• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 26/07/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 27/09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 22/2000/QĐ-BGD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành Điều lệ Trường tiểu học

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

Căn cứ Nghị định số15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lýnhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy củaBộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Phổ cậpgiáo dục tiểu học ngày 12/8/1991;

Căn cứ Luật Giáodục ngày 2/12/1998;

Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Tiểu học,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường tiểu học .

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thếQuyết định số 3257/GD và ĐT ngày 8/11/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.

Điều 3:Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Vănphòng, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quanBộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trườngtiểu học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2000/QĐ-BGD&ĐT

ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điềulệ này quy định về tổ chức và hoạt động của trường tiểu học và cơ sở giáo dụctiểu học khác; về tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ở bậc tiểu học.

Điều 2. Vị trí của trường tiểu học

Trườngtiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáodục quốc dân. Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

Trườngtiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trìnhgiáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành;

2.Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp một, vận động trẻ em bỏ học đến trường,thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá mù chữ trong phạmvi cộng đồng;

3.Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;

4.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật;

5.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiệncác hoạt động giáo dục;

6.Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong phạm vi cộng đồng;

7.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hệ thống trường tiểu học

1.Trường tiểu được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập.

Trườngtiểu học bán công, dân lập sau đây gọi chung là trường tiểu học ngoài công lập.

2.Trường tiểu học chuyên biệt gồm:

a.Trường phổ thông dân tộc bán trú;

b.Trường tiểu học dành cho trẻ em bị thiệt thòi;

c.Trường tiểu học dành cho trẻ em tàn tật.

3.Cơ sở giáo dục tiểu học khác gồm :

a.Lớp tiểu học gia đình do cha mẹ học sinh có đủ năng lực và trình độ chuyên môntự nguyện thành lập và trực tiếp giảng dạy;

b.Lớp tiểu học linh hoạt do các cá nhân, tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội tựnguyện thành lập cho những trẻ em không có điều kiện theo học ở các trường, lớpchính quy;

c.Lớp tiểu học dành cho trẻ em bị thiệt thòi, trẻ em tàn tật.

Điều 5. Tên trường

1.Việc đặt tên trường được quy định như sau:

a.Đối với trường công lập: Trường tiểu học + tên riêng của trường;

b.Đối với trường ngoài công lập : Trường tiểu học + tên loại hình trường (báncông, dân lập) + tên riêng của trường.

2.Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường vàcác giấy tờ giao dịch.

Điều 6. Phân cấp quản lý

1.Trường tiểu học do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trực tiếp.

2.Các cơ sở giáo dục tiểu học khác được một trường tiểu học công lập bảo trợ vàquản lý theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trên cơ sở đề nghị của TrưởngPhòng Giáo dục và Đào tạo.

Điều 7. Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường tiểu học chuyênbiệt, trường ngoài công lập

Cáctrường tiểu học chuyên biệt, trường tiểu học ngoài công lập tuân theo các quyđịnh tương ứng của Điều lệ này, Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường tiểuhọc chuyên biệt, Quy chế về tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lậpdo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.

Điều 8. Nội quy trường tiểu học

Cáctrường tiểu học có trách nhiệm căn cứ vào Điều lệ này và các Quy chế nêu ở Điều7 của Điều lệ này (đối với trường chuyên biệt, trường ngoài công lập) để xâydựng nội quy của trường mình.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 9. Điều kiện thành lập trường

Trườngtiểu học được xét cấp quyết định thành lập khi:

1.Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học và đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế-xã hội của địa phương;

2.Tổ chức mở trường bảo đảm:

a.Có đủ cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn quy định tại các Điều 18, 19 và 34của Điều lệ này;

b.Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt được những yêu cầu cơ bản quy định tại ChươngVI của Điều lệ này;

c.Có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 10. Thẩm quyền thành lập trường

Trườngtiểu học do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập.

Điều 11. Hồ sơ và thủ tục thành lập trường

1.Hồ sơ xin thành lập trường gồm:

a.Đơn xin thành lập trường;

b.Luận chứng khả thi với những nội dung quy định tại Điều 9 của Điều lệ này;

c.Đề án về tổ chức và hoạt động;

d.Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng.

