• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 26/05/2013
BỘ CÔNG AN
Số: 24/2013/TT-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuyên Quang, ngày 11 tháng 4 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng công an nhân dân

__________________

 

Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Thể dục, Thể thao Việt Nam đến năm 2020;

Để tăng cường thể lực cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng Công an nhân dân,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ rèn luyện thể lực trong lực lượng Công an nhân dân, bao gồm: Đối tượng rèn luyện thể lực; tiêu chuẩn rèn luyện thể lực; tổ chức luyện tập và kiểm tra rèn luyện thể lực; cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ công tác kiểm tra rèn luyện thể lực.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị trong Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; học sinh, sinh viên các học viện, nhà trường; công nhân viên chức Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân) có độ tuổi từ 18 đến 50 đối với nam và 18 đến 45 đối với nữ (tính theo tháng sinh) có quyền và nghĩa vụ thực hiện rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn. Cán bộ, chiến sĩ ngoài độ tuổi quy định tự giác tập luyện để tăng cường sức khỏe, không thuộc diện kiểm tra thể lực quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Các trường hợp được miễn, hoãn kiểm tra

1. Miễn hoàn toàn đối với các trường hợp: Thương binh; có thông báo nghỉ chờ hưu.

2. Miễn kiểm tra 1 năm đối với các trường hợp sau:

a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới mười tám tháng tuổi;

b) Đang trong thời kỳ chữa bệnh được bệnh viện cấp huyện, tỉnh hoặc các bệnh viện của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân chứng nhận không đủ sức khỏe tham gia các hoạt động thể dục thể thao;

c) Đạt huy chương tại các cuộc thi đấu thể thao do Bộ Công an hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch tổ chức.

3. Hoãn kiểm tra đối với các trường hợp ốm đau đột xuất; đi công tác, hoặc được lãnh đạo đơn vị cho nghỉ vào thời điểm kiểm tra nhưng phải tham gia kiểm tra vào đợt tiếp theo.

Điều 4. Áp dụng kết quả kiểm tra vào công tác thi đua

Kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn là một trong những tiêu chí để bình xét thi đua hàng năm. Các cá nhân và tập thể không đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong năm sẽ phải hạ một bậc thi đua.

Chương II

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THỂ LỰC

Điều 5. Phân chia giới tính và nhóm tuổi

Các đối tượng quy định tại Điều 2 được phân chia thành giới tính và các nhóm tuổi như sau:

1. Đối với nam gồm 6 nhóm tuổi:

2. Đối với nữ gồm 6 nhóm tuổi:

a) Nhóm 1: 18 đến 27 tuổi;

a) Nhóm 1: 18 đến 24 tuổi;

b) Nhóm 2: 28 đến 34 tuổi;

b) Nhóm 2: 25 đến 30 tuổi;

c) Nhóm 3: 35 đến 40 tuổi;

c) Nhóm 3: 31 đến 35 tuổi;

d) Nhóm 4: 41 đến 45 tuổi;

d) Nhóm 4: 36 đến 40 tuổi;

đ) Nhóm 5: 46 đến 50 tuổi;

đ) Nhóm 5: 41 đến 45 tuổi

Điều 6. Nội dung kiểm tra rèn luyện thể lực

1. Đối với nam gồm: Chạy 100 mét; chạy 1500 mét; tại chỗ bật xa; nằm sấp chống đẩy hoặc co tay xà đơn (được chọn 1 trong 2 nội dung để kiểm tra).

2. Đối với nữ gồm: Chạy 100 mét; chạy 800 mét; tại chỗ bật xa.

Điều 7. Tiêu chuẩn rèn luyện thể lực

1. Tiêu chuẩn đối với cá nhân

Nam phải kiểm tra đủ 4 môn, nữ 3 môn theo quy định tại Điều 6 và đạt được kết quả sau đây sẽ được công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực:

a) Đối với nam

Nhóm tuổi

Chạy 100m (giây)

Chạy 1500m (phút, giây)

Bật xa (mét)

Chống đẩy (lần)

Co tay xà đơn (lần)

18-27

≤ 16”,0

≤ 7’,30”

≥ 2,20 m

≥ 30

≥ 12

28-34

≤ 16”,5

≤ 8’,00”

≥ 2,15 m

≥ 25

≥ 10

35-40

≤ 17”,5

≤ 8’,30”

≥ 2,1 m

≥ 20

≥ 8

41-45

≤ 18”,5

≤ 9’,00”

≥ 2,0 m

≥ 15

≥ 5

46-50

≤ 19”,5

≤ 9’,30”

≥ 1,8 m

≥ 10

≥ 3

b) Đối với nữ

Nhóm tuổi

Chạy 100m
(giây)

Chạy 800m
(phút, giây)

Bật xa
(mét)

18-24

≤ 20”,0

≤ 5’,30”

≥ 1,50 m

25-30

≤ 20”,5

≤ 6’,10”

≥ 1,40 m

31-35

≤ 21”,5

≤ 6’,50”

≥ 1,30 m

36-40

≤ 22”,5

≤ 7,30”

≥ 1,20 m

41-45

≤ 23”,5

≤ 8’,00”

≥ 1,10 m

2. Tiêu chuẩn đối với đơn vị

Đơn vị đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực là đơn vị phải có 100% cán bộ, chiến sĩ trong độ tuổi dự kiểm tra theo quy định (không kể các trường hợp được miễn kiểm tra) trong đó có 80% đạt tiêu chuẩn trở lên.

