• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2006
QUỐC HỘI
Số: 11/1998/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuyên Quang, ngày 2 tháng 12 năm 1998

LUẬT

Giáo dục

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nướcvà của toàn dân;

Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nướcvề giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục,

 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật giáo dục

Luậtgiáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dụckhác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân; tổchức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mụctiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất vànăng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1.Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dântộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng.

2.Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáodục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhàtrường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1.Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại vàcó hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và pháthuy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2.Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chívươn lên.

3.Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục;chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình. Chươngtrình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với mục tiêu giáo dụccủa từng bậc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định vàtính thống nhất.

Điều 5. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường

1.Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường.

2.Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viếtcủa dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số đượcthực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân

Hệthống giáo dục quốc dân gồm:

1.Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

2.Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trunghọc có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông;

3.Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

4.Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học;giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiếnsĩ.

Phươngthức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.

Điều 7. Văn bằng, chứng chỉ

1.Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốtnghiệp bậc học, cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.

Vănbằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốtnghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệptrung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp caođẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2.Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kếtquả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghềnghiệp.

Điều 8. Phát triển giáo dục

Pháttriển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoahọc - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân đối về cơ cấu trìnhđộ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chấtlượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Họctập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọicông dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốcgia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhànước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng đượchọc hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, bảo đảmđiều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng.

Nhànước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưuđãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền vànghĩa vụ học tập của mình.

Điều 10. Phổ cập giáo dục

1.Nhà nước quyết định kế hoạch và trình độ giáo dục phổ cập, có chính sách bảođảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2.Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáodục phổ cập.

3.Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi quy địnhcủa gia đình mình được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Điều 11. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Mọitổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục,xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhàtrường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nhànước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạnghoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy độngvà tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 12. Đầu tư cho giáo dục

Đầutư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

Nhànước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

Ngânsách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáodục.

Điều 13. Quản lý nhà nước về giáo dục

Nhànước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình,nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thốngvăn bằng.

Điều 14. Vai trò của nhà giáo

Nhàgiáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhàgiáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhànước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách bảo đảm các điều kiệncần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữgìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Điều 15. Nghiên cứu khoa học

1.Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biếnkhoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằmnâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai tròtrung tâm văn hoá, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.

2.Trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất cótrách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giaocông nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3.Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoahọc giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơsở kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Điều 16. Không truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở giáodục khác

Khôngtruyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sởgiáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước,của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhândân.

Điều 17. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục

Cấmlợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽkhối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược,phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vàocác tệ nạn xã hội.

Cấmmọi hành vi thương mại hoá hoạt động giáo dục.

 

Chương II
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Mục 1
GIÁO DỤC MẦM NON

Điều 18. Giáo dục mầm non

Giáodục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba thángtuổi đến sáu tuổi.

Điều 19. Mục tiêu của giáo dục mầm non

Mụctiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻem vào học lớp một.

Điều 20. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non

1.Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc vàgiáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; giúp trẻ em pháttriển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phépvới ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạnbè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đihọc.

2.Phương pháp chủ yếu trong giáo dục mầm non là thông qua việc tổ chức các hoạtđộng vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương,động viên, khích lệ.

Điều 21. Cơ sở giáo dục mầm non

Cơsở giáo dục mầm non gồm:

1.Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;

2.Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;

3.Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và trường mẫu giáo, nhận trẻem từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

 

Mục 2
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Điều 22. Giáo dục phổ thông

Giáodục phổ thông gồm:

1.Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đến mười bốntuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của họcsinh vào học lớp một là sáu tuổi;

2.Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớpchín. Học sinh vào học lớp sáu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, có tuổi là mườimột tuổi;

3.Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đếnlớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơsở, có tuổi là mười lăm tuổi.

BộGiáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể bắt đầu học ở tuổi cao hơntuổi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 23. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

Mụctiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham giaxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáodục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năngcơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giáodục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả củagiáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết banđầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung họcchuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáodục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quảcủa giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biếtthông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Điều 24. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông

1.Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướngnghiệp và hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứatuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học.

Giáodục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tựnhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tínhtoán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu vềhát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Giáodục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học,bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán,lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, phápluật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật vàhướng nghiệp.

Giáodục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trunghọc cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằmbảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọihọc sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đápứng nguyện vọng của học sinh.

