• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/03/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 15/08/2019
BỘ XÂY DỰNG-BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Số: 02/2002/TTLT/BXD-BTCCBCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuyên Quang, ngày 8 tháng 3 năm 2002

THÔNGTƯ LIÊN TỊCH

Hướngdẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

 

Căn cứNghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xâydựng;

Căn cứNghị định số 181/CP ngày 09/11/1994 của Chính phủ quy định về chứcnăng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ;

Căn cứNghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phânloại đô thị và cấp quản lý đô thị;

Bộ Xâydựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc phân loạiđô thị và cấp quản lý đô thị như sau:

 

I. QUYĐỊNH CHUNG

1. Đô thị.

Đô thị làmột khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện:

1.1. Về cấpquản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩmquyền quyết định thành lập;

1.2. Vềtrình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

Là trung tâmtổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trựcthuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện;

Đối với khuvực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tốithiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động củadân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xâydựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mậtđộ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km2.

Đối với cáctrường hợp đặc biệt nêu tại Điều 14 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị (sau đâygọi tắt là Nghị định số 72/2001/NĐ-CP) thì các tiêu chuẩn phân loại đô thị cóthể thấp hơn.

2. Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị.

Khi lập đềán phân loại đô thị, cần xác định các yếu tố cấu thành một đô thị như sau:

2.1. Yếu tố1: Chức năng của đô thị.

Các chỉ tiêuthể hiện chức năng của một đô thị gồm:

a) Vị trícủa đô thị trong hệ thống đô thị cả nước:

Vị trí củamột đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thịvà phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp Quốc gia; đô thị -trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh; đô thị - trung tâmcấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căncứ vào Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị, khu dân cư nông thôn trênđịa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

Ngoài ra,theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyênngành của một hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năngtổng hợp về nhiều mặt như: hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinhtế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹthuật, v.v... Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi có một vàichức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyếtđịnh tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch,đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo; đô thị cảng,v.v.... Trong thực tế, một đôthị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh, nhưng có thể chỉlà trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc củacả nước.

Phương phápđơn giản để xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thị trong mộthệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hóa tính theo công thức sau:

E =

Eij

:

Ni

(1)

EJ

N

 

Trong đó:

CE:Chỉ số chuyên môn hóa (nếu CE > 1 thì đô thị đó là trungtâm chuyên ngành của ngành i);

Ei:Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j;

Ej:Tổng số lao động các ngành làm việc ởđô thị j;

Ni:Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét;

N: Tổng sốlao động trong hệ thống đô thị xét.

Trong trườnghợp không có đủ số liệu để tính toán chỉ số chuyên môn hóa CE, thìtính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch chung được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt.

b) Các chỉtiêu kinh tế - xã hội của đô thị

Các chỉ tiêukinh tế - xã hội chủ yếu của đô thị - trung tâm gồm:

Tổng thungân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm không kể thu ngân sách của trung ương trênđịa bàn và ngân sách cấp trên cấp);

Thu nhậpbình quân đầu người GNP/người/năm;

Cân đối thu,chi ngân sách (chi thường xuyên);

Mức tăng trưởngkinh tế trung bình năm (%);

Mức tăng dânsố trung bình hàng năm (%);

Tỷ lệ các hộnghèo (%);

2.2. Yếu tố2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động.

Lao động phinông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã,thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giaothông vận tải, bưu điện thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, dulịch, khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tàichính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngànhsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá đượctính là lao động phi nông nghiệp).

Tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau:

K =

E0

x 100

(2)

E1

 

Trong đó:

K: Tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp của đô thị (%)

E0:Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn(người);

Et:Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã vàthị trấn).

2.3. Yếu tố3: Cơ sở hạ tầng đô thị.

sởhạ tầng đô thị bao gồm:

Cơ sở hạtầng xã hội: nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉdưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao,công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác.

Cơ sở hạtầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thôngtin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị.

Cơ sở hạtầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ sở hạtầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt đượctiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kếquy hoạch xây dựng đô thị.

Cơ sở hạtầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ sở hạ tầngxã hội và kỹ thuật đồ thị đều đước xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêuchuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quyhoạch xây dựng đô thị.

Các chỉ tiêucơ sở hạ tầng của từng loại đô thị được xác định trong khu vực nội thành phố,nội thị xã và thị trấn trên cơ sở Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thịđược ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và theo các Bảng3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tưnày.

