• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/09/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 13/07/2009
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 126/1998/TTLT/BTC-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 1998

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh
các trường phổ thông dân tộc nội trú
và các trường dự bị đại học

Căn cứ Quyết định 1121/1997-QĐ-TTg ngày 28-12-1997 của Thủ tướng Chính phủ về "Học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập".

Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 29-04-1995 của Chính phủ về việc "Hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng".

Để kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/TT-LB ngày 28-8-1974 của Liên Bộ Giáo dục và Tài chính "Hướng dẫn thi hành chế độ chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở miền núi".

Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ tài chính đối với các trường dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư này là học sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Trung ương, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học.

 

II. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH

Học sinh đang học tại các trường trên được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

1. Học phí:

Học sinh thuộc đối tượng trên được miễn học phí và các loại lệ phí thu, tuyển sinh.

2. Học bổng:

- Học sinh thuộc đối tượng đang học tại các trường nêu trên được hưởng học bổng chính sách 120.000 đồng/tháng và được hưởng 12 tháng trong năm theo Điểm b Điều 1 Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23-12-1997 của Thủ tướng Chính phủ "Về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập".

- Trường hợp học sinh không được lên lớp (lưu ban) thì năm học lưu ban đó chỉ được hưởng 1/2 suất học bổng, đến năm thứ 3 vẫn không đạt yêu cầu học tập thì trả về địa phương. Mỗi học sinh chỉ được phép lưu ban 1 lần trong mỗi bậc học.

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học thuộc diện được hưởng học bổng chính sách, nhưng đồng thời cũng là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi theo Điều 66, Nghị định số 28/CP ngày 29-4-1995 của Chính phủ về việc "Hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng", thì chỉ được hưởng một chế độ với mức trợ cấp cao nhất.

3. Chế độ thưởng:

Học sinh nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả phân loại từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được Nhà trường thưởng một lần/năm như sau:

a. 120.000 đồng nếu đạt khá

b. 180.000 đồng nếu đạt giỏi

c. 240.000 đồng nếu đạt xuất sắc.

4. Trang cấp hiện vật:

Học sinh khi nhập trường nếu hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (có xác nhận của địa phương) được hỗ trợ bằng tiền để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như sau:

+ Chăn bông cá nhân

+ Màn cá nhân

+ áo bông

+ Chiếu cá nhân

+ Nilon đi mưa

+ Quần, áo dài tay (đồng phục)

Mức tiền tối đa được hỗ trợ 01 lần cho cả thời gian học trong trường là 360.000 đồng/học sinh.

5. Tiền tàu xe: Học sinh được cấp tiền tàu xe mỗi năm một lần (cả lượt đi và lượt về) để thăm gia đình vào dịp tết hoặc dịp nghỉ hè.

6. Hỗ trợ học phẩm: Hàng năm học sinh được hỗ trợ tiền học phẩm theo tiêu chuẩn từng bậc học như sau:

Số TT

Tên học phẩm

Đơn vị tính

Số lượng được cấp phát theo cấp học

 

 

 

Tiểu học

Phổ thông cơ sở

Phổ thông TH và dự bị đại học

1

Giấy trắng kẻ hoặc vở thếp đóng sẵn

Thếp

20

30

40

2

Cặp học sinh

Cái

1

1

1

3

Bút bi

Cái

18

20

24

4

Bút chì đen

Cái

2

2

3

5

Hộp chì màu

Hộp

1

1

1

6

Tẩy

Cái

1

1

1

7

Bộ com pa, thước đo độ

Bộ

1

1

1

8

Dao con hoặc kéo

Cái

1

1

1

9

Hồ dán

Lọ

2

2

2

10

Giấy mầu thủ công

Tờ

15

15

-

11

Bìa bọc đóng vở học sinh

Tờ

10

12

15

12

Thước kẻ

Cái

1

1

1

Tuỳ tình hình cụ thể nhà trường có thể cấp phát bằng hiện vật hoặc bằng tiền cho học sinh theo từng học kỳ trong năm học. Mức hỗ trợ tối đa được quy định như sau:

+ Tiểu học (cấp 1) 30.000 đồng/HS/năm học

+ Trung học cơ sở (cấp 2) 40.000 đồng/HS/năm học

+ Phổ thông trung học, dự bị đại học: 50.000 đồng/HS/năm học.

