• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 34/2018/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

  THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 33/2014/TT-BNNPTNT NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2014 VÀ THÔNG TƯ SỐ 20/2017/TT-BNNPTNT NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

n cNghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phm;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 ngày tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.

2. Hướng dẫn thực hiện kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật đối với lô hàng (lô vật thể) nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu).

3. Hướng dẫn thực hiện kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng (lô vật thể) vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng”.

2. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi như sau:

“1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến)”.

3. Bổ sung Điều 7a, Điều 7b như sau:

“Điều 7a. Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

3. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này đối với lô hàng không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Điều 7b. Hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

Chủ hàng (chủ vật thể) nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến)”.

4. Bổ sung Điều 18a, Điều 18b như sau:

"Điều 18a. Thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước và tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật trước thông quan theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc thực vật, vừa có nguồn gốc động vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng nếu tổ chức, cá nhân (chủ hàng) đề nghị. Trong trường hợp cần thiết, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho Cục Thú y để phối hợp kiểm tra.

Điều 18b. Trách nhiệm của các đơn vị kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật.

1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm cung cấp số liệu kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng cho Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

2. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho Cục Bảo vệ thực vật các trường hợp vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng được phát hiện khi lưu thông trên thị trường”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Bổ sung khoản 2a, khoản 3a Điều 9 như sau:

“2a. Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

Khi kết quả kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu, tổ chức được chỉ định kiểm tra báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho cơ sở có sản phẩm được kiểm tra bằng văn bản qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử.

Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được, thông báo, nếu cơ sở có sản phẩm thức ăn chăn nuôi được kiểm tra không có ý kiến khiếu nại về kết quả kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3a. Giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

Trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra chất lượng, cơ sở được kiểm tra có quyền kiến nghị bằng văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật đề nghị kiểm tra, phân tích lại chất lượng.

Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thử nghiệm lại hoặc lấy mẫu lại (khi cần thiết) gửi tới 01 phòng thử nghiệm khác được chỉ định để kiểm tra. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để xử lý, kết luận cuối cùng.

Trường hợp chỉ tiêu kiểm tra có khiếu nại mà chỉ có 01 phòng thử nghiệm được chỉ định, Cục Bảo vệ thực vật có thể gửi mẫu thử nghiệm tới các phòng thử nghiệm của nước ngoài được tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực công nhận hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận.”

2. Bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước và tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật trước thông quan theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.”

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 30/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong thời gian chưa hoàn thiện xong phần mềm để thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản qua Cơ chế một cửa Quốc gia trong thời hạn tối đa là 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi văn bản hết hiệu lực.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Quốc Doanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.