2.4. Yếu tố4: Quy mô dân số đô thị.

Quy mô dânsố đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (Nt) và số dân tạm trú trên6 tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.

Đối vớithành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nộithành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn.

Dân số tạmtrú quy về dân số đô thị được tính theo công thức sau:

N0 =

2Nt x m

(3)

365

 

Trong đó: N0:Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người);

Nt:Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người);

m: Số ngàytạm trú trung bình của một khách (ngày).

2.5. Yếu tố5: Mật độ dân số.

Mật độ dânsố là chỉ tiêu phản ảnh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trêncơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.

Mật độ dânsố được xác định theo công thức sau:

D =

N

 

(4)

S

 

Trong đó:

D: Mật độdân số (người/km2);

N: Dân số đôthị (N = N1 + N0);

S: Diện tíchđất đô thị (km2).

Đất đô thịlà đất nội thành phố và nội thị xã.

Đối với cácthị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xâydựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp.

3. Thànhlập mới đô thị.

3.1. Việcthành lập mới đô thị áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Một khudân cư hoặc một đô thị mới được đầu tư xây dựng đã đảm bảo được các yếu tố cơbản phân loại đô thị theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP.

b) Đô thịhình thành trên cơ sở tách, nhập, giải thể đô thị và các đơn vị hành chính cóliên quan.

3.2. Trìnhtự thành lập mới đô thị:

Trình tựthành lập mới đô thị thực hiện theo các bước sau:

a) Bước 1:Lập, xét duyệt quy hoạch chung đô thị dự kiến thành lập mới.

Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu thành lập mới đô thịtổ chức lập quy hoạch chung đô thị dự kiến thành lập mới trình cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật.

b) Bước 2:Lập đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận vềviệc xếp loại đô thị.

Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu thành lập mới đô thịtổ chức lập đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩmđịnh, trên cơ sở đó có văn bản thỏa thuận về xếp loại đô thị dự kiến thành lậpmới.

c) Bước 3:Lập hồ sơ đề án xin thành lập đô thị mới.

Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu xin thành lập mới đôthị có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề án trình Chính phủ (qua Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để thẩm định) xem xét quyết định với nội dung như sau:

Tờ trình củaUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin Chính phủ cho thànhlập mới đô thị;

Đề án thànhlập mới đô thị với nội dung sau:

Lý do và sựcần thiết thành lập mới đô thị;

Phân tíchcác yếu tố cơ bản phân loại đô thị;

Tóm tắt nộidung quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xétduyệt;

Phương ántách, nhập, giải thể hoặc điều chỉnh địa giới hành chính và đơn vị hành chínhcó liên quan đến việc thành lập mới đô thị bao gồm thuyết minh và hai bản đồcùng một tỷ lệ được sao chụp từ "Bản đồ 364/CT có tỷ lệ 1/2000 đến1/50.000" được lập theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 củaChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giảiquyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, hoặc in ra từ"Bản đồ 364/CT" dạng số gồm: một bản đồ thể hiện đường địa giới hànhchính hiện trạng của các đơn vị hành chính cấp xã (nếu là cấp huyện thì phảithể hiện thêm đường địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã); một bản đồ thểhiện đường địa giới hành chính dự kiến sẽ được thành lập mới, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới theo đề án trình;

Kiến nghị vàtổ chức thực hiện;

Các bản vẽ,phụ lục và biểu bảng minh họa kèm theo;

Các văn bảnxét duyệt đề án thành lập mới đô thị có liên quan gồm:

Tờ trìnhChính phủ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

Nghị quyếtvà trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

Tờ trình củaUỷ ban nhân dân cấp huyện gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

Nghị quyếtvà trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện;

Tờ trình củaUỷ ban nhân dân cấp xã gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

Nghị quyếtvà trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã;

Bản tổng hợpý kiến nhân dân;

Ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý kiến trúc quyhoạch cấp tỉnh (Kiến trúc sư trưởng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh, Sở Xây dựng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại) vàBan Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

Ý kiến thẩm định của Bộ Xâydựng về quy hoạch chung và tiêu chuẩn phân loại đô thị đối với trường hợp dựkiến là đô thị từ loại IV trở lên;

Ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương khác có liênquan (nếu xét thấy cần thiết).

d) Bước 4:Quyết định công nhận loại đô thị thành lập mới.

Căn cứ quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập mới đô thị, Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có nhu cầu xin thànhlập mới đô thị) có trách nhiệm chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ xin phân loạiđô thị để quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định công nhận loại đô thị.