2.Thủ tục xét duyệt thành lập trường được quy định như sau:

a.Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với trường tiểu học công lập, bán công), tổ chức(đối với trường tiểu học dân lập) có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tạikhoản 1 của Điều này.

b.Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan vàUỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp củaviệc mở trường với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,tính khả thi của luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệ này; trình Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền có tráchnhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức xin thành lập trường.

Điều 12. Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục tiểu học khác

Cơsở giáo dục tiểu học khác được xét cấp quyết định thành lập khi:

1.Việc mở cơ sở giáo dục tiểu học khác phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục tiểuhọc của địa phương;

2.Tổ chức, cá nhân mở cơ sở giáo dục tiểu học khác có đề án về tổ chức và hoạtđộng bảo đảm:

a.Có giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 33 của Điều lệ này;

b.Có phòng học đủ yêu cầu về ánh sáng, vệ sinh, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáoviên và bảng viết theo quy định tại Điều 45 của Điều lệ này;

c.Được một trường tiểu học công lập cùng địa bàn cấp huyện nhận bảo trợ và quảnlý việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, quy chếkiểm tra và đánh giá.

Điều 13. Hồ sơ và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục tiểu học khác

1.Hồ sơ xin thành lập cơ sở giáo dục khác gồm:

a.Đơn xin thành lập;

b.Đề án về tổ chức và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệnày;

c.Văn bản của một trường tiểu học công lập cùng địa bàn cấp huyện nhận tráchnhiệm bảo trợ và quản lý;

d.Sơ yếu lý lịch của người dự kiến đứng đầu cơ sở giáo dục đó.

2.Thủ tục xét duyệt thành lập cơ sở giáo dục tiểu học khác:

a.Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

b.Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ; thẩm định tính khả thi của đề án tổchức và hoạt động, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyếtđịnh; thông báo kết quả bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập cơ sởgiáo dục tiểu học khác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 14. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trườngtiểu học, cơ sở giáo dục tiểu học khác

1.Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có thẩm quyền quyết định việc sápnhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường tiểu học, cơ sở giáo dụctiểu học khác;

2.Thủ tục sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục tiểu học để thành lập cơ sở giáodục tiểu học mới tuân theo các quy định tại Điều 11 và Điều 13 của Điều lệ này.

3.Việc đình chỉ hoạt động, giải thể trường tiểu học, cơ sở giáo dục tiểu học kháctuân theo quy định chung của Chính phủ.

Điều 15. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường

1.Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. Lớphọc có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu ra hoặc do giáoviên chủ nhiệm chỉ định. Việc bầu hoặc chỉ định lớp trưởng, lớp phó được thựchiện hằng tháng hoặc 2 – 3 tháng trong năm học theo quyết định của giáo viênchủ nhiệm. Số học sinh trong từng lớp của trường chuyên biệt có quy định riêng.

2.Mỗi lớp học có một giáo viên vừa làm chủ nhiệm, vừa giảng dạy các môn học. Tuỳđiều kiện cụ thể của từng trường, có thể phân công giáo viên chuyên trách đốivới các môn hát - nhạc, mỹ thuật, thể dục.

3.Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng do học sinh trongtổ bầu ra hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định và được thay đổi định kỳ hằngtháng hoặc 2 – 3 tháng trong năm học theo quyết định của giáo viên chủ nhiệm.

4. những trường có nhiều lớp cóthể thành lập khối lớp học để phối hợp các hoạt động chung đối với những lớpcùng trình độ. Số lớp học tối đa trong một trường tiểu học là 30 lớp. Đối vớinhững trường hiện có, nếu số lớp học vượt trên 30 lớp, hiệu trưởng nhà trườngcó trách nhiệm đề ra các biện pháp tổ chức lại trường, lớp, báo cáo TrưởngPhòng Giáo dục và Đào tạo để trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyếtđịnh.

