• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 28/02/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 30/09/2020
UBND TỈNH AN GIANG
Số: 04 /2011/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 18 tháng 2 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;

Theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 30 tỉnh An Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy bỏ các văn bản sau đây:

1. Công văn số 24/CV.CCHTX&PTNT ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang về việc hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại.

2. Công văn số 839/SVHTTDL-GĐ ngày 28 ngày 9 tháng 2009 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch tỉnh An Giang về việc hướng dẫn xây dựng khóm, ấp văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang.

3. Công văn số 842/STDTT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Sở Thể dục - Thể thao tỉnh An Giang về việc hướng dẫn tạm thời về cấp phép hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh An Giang.

4. Công văn số 60/UBND-KT ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên về việc hướng dẫn thi đua khen thưởng.

5. Công văn số 689/SYT-NVYD ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Sở Y tế tỉnh An Giang về việc hướng dẫn về hành nghề y, y dược cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.

6. Hướng dẫn tạm thời số 02-HD/BCĐ ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh An Giang quy định về thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang.

  Điều 2. Bãi bỏ các văn bản sau đây do ban hành không đúng thể thức:

1. Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên về việc ban hành quy định cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường của một số đường phố thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên.

2. Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về hướng dẫn quảng cáo.

3. Quyết định số 1436/QĐ-CTUB ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phân cấp cấp phép hoạt động Thể dục - Thể thao trên địa bàn tỉnh An Giang.

4. Công văn số 4210/UBND-TĐ ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc hướng dẫn thi đua khen thưởng.

5. Công văn số 4015/UBND-TĐ ngày 03 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc hướng dẫn thi đua khen thưởng.

Điều 3. Hủy bỏ thủ tục cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá tải do UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện. Chủ các phương tiện đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá tải có trách nhiệm thực hiện lại thủ tục này tại Sở Giao thông Vận tải.

Điều 4. Bổ sung vào Khoản 1 Điều 3 Chương II Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành quy định tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai, quy định: số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.

Điều 5. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện các thủ tục hành chính sau đây trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

1. Thủ tục thông báo thực hiện băng rôn quảng cáo nhất thời.

2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke.

3. Thủ tục cấp phép hoạt động thể dục thể thao.

4. Thủ tục Công nhận danh hiệu “Khóm văn hóa”.

5. Thủ tục Công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”.

Điều 6. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện các thủ tục hành chính sau đây trong lĩnh vực Phương tiện thủy nội địa:

1. Đăng ký lần đầu phương tiện thuỷ nội địa chưa khai thác.

2. Đăng ký lần đầu phương tiện thủy nội địa đang khai thác.

3. Đăng ký lại phương tiện thuỷ nội địa trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc chuyển nơi đăng ký hộ khẩu (chuyển đến).

4. Đăng ký lại phương tiện thuỷ nội địa chuyển quyền sở hữu nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký.

5. Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa chuyển quyền sở hữu, thay đổi cơ quan đăng ký (chuyển đến).

6. Đăng ký lại phương tiện thuỷ nội địa thay đổi tính năng kỹ thuật.

7. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký bị mất do phương tiện thủy nội địa bị chìm đắm hoặc bị cháy.

8. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa bị mất vì các lý do khác.

9. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa.

10. Xóa đăng ký để đăng ký lại phương tiện thủy nội địa  (thay đổi cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu phương tiện).

  11. Xóa đăng ký vĩnh viễn phương tiện thủy nội địa (các trường hợp) phương tiện bị mất tích, bị phá huỷ, không còn khả năng hồi phục, được chuyển nhượng ra nước ngoài).

 Điều 7. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện một số thủ tục hành chính sau đây trong lĩnh vực môi trường:

 1. Xác nhận cam kết bảo vệ môi trường.

 2. Xác nhận cam kết bảo vệ môi trường bổ sung.

 Điều 8. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện một số thủ tục hành chính sau đây trong lĩnh vực thi đua khen thưởng:

 1. Thủ tục tặng cờ thi đua Ủy ban nhân dân tỉnh cho tổ chức xã hội, Hội nghề nghiệp.

2. Thủ tục tặng Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh về thành tích công tác hàng năm của tập thể và cá nhân các Hội nghề nghiệp.