4. Phânchia khu vực nội thành, nội thị và vùng ngoại thành, ngoại thị

Thành phố đượcchia thành nội thành và vùng ngoại thành. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương,khu vực nội thành được chia thành quận và quận được chia thành phường; khu vựcngoại thành được chia thành huyện và huyện được chia thành xã, thị trấn. Ngoàira, trong thành phố trực thuộc Trung ương còn có thị xã. Đối với thành phố trựcthuộc tỉnh, nội thành được chia thành phường và vùng ngoại thành được chiathành xã: Thị xã được chia thành nội thị và vùng ngoại thị Nội thị được chiathành phường và vùng ngoại thị được chia thành xã.

Thị trấnkhông có vùng ngoại thị trấn.

5. Chứcnăng và quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị.

5.1. Việcxác định và điều chỉnh ranh giới vùng ngoại thành, ngoại thị của các thành phố,thị xã phải căn cứ vào các chức năng và các yếu tố cơ bản hình thành vùng ngoạithành, ngoại thị được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP vàphải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định:

Tùy thuộcvào tính chất, quy mô, loại đô thị và đặc điểm hiện trạng, điều kiện tự nhiêncủa các vùng kề cận, vùng ngoại thành, ngoại thị của một thành phố, thị xãkhông nhất thiết phải có đầy đủ tất cả các chức năng theo quy định.

5.2. Trên cơsở ranh giới vùng ngoại thành, ngoại thị được xác định, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lập và xét duyệt quyhoạch xây dựng vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm xác định những vùng đất dự trữđể mở rộng và phát triển đô thị, bố trí các trung tâm chuyên ngành, các cơ sởnghỉ ngơi, các khu tham quan du lịch, vành đai xanh, công viên rừngbảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.

Quy hoạchxây dựng vùng ngoại thành, ngoại thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch chungxây dựng đô thị, nông thôn có liên quan, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêuchuẩn, quy phạm và các quy định lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng của Nhà nước.

II. PHÂNLOẠI ĐÔ THỊ

1. Trình tự,nội dung phân loại dô thị.

Khi có nhucầu xếp loại đô thị, nâng loại đô thị hoặc điều chỉnh loại đô thị, Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu lập hồ sơ đề ánphân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt:

1.1. Đối vớicác đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, việc phân loại đô thị được tiến hànhnhư sau:

a) Trườnghợp đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương thì Uỷ ban nhân dân thành phốgiao cho cơ quan quản lý kiến trúc - quy hoạch thành phố chủ trì lập hồ sơ, đềán phân loại đô thị trình Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Uỷ ban nhândân thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và trình Hội đồng nhân dân thành phốthông qua đề án phân loại đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Chính phủ hoặcThủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số72/2001/NĐ-CP.

Bộ Xây dựngtổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ xem xét quyết định công nhận loại đô thị.

b) Trườnghợp đô thị là thành phố thuộc tỉnh, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Uỷ bannhân dân thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loạiđô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhândân tỉnh.

Cơ quan quảnlý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị và hướngdẫn Uỷ ban nhân dân thành phố trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Uỷ ban nhândân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua bằng Nghị quyết trướckhi trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Xây dựngtổ chức thẩm định đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết địnhcông nhận loại đô thị.

1.2. Đối vớicác đô thị loại III và loại IV, việc phân loại đô thị được tiến hànhnhư sau: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người có nhucầu xin xếp loại đô thị giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã hoặc huyện lập đề ánphân loại đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ quan quản lý kiến trúcquy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùngcấp thông qua đề án phân loại đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Bộ Xâydựng.

Bộ Xây dựngtổ chức thẩm định đề án trước khi quyết định công nhận loại đô thị.

1.3. Đối vớicác đô thị loại V, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:

Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, nơicó nhu cầu xếp loại đô thị lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị trìnhHội đồng nhân dân huyện thông qua bằng Nghị quyết trước khi trình Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạchcấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trình Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định công nhận loại đô thị.

1.4. Đối vớicác đô thị thành lập mới, việc công nhận phân loại đô thị được tiến hành saukhi đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo trìnhtự, nội dung nêu tại các mục 3.1, 3.2 khoản 3 Phần II Thôngtư này.

Trước khitrình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập mới đô thị, cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị phải kiểm tra, thẩmđịnh các tiêu chuẩn phân loại đô thị và có ý kiến chính thức bằng văn bản vềloại đô thị dự kiến xếp loại.