4. những vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường tiểu học có thể có nhiều điểm trường đượcbố trí tại những địa điểm khác nhau trên địa bàn xã hoặc cụm xã, nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho học sinh đi học. Tại mỗi điểm trường có một giáo viên chủnhiệm lớp đồng thời đảm nhận nhiệm vụ phụ trách điểm trường theo sự phân côngcủa hiệu trưởng.

Điều 16. Tổ chuyên môn

1.Giáo viên trường tiểu học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo khối lớp hoặcliên khối lớp. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ một đến hai tổ phó do hiệu trưởngcử.

2.Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau đây:

a.Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kếhoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và cácquy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệuquả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường;

c.Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên;

d.Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác.

3.Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần.

Điều 17. Tổ hành chính - quản trị

Cácnhân viên hành chính, quản trị, tài vụ, thư viện, y tế, bảo vệ và nhân viênkhác (được tổ chức thành tổ hành chính - quản trị) giúp hiệu trưởng thực hiệncác công tác phục vụ hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động khác của trườngtiểu học. Tổ có tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hiệu trưởng cử.

Điều 18. Hiệu trưởng

1.Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động củanhà trường, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường cônglập, bán công, công nhận đối với trường dân lập, theo đề nghị của Trưởng PhòngGiáo dục và Đào tạo .

Hiệutrưởng trường tiểu học được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá 2 nhiệmkỳ liên tục tại cùng một trường.

2.Hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất 5năm (không kể thời gian tập sự) ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn và được tínnhiệm về chính trị, đạo đức và chuyên môn, có năng lực quản lý trường học, cósức khoẻ.

3.Hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a.Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học;

b.Tổ chức bộ máy của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hànhchính - quản trị; thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trường;

c.Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghị với TrưởngPhòng Giáo dục và Đào tạo về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáoviên, nhân viên của trường; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên,nhân viên theo quy định của Nhà nước;

d.Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

đ.Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường;

e.Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; nhận họcsinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷluật học sinh; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách họcsinh lên lớp, ở lại lớp, danh sách học sinh được dự thi tốt nghiệp tiểu học;

g.Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trườnghọc; được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định.

Điều 19. Phó hiệu trưởng

1.Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng. Mỗi trường tiểu học có từmột đến hai phó hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm,công nhận theo đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo và của hiệu trưởng.

2.Phó hiệu trưởng phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất là 3 năm (khôngkể thời gian tập sự) ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn, được tín nhiệm vềchính trị, đạo đức, chuyên môn, có năng lực quản lý trường học, có sức khoẻ.

3.Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a.Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những việc được phân công;

b.Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quancủa nhà trường;

c.Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền.

d.Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trườnghọc; được hưởng các quyền lợi của phó hiệu trưởng theo quy định.

Điều 20. Giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh

Mỗitrường tiểu học có một giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong HồChí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh (Sau đây gọi là giáo viên tổng phụ tráchĐội). Giáo viên tổng phụ trách Đội có thể là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, cótrách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội vàcác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

TrưởngPhòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, công nhận giáo viên tổng phụ trách Đội theođề nghị của hiệu trưởng trường tiểu học,

Điều 21. Hội đồng giáo dục

1.Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho hiệu trưởng, do hiệu trưởng thành lậpvào đầu mỗi năm học và làm Chủ tịch. Thành viên của Hội đồng gồm: các phó hiệutrưởng, bí thư chi bộ Đảng, chủ tịch Công đoàn giáo dục, bí thư Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên tổng phụ trách Đội, các tổ trưởng chuyên môn,một số giáo viên lâu năm có kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục và trưởng ban đạidiện cha mẹ học sinh trường.

Khicần thiết, hiệu trưởng có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phươngtham dự các cuộc họp của Hội đồng giáo dục.

2.Hội đồng giáo dục tư vấn cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạyvà giáo dục; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của trường; xem xét và lậpdanh sách học sinh được đề nghị học trước tuổi hoặc học vượt lớp; tổng kết kinhnghiệm, sáng kiến của giáo viên; đề xuất các biện pháp cải tiến công tác của trường.

3.Hội đồng giáo dục họp ít nhất mỗi học kỳ một lần.

Điều 22. Các Hội đồng khác trong trường

1.Hội đồng thi đua và khen thưởng do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học vàlàm chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Chi bộĐảng, chủ tịch Công đoàn giáo dục, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,giáo viên tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm.

