• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/02/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 02/05/2024
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 04/2011/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 1 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định sản xuất rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1/01/clip_image001.gif" width="200" />ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả và chè an toàn;

Căn cứ Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 313/TTr-SNN ngày 24/12/2010,

QUYẾT ÐỊNH:

Ðiều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định sản xuất rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Huỳnh Đức Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH LÂM ĐỒNG                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Sản xuất rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND

ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

1/01/clip_image004.gif" width="223" />Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.

1. Phạm vi áp dụng: Quy định này quy định trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan nhà nước, tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP cho rau, quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả  là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Phụ lục 1).

2. Tổ chức chứng nhận VietGAP cho rau, quả (gọi tắt là Tổ chức chứng nhận) là tổ chức có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Điều 3. Phí chứng nhận VietGAP.

Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận VietGAP trả chi phí cho việc chứng nhận theo thoả thuận với Tổ chức chứng nhận. Chi phí đánh giá chứng nhận, thử nghiệm phải được thông báo công khai, minh bạch và bảo đảm không phân biệt đối xử.

Điều 4. Các thủ tục liên quan chứng nhận sản xuất rau quả an toàn.

1. Chỉ định tổ chức chứng nhận:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP (Phụ lục 2);

- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của đơn vị;

- Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận; bao gồm:

+ Văn bản quy định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong tổ chức;

+ Quy định về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng nhận VietGAP;

+ Quy định về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm;

+ Quy định về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận VietGAP;

+ Bản sao hợp lệ Hợp đồng và bằng cấp của nhân viên đánh giá có chuyên môn phù hợp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học) trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ đào tạo về VietGAP hoặc GAP tương đương và có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên;

- Mẫu giấy chứng nhận (Phụ lục 3);

- Kết quả hoạt động chứng nhận thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ;

c) Nơi nhận hồ sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.

2. Đăng ký chứng nhận sản xuất rau, quả theo VietGAP:

a) Thành phần hồ sơ:  

- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP (mẫu phụ lục 4). Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP có nhiều thành viên tham gia thì gửi kèm theo danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);

- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;

- Kết quả kiểm tra nội bộ hàng năm theo bảng kiểm tra đánh giá thực hiện theo phụ lục 4 kèm Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn và phải ghi chép rõ các sai lỗi và hành động khắc phục (nếu có);

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

c) Nơi nhận hồ sơ: Tổ chức chứng nhận.

3. Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP dựa trên kết quả của Tổ chức chứng nhận:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP theo mẫu (Phụ lục 5);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP;

- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập của đơn vị;

- Kết quả phân tích mẫu của các sản phẩm xin công bố.

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ;

c) Nơi nhận hồ sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.

4. Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP dựa trên kết quả đánh giá nội bộ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP theo mẫu (Phụ lục 5);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP;

- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập của đơn vị;

- Kết quả phân tích mẫu của các sản phẩm xin công bố;

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ;

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến;

- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê;

- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo của người lấy mẫu;

- Bản sao hợp lệ Chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ;

c) Nơi nhận hồ sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.

Điều 5. Kiểm tra, xử lý vi phạm.

1. Đối với nhà sản xuất:

a) Tổ chức Chứng nhận kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc duy trì thực hiện VietGAP của nhà sản xuất;

b) Kết quả kiểm tra giám sát là căn cứ để Tổ chức chứng nhận quyết định duy trì, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP.

2. Đối với Tổ chức chứng nhận:

a) Định kỳ 1 năm/lần hoặc đột xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận trong phạm vi tỉnh. Kiểm tra, giám sát được thực hiện tại Tổ chức chứng nhận và tại ít nhất 01 (một) nhà sản xuất được Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP;

b) Kết quả kiểm tra giám sát là căn cứ để Cơ quan chỉ định quyết định duy trì, cảnh cáo, hoặc thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức Chứng nhận.

