• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 01/06/2015
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 05/2002/PL-UBTVQH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2002
No tile

PHÁP LỆNH

TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân;

Pháp lệnh này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sátquân sự,

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Các Viện Kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chứctrong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp trong Quân đội.

Trongphạm vi chức năng của mình, Viện Kiểm sát quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ củanhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quânđội; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tàisản, tự do, danh dự và nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòngvà của các công dân khác; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, công nhân quốcphòng và của công dân khác đều phải được xử lý theo pháp luật.

Điều 2:Viện Kiểm sát quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sauđây:

1.Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điềutra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với các vụ án thuộc thẩm quyềnxét xử của Tòa án quân sự;

2.Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộthuộc các cơ quan tư pháp trong Quân đội;

3. Thực hành quyền công tố và kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa ánquân sự;

4.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định củaTòa án quân sự;

5.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáodục người chấp hành án phạt tù do các cơ quan tư pháp trong Quân đội đảm nhiệm.

Điều 3.Viện Kiểm sátquân sự có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tưpháp của các cơ quan tư pháp trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

Điều 4.Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát quân sự có quyền raquyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề các văn bản đó.

Trongtrường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độsai phạm mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự.

Cácquyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện Kiểm sát quân sự phải được các đơn vị vũ trang nhân dân,cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 6.Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát quân sự có tráchnhiệm phối hợp với Tòa án quân sự, Cơ quan điều tra, Thanh tra quốc phòng, cácđơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức để phòngngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tộiphạm hình sự và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáodục pháp luật; tham gia xây dựng pháp luật; bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tộiphạm và vi phạm pháp luật.

Điều 6.Viện Kiểm sát quân sự có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạmdo các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đến.

Ngườichỉ huy các cấp phải kịp thời thông báo các hành vi phạm tội xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình cho ViệnKiểm sát quân sự nơi gần nhất.

Trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Viện Kiểm sát quân sự chịu tráchnhiệm thực hiện việc thống kê tội phạm; các cơ quan tiến hành tố tụng khác củaQuân đội có trách nhiệm phối hợp với Viện Kiểm sát quân sự trong việc thực hiệnnhiệm vụ này.

Điều 7.Viện Kiểm sát quân sự do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện Kiểm sát quânsự cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp trên;Viện Kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng ViệnKiểm sát nhân dân tối cao.

ViệnKiểm sát quân sự cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịpthời vi phạm pháp luật của Viện Kiểm sát quân sự cấp dưới. Viện trưởng ViệnKiểm sát quân sự cấp trên có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái phápluật của Viện Kiểm sát quân sự cấp dưới.

TạiViện Kiểm sát quân sự trung ương, Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đươngthành lập y ban Kiểm sát để thảo luận vàquyết định theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy định của pháp luật.

Điều 8.Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sátnhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghịcủa Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

CácPhó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện Kiểm sátnhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởngViện Kiểm sát quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Kiểmsát viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương là Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhândân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị củaViện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Việntrưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tươngđương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự khuvực do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương.

Điềutra viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dântối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểmsát quân sự trung ương.

PhóViện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, mộtPhó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của ViệnKiểm sát quân sự. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệmvụ được giao.

Kiểmsát viên Viện Kiểm sát quân sự làm nhiệm vụ do Viện trưởng cấp mình phân côngtheo Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân.

Điều 9. quan chính trị quân khu và tươngđương mỗi năm một lần tổ chức Hội nghị đại biểu quân nhân trong đơn vị mình vàcác đơn vị đóng quân trên địa bàn để Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp báo cáotình hình tội phạm trong Quân đội, hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự và trảlời những câu hỏi của các đại biểu.

ViệnKiểm sát quân sự có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dânvề hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự liên quan đến địa phương.

Điều 10. Khiphát hiện quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và hành vi khác của Kiểmsát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự không có căn cứ hoặc trái phápluật, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có quyền yêu cầu,kiến nghị, khiếu nại; cá nhân có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với Viện trưởngViện Kiểm sát quân sự cùng cấp, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp trên hoặcvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơquan, người nhận được yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giảiquyết và trả lời theo quy định của pháp luật.

Nghiêmcấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đểvu khống Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự.

Điều 11.Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự phải tôn trọng nhân dân vàchịu sự giám sát của nhân dân.

