• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 18/09/1976
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Số: 167/CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 1976

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 167/CP NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 1976 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ KHẨU

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính các cấp, công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu đã phát huy được tác dụng trong việc thu thập những tài liệu cơ bản về nhân khẩu và lao động, làm cơ sở cho công tác thống kế dân số phục vụ việc xây dựng và thực hiện các chính sách, các kế hoạch của Đảng, nhà nước, phục vụ việc quản lý kinh tế và quản lý xã hội về mọi mặt.

Tuy nhiên, công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu cũng còn nhiều thiếu sót sơ hở. Tình trạng khá phổ biến là nhiều người đăng ký một nơi, nhưng lại ở một nơi khác, đặc biệt có nhiều người đã đi khỏi thành phố, thị xã và đã đến những nơi khác làm ăn sinh sống nhưng vẫn giữ hộ khẩu ở thành phố, thị xã...Ngược lại có nhiều người cần thiết cho yêu cầu sản xuất và công tác của cơ quan, xí nghiệp đã được đặt cơ sở trong thành phố, thị xã lại không được đăng ký hoặc có nhiều người không được đăng ký hộ khẩu ở thành phố, thị xã nhưng vẫn cứ ở lỳ. Tất cả những tình trạng nói trên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý chung về mọi mặt của Nhà nước.

Sở dĩ có tình trạng trên đây, một phần do những điều quy định trong điều lệ đăng ký, quản lý hộ khẩu chưa được chấp hành nghiêm chỉnh, công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu tiến hành chưa được chặt chẽ, mặt khác cũng có có một số vấn đề về việc thi hành chủ trương hạn chế, giảm bớt dân số thành phố chưa được quy định cụ thể.

Để chấm dứt tình trạng trên đây, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đưa công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu vào nền nếp. Thủ tướng Chính phủ quyết định:

1- Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mọi người nước ngoài (trừ Đoàn Ngoại giao) đều phải được đăng ký nhân khẩu thường trú trong một hộ gia đình, hoặc một hộ tập thể nhất định tại nơi ở thường xuyên của mình. Cấm những người được đăng ký nhân khẩu thường trú ở nơi này nhưng lại thường xuyên ở nơi khác.

Những người không thuộc biên chế của quân đội và công an đến ở thường xuyên hoặc tạm trú trong cơ quan doanh trại của quân đội và công an đều phải đăng ký hộ khẩu theo quy định chung.

Những công nhân, nhân viên quốc phòng và công an nhân dân ăn ở chung tại khu vực tập thể của cơ quan, doanh trại, xí nghiệp thuộc quân đội và công quan quản lý thì không tiền hành đăng ký, quản lý hộ khẩu mà do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký và trực tiếp quản lý.

2- Những cán bộ công nhân viên, viên chức, học sinh đã được đăng ký hộ khẩu thường trú ở thành phố, thị xã, nhưng nay đã đi theo cơ quan, xí nghiệp trường học của mình chuyển đến địa điểm khác thì phải chuyển hẳn hộ khẩu thường trú đến nơi đang ăn, ở thường xuyên đến công tác, sản xuất, học tập.

Những cán bộ, công nhân viên, học sinh đã có quyết định thuyên chuyển hẳn đến tỉnh, thành phố khác công tác, sản xuất, học tập thì phải chuyển hộ khẩu thường trú đến nơi đang ăn ở thường xuyên để công tác, sản xuất, học tập.

3- Đối với thành phố Hà Nội, để thực hiện chủ trương giảm bớt dân số thành phố, đồng thời bảo đảm công tác, sản xuất cho những cơ quan, xí nghiệp, trường học đã được phép đặt trụ sở tại Hà Nội, Hội đồng Chính phủ quyết định bỏ điểm quy định tỷ lệ cho người ở các nơi khác đến cư trú ở thành phố hàng năm là môtj phần trăm (1%) so với dân số ghi ở biện pháp thứ hai trong nghị quyết số 103-C P ngày 8-7-1963 của Hội đồng Chính phủ về việc giảm bớt dân số thành phố Hà Nội và quy định những tiêu chuẩn cụ thể dưới dây để làm căn cứ đăng ký hộ khẩu thường trú cho những người mới đến.