Hộiđồng thi đua và khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua họctập, đề nghị danh sách học sinh được khen thưởng.

Hộiđồng thi đua khen thưởng họp vào cuối mỗi học kỳ.

2.Ngoài Hội đồng nêu trên, khi cần thiết hiệu trưởng có thể thành lập các hộiđồng tư vấn khác. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồngnày do hiệu trưởng quyết định.

Điều 23. Tổ chức Đảng và đoàn thể trong trường tiểu học

1.Tổ chức Đảng trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật.

2.Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạtđộng trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật, nhằm giúp nhà trườngtrong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 24. Quản lý tài sản, tài chính

1.Việc quản lý tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của Nhà nước.Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường.

2.Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường phải tuân theo cácquy định về kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ của Bộ Tài chính và Liên Bộ Giáodục và Đào tạo và Tài chính.

Chương III

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 25. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học

1.Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.

2.Trường tiểu học thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáodục và Đào tạo quy định cho mỗi năm học.

3.Căn cứ vào kế hoạch dạy học và biên chế năm học, trường tiểu học xây dựng thờikhoá biểu cho trường mình. Thời khoá biểu phải ổn định, phù hợp với tâm sinh lýlứa tuổi, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh.

Trườngtiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo.

Việccho học sinh toàn trường tạm thời nghỉ học vì những lý do đặc biệt không đượcquy định trong biên chế năm học phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyệnquyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Điều 26. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

1.Sách giáo khoa tiểu học bao gồm sách bài học và sách bài tập theo danh mục đượcBộ Giáo dục và Đào tạo quy định để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhấttrong giảng dạy, học tập ở trường tiểu học và các cơ sở giáo dục tiểu học khác.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các tài liệu tham khảo được phép sửdụng trong trường tiểu học. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinhmua bất cứ loại tài liệu tham khảo nào.

Điều 27. Các hoạt động giáo dục

1.Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các mônhọc bắt buộc và tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượnggiáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khoá về khoa học,văn học, nghệ thuật, thể dục - thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện củahọc sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, thamquan, du lịch, giao lưu văn hoá; các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường;các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiệnphù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Điều 28. Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường

Hệthống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1.Đối với nhà trường:

Sổđăng bộ;

Sổtheo dõi Phổ cập giáo dục tiểu học;

Sổnghị quyết của nhà trường;

Sổkế hoạch công tác;

Sổkiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn;

Sổgọi tên và ghi điểm;

Họcbạ của học sinh;

Sổkhen thưởng, kỷ luật học sinh;

Sổquản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính;

Sổlưu trữ các văn bản, công văn.

2.Đối với giáo viên:

Sổchủ nhiệm;

Sổghi chép tổng hợp;

Sổdự giờ thăm lớp;

Bàisoạn.

Điều 29. Đánh giá học sinh

1.Trong quá trình học tập và rèn luyện học sinh thường xuyên được đánh giá, nhậnxét theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Việc đánh giá học sinh phải được thực hiện công khai, công bằng, khách quan,chính xác và toàn diện.

3. các cơ sở giáo dục tiểu họckhác, vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học, trường tiểu học được giao tráchnhiệm quản lý cơ sở giáo dục đó tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dụchọc sinh và xác nhận kết quả vào học bạ của mỗi học sinh.

4.Học sinh tiểu học thuộc mọi loại hình trường, lớp, nếu có đủ điều kiện quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có thể tham dự các kỳ thi học sinh giỏi lớp 5 ởđịa phương.

5.Học sinh của mọi loại hình trường, lớp đã học hết chương trình tiểu học, có đủđiều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được dự thi tốt nghiệp tiểuhọc và nếu trúng tuyển được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.

6.Việc ra đề kiểm tra, đề thi phải căn cứ vào các yêu cầu về nội dung và phươngpháp được thể hiện trong chương trình giáo dục tiểu học và được cụ thể hoátrong sách giáo khoa. Nội dung các đề thi tốt nghiệp tiểu học chỉ giới hạn ở chươngtrình giáo dục của lớp năm.