Điều 6. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tham mưu đề xuất UBND tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng quy hoạch sản xuất và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung.

b) Hướng dẫn xây dựng tổ chức liên kết (tổ hợp tác, hợp tác xã,…) trong sản xuất rau, quả theo VietGAP.

c) Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, cấp, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận; giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ chức chứng nhận.

d) Tiếp nhận và ra thông báo tiếp nhận Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

đ) Định kỳ hàng tháng báo cáo danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP về Cục Trồng trọt.

e) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, bị cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP trong địa bàn tỉnh.

2. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế:

a) Tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trang trại sản xuất, sơ chế rau, quả trên địa bàn về điều kiện, thủ tục để cấp Giấy chứng nhận VietGAP;

b) Hướng dẫn các quy trình sản xuất rau an toàn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng vào sản xuất.

3. Tổ chức chứng nhận:

a) Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAP (kiểm tra, cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi chứng nhận VietGAP) cho các sản phẩm rau, quả đúng quy định, đảm bảo tính khách quan, công bằng;

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP;

c) Định kỳ hàng tháng báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng việc cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP và khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAP.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

a) Tuân thủ và thực hiện các quy định của nhà nước về sản xuất, sơ chế rau, quả theo VietGAP;

b) Chịu trách nhiệm thực hiện đúng thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận;

c) Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAP.

Điều 7. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân vi phạm các nội dung tại quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Điều khoản thi hành.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện quy định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Huỳnh Đức Hòa

 

 

PHỤ LỤC 1:

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT RAU

AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND

ngày 25  tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

1/01/clip_image005.gif" width="278" />1. Đánh giá và lựa chọn vùng trồng rau, quả.

Vùng trồng rau, quả theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch của Tỉnh. Khu vực trồng rau, quả phải cách xa các khu vực có thể gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý (cách xa khu dân cư, bệnh viện, bãi rác, nhà máy, nghĩa địa, khu giết mổ tập trung, khu công nghiệp…). Trước khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải tiến hành đánh giá các yếu tố trên. Bao gồm hiện trạng sử dụng đất của vùng sản xuất và vùng lân cận và lịch sử trước đó của vùng sản xuất.

Nếu khu vực sản xuất nằm trong khoảng cách ít hơn khoảng cách tối thiểu, nhà sản xuất phải xây dựng phương án khắc phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý. Nếu phương án do nhà sản xuất xây dựng đáp ứng được mục tiêu thì nhà sản xuất có thể sản xuất rau, quả theo VietGAP trên khu vực này. Nếu phương án do nhà sản xuất xây dựng không đáp ứng được mục tiêu thì nhà sản xuất không được sản xuất rau, quả theo VietGAP trên khu vực này. Phương án khắc phục phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Hồ sơ và biên bản đánh giá nguy cơ ô nhiễm.

b) Phương án khắc phục (nếu có) và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Giống và gốc ghép:

Trường hợp mua giống và gốc ghép phải mua tại các cơ sở đã công bố và được tiếp công bố tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm.

Trường hợp tự sản xuất giống và gốc ghép phải ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất áp dụng, thời gian, tên người xử lý, mục đích xử lý.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Trường hợp mua giống và gốc ghép: hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).

b) Trường hợp tự sản xuất giống và gốc ghép: hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất áp dụng, thời gian, tên người xử lý, mục đích xử lý.

3. Quản lý đất và giá thể.

Trước khi tiến hành sản xuất và định kỳ hàng năm tổ chức, cá nhân sản xuất phải tiến hành lấy mẫu đất để phân tích, đánh giá các nguy cơ về hóa học, sinh học, vật lý. Việc lấy mẫu phải do người lấy mẫu được cấp chứng chỉ của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp &PTNT cấp, mẫu phải được phân tích tại các phòng thí nghiệm được chỉ định.

Nếu mẫu đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định hiện hành của Nhà nước, tổ chức, cá nhân sản xuất tiến hành sản xuất bình thường; nếu mẫu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tổ chức, cá nhân sản xuất phải xây dựng biện pháp xử lý dưới sự tư vấn của người có chuyên môn. Nếu tiến hành biện pháp xử lý thành công, có thể tiếp tục tiến hành sản xuất.