3. Thủ tục khen thưởng đột xuất, chuyên đề, phong trào của các tổ chức xã hội, Hội nghề nghiệp, nhân dân.

4. Thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

5. Thủ tục Công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” cho các cá nhân thuộc Hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

6. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, tặng Bằng khen.

7. Thủ tục đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, tặng thưởng Huân chương các loại.

8. Thủ tục tặng cờ thi đua của Chính phủ cho tổ chức xã hội, Hội nghề nghiệp.

Điều 9. Quy định thủ tục Cấp giấy phép xây dựng; Điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế); Cấp phép xây dựng tạm.

1. Nơi nhận hồ sơ:

a) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi tắt là Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện) là nơi tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục này có trong danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Phòng Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng đối với các huyện (gọi tắt là Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện) là nơi tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục này không có trong Quyết định danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ban hành kèm theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện theo điểm a khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện:

- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả;

- Chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện.

b)  Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện:

- Thẩm định hồ sơ;

      - Trong thời gian 3 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực địa khu đất; đối chiếu quy hoạch;

      - Soạn thảo giấy phép xây dựng; điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế); giấy phép xây dựng tạm.

      - Trong thời gian 3 ngày làm việc trình UBND cấp huyện ký hoặc có văn bản từ chối cấp phép xây dựng (đối với trường hợp không đủ điều kiện…);

- Chuyển trả kết quả giải quyết về Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

c) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện: trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. 

d) Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép xây dựng; điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế); hoặc giấy phép xây dựng tạm tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

3. Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a)  Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện:

- Thẩm định hồ sơ;

      - Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ kiểm tra thực địa khu đất; đối chiếu quy hoạch;

      - Soạn thảo giấy phép xây dựng; điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế); hoặc giấy phép xây dựng tạm;

      - Trong thời gian 3 ngày làm việc trình UBND cấp huyện ký hoặc có văn bản từ chối cấp phép xây dựng (đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép…);

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

b) Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép xây dựng; điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế); hoặc giấy phép xây dựng tạm tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

          4. Thành phần và số lượng hồ sơ:

          a) Thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

Khi thực hiện các thủ tục này, cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

- 01 Giấy đề nghị cấp phép xây dựng (theo Mẫu 1 Phụ lục IV và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ);

- 01 bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền cấp (trong trường hợp bản sao các loại giấy tờ trên không có chứng thực thì khi nộp hồ sơ, cá nhân, tổ chức phải mang theo bảng chính để đối chiếu);

- 02 bộ bản vẽ  thiết kế xây dựng (01 màu và 01 trắng đen).

Ngoài các giấy tờ trên nếu là chủ dự án xây dựng công trình phải nộp thêm các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản vẽ quy hoạch phân lô tỷ lệ 01/500;

- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 01/500 (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mặt, thoát nước bẩn, san nền, thông tin liên lạc) có thể ghép 02 bộ môn thành một 1 bản vẽ; kèm theo bản vẽ chi tiết tỷ lệ 01/25 - 01/100; Đối với bản vẽ giao thông chủ đầu tư phải thể hiện mặt cắt ngang có bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật và ghi chú đầy đủ các kích thước có liên quan.

b) Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế).

Khi thực hiện các thủ tục này, cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

- 01 Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng;

- 01 Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

- 01 Bản vẽ thiết kế đã được duyệt;

- 01 bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền cấp (trong trường hợp bản sao các loại giấy tờ trên không có chứng thực thì khi nộp hồ sơ, cá nhân, tổ chức phải mang theo bảng chính để đối chiếu);

- 02 Bộ bản vẽ thiết kế điều chỉnh;

c) Thủ tục cấp phép xây dựng tạm.

Khi thực hiện các thủ tục này, cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

- 01 đơn xin cấp phép xây dựng tạm;

- 01 bản sao có chứng thực bản đồ trích đo hiện trạng khu đất (trường hợp không có chứng thực thì khi nộp hồ sơ, cá nhân, tổ chức phải mang theo bảng chính để đối chiếu);

- 01 bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền cấp (trong trường hợp bản sao các loại giấy tờ trên không có chứng thực thì khi nộp hồ sơ, cá nhân, tổ chức phải mang theo bảng chính để đối chiếu);

- 02 Bản vẽ vị trí và giới hạn khu đất dự kiến xây dựng tạm tỷ lệ 01/1000 - 01/5000;

5. Thời hạn và kết quả giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

          6. Yêu cầu, điều kiện:

          a) Khi thực hiện các thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng; Điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế), cá nhân, tổ chức phải đáp ứng yêu cầu kiều kiện sau:

         - Đối với công trình, nhà ở nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới và chỉ giới xây dựng.