Người của các cơ quan, xí nghiệp đã được đặt trụ sở tại Hà Nội:

a) Những người do cơ quan, xí nghiệp,trường học nhận theo kế hoạch Nhà nước phân phối học sinh tốt nghiệp ở các trường đại học, trung học, trường nghiệp vụ, trường công nhân kỹ thuật trong nước hoặc ngoài nước.

b) Những cán bộ, công nhân viên do cơ quan, xí nghiệp,trường học cử đi học, đi công tác trở về biên chế cơ quan, xí nghiệp, trường học của mình.

c) Những cán bộ, công nhân viên trong ngành, điều động ở các địa phương khác đến để thay thế cho những cán bộ, công nhân viên trong ngành, điều động ở các địa phương khác đến để thay thế cho những cán bộ, công nhân viên đã điều động, thuyên chuyển đi công tác ở nơi khác hoặc nghỉ hưu, mất sức, hoặc bị kỷ lụât thải hồi, buộc thôi việc hoặc bổ sung biên chế.

d) Những người là lao động thông thường được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thoả thuận với các cơ quan, xí nghiệp,trường học tuyển ở các tỉnh.

Để đảm bảo thực hiện tốt những quy định trên, hàng năm các cơ quan, xí nghiệp,trường học phải làm kế hoạch bổ sung lao động với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội để cùng với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội bàn bạc trước. Đối với những công nhân, viên chức, học sinh đến công tác và học tập có thời hạn thì chỉ cho đăng ký hộ khẩu tạm trú cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

Người của các hộ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

a) Những ông, bà già hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động, ở nông thôn và các thành phố, thị xã khác không có cơ sở để nương tựa, xin chuyển đến ở với bố, (vì mẹ chết hoặc đã lý dị với bố) hoặc mẹ là nhân khẩu thưòng trú cuả thành phố Hà Nội.

c) Những người trước đây đã thường trú ở thành phố Hà Nội rồi đi bộ đội, đi công tác ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường... ở các tỉnh, thành phố khác nay được về hưu, phục viên thôi việc vì sức khoẻ kém, nếu không có bố hoặc mẹ, vợ hoặc chồng, con ở các tỉnh và thành phố khác, xin đăng ký hộ khẩu thường trú trở lại để ở với gia đình (bố, mẹ, vợ, hoặc chồng, con) là nhân khẩu thường trú của thành phố Hà Nội.

d) Kiều bào mới về nước được Ban Việt kiều trung ương quyết định phân phối về thành phố Hà Nội.

e) Những học sinh ở các trường phổ thông công, nông nghiệp do ngành công an quản lý, được Bộ Nội vụ cấp giấy cho về ở với bố mẹ là nhân khẩu thường trú cuả thành phố Hà Nội và là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cũ của học sinh đó trước khi đi trường.

g) Những người tù hết hạn tập trung cải tạo, không thuộc diện cấm cư trú ở thành phố theo quyết định số 123? CP ngày 8-7-1966 của Hội đồng Chính phủ, là nhân khẩu thường trú của thành phố Hà Nội dtrước khi đi tù, được Bộ Nội vụ cấp giấy cho về ở với bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con có nghề nghiệp làm ăn chính đáng, là nhân khẩu thường trú của thành phố.

4- Việc hạn chế tăng dân số đối với những thành phố, thị xã khác cũng căn cứ vào điểm 3 của quyết định này để vận dụng thi hành cho thích hợp.

5- Những điều quy định trong các văn bản trước đây về việc đăng ký, quản lý hộ khẩu trái với những quy định nói trong văn bản này đều bãi bỏ.

6- Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ nghiên cứu hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các cấp thi hành quyết định này, bảo đảm công tác quản lý hộ khẩu được chặt chẽ và thuận thiện cho nhân dân.

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Đang cập nhật

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.