2.Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

3.Nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông được thể hiện thành chương trình giáodục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.

Điều 25. Sách giáo khoa

1.Sách giáo khoa phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung,phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của từng bậc học, cấphọc, lớp học.

2.Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sởthẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để sử dụng chính thức,thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dụckhác.

3.Nhà nước quản lý việc xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa.

Điều 26. Cơ sở giáo dục phổ thông

Cơsở giáo dục phổ thông gồm:

1.Trường tiểu học;

2.Trường trung học sơ sở;

3.Trường trung học phổ thông;

4.Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Điều 27. Văn bằng giáo dục phổ thông

1.Học sinh học hết chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cóđủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếuđạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung họcphổ thông.

2.Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sauđây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.

Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trunghọc phổ thông.

 

Mục 3
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 28. Giáo dục nghề nghiệp

Giáodục nghề nghiệp gồm:

1.Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người cóbằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằngtốt nghiệp trung học phổ thông;

2.Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cầnhọc; được thực hiện dưới một năm đối với các chương trình dạy nghề ngắn hạn, từmột đến ba năm đối với các chương trình dạy nghề dài hạn.

Điều 29. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Mụctiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năngnghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thứckỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người laođộng có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh.

Giáodục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ cókiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp.

Dạynghề nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông,công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp

1.Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp,coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ học vấn theoyêu cầu đào tạo.

2.Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn luyệnkỹ năng thực hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hànhnghề.

3.Nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải được thể hiện thành chươngtrình giáo dục.

BộGiáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ chuyên ngành quy định chương trìnhkhung về giáo dục trung học chuyên nghiệp gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thờilượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đốivới từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung họcchuyên nghiệp xác định chương trình giáo dục của trường mình.

Cơquan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định về nguyên tắc xây dựng và tổ chứcthực hiện chương trình dạy nghề.

Điều 31. Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạynghề dài hạn

1.Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn phải thể hiệnmục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quyđịnh trong chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp, chương trình dạy nghềdài hạn.

2.Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn do Hiệu trưởngnhà trường tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩmđịnh giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, họctập chính thức trong nhà trường.

Điều 32. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

a)Trường trung học chuyên nghiệp;

b)Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sởdạy nghề).

2.Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.

Điều 33. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp

1.Học sinh học hết chương trình trung học chuyên nghiệp, chương trình dạy nghềdài hạn, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dựthi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp.

Họcsinh học hết chương trình dạy nghề ngắn hạn, chương trình bồi dưỡng nâng caotrình độ nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quyđịnh được dự kiểm tra để lấy chứng chỉ.

2.Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyênnghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề.

Hiệutrưởng trường dạy nghề cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề; Giámđốc trung tâm dạy nghề cấp chứng chỉ nghề.

 

Mục 4
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Điều 34. Giáo dục đại học và sau đại học

Giáodục đại học và sau đại học gồm:

1.Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ đại học:

a)Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm học đối với người có bằngtốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;

b)Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngànhnghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốtnghiệp trung học chuyên nghiệp; từ một đến hai năm học đối với người có bằngtốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

2.Giáo dục sau đại học đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ:

a)Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện trong hai năm đối với người có bằng tốtnghiệp đại học;

b)Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm đối với người có bằng tốtnghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trườnghợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c)Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo sau đại học ở một số ngành chuyên mônđặc biệt.

Điều 35. Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học

Mụctiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chấtchính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thựchành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầuxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đàotạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thựchành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thườngthuộc chuyên ngành được đào tạo.

Đàotạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năngthực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đềthông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Đàotạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thựchành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đượcđào tạo.

Đàotạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thựchành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề khoahọc - công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên môn.

Điều 36. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học vàsau đại học

Yêucầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học và sau đại học được quy định nhưsau:

1.Đối với giáo dục đại học:

a)Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấuhợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ mônkhoa học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốtđẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thếgiới.

Đàotạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơbản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lựcthực hiện công tác chuyên môn.

Đàotạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơbản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; cónăng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn;

b)Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tựnghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyệnkỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng;

c)Nội dung, phương pháp giáo dục đại học phải được thể hiện thành chương trìnhgiáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung gồm cơ cấu nộidung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa cácmôn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứvào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trìnhgiáo dục của trường mình.

2.Đối với giáo dục sau đại học:

a)Nội dung giáo dục sau đại học phải giúp cho người học phát triển và hoàn thiệnkiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các bộ môn khoa học Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy năng lực sáng tạo, phát hiện và giảiquyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng đóng góp vào sự pháttriển khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước.

Đàotạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao nhữngkiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủnăng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyênngành của mình.

Đàotạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnhkiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lựctiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tácchuyên môn;

b)Phương pháp đào tạo thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức họctập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thựchành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.

Phươngpháp đào tạo tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sựhướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứukhoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đềchuyên môn;

c)Nội dung, phương pháp giáo dục các môn học, chuyên đề, luận văn, luận án theoquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 37. Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học

1.Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáodục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình đàotạo của trường cao đẳng, trường đại học.

2.Nhà nước có chính sách bảo đảm để các trường cao đẳng, trường đại học có đủgiáo trình chủ yếu.

3.Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trìnhsử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học. Giáo trình cao đẳng,giáo trình đại học theo chuyên ngành của từng trường do Hiệu trưởng trường caođẳng, trường đại học tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hộiđồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để sử dụng làm tài liệugiảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường.

Điều 38. Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học

1.Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gồm:

a)Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;

b)Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ,tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao;

c)Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại họcđào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.

2.Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do Chính phủ quy định.

Điều 39. Văn bằng giáo dục đại học và sau đại học

1.Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốtnghiệp cao đẳng.

Sinhviên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp và nếuđạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Bằngtốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư, của ngành kiếntrúc là bằng kiến trúc sư, của ngành y tế là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, của cácngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với cácngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.

2.Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được bảo vệ luận văn và nếu đạt yêu cầu thì đượccấp bằng thạc sĩ.

Nghiêncứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu thì đượccấp bằng tiến sĩ.

3.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tiến sĩ.

Đốivới bằng thạc sĩ, bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, nhà trườngđược phép đào tạo ở trình độ nào thì Hiệu trưởng cấp bằng ở trình độ ấy.

4.Chính phủ quy định văn bằng tốt nghiệp sau đại học của một số ngành chuyên mônđặc biệt.

 

Mục 5
PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY

Điều 40. Giáo dục không chính quy

Giáodục không chính quy là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, họcliên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trìnhđộ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việclàm và thích nghi với đời sống xã hội.

Điều 41. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục không chínhquy

1.Nội dung giáo dục không chính quy được thể hiện trong các chương trình sau đây:

a)Chương trình xoá nạn mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b)Chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ,cập nhật kiến thức, kỹ năng;

c)Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học;

d)Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hìnhthức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

2.Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng laođộng, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.

Nộidung giáo dục của chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều nàyphải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.Phương pháp giáo dục không chính quy phải phát huy vai trò chủ động, khai tháckinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học.

Điều 42. Cơ sở giáo dục không chính quy

1.Cơ sở giáo dục không chính quy gồm:

a)Trung tâm giáo dục thường xuyên;

b)Giáo dục không chính quy còn được thực hiện tại trường phổ thông, trường trunghọc chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học và thông quacác phương tiện truyền thông đại chúng.

Cơsở giáo dục chính quy thực hiện các chương trình giáo dục theo phương thức giáodục không chính quy phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình; chỉ thực hiện đốivới chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Luật này khicác chương trình đó đang được thực hiện ở hệ chính quy và được cơ quan quản lýnhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.

2.Trung tâm giáo dục thường xuyên không thực hiện các chương trình giáo dục đểlấy bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốtnghiệp đại học.

Điều 43. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục không chính quy

1.Học viên theo học chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 củaLuật này được dự thi để lấy bằng tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a)Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở bậc học, cấp học, trìnhđộ tương ứng;

b)Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập và đượccơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo.

2.Học viên học hết các chương trình giáo dục quy định tại các điểm a, b và ckhoản 1 Điều 41 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo thì được dự kiểm tra; nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáodục không chính quy.

3.Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 củaLuật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đượcdự thi; nếu đạt yêu cầu thì được cấp văn bằng tốt nghiệp theo phương thức giáodục không chính quy, trên văn bằng có ghi hình thức học tập; nếu có đủ điềukiện theo quy định của kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy thì được dự thi và nếuđạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp của hệ chính quy.

4.Thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục không chính quy được quy định như thẩm quyềncấp văn bằng giáo dục chính quy.

5.Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục không chínhquy.

 

Chương III
NHÀ TRƯỜNGVÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

Mục 1
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 44. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kếhoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo cácloại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Nhàtrường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sựquản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấpcủa Chính phủ.

