THÔNG TƯ
Bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của các Thông tư
về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của các Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng
1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng như sau:
a) Bãi bỏ khoản 4 Điều 4, Điều 6, Điều 7 và Phụ lục 2, Phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8 và Phụ lục 9;
b) Bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này” tại khoản 2 Điều 4.
2. Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 1 và Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 của Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 06 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như sau:
a) Bãi bỏ Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Phụ lục I, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX, Phụ lục X, Phụ lục XI, Phụ lục XII, Phụ lục XIII, Phụ lục XIVa, Phụ lục XIVb, Phụ lục XIVc, Phụ lục XIVd, Phụ lục XIVđ, Phụ lục XIVe, Phụ lục XIVg;
b) Bỏ cụm từ “theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này” tại khoản 2 Điều 3.
2. Bãi bỏ khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 1, khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 29/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Điều 3. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 4, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6a, Phụ lục 6b, Phụ lục 7a, Phụ lục 7b, Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10, Phụ lục 11, Phụ lục 12, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16, Phụ lục 17.
2. Bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.” tại Điều 6.
Điều 4. Bãi bỏ một số điều, khoản và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia
1. Bãi bỏ khoản 1 Điều 5, khoản 2 Điều 7, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6A, Phụ lục 6B, Phụ lục 6C, Phụ lục 7A, Phụ lục 7B, Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10, Phụ lục 11, Phụ lục 12, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16, Phụ lục 17 của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
2. Bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 47/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Điều 5. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ
1. Bãi bỏ một số điều, khoản, cụm từ và phụ lục của Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ như sau:
a) Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 3, khoản 1 Điều 4, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX, Phụ lục X;
b) Bỏ cụm từ “Mẫu Ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.” tại Điều 6.
2. Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2013/TT-BGVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 05 năm 2022
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trưởng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.