2. Phươngpháp đánh giá, xếp loại đô thị.

2.1. Căn cứđánh giá và xếp loại đô thị: Việc đánh giá xếp loại đô thị phải căn cứ vào tiêuchuẩn phân loại đô thị quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP; hiện trạng pháttriển đô thị; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị vàcác văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2.2. Phươngpháp đánh giá, xếp loại đô thị.

a) Phươngpháp đối chiếu, so sánh:

Trên cơ sởhiện trạng các chỉ tiêu thuộc các yếu tố cơ bản đô thị, đối chiếu so sánh chúngvới các chỉ tiêu tối thiểu quy định cho mỗi loại đô thị nêu tại các Điều 8, 9,10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, tiến hành đánh giáxếp loại cho đô thị theo nguyên tắc các yếu tố cấu thành đô thị xét xếp loạiphải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định.

Khi đánh giánếu có một số chỉ tiêu cấu thành yếu tố phân loại đô thị thấp hơn 70% so vớiquy định, thì phải xem xét thêm triển vọng phát triển của đô thi đó trong nộidung quy hoạch xây dựng đợt đầu (giai đoạn 5 năm trước mắt) cùng với các biệnpháp có tính khả thi cao, có khả năng khắc phục được những tồn tại, yếu kém củađô thị về các mặt đó để quyết định xếp loại.

b) Phươngpháp tính điểm:

Việc đánhgiá, xếp loại đô thị có thể được thực hiện theo phương pháp tính điểm. Tùy theomức độ và tầm quan trọng khác nhau, các tiêu chuẩn phân loại đô thị được xácđịnh một tỷ trọng tương ứng với số điểm để đánh giá, xếp loại đô thị:

Tiêu chuẩn1: Chức năng đô thị chiếm tỷ trọng là 25% gồm 2 nhóm chỉ tiêu là vị trí (cấpquản lý hành chính tính chất, phạm vi ảnh hưởng) và các chỉ tiêu kinh tế xãhội, tương đương 25 điểm.

Tiêu chuẩn2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 20%, tương đương 20 điểm.

Tiêu chuẩn3: Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật chiếm tỷ trọng30%, tương đương 30 điểm.

Tiêu chuẩn4: Quy mô dân số đô thị chiếm tỷ trọng 15%, tương đương 15 điểm.

Tiêu chuẩn5: Mật độ dân cư chiếm tỷ trọng 10%, tương đương 10 điểm:

Các yếu tố,chỉ tiêu chi tiết thuộc các nhóm tiêu chuẩn trên cũng được quy về các thangđiểm. Như vậy, tổng cộng số điểm cao nhất là 100 điểm. Trường hợp đô thị chỉđạt được các chỉ tiêu tối thiểu so với quy định, thì tổng số điểm là 70. Nhưvậy, khi đánh giá xếp loại một đô thị, nếu như đô thị đó có các yếu tố đạt đượctừ 70 điểm trở lên thì có thể được xét, công nhận là loại đô thị dự kiến.

Để thuậntiện cho việc đánh giá xếp loại đô thị, các cơ quan lập, thẩm định đề án có thểsử dụng phương pháp đánh giá riêng biệt theo từng yếu tố trên cơ sở các Bảng3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tưnày trước khi đánh giá tổng hợp các yếu tố phân loại đô thị.

3. Hồ sơtrình duyệt đề án phân loại đô thị

Hồ sơ trìnhduyệt đề án phân loại đô thị gồm:

3.1. Phầnthuyết minh:

a) Tờ trìnhcủa Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phânloại đô thị.

b) Đề ánphân loại đô thị với những nội dung chủ yếu sau:

Lý do và sựcần thiết phải xếp loại đô thị;

Khái quátquá trình lịch sử;

Đánh giáhiện trạng phát triển đô thị và cơ sở phân loại đô thị;

Tóm tắt quyhoạch chung đô thị, trong đó trình bày chi tiết nội dung Quy hoạch xây đựng đợtđầu (5 năm) và các biện pháp khắc phục các tồn tại, yếu kém;

Tổng hợp cácchỉ tiêu phân loại đô thị;

Kiến nghị,tổ chức thực hiện.

2. Các bảnvẽ thu nhỏ gồm:

Sơ đồ vị tríđô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bản đồ hiệntrạng xây dựng và địa giới hành chính của đô thị.