7. Sách giáo khoa: Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học. Trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả; hàng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung.

8. Chi cho ngày tết nguyên đán, tết dân tộc:

Nhà trường được tổ chức hai lần trong năm cho số học sinh của trường ở lại trường không về nhà trong dịp tết nguyên đán và tết cổ truyền của dân tộc với mức chi 10.000 đồng/học sinh/lần ở lại.

9. Chi hoạt động văn thể:

a. Mỗi lớp được cấp

1 tờ báo báo địa phương

1 tờ báo của thanh thiếu niên hoặc báo "Giáo dục và thời đại" hoặc tập san văn nghệ dành cho các dân tộc.

b. Chi các hoạt động câu lạc bộ vui chơi giải trí: các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động tuyên truyền và cổ động mang tính quần chúng của nhà trường (dự toán chi trong phạm vi 5% quỹ học bổng của học sinh).

10. Chi bảo vệ sức khoẻ:

+ Chi mua sổ khám sức khoẻ và tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho học sinh.

+ Chi mua bảo hiểm Y tế, mua thuốc thông thường cho học sinh đặt tại tủ thuốc của trường.

11. Chi tuyển sinh và thi tốt nghiệp:

Công tác tuyển sinh và thi kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp và chuyển trường v.v... thực hiện theo các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường được lập dự toán chi các khoản như sau:

+ Làm hồ sơ tuyển sinh, trúng tuyển và tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

+ Làm thẻ học sinh và phù hiệu cá nhân của học sinh.

12. Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt:

Nhà trường lập dự toán kinh phí chi về điện, nước cho học tập và sinh hoạt của học sinh như sau:

+ Điện thắp sáng: bình quân 25KW/tháng/học sinh theo giá điện quy định tại địa phương.

+ Nước sinh hoạt: bình quân 4 m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương.

Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước thì nhà trường được chi để mua đèn dầu thắp sáng, chi dùng cho việc lắp máy nước hoặc đào giếng. Không cấp phát tiền điện, nước cho từng cá nhân.

13. Chi nhà ăn tập thể: Hàng năm nhà trường được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể với mức 15.000đồng/học sinh/năm.

14. Các quy định khác:

+ Đối với học sinh không được học tiếp tại trường do không tốt nghiệp, bị kỷ luật buộc thôi học, thôi học do ốm đau dài hạn thực hiện theo quy chế hiện hạnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp quy định trong Thông tư này.

+ Trường hợp bị tạm giam thì trong thời gian bị tạm giam không được hưởng học bổng.

+ Học sinh nghỉ học để chữa bệnh vẫn được hưởng học bổng nhưng tối đa không quá ba tháng. Trong trường hợp học sinh phải trả về gia đình thì được thanh toán tiền tầu xe kể cả người đi theo phục vụ.

 

III- CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

1. Công tác lập dự toán:

Các trường phổ thông dân tộc nội trú ở các huyện, tỉnh, Trung ương và dự bị đại học lập dự toán chi hàng năm theo Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18-7-1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.

2. Công tác kế toán và quyết toán:

Các trường phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học thực hiện đúng Nghị định số 87/CP ngày 19-12-1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 02-11-1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống kế toán Hành chính Sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.

3. Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính:

+ Các trường thực hiện chế độ tài chính công khai, thường xuyên tổ chức tự kiểm tra sổ sách kế toán và việc sử dụng kinh phí trong trường.

+ Cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của trường phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra định kỳ và duyệt quyết toán của trường theo các quy định hiện hành.

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Kinh phí chi cho học sinh các trường dân tộc nội trú, dự bị đại học được tính trong ngân sách chi giáo dục - đào tạo hàng năm.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-1998 và thay thế cho Thông tư số 30/TT-LB ngày 28-8-1974 của Liên Bộ Giáo dục và Tài chính. Riêng chế độ học bổng của học sinh dân tộc nội trú và dự bị đại học theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23-12-1997 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện từ 1-1-1998.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Thị Kim Ngân

Lê Vũ Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.