Điều 30. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường

1.Mỗi trường tiểu học có một phòng truyền thống nhằm lưu giữ những tài liệu, hiệnvật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường. Phòng truyềnthống là nơi giáo dục truyền thống, tinh thần đoàn kết của giáo viên, nhân viênvà học sinh của trường.

2.Mỗi trường tiểu học có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trườngmình và lấy ngày truyền thống đó để tổ chức Hội trường hàng năm hoặc một sốnăm.

3.Học sinh cũ của trường tiểu học có thể thành lập ban liên lạc để giữ gìn vàphát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; huy động các nguồn lực để giúp đỡnhà trường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Chương IV

GIÁO VIÊN

Điều 31. Giáo viên trường tiểu học

Giáoviên trường tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên dạy các môn học, giáo viêntổng phụ trách Đội.

Điều 32. Nhiệm vụ của giáo viên

1.Giáo viên dạy các môn học

Giáoviên dạy các môn học ở trường tiểu học có những nhiệm vụ sau đây:

a.Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạnbài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ,bỏ buổi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; quản lý học sinh trongcác hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổchuyên môn;

b.Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương;

c.Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng caochất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d.Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyết định củahiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của hiệutrưởng và của các cấp quản lý giáo dục;

đ.Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thươngyêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợiích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;

e.Chủ động phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng HồChí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạtđộng giảng dạy và giáo dục;

g.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.Giáo viên tổng phụ trách Đội

Giáoviên tổng phụ trách Đội là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác ĐộiThiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổchức các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường.

Điều 33. Quyền của giáo viên

Giáoviên tiểu học có những quyền sau đây:

1.Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục họcsinh;

2.Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sứckhoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

3.Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý nhà trường;

4.Được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo quy định khi được cử đi học để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ;

5.Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Trình độ chuẩn được đào tạo

1.Giáo viên tiểu học phải đạt trình độ chuẩn trung học sư phạm 9 +3 đối với vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trung học sư phạm 12 + 2 đốivới vùng còn lại.

2.Giáo viên tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này phải đượcnhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡngđạt trình độ chuẩn.

3.Giáo viên tiểu học có trình độ trên chuẩn được tạo điều kiện để phát huy tácdụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

4.Người tốt nghiệp trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa qua đàotạo sư phạm muốn trở thành giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụsư phạm tiểu học tại các trường, khoa sư phạm .

Điều 35. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên

1.Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đốivới học sinh.

2.Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với các hoạt động sưphạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của cán bộ, công chức nhà nước.

những nơi có điều kiện, giáoviên có thể mặc đồng phục hằng ngày khi tới trường hoặc một số ngày nhất địnhtrong tuần, trong tháng theo quyết định của hiệu trưởng trên cơ sở đề nghị củaHội đồng giáo dục nhà trường.

Điều 36. Các hành vi bị cấm đối với giáo viên

Giáoviên không được có những hành vi sau đây:

1.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp;

2.Gian lận trong tuyển sinh, thi cử và cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rènluyện của học sinh ;

3.Vi phạm quy định dạy thêm ngoài giờ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo;

4.Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp và khi tham giá các hoạt động giáo dục ởnhà trường.

Điều 37. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1.Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và cácdanh hiệu cao quý khác.

2.Giáo viên phạm khuyết điểm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theoquy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Chương V

HỌC SINH

Điều 38. Tuổi học sinh tiểu học

1.Tuổi của học sinh tiểu học là từ 6 đến 14 tuổi. Tuổi vào học lớp một là 6 tuổi

2.Trẻ em có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể học trước tuổi hoặchọc vượt lớp nếu được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trên cơ sở đềnghị của Hội đồng giáo dục nhà trường căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục vàĐào tạo. Số năm học trước tuổi và vượt lớp trong cả bậc tiểu học không được quámột năm. Trường hợp học trước tuổi và vượt lớp quá một năm học trong cả bậc họcphải được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt.