Bản đồ địnhhướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020.

Bản đồ quyhoạch xây dựng đợt đầu (5 năm).

Các phụ lục,biểu bảng minh họa.

3.3. Các vănbản có liên quan đến quá trình xét duyệt đề án phân loại đô thị.

Tờ trình củaUỷ ban nhân dân thành phố, thị xã; hoặc của Uỷ ban nhân dân huyện đối với trườnghợp đô thị là thị trấn.

Nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnhthông qua đề án phân loại đô thị.

Ý kiến của cơ quan thẩm định đề án

Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan (nếu xétthấy cần thiết).

3.4. Mộtbăng video hoặc đĩa hình về tình hình phát triển đô thị xin xếp loại (khoảng 30phút).

III. CẤPQUẢN LÝ ĐÔ THỊ

1. Tiêuchuẩn xác định cấp quản lý đô thị.

1.1. Thànhphố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt hoặcloại I.

Việc xácđịnh cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạchtổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước:

1.2. Thànhphố thuộc tỉnh phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc loại III. Việcxác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quyhoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nướcvà quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh.

1.3. Thị xãthuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêuchuẩn đô thị loại III hoặc loại IV. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phùhợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đôthị cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

1.4 Thị trấnthuộc huyện phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V. Việc xácđịnh cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướngquy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển đôthị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch xây dựng vùng huyện.

2. Trình tự,nội dung xác định cấp quản lý đô thị.

Khi có nhucầu xác định, nâng hoặc điều chỉnh cấp quản lý đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ trình duyệt đề án xác địnhcấp quản lý đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

2.1. Đối vớiviệc nâng cấp thành phố thuộc tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương thìtrình tự, nội dung xác định cấp quản lý được tiến hành như sau:

a) Uỷ bannhân dân tỉnh giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Uỷban nhân dân thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án xin xác định cấp quản lý đôthị;

b) Uỷ bannhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án xác định cấpquản lý đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Chính phủ;

c) Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ tổ chức thẩm định đề án trình Chính phủ để Chính phủ trìnhQuốc hội xem xét, quyết định.

2.2. Đối vớiviệc nâng cấp đô thị lên thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc lên thị xãthuộc thành phố trực thuộc Trung ương và nâng cấp khu dân cư lên thị trấn thuộchuyện, việc xác định cấp quản lý được tiến hành như sau:

a) Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân thị xãthuộc tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện đối với các thị trấn, khu dân cư thuộchuyện lập hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị, trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;

b) Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua trước khi trình Chính phủ;

c) Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ tổ chức thẩm định đề án trình Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Hồ sơtrình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị.

Hồ sơ trìnhduyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị gồm:

3.1. Phầnthuyết minh:

a) Tờ trìnhcủa Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin nâng cấp quản lýcủa đô thị.

b) Luậnchứng cơ sở xác định cấp quản lý đô thị với những nội dung chủ yếu sau:

Lý do và sựcần thiết phải xác định cấp quản lý đô thị;

Quá trìnhlịch sử và hiện trạng cấp quản lý đô thị;

Cơ sở xácđịnh cấp quản lý đô thị, trong đó phải luận chứng đầy đủ các căn cứ để xét cấpquản lý đô thị quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP.

3.2. Các bảnvẽ thu nhỏ gồm:

Sơ đồ vị trícủa đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Bản đồ hiệntrạng địa giới hành chính của đô thị

Bản đồ phânvạch địa giới hành chính của đô thị sau khi được nâng cấp;

Các phụ lụcbảng biểu minh họa.

3.3. Các vănbản có liên quan đến quá trình xét duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị:

Quyết địnhcông nhận loại đô thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp là đô thịmới, thì phải có văn bản thỏa thuận tiêu chuẩn phân loại đô thị của cơ quan nhànước có thẩm quyền;

Tờ trình củaUỷ ban nhân dân thành phố, thị xã; trường hợp là thị trấn thì có tờ trình củaUỷ ban nhân dân huyện;

Nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan thông qua đề án xác định cấp quản lýđô thị;

Ý kiến thẩm định của Ban Tổ chứcchính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ý kiếncủa các Bộ, ngành có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).

IV. TỔ CHỨCTHỰC HIỆN

1. Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc phân loại đôthị, xác định cấp quản lý đô thị thuộc địa phương phụ trách.

2. Kiến trúcsư trưởng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Xây dựng, Trưởngban Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và hướngdẫn Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã thuộc tỉnh và huyện thực hiện các quyđịnh của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các hướng đẫn tại Thông tưnày.