Nhànước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáodục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tưthục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội

2.Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạtđộng của các loại hình nhà trường.

Điều 45. Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân

1.Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhà trườngcủa lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnhđạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.

2.Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này đối với nhà trường quy địnhtại khoản 1 Điều này.

Điều 46. Điều kiện thành lập

1.Nhà trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 47 của Luậtnày ra quyết định thành lập khi bảo đảm các điều kiện về cán bộ quản lý, nhàgiáo, trường sở, thiết bị và tài chính theo quy định của Chính phủ.

2.Chính phủ quy định thủ tục thành lập trường cao đẳng, trường đại học; Bộ Giáodục và Đào tạo quy định thủ tục thành lập trường ở các bậc học, cấp học kháctrong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 47. Thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập,chia, tách, giải thể nhà trường

1.Thẩm quyền thành lập nhà trường được quy định như sau:

a)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường mầm non, trườngmẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bántrú;

b)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung học phổthông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyên nghiệp, trườngdạy nghề thuộc tỉnh;

c)Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết địnhthành lập trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc;

d)Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng, trườngdự bị đại học;

đ)Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học.

2.Cấp nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp đó có thẩm quyền quyết địnhđình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.

Chínhphủ quy định cụ thể về thủ tục đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giảithể nhà trường

Điều 48. Điều lệ nhà trường

1.Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và Điều lệ nhàtrường.

2.Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a)Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;

b)Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

c)Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;

d)Nhiệm vụ và quyền của người học;

đ)Tổ chức và quản lý nhà trường;

e)Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường;

g)Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3.Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Điều lệ trường đại học; Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Điều lệ nhà trường ở các bậc học, cấphọc khác.

Điều 49. Hiệu trưởng

1.Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, docơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2.Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồidưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3.Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhậnHiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định;đối với các trường ở các bậc học, cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định.

Điều 50. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

1.Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởngtrong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định của Luậtnày. Hội đồng tư vấn trong trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trườngtrung học cơ sở, trường trung học phổ thông gọi là Hội đồng giáo dục; trong trườngtrung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề gọi là Hội đồng đào tạo; trong trườngcao đẳng, trường đại học gọi là Hội đồng khoa học và đào tạo.

2.Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn nói tại khoản 1 Điều này được quyđịnh trong Điều lệ nhà trường.

Điều 51. Tổ chức Đảng trong nhà trường

Tổchức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt độngtrong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Điều 52. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường

Đoànthể, tổ chức xã hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật vàcó trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.

 

Mục 2
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 53. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

Nhàtrường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chươngtrình giáo dục;

2.Quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

3.Tuyển sinh và quản lý người học;

4.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật;

5.Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;

6.Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xãhội;

7.Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 54. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học chuyênnghiệp, trường cao đẳng, trường đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xãhội

1.Ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 53 của Luật này, trường trung học chuyênnghiệp, trường cao đẳng, trường đại học còn có những nhiệm vụ sau đây:

a)Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ,tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;

b)Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phùhợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.

2.Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung họcchuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:

a)Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, miễn giảm thuế, vay tín dụng theo quyđịnh của pháp luật;

b)Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việclàm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính chonhà trường;

c)Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất củanhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theoquy định của pháp luật.

Điều 55. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường caođẳng, trường đại học

Trườngcao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật và theo Điều lệ nhà trường trong các công tác sau đây:

1.Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với cácngành nghề được phép đào tạo;

2.Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trìnhđào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền;

3.Tổ chức bộ máy nhà trường;

4.Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;

5.Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

 

Mục 3
CÁC LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

Điều 56. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dântộc bán trú, trường dự bị đại học

1.Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộcbán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình cácdân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.

2.Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dựbị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngânsách.

Điều 57. Trường chuyên, trường năng khiếu

1.Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinhđạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về mộtsố môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.

2.Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triểntài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.

3.Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách chocác trường chuyên, trường năng khiếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với cácBộ, ngành liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chứccho các trường này.

Điều 58. Trường, lớp dành cho người tàn tật

Nhànước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành chongười tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hoá, họcnghề, hoà nhập với cộng đồng.

Điều 59. Trường giáo dưỡng

1.Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luậtđể các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lươngthiện, có khả năng tái hội nhập vào đời sống xã hội.

2.Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho loại trường này.

 

Mục 4
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

Điều 60. Các cơ sở giáo dục khác

Căncứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về việc thành lập, tổchức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.

