• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/02/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 10/01/2011
BỘ NỘI VỤ
Số: 01/2004/TT-BNV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 1 năm 2004

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP

ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định

về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

____________

 

Thi hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm2003 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý hội (sau đây gọi tắt làNghị định), Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. Về phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh gồm: hội, liên hiệp hội, hội liên hiệp, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ và hội có tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội) có tư cách pháp nhân, có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh; trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

II. Số lượng thành viên ban vận động thành lập hội, hồ sơ thành lập ban vận động, công nhận ban vận động thành lập hội và nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội

1. Muốn thành lập hội những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội.

Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:

a) Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất 10 thành viên;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất 5thành viên;

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã có ít nhất3 thành viên;

d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động trong cả nước có ít nhất 5 thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 3 thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

2. Hồ sơ thành lập ban vận động thành lập hội gồm:

a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn.

3. Việc công nhận ban vận động thành lập hội:

a) Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh, do Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận;

b) Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, do Sở, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Sở) quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận;

c) Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định công nhận.

4. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội:

a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;

b) Chuẩn bị hồ sơ thành lập hội theo quy định tại Điều 8 của Nghị định.

Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ đến:

- Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cảnước hoặc liên tỉnh;

- Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã.

Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban chấp hành của hội.

III. Số lượng người đăng ký tham gia thành lập hội

1. Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.

2. Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 50chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.

3. Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất 20 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.

4. Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất 10 chữ ký (đơn xin tham gia) của công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.

5. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện của các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, cóphạm vi hoạt động trong cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định, xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

IV. Việc phê duyệt điều lệ hội

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đại hội,ban lãnh đạo hội gửi báo cáo theo quy định tại Điều 13 Nghị định và vănbản đề nghị phê duyệt điều lệ hội, đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định:

a) Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trongcả nước hoặc liên tỉnh;

b) Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã.

2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được báo cáotheo quy định tại Điều 13 Nghị định và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ của hội, căn cứ vào quy định pháp luật, nội dung của dự thảo điều lệ hội, ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định quyết định phê duyệt điều lệ.

Trường hợp điều lệ hội có điểm trái với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội theo đúng quy định hiện hành.

V. Tổ chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác hội và kinh phí hoạt động

1. Tổ chức hội do điều lệ hội quy định.

2. Nhân sự làm việc tại cơ quan thường trực của hội do hội tự quyết định. Tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với nhân sự làm việc tại cơ quan thường trực hội thực hiện theo quy định của hội, do nguồn kinh phí của hội chi trả. Đối với cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tiền lương và các chế độ chính sách khác thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Kinh phí hoạt động của hội thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo. Trong trường hợp hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước cho hội được thực hiện theo Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội -nghề nghiệp đối với hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước.

VI. Việc kết nạp hội viên liên kết và hội viên danh dự

1. Đối với hiệp hội của các tổ chức kinh tế được kết nạp hội viên liên kết là những doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).

2. Các hội (trừ các hiệp hội của các tổ chức kinh tế) chỉ được kết nạp hội viên liên kết và hội viên danh dự là công dân và tổ chức của Việt Nam. Quyền, nghĩa vụ của hội viên liên kết và hội viêndanh dự do điểu lệ hội quy định.

VII. Về việc đặt văn phòng đại diện, thay đổi địachỉ nơi đặt trụ sở và thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội

1. Việc đặt văn phòng đại diện.

Đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước khiđặt văn phòng đại diện ở địa phương khác phải xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện. Đơn xin phép nêu rõ:

a) Sự cần thiết đặt văn phòng đại diện;

b) Số hội viên của hội tập hợp tại địa phương đó và các hoạt động chính;

c) Nơi đặt trụ sở (địa điểm, điện thoại, fax...).

Sau khi được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh vềviệc cho phép đặt văn phòng đại diện, hội phải báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.

2. Khi thay đổi trụ sở làm việc của hội và thay đổi chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký hoặc các chức danh tương đương, lãnh đạo hội phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh, lãnh đạo hội gửi văn bản đến Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.

b) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, lãnh đạo hội gửi văn bản đến Sở Nội vụ và Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.

c) Đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, lãnh đạo hội gửi văn bản báo cáo đến Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân huyện.

Báo cáo về việc thay đổi trụ sở phải nêu rõ nơi đặt trụ sở (địa điểm, điện thoại, fax).

Báo cáo của hội về thay đổi chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký hoặc chức danh tương đương, gửi kèm theo nghị quyết về việc bầu các chức danh trên và lý lịch của người lãnh đạo mới.

VIII. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế

Ngoài các quyền được quy định tại Điều 22 của Nghị định, hiệp hội các tổ chức kinh tế còn có quyền và trách nhiệm sau:

1. Làm đầu mối phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, thúc đẩy liên doanh, liên kết, cùng có lợi;

2. Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên trong việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại;

3. Bảo vệ quyển lợi hợp pháp của các hội viên trong tranh chấp thương mại và hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên.