Khithực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểmsát quân sự liên hệ và phối hợp với các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinhtế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân.

Trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân cótrách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sựthực hiện nhiệm vụ.

Nghiêmcấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên, Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sựthực hiện nhiệm vụ.

 

Chương II

CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁTQUÂN SỰ

Mục 1. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁNHÌNH SỰ

Điều 12.Viện Kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo phápluật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơquan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân độinhằm bảo đảm:

1.Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, khôngđể lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;

2.Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế cácquyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự vànhân phẩm một cách trái pháp luật;

3.Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật;những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phụckịp thời và xử lý nghiêm minh;

4.Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng phápluật.

Điều 13.Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện Kiểm sát quân sự cónhững nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tốvụ án hình sự, khởi tố bị can;

2.Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trựctiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

3.Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định củapháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vềhình sự.

4.Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và cácbiện pháp ngăn chặn khác; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quanđiều tra theo quy định của pháp luật;

5.Hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra;

6.Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra;đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Điều 14.Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện Kiểm sát quân sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ áncủa cơ quan điều tra;

2.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

3.Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;

4.Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điềutra; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã viphạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;

5.Kiến nghị với cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòngngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 15.

1.Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự phải nghiêmchỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về nhữnghành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố và cácquyết định khác theo quy định của pháp luật.

2.Cơ quan điều tra, các cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức và cá nhân cóliên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định và yêu cầu củaViện Kiểm sát quân sự theo quy định của pháp luật.

Mục 2.

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ GIÁM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 16.Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện Kiểm sát quân sự có trách nhiệm thực hành quyền côngtố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án quânsự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

Điều 17.Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện Kiểmsát quân sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Đọc cáo trạng, quyết định của Viện Kiểm sát quân sự liên quan đến việc giảiquyết vụ án tại phiên tòa;

2.Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quanđiểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với người bàochữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;

3.Phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát quân sự về việc giải quyết vụ án tạiphiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 18.Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện Kiểm sát quân sựcó những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án quân sự;

2.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

3.Kiểm sát các bản án và quyết định của Tòa án quân sự theo quy định của phápluật;

4.Yêu cầu Tòa án quân sự cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự đểxem xét, quyết định việc kháng nghị.

Điều 19.Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện Kiểm sát quân sự có quyền khángnghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định củaTòa án quân sự theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Tòa án quân sự cùngcấp và cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật trong việc xét xử; kiến nghị với cơquan, đơn vị, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và viphạm pháp luật; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Mục 3. KIỂM SÁT VIỆC THI HÀNH ÁN

Điều 20.Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án quân sự, Cơquan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liênquan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và nhữngbản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảmcác bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.

Điều 21.Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện Kiểm sát quân sự có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Yêu cầu Tòa án quân sự, Cơ quanthi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, đơn vị, tổ chứcvà cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:

a)Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;

b)Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và nhữngbản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báokết quả kiểm tra cho Viện Kiểm sát quân sự;

c)Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyếtđịnh được thi hành ngay theo quy định của pháp luật;

d)Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.

2.Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của Cơ quan thi hành án cùng cấp vàcấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quanvà việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án.

3.Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

4.Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật.

5.Kháng nghị với Tòa án quân sự, Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, đơnvị, tổ chức có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thihành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hànhán, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệutội phạm thì khởi tố về hình sự.

Điều 22. Tòaán quân sự, Cơ quan thi hành án, Chấp hànhviên, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án cótrách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Pháp lệnhnày trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Đốivới kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 21 của Pháp lệnh này, Tòa án quân sự,Cơ quan thi hành án, Chấp hànhviên, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm trả lờitrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Mục 4. KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM,

QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

Điều 23.Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạmgiam, quản lý và giáo dục người chấp hành hình phạt tù do các cơ quan tư pháptrong Quân đội đảm nhiệm nhằm bảo đảm:

1.Việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theođúng quy định của pháp luật;

2.Chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đượcchấp hành nghiêm chỉnh;

3.Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, ngườichấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ đượctôn trọng.