 

Chương IV
NHÀ GIÁO

Mục 1
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO

Điều 61. Nhà giáo

1.Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơsở giáo dục khác.

2.Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a)Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b)Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c)Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d)Lý lịch bản thân rõ ràng.

3.Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệpgọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.

Điều 62. Giáo sư, phó giáo sư

Giáosư, phó giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo đại họcvà sau đại học.

Chínhphủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sưvà phó giáo sư.

Điều 63. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhàgiáo có những nhiệm vụ sau đây:

1.Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;

2.Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệnhà trường;

3.Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngườihọc, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng củangười học;

4.Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.

5.Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Quyền của nhà giáo

Nhàgiáo có những quyền sau đây:

1.Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

2.Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

3.Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dụcvà nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, kếhoạch do nhà trường giao cho;

4.Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo;

5.Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 65. Thỉnh giảng

1.Nhà trường và cơ sở giáo dục khác được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tạikhoản 2 Điều 61 của Luật này đến giảng dạy.

2.Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 63 củaLuật này.

3.Người được mời thỉnh giảng nếu là cán bộ, công chức thì phải bảo đảm hoàn thànhnhiệm vụ ở nơi mình công tác.

Điều 66. Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

 

Mục 2
ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO

Điều 67. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1.Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a)Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểuhọc;

b)Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

c)Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

d)Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khác đối vớigiáo viên dạy các môn văn hoá, kỹ thuật, nghề nghiệp; có bằng tốt nghiệp trườngdạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối vớigiáo viên hướng dẫn thực hành ở trường dạy nghề;

đ)Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học khác đối vớigiáo viên trung học chuyên nghiệp;

e)Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng hoặc đạihọc; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ; cóbằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáochưa đạt trình độ chuẩn.

Điều 68. Trường sư phạm

1.Trườngsư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giáo dục.

2.Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quảnlý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cấp kinh phí đào tạo.

3.Trường sư phạm có ký túc xá, trường hoặc cơ sở thực hành.

Điều 69. Đào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học

Việcđào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học được thực hiện theo phươngthức ưu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, loại giỏi,có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, sau đại học, có kinhnghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo để tiếp tục đàotạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

 

Mục 3
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO

Điều 70. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Nhànước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng caotrình độ và chuẩn hoá nhà giáo.

Nhàgiáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởnglương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

Điều 71. Tiền lương

1.Thang, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhấttrong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước.

2.Nhà giáo được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định củaChính phủ.

Điều 72. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dụccông tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn

1.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năngkhiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trườngdự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, trường giáo dưỡng hoặc các trườngchuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theoquy định của Chính phủ.

2.Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởngchế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.

3.Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo ở vùng thuận lợiđến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạođiều kiện để nhà giáo ở vùng này an tâm công tác.

 

Chương V
NGƯỜI HỌC

Mục 1
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 73. Người học

1.Người học là người đang học tập tại nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác của hệthống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a)Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b)Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;

c)Sinh viên của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học;

d)Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ)Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e)Học viên theo học các chương trình giáo dục không chính quy.

2.Những quy định trong Chương này chỉ áp dụng cho người học nói tại các điểm b,c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

3.Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quyền và chính sách đốivới trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 74. Nhiệm vụ của người học

Ngườihọc có những nhiệm vụ sau đây:

1.Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục củanhà trường, cơ sở giáo dục khác;

2.Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân, nhân viên của nhà trường, cơ sởgiáo dục khác; tuân thủ pháp luật của Nhà nước; thực hiện nội quy, Điều lệ nhàtrường;

3.Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và nănglực;

4.Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

5.Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáodục khác.

Điều 75. Quyền của người học

Ngườihọc có những quyền sau đây:

1.Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cungcấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình;

2.Học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình,học lưu ban theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3.Tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sởgiáo dục khác theo quy định của pháp luật;

4.Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thểdục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

5.Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường,cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền,lợi ích chính đáng của người học;

6.Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhànước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Điều 76. Nghĩa vụ của người học tại trường cao đẳng, trường đạihọc công lập

1.Người tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp đại học tại các trường công lập; người đihọc chương trình đại học, sau đại học ở nước ngoài nếu hưởng học bổng do Nhà nướccấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì phải chấphành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; nếu không chấp hành thìphải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

2.Chính phủ quy định cụ thể thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhànước có thẩm quyền, thời gian chờ phân công công tác và mức bồi hoàn học bổng,chi phí đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Mục 2
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Điều 77. Học bổng, trợ cấp xã hội

1.Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học có kếtquả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,giáo dục đại học, sau đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cửtuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trườngdạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật.