          - Đối với các tuyến đường đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có kế hoạch thực hiện mở rộng đường theo lộ giới quy hoạch.

          b) Khi thực hiện thủ tục hành chính Xây dựng tạm, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng yêu cầu điều kiện sau:

          - Được xây dựng tạm để xây dựng cải tạo công trình, nhà ở với quy mô bán kiên cố 01 tầng (trệt, tường gạch, mái tôn hoặc ngói).

          - Nếu hiện trạng là đất trống, không cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở; cho phép cải tạo lại hàng rào, nhưng phải phù hợp với quy định về kiến trúc.

Điều 10. Quy định thủ tục cấp giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường; gia hạn giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường và giấy phép tạm thời sử dụng một phần vỉa hè.

1. Nơi nhận hồ sơ:

a) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục này có trong danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục này không có trong danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một một cửa, một cửa liên thông ban hành kèm theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện theo điểm a khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện:

- Tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn và trả kết quả;

- Chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện.

b)  Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện:

- Thẩm định hồ sơ, trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận cho phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường;

- Chuyển trả kết quả giải quyết về Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

c) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện: trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. 

d) Cá nhân, tổ chức nhận giấy chứng nhận cho phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

3. Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a)  Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện:

- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả;

- Thẩm định hồ sơ, trình UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường;

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

b) Cá nhân, tổ chức nhận giấy chứng nhận cho phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện.

4. Hồ sơ:

a) Khi thực hiện thủ tục hành chính sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

          - Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường (mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

            - Sơ đồ sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường (mẫu số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

- Giấy phép kinh doanh (nếu có).

          b) Khi thực hiện thủ tục hành chính gia hạn sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, cá nhân, tổ chức nộp 01 Đơn đề nghị gia hạn sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường (mẫu số 3 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

          c) Khi thực hiện thủ tục hành chính sử dụng một phần vỉa hè, cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

          - Đơn đề nghị sử dụng một phần vỉa hè (mẫu số 4 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

- Sơ đồ đề nghị sử dụng một phần vỉa hè (mẫu số 5 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

- Giấy phép kinh doanh (nếu có).

5. Thời hạn, kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục cấp giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thủ tục hành chính.

b) Phòng Quản lý Đô thị đối với thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng đối với các huyện trực tiếp thực hiện thủ tục này.

7. Yêu cầu, điều kiện:

-   Không gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

          - Đối với thủ tục gia hạn sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường: không thay đổi địa điểm, kích thước so với sơ đồ khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường.

Điều 11. Quy định thủ tục đăng ký kinh doanh để đầu tư trang trại.

1. Nơi nhận hồ sơ:

a) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục này có trong danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Phòng Kinh tế đối với thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các huyện (gọi là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện) là nơi tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục này không có trong danh mục công việc giải quyết theo cơ chế một một cửa, một cửa liên thông ban hành kèm theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện theo điểm a khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện:

- Tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn và trả kết quả;

- Chuyển hồ sơ đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện.

b)  Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện:

- Thẩm định hồ sơ và kiểm tra cơ sở kinh tế trang trại;

- Lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;

- Chuyển trả kết quả giải quyết về Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

c) Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện: trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. 

d) Cá nhân, tổ chức nhận giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

3. Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:

a)  Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện:

- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả;

- Thẩm định hồ sơ và kiểm tra cơ sở kinh tế trang trại;

- Lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

b) Cá nhân, tổ chức nhận giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện.

4. Hồ sơ:

Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân, tổ chức nộp 02 bồ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại (mẫu số 6 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

b) Đơn đăng ký chăn nuôi hàng hóa (mẫu số 7 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng  02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

c) Báo cáo tóm tắt về kết quả đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại (mẫu số 8 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang).

d) Bản sao (có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Đối với hộ có đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

đ) Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (đối với hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản);

e) Bản sao giấy chứng minh nhân dân (người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

5. Thời hạn, kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thủ tục hành chính.

b) Phòng Kinh tế đối với thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các huyện là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục này.