Tổ chức, cá nhân sản xuất phải có biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn và thoái hóa đất.

Tổ chức, cá nhân sản xuất rau, quả an toàn không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng trồng rau, quả. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Biên bản lấy mẫu và kết quả phân tích, bản đánh giá cơ ô nhiễm về hóa học, sinh học, vật lý mẫu đất trước khi tiến hành sản xuất và định kỳ hàng năm.

b) Biện pháp xử lý và kết quả phân tích mẫu sau xử lý (nếu có)

c) Biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn và thoái hóa đất.

d) Biện pháp xử lý để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường trồng và sản phẩm trong trường hợp có chăn nuôi.

4. Phân bón và chất phụ gia.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia được phép sử dụng trên cây rau, quả, còn thời gian sử dụng và các loại phân bón này phải có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

- Đối với phân hữu cơ, phải được ủ hoai mục trước khi đưa vào sử dụng.

- Phải có khu tồn trữ phân bón và chất phụ gia; các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phối trộn, bón phân… phải được vệ sinh sau mỗi lần sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

- Sau từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).

b) Phương pháp xử lý các loại phân hữu cơ (trường hợp tự sản xuất)

c) Hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý phân hữu cơ các loại (trường hợp mua).

d) Hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).

đ) Bản đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh vật, vật lý từ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia có thể gây nhiễm bẩn lên sản phẩm, vùng sản xuất, nguồn nước.

5. Nước tưới.

- Trước khi tiến hành sản xuất và định kỳ hàng năm nhà sản xuất phải tiến hành lấy mẫu nước để phân tích, đánh giá các nguy cơ về hóa học, sinh học, vật lý. Việc lấy mẫu phải do người lấy mẫu được cấp chứng chỉ của Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT cấp, mẫu phải được phân tích tại các phòng thí nghiệm được chỉ định.

- Nếu mẫu đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định hiện hành của Nhà nước, nhà sản xuất tiến hành sản xuất bình thường; nếu mẫu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhà sản xuất phải xây dựng biện pháp xử lý dưới sự tư vấn của người có chuyên môn. Nếu tiến hành biện pháp xử lý thành công, có thể tiếp tục xử dụng nguồn nước tưới cho sản xuất. Nếu không xử lý, khắc phục được, nhà sản xuất phải thay bằng nguồn nước tưới khác.

- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước thải trong sản xuất rau, quả.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Biên bản lấy mẫu và kết quả phân tích, bản đánh giá cơ ô nhiễm về hóa học, sinh học, vật lý mẫu nước trước khi tiến hành sản xuất và định kỳ hàng năm.

b) Biện pháp xử lý và kết quả phân tích mẫu sau xử lý, hoặc nguồn nước thay thế (nếu có)

c) Bản đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh.

6. Bảo vệ thực vật và hóa chất (bao gồm cả chất kích thích sinh trưởng)

a) Khi mua thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất tổ chức, cá nhân sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP phải:

- Mua các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam và đăng ký sử dụng trên cây rau, quả; nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt với đầy đủ các thông tin cần thiết (tên thuốc, chủ trị, thành phần, nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn);

- Mua thuốc, hoá chất từ những cửa hàng, đại lý có giấy phép;

- Mua đúng loại thuốc, hoá chất cần mua và lượng cần sử dụng;

- Thuốc, hoá chất phải còn nguyên vỏ bao bì, không rò rỉ, rách nát;

- Thuốc, hoá chất sau khi mua phải được bảo quản tại kho, nơi cất giữ an toàn;

- Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật.