2.Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượngđược hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tậtcó khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khóhọc tập.

3.Học sinh, sinh viên ngành sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sưphạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấpxã hội quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người họctheo quy định của pháp luật.

Điều 78. Chế độ cử tuyển

1.Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chếđộ cử tuyển đối với con em các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức cho vùng này.

2.Người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều độngcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học. Thời gian công tác tối thiểu ởđịa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cử đi học quy định. Nếu không chấphành sự điều động và bố trí công tác, người học phải bồi hoàn học bổng và chiphí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

3.Cơ quan cử người đi học và cơ quan tiếp nhận người học theo chế độ cử tuyểnphải cử người đi học và tiếp nhận người học theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cơquan cử người đi học có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí công tác cho người đihọc sau khi tốt nghiệp.

Điều 79. Tín dụng giáo dục

Ngườihọc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học có khókhăn về kinh tế được Quỹ tín dụng giáo dục của Ngân hàng cho vay để học tập.

Điều 80. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinhviên

Họcsinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ côngcộng về y tế, giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịchsử, công trình văn hoá theo quy định của Chính phủ.

 

Chương VI
NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 81. Trách nhiệm của nhà trường

Nhàtrường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mụctiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 82. Trách nhiệm của gia đình

1.Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiệncho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạtđộng của nhà trường.

2.Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trườngthuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹcủa con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùngnhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Điều 83. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

Chamẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

1.Yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người đượcgiám hộ;

2.Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạtđộng của cha mẹ, người giám hộ của học sinh do nhà trường tổ chức;

3.Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật nhữngvấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Điều 84. Trách nhiệm của xã hội

1.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân vàmọi công dân có trách nhiệm:

a)Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điềukiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b)Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, ngănchặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

c)Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thaolành mạnh;

d)Đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực cho sự nghiệp giáo dục tuỳ theo khả năngcủa mình.

2.Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có tráchnhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3.Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trườnggiáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gươngmẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 85. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục

Nhànước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáodục hoạt động theo quy định của pháp luật.

 

Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

Mục 1
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC

Điều 86. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục

Nộidung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:

1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển giáo dục;

2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; banhành Điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơsở giáo dục khác;

3.Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêuchuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in vàphát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng;

4.Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

5.Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục;

6.Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

7.Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục;

8.Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;

9.Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đốivới sự nghiệp giáo dục;

10.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Điều 87. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chínhphủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đếnquyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trươngvề cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học; hàng năm báo cáoQuốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nướcvề giáo dục.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nướcvề giáo dục theo quy định của Chính phủ.

Chínhphủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việcthống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

4.Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phươngtheo quy định của Chính phủ.

 

Mục 2
ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC

Điều 88. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục

Cácnguồn tài chính đầu tư cho giáo dục gồm:

1.Ngân sách nhà nước;

2.Học phí; tiền đóng góp xây dựng trường, lớp; các khoản thu từ hoạt động tư vấn,chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục;các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 89. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục

1.Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷlệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sựnghiệp giáo dục.

2.Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai,tập trung dân chủ, căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế -xã hội của từng vùng, thể hiện được chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với cácvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3.Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời,phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quảnlý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu kháctheo quy định của pháp luật.

Điều 90. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường học

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhândân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thểdục, thể thao, văn hoá, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đai, kế hoạch xây dựng cơ bản và dành ưu tiên đầu tư cho việc xây dựngtrường học, ký túc xá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Điều 91. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục

1.Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ chogiáo dục. Khoản đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục được tính vàochi phí hợp lý của doanh nghiệp; khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân khôngphải tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định của Chính phủ.

2.Chi phí của tổ chức kinh tế để mở trường, lớp đào tạo tại cơ sở, phối hợp đàotạo với trường học, viện nghiên cứu khoa học, cử người đi đào tạo, tiếp thucông nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của đơn vị mình được tính vào chi phí sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ.

3.Nhà trường, cơ sở giáo dục khác được hưởng các ưu đãi về quyền sử dụng đất, tíndụng, miễn giảm thuế do Chính phủ quy định.

4.Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục, ủng hộ tiềnhoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét ghi nhận bằng hìnhthức thích hợp.