Điều 12. Quy định thủ tục Điều chỉnh thu ngân sách Nhà nước.

1. Trình tự thực hiện:

- Các đơn vị quản lý thu cấp huyện lập đề nghị điều chỉnh số lượng thu ngân sách kèm theo các chứng từ thu ngân sách có liên quan gởi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện: tiếp nhận hồ sơ; lập phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách gởi Phòng giao dịch - Kho Bạc Nhà nước cấp tỉnh để thực hiện điều chỉnh.

- Phòng Giao dịch - Kho Bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi thực hiện điều chỉnh lại số liệu thu ngân sách gởi lại Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.

          2. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Khi thực hiện thủ tục này, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Công văn đề nghị điều chỉnh số liệu thu ngân sách;

  b) Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Mẫu số: C1-02/NS ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng);

c) Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (Mẫu số: C1-07/NS ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL).

Điều 13. Quy định thủ tục cấp lại giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh.

1. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng nhận mẫu đơn tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú, ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu trong đơn và nộp hồ sơ tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi cư trú.

b) Trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ, viết phiếu hẹn ngày trả kết quả.

- Xác nhận vào mẫu đơn đề nghị cấp lại;

- Lập danh sách, kèm toàn bộ hồ sơ gởi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Tiếp nhận danh sách và hồ sơ;

- Kiểm tra và đối chiếu với hồ sơ đang lưu trữ;

- Cấp lại Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh, Bệnh binh;

- Chuyển giấy chứng nhận về Phòng Lao động,Thương binh và Xã hội - nơi đề nghị cấp lại.

d) Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú:

- Thu hồi phiếu hẹn và trả kết quả;

- Trao Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh (được cấp lại) cho đối tượng.

đ) Đối tượng nhận giấy cấp lại chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc giấy cấp lại thương binh hoặc bệnh binh tại Phòng Lao động,Thương binh và Xã hội.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

          a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh (mẫu số 9 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày 18       tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

b) Giấy chứng nhận cũ, hư hỏng, rách, nếu là thương binh hoặc bệnh binh thì nộp 2 ảnh 2 x 3 cm;

3. Thời hạn, kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải trả kết quả cấp lại chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc cấp lại chứng nhận thương binh hoặc bệnh binh cho đối tượng.

4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định thủ tục hành chính.

b) Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đối tượng cư trú trực tiếp thực hiện thủ tục này.

5. Yêu cầu, điều kiện:

Khi thực hiện thủ tục này, đối tượng phải đáp ứng yêu cầu điều kiện sau:

-   Xuất trình phiếu hẹn hoặc giấy chứng minh nhân dân.

- Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh bị hư hỏng, rách.

Điều 14. Quy định thủ tục cấp lại bằng “Tổ quốc ghi công”.

1. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng nhận mẫu đơn tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú, ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu trong đơn và nộp hồ sơ tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.

b) Trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ, xác nhận vào mẫu đơn đề nghị cấp lại.

- Lập danh sách, kèm toàn bộ hồ sơ gởi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội .

c) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Tiếp nhận danh sách và hồ sơ;

- Kiểm tra và đối chiếu với hồ sơ đang lưu trữ;

- Lập danh sách (kèm tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh);

- Gởi hồ sơ đề nghị cấp lại về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

d) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Tiếp nhận tờ trình, danh sách đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công;

- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công;

- Chuyển Bằng Tổ quốc ghi công về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

đ) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Tiếp nhận Bằng Tổ quốc ghi công;

- Chuyển Bằng Tổ quốc ghi công về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để cấp lại cho gia đình liệt sĩ.

e) Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Vào sổ lưu hồ sơ;

- Phát Bằng Tổ quốc ghi công cho các đối tượng.

2. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Khi thực hiện thủ tục này, đối tượng phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

          a) Đơn đề nghị cấp lại (mẫu số 10 ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2011/QĐ-UBND, ngày  18 tháng  02 năm 2011  của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang);

b) Bằng Tổ quốc ghi công cũ (bị hư hỏng, rách nát, mối mọt ăn).