- Nhà kho để quản bảo thuốc, hoá chất phải được xây tại khu vực thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho;

- Lưu giữ hồ sơ các thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng và ngày sản xuất).

b) Khi sử dụng thuốc BVTV, hoá chất nhà sản xuất phải:

- Thuê người có chuyên môn (chuyên về BVTV) tập huấn cho người sử dụng thuốc về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, hoá chất hiệu chỉnh dụng cụ phun rải, phun xịt và các biện pháp đảm bảo an toàn;

- Trước khi phun rải thuốc, hoá chất người sử dụng phải đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn thuốc để kiểm tra thuốc có phù hợp với loại sâu, bệnh cần phòng trừ không, có phù hợp với cây rau, quả không, thời hạn sử dụng thuốc;

- Lựa chọn các loại bình phun xịt và vòi phun phù hợp và xác định đúng lượng nước thuốc trên đơn vị và diện tích cần phòng trừ;

- Chuẩn bị các dụng cụ đo lường để đong, đo thuốc và kiểm tra các thiết bị phun, rải có hoạt động tốt không bằng nước sạch;

- Nếu chuẩn bị vào đợt thu hoạch, phải tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật để lựa chọn loại thuốc có thời gian cách ly phù hợp;

- Người phun, rải thuốc, hoá chất phải mang đầy đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân: quần áo bảo hộ dài tay, găng tay, ủng, khẩu trang bảo vệ mũi, miệng;

- Kiểm tra điều kiện thời tiết, không phun thuốc khi có gió to, trời nắng, mưa hoặc chuẩn bị mưa để hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm cho cây trồng và lao động ở những khu vực xung quanh. Thời gian phun thuốc thích hợp nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát;

- Pha thuốc, hoá chất bằng nước sạch và đúng nồng độ;

- Phun rải thuốc, hoá chất đồng đều trên toàn bộ diện tích cần phun, tránh phun nhiều lần 1 khu vực hoặc bỏ sót không phun;

- Kiểm tra cây trồng vừa phun, rải thuốc, hoá chất để đánh giá kết qủa phun;

- Đảm bảo thời gian cách ly của thuốc khi thu hoạch rau, quả;

c) Sau mỗi lần phun, rải thuốc BVTV, hoá chất người sử dụng phải:

- Cắm biển báo tại các khu vực mới phun, rải thuốc, hoá chất;

- Vỏ bao bì chứa thuốc phải được tráng 3 lần bằng nước sạch, sau đó đổ lại vào bình bơm, sau đó đổ nước tráng và lượng thuốc còn thừa (nếu có) ở nơi quy định để không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, đất và sản phẩm;

- Rửa sạch các dụng cụ phun, rải thuốc ở khu vực cách xa nguồn nước, nước vệ sinh cần đổ ở nơi an toàn; sau đó cất vào kho;

- Vỏ bao bì sau khi làm sạch (không tái sử dụng), thùng chứa, thuốc hết hạn sử dụng hoặc bị cấm sử dụng phải bảo quản trong kho chờ xử lý và ghi chép trong sổ sách. Các loại thuốc chưa sử dụng phải bảo quản trong kho và đảm bảo còn nguyên vỏ bao bì gốc hoặc ghi đầy đủ thông tin về thuốc (tên, ngày hết hạn, đối tượng phòng trừ, hướng dẫn sử dụng…);

- Giặt quần áo bảo hộ sau khi phun, rải; tắm giặt sạch sẽ;

- Ghi chép lại quá trình sử dụng thuốc vào biểu mẫu (tên hóa chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng);

- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Thời gian cách ly từ khi phun lần cuối đến lúc thu hoạch phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.

- Không để hóa chất dạng lỏng trên giá phía trên các hóa chất dạng bột; Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác nên được lưu trữ riêng và sử dụng đảm bảo không gây ô nhiễm lên rau, quả.