Điều 92. Học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trường

1.Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản đóng góp của gia đình người học hoặc ngườihọc để góp phần bảo đảm cho các hoạt động giáo dục. Học sinh bậc tiểu học trườngcông lập không phải đóng học phí.

Chínhphủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả cácloại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình quân, thựchiện miễn, giảm cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội và người nghèo.

Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức thuhọc phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đối với các trường, cơ sở giáo dục khác thuộctỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của Chính phủ về học phíhướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh của các trường và cơsở giáo dục khác trực thuộc trung ương.

2.Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, tình hìnhkinh tế và khả năng đóng góp của nhân dân ở địa phương quy định mức đóng gópxây dựng trường, lớp trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân và đề nghị của Uỷ bannhân dân cùng cấp.

Điều 93. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuấtđồ dùng dạy học, đồ chơi

Nhànước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáotrình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị, đồ dùng dạy học, đồchơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị nghiêncứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

 

Mục 3
QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC

Điều 94. Quan hệ quốc tế về giáo dục

Nhànước mở rộng, phát triển quan hệ quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọngđộc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Điều 95. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài

1.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường, cơ sở giáo dục khác củaViệt Nam hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

2.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài họctập, giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo các hình thức tự túc hoặcbằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nướcngoài tài trợ.

3.Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức vàtrình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vựcthen chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 96. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam

1.Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập,đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dụcở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam vàcác điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc thamgia.

2.Việc hợp tác đào tạo, mở trường, cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ ViệtNam do Chính phủ quy định.

Điều 97. Công nhận văn bằng nước ngoài

1.Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiệntheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hiệp định tương đươngvăn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.

 

Mục 4
THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 98. Thanh tra giáo dục

Thanhtra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục.

Tổchức và hoạt động của Thanh tra giáo dục do Chính phủ quy định.

Điều 99. Nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục

Thanhtra giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:

1.Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục;

2.Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phươngpháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ;việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dụcở các cơ sở giáo dục;

3.Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạtđộng giáo dục; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm phápluật về giáo dục;

4.Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửađổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục.

Điều 100. Quyền hạn của Thanh tra giáo dục

Khitiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những quyền hạn sau đây:

1.Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lờinhững vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;

2.Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;

3.Áp dụng các biện pháp ngăn chặnvà xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 101. Trách nhiệm của Thanh tra giáo dục

Khitiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những trách nhiệm sau đây:

1.Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;

2.Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, cản trở hoạtđộng giáo dục bình thường và gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của người dạyvà người học;

3.Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện phápgiải quyết;

4.Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền vềmọi hành vi và quyết định của mình.

Điều 102. Quyền của đối tượng thanh tra

KhiThanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những quyềnsau đây:

1.Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ Thanh tra viên vàthực hiện đúng pháp luật về thanh tra;

2.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết địnhthanh tra, hành vi của Thanh tra viên và kết luận thanh tra mà mình có căn cứcho là không đúng;

3.Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật củaĐoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên gây ra.

Điều 103. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra

KhiThanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những tráchnhiệm sau đây:

1.Thực hiện yêu cầu của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên;

2.Tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ;

3.Chấp hành các quyết định xử lý của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên theo quy địnhcủa pháp luật.

 

Chương VIII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 104. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theoquy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhândân, Nhà giáo ưu tú.

Điều 105. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thànhtích về giáo dục

Tổchức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởngtheo quy định của pháp luật.

Điều 106. Khen thưởng đối với người học

Ngườihọc có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dụckhác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng. Trường hợp có thành tích đặc biệtxuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 107. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự

Nhàhoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế; nhà giáo, nhà khoa học là ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệpgiáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩdanh dự theo quy định của Chính phủ.

Điều 108. Xử lý vi phạm

Ngườinào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

Thànhlập cơ sở giáo dục trái phép;

Viphạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dụckhác;

Tựý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trìnhgiáo dục; xuyên tạc nội dung giáo dục;

Xuấtbản, phát hành sách giáo khoa trái phép;

Làmhồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

Xâmphạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;

Gâyrối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;

Sửdụng kinh phí giáo dục sai mục đích, làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụnghoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;

Gâythiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;

Cáchành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.

 

Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 109. Hiệu lực thi hành

Luậtnày có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1999.

Nhữngquy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 110. Hướng dẫn thi hành

Chínhphủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nông Đức Mạnh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.