3. Thông tưnày có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chứcthực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị y ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan gửi ý kiến vềBộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Phụlục

(banhành kèm theo thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-BTCCBCP ngày 8/3/2002

củaBộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ)

Bảng 1: Đánh giá tiêu chuẩn phânloại đô thị theo yếu tố chức năng - 25 điểm

Bảng 1.1: Đánh gía theo chỉ tiêu vịtrí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị - 10 điểm

STT

Loại đô thị

Chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng

Điểm

1

Đặc biệt

Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia

10

 

 

Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia

7

2

I

Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia

10

 

 

Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng

7

3

II

Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và trung tâm tổng hợp cấp vùng

10

 

 

Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

7

4

III

Thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

10

 

 

Thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

7

5

IV

Thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

10

 

 

Thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh hoặc thị trấn trung tâm tổng hợp của huyện và trung tâm chuyên ngành của tỉnh

7

6

V

Thị xã thuộc tỉnh, thị trấn huyện lỵ thuộc huyện và là trung tâm tổng hợp cấp huyện

10

 

 

Thị trấn thuộc huyện, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp huyện và trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng

7

 

Bảng 1.2: Đánh giá theo chỉ tiêukinh tế - xã hội - 15 điểm


TT

Loại đô thị

Chỉ tiêu

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

Điểm

1

Tổng thu ngân sách trên địa bàn (Tỷ đồng/năm)

> 1000

500

> 100 tỷ

40 tỷ

> 20 tỷ

10 tỷ

3

 

 

700

350

70 tỷ

28 tỷ

14 tỷ

7 tỷ

2,1

2

Thu nhập bình quân đầu người/năm (USD/người)

> 1000

900

600

500

400

> 300

3

 

 

700

630

420

350

280

210

2,1

3

Cân đối thu chi ngân sách (chi thường xuyên)

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối đủ hoặc dư

2

 

 

Cân đối đủ

Cân đối đủ

Cân đối đủ

Cân đối đủ

Cân đối thiếu < 20%

Cân đối thiếu < 30%

1,4

4

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%)

Trên 10%

9%

7%

6%

5%

4%

3

 

 

Trên 7%

6,3%

4,9%

4,2%

3,5%

2,8%

2,1

5

Tỷ lệ các hộ nghèo (%)

Dưới 7%

Dưới 9%

Dưới 10%

Dưới 12%

Dưới 15%

Dưới 17%

2

 

 

Dưới 10%

Dưới 13%

Dưới 15%

Dưới 17%

Dưới 20%

Dưới 25%

1,4

6

Mức tăng dân số hàng năm (%), trong đó mức tăng dân số tự nhiên phải đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hoá phát triển dân số của mỗi địa phương

Trên 2,2%

Trên 2,0 %

Trên 1,8%

Trên 1,6%

Trên 1,4 %

Trên 1,2%

2

 

 

Trên 1,5%

Trên 1,4%

Trên 1,2%

Trên 1,1%

Trên 1,0%

Trên 0,9%

1,4

Bảng2: Đánh gía tiêu chuẩn phân loại đô thị

theoyếu tố tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động - 20 điểm

TT

Điểm

Loại đô thị

Chỉ tiêu lao động phi nông nghiệp %

65

70

75

80

85

90

100

1

Đặc biệt

 

 

 

 

 

14

20

2

I

 

 

 

 

14

20

20

3

II

 

 

 

14

20

20

20

4

III

 

 

14

20

20

20

20

5

IV

 

14

20

20

20

20

20

6

V

14

20

20

20

20

20

20

 

Bảng 3.1: Đánh giá tiêu chuẩn phânloại đô thị theo yếu tố cơ sở hạ tầng - 30 điểm

TT

Các chỉ tiêu

Thang điểm

Điểm

Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại đô thị

1

Nhà ở

5

A

5,0

A.    Đạt được hoặc vượt các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn, thiết kế quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành các loại đô thị.