Chương III

TỔ CHỨC LUYỆN TẬP VÀ KIỂM TRA RÈN LUYỆN THỂ LỰC

Điều 8. Tổ chức tập luyện

1. Rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn là quyền và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an. Bộ yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ tích cực, tự giác, tự mình luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện và biết chơi ít nhất một môn thể thao.

2. Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, về cơ sở vật chất, sân bãi để cán bộ, chiến sĩ tham gia luyện tập thể dục thể thao và rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn.

3. Các học viện, trường Công an kết hợp đưa nội dung rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn vào chương trình giảng dạy môn học thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên.

4. Các đơn vị ăn ở tập trung kết hợp rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn với công tác huấn luyện thường xuyên để nâng cao thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và ý chí chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Điều 9. Định kỳ kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn

Kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần, có thể chia làm nhiều đợt để tất cả cán bộ, chiến sĩ được tham gia kiểm tra. Thời gian kiểm tra do thủ trưởng đơn vị quy định.

Điều 10. Tổ chức kiểm tra

1. Ban kiểm tra được thành lập ở các đơn vị sau:

a) Các đơn vị trực thuộc Bộ;

b) Các đơn vị trực thuộc Tổng cục;

c) Các học viện, các trường Công an nhân dân;

d) Các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;

đ) Công an các tỉnh, thành phố;

e) Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố.

Các đơn vị có địa bàn đóng quân trên toàn quốc như: Bộ tư lệnh Cảnh vệ, Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động.v.v...có thể thành lập các tổ kiểm tra giúp việc cho Ban kiểm tra.

2. Thành phần Ban kiểm tra:

a) Lãnh đạo các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 10: Trưởng ban;

b) Lãnh đạo phòng chức năng: Phó trưởng ban;

c) Cán bộ thể dục, thể thao đơn vị cấp trên: Ủy viên giám sát;

d) Cán bộ thể dục thể thao của đơn vị: Ủy viên;

đ) Cán bộ cơ quan thể dục thể thao địa phương (nếu có): Ủy viên.

Số lượng thành viên trong Ban kiểm tra do thủ trưởng đơn vị quyết định.

3. Chức trách, nhiệm vụ Ban kiểm tra:

a) Xây dựng kế hoạch; lập danh sách cán bộ, chiến sĩ trong diện kiểm tra thông báo cho các đơn vị và cán bộ chiến sĩ biết trước 3 tháng để tập luyện và bố trí thời gian kiểm tra thích hợp;

b) Chuẩn bị sân bãi, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra;

c) Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch được duyệt;

d) Tập hợp kết quả đề nghị thủ trưởng đơn vị xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ.

Điều 11. Xét, công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực

Thủ trưởng các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 10 căn cứ kết quả kiểm tra và đề nghị của Trưởng ban kiểm tra xét ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ và các đơn vị trực thuộc. Báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ (qua Cục Công tác chính trị) để tập hợp, phục vụ công tác bình xét thi đua hàng năm.

Chương IV

CƠ SỞ VẬT CHẤT, KINH PHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA

RÈN LUYỆN THỂ LỰC

Điều 12. Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra rèn luyện thể lực

Cơ sở vật chất gồm đường chạy, hố nhảy, xà đơn... phải bảo đảm đủ cự ly, kích thước, quy cách. Nếu đơn vị không có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, có thể thuê, mượn của ngành Thể dục, thể thao hoặc các cơ quan hữu quan để tổ chức kiểm tra. Công tác tổ chức kiểm tra phải bảo đảm tuyệt đối an toàn và tiết kiệm.

Điều 13. Y tế phục vụ công tác kiểm tra

Trong quá trình tổ chức kiểm tra phải bố trí đủ cán bộ y tế, phương tiện, thuốc cấp cứu để kịp thời xử lý chấn thương, đau ốm đột xuất có thể xảy ra.

Điều 14. Kinh phí bảo đảm

1. Các đơn vị được chi kinh phí phục vụ công tác kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn gồm:

a) Tu sửa sân bãi, mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ tập luyện và kiểm tra;

b) Thuê sân bãi phục vụ công tác kiểm tra;

c) Bồi dưỡng cho các thành viên ban kiểm tra và cán bộ y tế áp dụng điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao, mức chi không vượt quá: 60.000đ/người/ngày trong thời gian làm nhiệm vụ kiểm tra. Thời gian kiểm tra (hưởng chế độ bồi dưỡng) do thủ trưởng đơn vị quyết định.

2. Các khoản chi nói trên chi từ nguồn kinh phí thường xuyên phục vụ hoạt động thể dục thể thao do Bộ Công an giao hàng năm cho Công an các đơn vị, địa phương.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn dốc việc thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để được hướng dẫn.

Bộ trưởng - Đại tướng

(Đã ký)

 

Trần Đại Quang

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.