3. Thời hạn trả kết quả: trong thời hạn 10 ngày làm việc khi Bằng “Tổ quốc ghi công” chuyển về đến đơn vị, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phải trả Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp lại cho đối tượng.

4. Các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thủ tục hành chính.

b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp thực hiện thủ tục này.

c) Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: là cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả cho đối tượng.

5. Yêu cầu điều kiện:

Khi thực hiện thủ tục này, đối tượng phải đáp ứng yêu cầu điều kiện Bằng Tổ quốc ghi công bị hư hỏng, rách nát, mối mọt ăn hoặc bị thất lạc.

Điều 15. Bổ sung một số quy định đối với thủ tục điều chỉnh văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

1. Trình tự thực hiện:

a) Cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện:

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

- In bản sao, đóng dấu bằng, vào sổ cấp bằng, ghi số hiệu và ngày vào sổ.

c) Cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

2. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh, bổ sung hộ tịch của Phụ huynh học sinh hoặc cơ sở Giáo dục quản lý học sinh;

b) Giấy cho phép bổ sung hộ tịch của nơi cấp khai sinh. Giấy này được thể hiện dưới một trong hai hình thức: Quyết định cho phép bổ sung hộ tịch. Nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính khai sinh kèm họ, tên, chữ kí của người ghi bổ sung hộ tịch, con dấu của cơ quan;

c) Bản sao khai sinh;

d)  Bản sao hộ khẩu có chứng thực;

đ) Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực;

e) Bản chính bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở;

g) Ảnh 3 x 4 cm (tùy theo số lượng bản sao).

3. Thời gian, kết quả thực hiện thủ tục hành chính: trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính phải trả kết quả cho cá nhân.

Điều 16. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 Chương V Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh An Giang. Quy định trình tự đối với thủ tục cấp phép dạy thêm cấp trung học cơ sở như sau:

1. Giáo viên trường trung học cơ sở nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn của giáo viên dạy thêm.

3. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm cho Giáo viên dạy thêm.

Điều 17. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu đơn, mẫu tờ khai để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

1. Đơn xin phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường (mẫu số 1).

          2. Sơ đồ sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường (mẫu số 2).

3. Đơn xin phép gia hạn sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường (mẫu số 3).

4. Đơn xin phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè (mẫu số 4).

          5. Sơ đồ xin phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè (mẫu số 5). 

Điều 18. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu đơn, mẫu tờ khai để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh để đầu tư trang trại:

          1. Đơn đăng ký chăn nuôi hàng hóa (mẫu số 6). 

          2. Đơn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận trang trại       (mẫu số 7). 

          3. Biểu tóm tắt về kết quả đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh (mẫu số 8).

           

          Điều 19. Ban hành kèm theo Quyết định này mẫu đơn, mẫu tờ khai để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có công:

          1. Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thương binh bệnh binh (mẫu số 9).

          2. Đơn đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công (mẫu số 10).

Điều 20. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu đơn, mẫu tờ khai để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

             1. Đơn đăng ký hoạt động thể dục thể thao (mẫu số 11).

 2. Văn bản xác nhận hộ liền kề (mẫu số 12).

Điều 21. Ban hành kèm theo Quyết định này các phụ lục để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường:                                       

1. Danh mục các Dự án thuộc trách nhiệm thẩm định và xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung của UBND cấp huyện (Phụ lục 1).

2. Mẫu bìa và trang phụ bìa của Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (Phụ lục 2).

Điều 22. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu đơn, mẫu tờ khai trong lĩnh vực thi đua khen thưởng:       

          1. Phiếu đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng (mẫu số 13).

          2. Bản khai khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống pháp (mẫu số 14).

          3. Bản khai khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ (mẫu số 15).

          4. Bản khai thành tích giúp đỡ cách mạng và tham gia kháng chiến (mẫu số 16).

          5. Giấy xác nhận thành tích (mẫu số 17).

Điều 23. Điều khoản thi hành.

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện điền biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính (biểu mẫu 1) đối với các thủ tục đã đơn giản hóa theo các điều khoản trên.

2. Tổ Công tác Đề án 30 tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố lại bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện.

Điều 24. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

        Điều 25. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lâm Minh Chiếu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.