 

 

Ly hợp

 

Kiểu loại:

 

 

Dẫn động ly hợp

Hộp số

 

Kiểu loại:

 

 

Điều khiển hộp số:

 

 

Tỷ số truyền ở các tay số:

Truyền động các đăng

 

Kiểu loại:

Bánh trước

 

Cỡ vành:

 

 

Ký hiệu lốp:

 

 

áp suất lốp:

Bánh sau

 

Cỡ vành:

 

 

Ký hiệu lốp:

 

 

Áp suất lốp:

Hệ thống lái

 

Góc quay lớn nhất của tay lái sang phải/trái:

 

 

Góc nghiêng của trục lái:

Hệ thống phanh

 

 

Phanh trước

 

Kiểu loại:

Dẫn động

 

 

Phanh sau

 

Kiểu loại:

Dẫn động

 

 

Hệ thống treo

 

 

Treo trước

 

Kiểu loại:

- Giảm chấn

 

 

Treo sau

 

Kiểu loại:

Giảm chấn

 

 

Bộ phận hướng

 

 

Thiết bị điện

 

Điện áp định mức

Ác quy

 

Dung lượng:

Máy phát

 

Điện áp - Dòng điện:

Khởi động

 

Điện áp - Công suất:

Trang bị thêm

 

 

CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA PHƯƠNG TIỆN *

S TT

Tên chỉ tiêu chất lượng

Đơn vị tính

Mức chất lượng đăng ký

Phương pháp thử

1

- Lực phanh bánh trước

N (KG)

 

 

2

- Lực phanh bánh sau

N (KG)

 

 

3

- Hiệu quả phanh toàn bộ:

(%)

 

 

4

- Độ sáng đèn pha

cd

 

 

5

- Còi

cB

 

 

6

- Sai số của đồng hồ tốc độ

% (km)

 

 

7

- Thành phần khí xả

 

 

 

8

- Độ ồn

dB

 

 

Ghi chú: * Không dưới mức quy định của Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Bộ Giao thông Vận tải.

Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn là trung thực và chịu trách nhiệm về lời khai này. Khi được phép sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ Công ty........ xin cam kết thực hiện đầy đủ các điều sau:

1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện đầy đủ mọi chính sách về thuế.

2- Thực hiện đúng các quy định về sản xuất công nghiệp, về bảo vệ môi trường của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3- Thực hiện đúng các quy định, các Tiêu chuẩn, Quy trình, Quy phạm kỹ thuật về sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4- Thực hiện đúng chế độ bảo hành và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình sản xuất.

Đại diện cho Doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lã Ngọc Khuê

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.