B.     Đạt mức tối thiếu bằng 70% so với quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành các loại đô thị.

 

 

 

B

3,5

2

Công trình công cộng

4

A

4,0

 

 

 

B

2,8

3

Giao thông

5

A

5,0

 

 

 

B

3,5

4

Cấp nước

4

A

4,0

 

 

 

B

2,8

5

Cấp điện, chiếu sáng

3

A

3,0

 

 

 

B

2,1

6

Thoát nước mưa, nước bẩn

4

A

4,0

 

 

 

B

2,8

7

Thông tin, bưu điện

2

A

2,0

 

 

 

B

1,4

8

Vệ sinh môi trường đô thị

3

A

3,0

 

 

 

B

2,1

Bảng 3: Các chỉ tiêu về giao thông

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đô thị

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

1

Đầu mối giao thông

Cấp

- Quốc tế

- Quốc gia

- Quốc tế

- Quốc gia

- Quốc tế

- Vùng

- Vùng

- Tỉnh

- Tỉnh

- Tiểu vùng

- Tiểu vùng

2

Tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị

%

24-26

23-25

21-23

18-20

16-18

16-18

3

Mật độ đường chính (đường dải nhựa)

km/km2

4,5-5

4,5-5

4,5-5

3,5-4

3,5-4

3-3,5

4

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tối thiểu

%

10

6

4

2

0

0

Bảng 3.4: Chỉ tiêu cấp nước

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

1

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt

Lít/người/ngày

150

120

100

80

80

80

2

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch

%

80

80

70

70

60

50

Bảng 3.5: Chỉ tiêu thoát nước

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

1

Mật độ đường ống thoát nước chính

km/km2

4,5-5

4,5-5

4,5-5

4,5-5

3,5-4

3,5-4

2

Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý

%

80

80

60

60

30

20

 Bảng 3.6: Chỉ tiêu về cấp điệnvà chiếu sáng đô thị

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

1

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt

kwh/ng/năm

> 1000

1000

700

700

350

250

2

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

%

100

100

95

90

85

80

Bảng 3.7: Chỉ tiêu về thông tin và bưuđiện

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

1

Bình quân số máy trên số dân

máy/100 người

10

8

8

6

6

4

Bảng 3.8: Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

1

Đất cây xanh toàn đô thị

m2/người

> 15

> 10

> 10

> 10

7 10

7

2

Đất cây xanh công cộng (trong khu dân dụng)

m2/người

8

8

7

7

7

4

3

Tỷ lệ rác và các chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng công nghệ thích hợp

%

100

90

90

90

80

65

Bảng 4: Đánh giá tiêu chuẩn phânloại đô thị theo yếu tố quy mô dân số đô thị - 15 điểm

TT

Điểm

Loại đô thị

Đơn vị người/km2

4

50

100

250

500

1500

> 1500

1

Đặc biệt

 

 

 

 

 

10

15

2

I

 

 

 

 

10

15

15

3

II

 

 

 

10

15

15

15

4

III

 

 

10

15

15

15

15

5

IV

 

10

15

15

15

15

15

6

V

10

15

15

15

15

15

15

Bảng 5: Đánh giá tiêu chuẩn phânloại đô thị theo yếu tố quy mô dân số đô thị - 15 điểm

TT

Điểm

Loại đô thị

Đơn vị người/km2

4000

600

8000

10000

12000

15000

> 15000

1

Đặc biệt

 

 

 

 

 

7

10

2

I

 

 

 

 

7

10

10

3

II

 

 

 

7

10

10

10

4

III

 

 

7

10

10

10

10

5

IV

 

7

10

10

10

10

10

6

V

7

10

10

10

10

10

10

Bảng 6: Đánh giá tổng hợp các tiêuchuẩn phân loại đô thị

TT

Các yếu tố đánh giá

Đơn vị

Thang điểm

Các chỉ tiêu

Tổng số điểm

1

Chức năng

 

15

 

 

17 - 25

2

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

20

 

 

15 - 20

3

Cơ sở hạ tầng

 

30

 

 

21 - 30

 

3.1 Nhà ở

 

 

 

 

 

 

3.2 Công trình công cộng

 

 

 

 

 

 

3.3 Giao thông

 

 

 

 

 

 

3.4 Cấp nước

 

 

 

 

 

 

3.5 Cấp điện, chiếu sáng

 

 

 

 

 

 

3.6 Thoát nước

 

 

 

 

 

 

3.7 Thông tin liên lạc

 

 

 

 

 

 

3.8 Vệ sinh môi trường đô thị

 

 

 

 

 

4

Dân số

Người

15

 

 

10 - 15

5

Mật độ dân số

Người/km2

10

 

 

7 - 10

 

Tổng cộng

 

100

 

 

70 - 100

 

 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Bộ trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Mạnh Kiểm

Đỗ Quang Trung

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.