Điều 24.Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục ngườichấp hành án phạt tù do các cơ quan tư pháp trong Quân đội đảm nhiệm, Viện Kiểmsát quân sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam vàtrại giam;

2.Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạmgiữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi ngườibị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ;

3.Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý vàgiáo dục người chấp hành án phạt tù;

4.Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý vàgiáo dục người chấp hành án phạt tù kiểmtra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện Kiểm sát quân sự;

5.Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hìnhtạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời vềquyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạmgiam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

6.Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửađổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm phápluật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.

Điều 25. Trongquá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hànhán phạt tù do các cơ quan tư pháp trong Quân đội đảm nhiệm, Viện Kiểm sát quânsự có trách nhiệm:

1.Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong tạm giữ, tạm giam,quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; quyết định trả tự do ngay chongười bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ vàtrái pháp luật;

2.Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý vàgiáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều trakhởi tố về hình sự.

Điều 26. quan, đơn vị và người có tráchnhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạttù phải chuyển cho Viện Kiểm sát quân sự khiếu nại, tố cáo của người bị tạmgiữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhậnđược khiếu nại, tố cáo.

Đốivới các yêu cầu quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 24 của Pháp lệnh này, cơquan, đơn vị và người có trách nhiệm phải trả lời trong thời hạn ba mươi ngày,kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Đốivới quyết định quy định tại khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này, cơ quan, đơn vịhoặc người có trách nhiệm phải chấp hành ngay; nếu không nhất trí với quyết địnhđó thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện Kiểm sát quân sựcấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại,Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp phải giải quyết.

Đốivới kháng nghị quy định tại khoản 6 Điều 24 của Pháp lệnh này, cơ quan, đơn vịhữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đượckháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì cơ quan, đơn vị hữu quancó quyền khiếu nại lên Viện Kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp; Viện Kiểm sátquân sự cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện Kiểm sát quân sự cấp trên trựctiếp phải được chấp hành.

Chương III

TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

Điều 27.Các Viện Kiểm sát quân sự gồm có Viện Kiểm sát quân sự trung ương, các ViệnKiểm sát quân sự quân khu và tương đương, các Viện Kiểm sát quân sự khu vực.

Căncứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Viện trưởng ViệnKiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng BộQuốc phòng vàtrình y ban Thường vụ Quốc hội quyếtđịnh việc thành lập và giải thể Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương,Viện Kiểm sát quân sự khu vực.

Điều 28.

1.Viện Kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,thực hiện chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong Quân đội.

2.Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ủy ban Kiểm sát, các phòng vàVăn phòng.

3.Viện Kiểm sát quân sự trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểmsát viên, Điều tra viên.

Điều 29.

1.y ban Kiểm sát Viện Kiểm sátquân sự trung ương gồm có:

a)Viện trưởng;

b)Các Phó Viện trưởng;

c)Một số Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện Kiểmsát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quânsự trung ương.

2.y ban Kiểm sát Viện Kiểm sátquân sự trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định nhữngvấn đề quan trọng sau đây:

a)Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện Kiểm sát quân sự,

b)Báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương trước Viện trưởng ViệnKiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởngBộ Quốc phòng về công tác của ViệnKiểm sát quân sự;

c)Kiến nghị của Viện Kiểm sát quân sự trung ương về việc đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm trong Quân đội gửi Bộ trưởng BộQuốc phòng;

d)Những vụ án hình sự quan trọng;

đ)Những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban Kiểm sát yêu cầu.

Nghịquyết của y ban Kiểm sát phải được quánửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngangnhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng khôngnhất trí với ý kiến của đa số thành viên y ban Kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng cóquyền báo cáo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 30.Căn cứ vào pháp luật, quyết định và chỉ thị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhândân tối cao về công tác kiểm sát và mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ của Quânđội Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạnsau đây:

1.Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng ViệnKiểm sát quân sự về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát khôngthuộc thẩm quyền của y ban Kiểm sát; chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác kiểm sát trong Quân đội trước Viện trưởng Viện Kiểmsát nhân dân tối cao;

2.Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự các cấp; tổchức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Viện Kiểm sát quân sự;

3.Tổ chức việc thống kê tội phạmtrong Quân đội;

4.Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.

Điều 31.

1.Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sátquân sự quân khu và tương đương gồm có y ban Kiểm sát, các ban và bộ máy giúp việc.

2.Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có Viện trưởng, các Phó Việntrưởng và các Kiểm sát viên.