3.Trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em bịkhuyết tật, trẻ em kém phát triển về thể lực và trí tuệ, trẻ em bị thiệt thòi,học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp một ở tuổi cao hơn tuổi quyđịnh ở khoản 1 của Điều này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 39. Nhiệm vụ của học sinh tiểu học

Họcsinh tiểu học có những nhiệm vụ sau đây:

1.Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè;phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường;chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội;

2.Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu củathày giáo, cô giáo, của nhà trường;

3.Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;

4.Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường;giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội phù hợp với lứatuổi.

Điều 40. Quyền của học sinh tiểu học

Họcsinh tiểu học có những quyền sau đây:

1.Được vào học ở một trường tiểu học thuộc xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã) nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó cókhả năng tiếp nhận; được chuyển trường khi có lý do chính đáng;

Họcsinh các cơ sở giáo dục tiểu học khác được tiếp tục học tập ở một trường tiểuhọc nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

2.Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện; được bảo đảm những điềukiện tối thiểu về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớpvà tự học ở nhà;được cung cấp thông tin về việc học tập của mình; được sử dụngtrang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục-thể thao của nhà trường theo quy định;

3.Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ; được quyền khiếu nạivới nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thânmình;

4.Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, về thểdục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện theo quyđịnh;

5.Được nhận học bổng hoặc những khoản trợ cấp khác theo quy định đối với nhữnghọc sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh quá khó khăn về đời sốngvà những học sinh có năng lực đặc biệt;

6.Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh tiểu học

1.Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh tiểu học phải có văn hoá, phù hợp với đạođức và lối sống của lứa tuổi học sinh tiểu học.

2.Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với độ tuổivà thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Khi đi học, học sinhkhông được bôi son, đánh phấn; sơn móng tay, móng chân, đeo đồ trang sức.

Điều 42. Các hành vi bị cấm đối với học sinh

Họcsinh không được có những hành vi sau đây:

1.Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên nhàtrường ;

2.Gian lận trong khi thi và kiểm tra ;

3.Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy,các loại chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ;

4.Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội;

5.Hút thuốc, uống rượu, bia.

Điều 43. Khen thưởng và kỉ luật

1.Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấpquản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức:

Khentrước lớp sau mỗi tháng;

Tặngdanh hiệu và phần thưởng học sinh tiên tiến, học sinh xuất sắc;

Cấpgiấy chứng nhận, bằng khen nếu đạt kết quả trong các kỳ thi học sinh giỏi;

Cáchình thức khen thưởng khác.

2.Học sinh phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện có thể đượckhuyên răn hoặc trách phạt theo các hình thức:

Phêbình trước lớp;

Khiểntrách có thông báo với gia đình.

Chương VI

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ

Điều 44: Trường học

1.Địa điểm

Địađiểm đặt trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a.Độ dài đường đi của học sinh đến trường hoặc điểm trường trong khoảng1-2 km;riêng đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 3km. Nếu độ dài đường đi của học sinh đến trường vượt quá quy định trên, nhà trườngcần thoả thuận với cha mẹ học sinh để có biện pháp đưa học sinh đến trường vàđón học sinh về nhà thuận tiện, an toàn.

b.Môi trường xung quanh không tác động xấu tới việc giảng dạy, học tập và an toàncủa thày và trò.

2.Diện tích mặt bằng

Diệntích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh vàđặc điểm vùng với bình quân tối thiểu là 10 m 2/1 học sinh đối vớikhu vực nông thôn, miền núi và 6 m 2/1 học sinh đối với khu vựcthành phố, thị xã. Mẫu thiết kế trường tiểu học thực hiện theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo cho từng vùng.

3.Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào câyxanh) cao tối thiểu 1,5 m. Cổng trường và hàng rào bảo vệ phải bảo đảm yêu cầuan toàn, thẩm mỹ. Tại cổng chính của trường phải có biển trường ghi bằng chữto, trang nhã, dễ đọc, theo nội dung:

Góctrên bên trái

Dòngthứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh)

Dòngthứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

giữa: Ghi tên trường theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 5 của Điều lệ này.

Dướicùng ghi địa chỉ, số điện thoại của trường (nếu có).