- Nếu phát hiện dư lượng hóa chất quá mức tối đa cho phép, phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm rau, quả và xác định nguyên nhân ô nhiễm cũng như triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm, ghi chép rõ ràng trong hồ sơ lưu trữ.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Hồ sơ cần lưu trữ:

- Hồ sơ tập huấn hoặc chứng chỉ cho tổ chức, cá nhân, người lao động về hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn sử dụng;

- Hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM);

- Nhật ký, hồ sơ mua, sử dụng và xử lý thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất sử dụng trong quá trình canh tác;

- Hồ sơ kiểm tra kho hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ các hóa chất đã hết hạn sử dụng, bị cấm sử dụng;

- Kết quả phân tích mẫu rau, quả định kỳ để kiểm tra dư lượng hoá chất.

7. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển.

a) Thu hoạch:

- Các dụng cụ (giỏ, sọt, thúng,…) dùng để thu hoạch rau, quả phải được làm từ vật liệu không gây ô nhiễm cho sản phẩm, sạch sẽ, không có mùi lạ. Rau, quả sau khi thu hái phải để trong giỏ, sọt… không được để tiếp xúc với đất, không lèn, đè nén gây dập nát. Sau khi thu hoạch phải chuyển ngay về nơi sơ chế, bảo quản.

- Thiết bị, thùng chứa, vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hoá chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm;

- Trước khi tiến hành thu hoạch phải kiểm tra thời gian cách ly sau khi sử dụng hoá chất đã đủ chưa.

b) Bảo quản:

- Rau, quả bảo quản tại chỗ chờ sơ chế cần được bảo quản trong nhà bảo quản và bằng phương tiện phù hợp, không được để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất. Các dụng cụ bảo quản, đóng gói sản phẩm phải được làm bằng chất liệu không gây ô nhiễm và thường xuyên vệ sinh.

- Nhà bảo quản sản phẩm rau, quả phải được thiết kế đúng quy cách, xa các khu chứa hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, khu chăn thả gia súc, gia cầm và phải có hệ thống xử lý nước thải, rác thải nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm.

- Khu vực bảo quản phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; gia súc, gia cầm phải được cách ly khỏi khu vực bảo quản, sơ chế; nơi đặt bẫy, bả chuột phải được thông báo, ghi chú và có biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm các sinh vật lây nhiễm khác (ruồi, nhặng…)

- Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó.

- Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm có rào ngăn cách đảm bảo an toàn;

- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ bằng các loại hoá chất thích hợp, không gây ô nhiễm cho sản phẩm.

- Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch.

- Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo qui định.

- Người lao động phải được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.

- Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy.

- Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.

- Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý theo quy định.

c) Vận chuyển:

- Bao bì đựng rau, quả không được đặt trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm.

- Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản phẩm.

- Không vận chuyển rau, quả chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

- Phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng phương tiện vận chuyển.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Nhật ký, hồ sơ ghi chép về quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển (ngày thu hoạch, sản lượng, phương tiện bảo quản, vận chuyển, người thực hiện…);

b) Lịch vệ sinh kho bảo quản, thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển;

c) Biển báo hoặc sơ đồ báo hiệu nơi để bẫy chuột, côn trùng hoặc thuốc diệt các sinh vật lây nhiễm.

d) Hồ sơ tập huấn kiến thức và tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân.

8. Quản lý và xử lý chất thải.

- Sau khi trồng, bón phân, tỉa cành, phun, rải thuốc BVTV, hoá chất… phải thu gom hết các loại rác thải lại;

- Định kỳ hàng tháng phải làm vệ sinh vườn ruộng, kho chứa thuốc BVTV và hoá chất, kho bảo quản sản phẩm, thu gom rác thải, tàn dư thực, động vật;

- Rác và tàn dư phải phân loại để xử lý, tiêu huỷ phù hợp (tàn dư thực vật, động vật, sản phẩm hư, hỏng; rác thải của công nhân trong quá trình sinh hoạt, bao bì thuốc BVTV, phân bón, bao bì hạt giống, hoá chất…)

- Phải có hệ thống thoát nước thải.