Điều 32.

1.y ban kiểm sát Viện Kiểm sátquân sự quân khu và tương đương gồm có:

a)Viện trưởng;

b)Các Phó Viện trưởng;

c)Một số Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởngViện Kiểm sát quân sự trung ương quyết định theo đề nghị của Viện trưởng ViệnKiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

2.y ban Kiểm sát Viện Kiểm sátquân sự quân khu và tương đương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận vàquyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

a)Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện trưởng ViệnKiểm sát quân sự trung ương;

b)Báo cáo tổng kết công tác với Viện Kiểm sát quân sự trung ương;

c)Những vụ án hình sự quan trọng;

d)Những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vàViện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương quy định.

Nghịquyết của y ban Kiểm sát phải được quánửa tổng số thành viên y ban Kiểm sát biểu quyết tánthành; trong trường hợp biểu quyếtngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởngkhông nhất trí với ý kiến của đa số thành viên y ban Kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số,nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương.

Việntrưởng Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương quyết định những vấn đềkhông thuộc thẩm quyền của yban Kiểm sát.

Điều 33.

1.Viện Kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việcdo Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.

2.Viện Kiểm sát quân sự khu vực gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và cácKiểm sát viên.

Điều 34.Bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện Kiểmsát nhân dân tối cao quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phêchuẩn.

Bộmáy làm việc của Viện Kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, bộ máy làm việccủa Viện Kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối caoquy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương sau khithống nhất với Bộtrưởng Bộ Quốc phòng.

Chương IV

KIỂM SÁT VIÊN, ĐIỀU TRA VIÊN

Điều 35.

1.Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự được bổ nhiệm theo quy định của pháp luậtđể làm nhiệm vụ thực hành quyền côngtố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội:

2.Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương được bổ nhiệm theo quy định củapháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm trong Quân đội.

Điều 36.Sĩ quan Quân đội tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sátviên Viện Kiểm sát nhân dân thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên ViệnKiểm sát quân sự; có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì cóthể được bổ nhiệm làm Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương.

Tiêuchuẩn cụ thể, t.hủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sátviên Viện Kiểm sát quân sự theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện Kiểmsát nhân dân.

Tiêuchuẩn cụ thể, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên Viện Kiểmsát quân sự trung ương theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.

Điều 37.Nhiệm kỳ của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự, Điều tra viên Viện Kiểm sátquân sự trung ương là năm năm.

Điều 38.

1.Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Viện trưởng phân công, Kiểm sát viên ViệnKiểm sát quân sự phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởngViện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Nhiệmvụ, quyền hạn của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự do pháp luật quy định.

2.Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Thủ trưởng cơ quan điều tra phân công, Điều tra viên Viện Kiểm sát quânsự trung ương phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởngcơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dântối cao.

Nhiệmvụ, quyền hạn của Điều tra viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương do pháp luậtquy định.

Điều 39.

1.Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự, Điều traviên Viện Kiểm sát quân sự trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luậtthì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2.Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự, Điều traviên Viện Kiểm sát quân sự trung ương trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnmà gây ra thiệt hại thì Viện Kiểm sát quân sự nơi những người đó công tác phảicó trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàncho Viện Kiểm sát quân sự theo quy định của pháp luật.

Chương V

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

Điều 40.Biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện Kiểm sát quân sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyếtđịnh theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thốngnhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 41.Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng làm việc ở Viện Kiểm sát quân sự có cácquyền, nghĩa vụ theo chế độ của Quân đội; được hưởng chế độ phụ cấp đối vớingành kiểm sát.

Giấychứng minh và chế độ ưu tiên đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự, Điềutra viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương khi thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyđịnh.

Điều 42.

1.Kinh phí hoạt động của các Viện Kiểm sát quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với ViệnKiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyếtđịnh.

2.Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của các Viện Kiểm sát quân sự đượcthực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

3.Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khácđể bảo đảm cho các Viện Kiểm sát quân sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ củamình.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43.Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2002.

Pháplệnh này thay thế Pháp lệnh Tổ chứcViện Kiểm sát quân sự ngày 26 tháng 4 năm 1993.

Nhữngquy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 44. Chínhphủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫnthi hành Pháp lệnh này./.

 

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.