IX. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội

1. Việc chia tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội được thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự.

2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định,trong thời gian 12 tháng liên tục mà không có những hoạt động như: họp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực theo quy định điều lệ hội và tổ chức các hoạt động khác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định quyết định giải thể.

3. Việc chia, tách; hợp nhất; sáp nhập hội phải được đưa ra thảo luận trong ban chấp hành để trình đại hội quyết định. Sau khi có nghị quyết của đại hội về việc chia, tách; hợp nhất; sáp nhập hội, ban chấp hành hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định quyết định. Việc lập hội mới sau khi đã có nghị quyết chia, tách; hợp nhất; sáp nhập được nghị quyết đại hội của hội thông qua, thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định.

4. Việc đổi tên hội phải được đưa ra thảo luận trongban chấp hành để trình đại hội của hội. Sau khi có nghị quyết của đại hội về việc đổi tên hội, ban lãnh đạo hội gửi tờ trình, nghị quyết về việc đổi tên và dự thảo điều lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định xem xét quyết định.

X. Xử lý vi phạm

1. Đối với người đại diện hội và ban lãnh đạo hộicố tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ theo quy định tại điều lệ hội.

Trong thời gian 12 tháng kể từ khi hết nhiệm kỳ đại hội,nếu hội không tiến hành đại hội, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định có văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội. Trong thời gian 6 tháng kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội mà người đại diện hội, ban lãnh đạo hội không tổ chức đại hội thìcơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định, quyết định xử lý bằng các biện pháp:

a) Đình chỉ điều hành hội của người đại diện hội và cử thành viên trong ban lãnh đạo hội tạm thời điều hành các hoạt động của hội cho đến khi bầu được ban chấp hành mới;

b) Tổ chức họp ban chấp hành yêu cầu cử ban trù bị tổ chức đại hội. Nếu hội vẫn không tổ chức họp được ban chấp hành thì hội bị giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định.

2. Trường hợp thành lập tổ chức pháp nhân trực thuộc hội không đúng thẩm quyền.

Việc lập tổ chức pháp nhân trực thuộc hội không đúng thẩm quyền thì người đại diện hội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật,cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định yêu cầu hội ra quyết định giải thể và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuhồi con dấu.

3. Việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ hội phải báo cáo:

a) Hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh báo cáo với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh báo cáo Sở Nội vụ và Sở thuộc Uỷ ban nhân dân quản lý ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động;

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã báo cáo với Bộ Nội vụ và Uỷ ban nhân dân huyện.

Việc tổ chức đại hội mà không báo cáo, theo quyếtđịnh cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định yêu cầu hội đình chỉ việc tổ chức đại hội hoặc không phê duyệt điều lệ mà đại hội thông qua.

4. Việc xử lý kỷ luật đối với người đại diện hội vàban lãnh đạo hội do hội quyết định theo quy định của điểu lệ hội và phápluật, sau đó gửi báo cáo tới Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động đối với hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;

Sở Nội vụ và Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước lĩnh vực hội hoạt động đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh; Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân huyện đối với hội có phạm vi hoạt động huyện, xã.

XI. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hội

1. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhànước đối với hội, phối hợp với các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hội theo quy định tại Điều 32 Nghị định và có trách nhiệm:

a) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lýký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của hội theo quy định của Nghị định 20/2002/NĐ-CP ngày 20/2/2002 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp;

b) Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động khi cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên; giải thể và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Điều 33 Nghị định có trách nhiệm:

a) Tạo điều kiện để hội thành lập đúng pháp luật;

b) Tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ phù hợp với điều kiện và khả năng của hội;

c) Hướng dẫn hội hoạt động đúng các quy định của Bộ;

d) Hướng dẫn Sở, ban, ngành, địa phương trong việc quản lý các hoạt động của hội thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:

a) Tạo điều kiện giúp hội hoạt động có hiệu quả, khuyến khích các hoạt động của hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Tạo điều kiện để hội tham gia vào quá trình xã hội hoá các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, xem xét tạo điều kiện để hội tham gia một số dịch vụ công mà hội có điều kiện và khả năng thực hiện;

c) Đối với các hội mới thành lập hoặc còn gặp nhiều khó khăn, Uỷ ban nhân dân các cấp có điều kiện giúp hội ổn định hoạt động.

4. Sở Nội vụ có trách nhiệm:

a) Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc theo dõi quản lý hội ở địa phương; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của hội; phối hợp với các ngành hữu quan tạo điều kiện giúp hội hoạt động có hiệu quả;

b) Lấy ý kiến bằng văn bản của Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã làm cơ sở để thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên; giải thể và phê duyệt điều lệ.

Tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội trong tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ.

XII. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ bannhân dân các tỉnh và các hội có trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Quang Trung

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.