Hồ sơ cần lưu trữ:

- Nhật ký ghi chép thông tin về thu gom và tiêu huỷ các loại rác thải (theo mẫu)

9. Người lao động.

a) An toàn lao động:

- Những người mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng gây nhiễm bẩn cho rau, quả phải nghỉ việc để điều trị tới khi khỏi hẳn mới được tiếp tục làm việc.

- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép.

- Tổ chức và cá nhân phải có các trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa người lao động bị nhiễm hóa chất đến bệnh viện gần nhất để điều trị; Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hóa chất.

b) Điều kiện làm việc:

- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.

- Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.

- Các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.

- Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.

c) Vệ sinh cá nhân:

- Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh cho người lao động và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh.

- Nhà vệ sinh phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, cách ly với khu sản xuất và phù hợp với số lượng người cùng giới theo quy định hiện hành.

d) Phúc lợi xã hội của người lao động:

- Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

- Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản.

- Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về lao động Việt Nam.

đ) Đào tạo:

- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.

- Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực: Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ; Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động; Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Hồ sơ người lao động (lý lịch cá nhân);

b) Hợp đồng lao động;

c) Hồ sơ ghi chép về tập huấn biện pháp quản lý an toàn lao động, vận hành máy móc (nếu có).

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về thuốc BVTV, phân bón, bán sản phẩm (theo các nội dung cụ thể theo các mục trên) và được lưu giữ tại cơ sở ít nhất 02 năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu;

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP, hàng năm phải tự kiểm tra hoặc thuê Kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ

- Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.

- Bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

- Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.

- Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người chế biến hoặc kinh doanh.

- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Hồ sơ kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu trữ hồ sơ;

b) Biện pháp khắc phục nều công tác lưu trữ hồ sơ chưa đạt yêu cầu;

c) Nhật ký ghi chép thời gian, nơi nhận (bên mua) sản phẩm và hồ sơ của từng lô sản phẩm (hồ sơ vị trí và mã số của lô sản xuất).

d) Hồ sơ thông báo, thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu (nếu có);

đ) Hồ sơ điều tra nguyên nhân chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, biện pháp xử lý;

e) Mẫu bao bì, thùng chứa sản phẩm.

11. Kiểm tra nội bộ.

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

- Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá và bảng kiểm tra đột xuất và định kỳ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Biên bản kiểm tra nội bộ hàng năm theo bảng kiểm tra đánh giá, có chữ ký cũa kiểm tra viên hoặc của đơn vị;

b) Biên bản kiểm tra đột xuất và định kỳ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Bản báo cáo tổng kết kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng.

12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.

- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.

Hồ sơ cần lưu trữ:

a) Mẫu đơn khiếu nại cho khách hàng;

b) Hồ sơ khiếu nại của khách hàng (bao gồm đơn khiếu nại, phương pháp và kết quả giải quyết khiếu nại).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN VIETGAP

 

TÊN ĐƠN VỊ                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                      

                                                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
  1/01/clip_image006.gif" width="219" />

 

 

 

         Số: ……………………..                                  ............, ngày    tháng   năm

GiẤy đĂng ký

hoẠt đỘng chỨng nhẬn VIETGAP

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

- Tên tổ chức:

- Địa chỉ liên lạc:

- Điện thoại:                 Fax:                     E-mail:

- Quyết định thành lập:

     Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và  chè an toàn, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau, quả và chè an toàn.

     Hồ sơ kèm theo:

- Bản sao quyết định thành lập.

- Bản kê khai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận.

- Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định tại điều 13 của quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Bao gồm:

+ Văn bản quy định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong tổ chức;

+ Quy định về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng nhận VietGAP;

+ Quy định về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm;

+ Quy định về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận VietGAP;

+ Bản sao Hợp đồng và bằng cấp của nhân viên đánh giá.

- Mẫu giấy chứng nhận.

- Một số giấy tờ khác có liên quan.

     Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng xem xét để chỉ định (tên đơn vị) được hoạt động chứng nhận VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế rau, quả và chè an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

     Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAP./.

 

Tên đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Đức Hòa

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.