4.Cơ cấu khối công trình

a.Khối phòng học: số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường.

b.Khối phòng phục vụ học tập:

Phònggiáo dục rèn luyện thể chất;

Phònggiáo dục nghệ thuật hoặc nhà đa năng;

Thưviện: kho sách, phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên ;

Phòngthiết bị giáo dục;

Phònghoạt động Đội.

c.Khối phòng Hành chính quản trị

Phònghiệu trưởng (đối với những trường có quy mô lớn cần thêm phòng phó hiệu trưởng);

Phònggiáo viên;

Vănphòng;

Phòngy tế học đường;

Kho;

Phòngthường trực, bảo vệ ở gần cổng trường.

d.Khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30 % diện tích mặt bằng của trường.Sân chơi phải bằng phẳng, có trồng hoa và cây bóng mát. Bãi tập thể dục có hốnhảy cao, nhảy xa đúng tiêu chuẩn và bảo đảm an toàn cho học sinh.

đ.Khu vệ sinh, khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước theo quy định chung của BộGiáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường tiểu học.

e.Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.

5.Đối với những trường hiện có, nếu chưa bảo đảm các yêu cầu theo quy định tạiĐiều này, thì hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cải tạo trường,lớp, báo cáo trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp huyện giải quyết.

Điều 45. Phòng học

1.Phòng học phải bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, đúng quy cách theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường tiểu học.

2.Trong phòng học có các thiết bị sau đây:

Bànghế học sinh theo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của từng lớp (đảm bảo 1 học sinh/ 1 chỗ ngồi) ;

01bàn, 01 ghế tựa cho giáo viên;

Bảngviết;

Bụcgiảng và bục kê bàn ghế của giáo viên;

Cóhệ thống đèn và hệ thống quạt (đối với những trường đã có điện lưới);

Cóhệ thống tủ tường (đối với những trường có đủ điều kiện);

Cácthiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu sắp đặt theo quy định vềvệ sinh trường tiểu học.

Điều 46. Thư viện

1.Thư viện trường tiểu học phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên vàhọc sinh; tổ chức cho học sinh, theo từng loại đối tượng, được thuê, mượn sáchgiáo khoa, góp phần bảo đảm tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập;tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường.

2.Mỗi trường tiểu học có một thư viện gồm: kho sách, phòng đọc cho học sinh,phòng đọc cho giáo viên; với đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết như tủ, giá(kệ) sách, hộp thư mục, bàn ghế.

Điều 47. Thiết bị giáo dục

1.Trường tiểu học phải được trang bị đủ thiết bị giáo dục; phải tổ chức quản lývà sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục theo đúng các yêu cầu về nộidung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.    

Chương VII

NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

Điều 48. Trách nhiệm của nhà trường với gia đình và Ban đại diệncha mẹ học sinh

1.Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và Banđại diện cha mẹ học sinh, để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thựchiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

2.Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức do cha, mẹ, người giám hộ của học sinhtrường tiểu học cử ra để thay mặt cho cha, mẹ, người giám hộ học sinh giảiquyết các mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả giáo dục.

3.Trường tiểu học có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diệncha mẹ học sinh của toàn trường:

a.Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, gồm từ 3 đến 5 thành viên, có nhiệm vụphối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để động viên các gia đình thực hiện tráchnhiệm và quyền của mình đối với việc học tập, rèn luyện của con em;

b.Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, gồm từ 5 đến 9 thành viên do các banđại diện cha mẹ học sinh lớp cử ra, có nhiệm vụ phối hợp với Hội đồng giáo dụctrường, Hội đồng giáo dục cấp xã để góp phần thực hiện các quan hệ phối hợp quyđịnh tại Điều 49 của Điều lệ này. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trườnglà thành viên của Hội đồng giáo dục trường.

Điều 49. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nhàtrường phải chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục cấp xã, ban đại diện cha mẹhọc sinh trường, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân có tâm huyết với sựnghiệp giáo dục trẻ em trong cộng đồng, nhằm:

Thốngnhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xãhội;

Huyđộng mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phongtrào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vậtchất, thiết bị giáo dục của nhà trường.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Hiển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.