QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Về việc chuẩn y Quy chế (tạm thời) về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng
_________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Chỉ thị số 01/CT ngày 05 tháng 01 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Hướng dẫn số 07/TCCP ngày 06 tháng 01 năm 1989 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quy định về việc tổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng;
- Căn cứ Điều lệ và Hướng dẫn số 197TC/KHVN ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Hội Khuyến học Việt Nam;
- Xét đề nghị của Hội Khuyến học thành phố (Công văn số 41/ VP-KH ngày 14 tháng 6 năm 2000), ý kiến đề nghị của Sở Tư pháp thành phố (Công văn số 512/TP-VBTT ngày 12 tháng 9 năm 2000) và Sở Tài chính - Vật giá thành phố (Công văn số 1825/ TC-VG ngày 12 tháng 9 năm 2000);
- Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền TP Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1; Chuẩn y Quy chế (tạm thời) về tể chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các vần bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3 : Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
NGUYỄN BÁ THANH
|
QUY CHẾ (TẠM THỜI) VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
___________________________
Chương I
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1 : Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Hội Khuyến học thành phố) do UBND thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là UBND thành phố) cho phép thành lập và hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hội Khuyến học thành phố là thành viên của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và là thành viên của Hội Khuyến học Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và quy định của chính quyền địa phương.
Điều 2 : Hội Khuyến học thành phố tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động tài chính theo nguyên tắc tự tạo vốn, trên cơ sở vận động tài trợ và đóng góp hoàn toàn tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ các hoạt động giáo dục đào tạo, khuyến khích học tốt, dạy tốt và tuân thủ Điều lệ hoạt động của Hội.
Điều 3: Hội có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định của Nhà nước.
Chương II
NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 4 : Hội Khuyến học các cấp có nhiệm vụ phấn đấu nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản mà Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam quy định.
Điều 5 : Hội Khuyến học các cấp :
1- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự quản lý Nhà nước của UBND cùng cấp, tranh thủ sự hướng dẫn của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng câp và sự hỗ trợ của các ngành có liên quan;
2- Phát huy quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức Hội; liên kết với các tổ chức kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, các đoàn thể nhân dân... trong hoạt động khuyến học và vận động nhân dân tham gia xã hội hóa giáo dục.
3- Tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp về tinh thần, vật chất của mọi tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước vì sự nghiệp khuyến học theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 6 : Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoặc có quê quán ở thành phố Đà Nẵng, tán thành Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phố, tự nguyện hoạt động theo sự phân công của Hội được xem xét và công nhận là hội viên của Hội.
Điều 7 : Hội viên thực hiện nhiệm vụ và hưởng các quyền lợi theo quy định của Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam.
Điều 8 : Các nhà hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học có uy tín, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiệt tình ủng hộ Hội Khuyến học thành phố nhưng không có điều kiện hoạt đông thường xuyên thì được Ban Chấp hành Hội Khuyến học thành phố xem xét trao tặng danh hiệu Hội viên danh dự.
Điều 9 : Những cá nhân và tổ chức có nhiệt tình chăm lo, giúp đỡ Hội phát triển, ủng hộ vật chât, tinh thần cho Hội nhưng không có điều kiện tham gia hoạt động trực tiếp thì được Ban Chap hành Hội Khuyến học quận, huyện công nhận danh hiệu "Hội viên tán trợ".
Điều 10 : Những cá nhân tự nguyện đóng góp và trực tiếp tham gia thường xuyên các hoạt động của Hội do Ban Chấp hành Hội Khuyến học xã, phường công nhận "Hội viên".
Chương IV
TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 11 : Hệ thống tổ chức :
1- Hội Khuyến học thành phố;
2- Hội Khuyến học quận, huyện;
3- Hội Khuyến học xã, phường;
Cấp hội cơ sở có thể thành lập các Chi hội. Các Chi hội không sử dụng con dấu riêng.
Điều 12 : Nhiệm kỳ của Hội
Nhiệm kỳ của Hội Khuyến học thành phố, quận, huyện là 5 năm; nhiệm kỳ của Hội Khuyên học xã, phường, Chi Hội là 2,5 năm.
Điều 13 : Thẩm quyền thành lập và công nhận Ban Chấp hành các cấp Hội :
1- Hội Khuyến học thành phố, Hội Khuyến học quận, huyện do UBND thành phố ra quyết định thành lập và cho phép hoạt động trên địa bàn thành phồ. Hội cấp xã, phường do UBND xã, phường cho phép thành lập theo quy định tại Chỉ thị số 01/CT ngày 5 tháng 01 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Và phải báo cáo cho Chủ tịch UBND quan, huyện biết. Chi hội do Ban Chấp hành Hội cơ sở thành lập;
2- Hồ sơ xin thành lập các cấp Hội theo quy định hiện hành của Nhà nước;
3- Ban Chap hành Hội Khuyến học thành phố do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam công nhận; Ban Chấp hành Hội Khuyên học quận, huyện do Ban Chấp hành Hội Khuyên học thành phố công nhận; Ban Chấp hành Khuyến học Hội xã, phường do Ban Châp hành Hội Khuyến học quân, huyện công nhận.
Điều 14 : Đại hội của Hội :
1- Đại hội toàn thể (hoặc Đại hội đại biểu) Hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.
2- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp Hội giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội là Ban Chấp hành do đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu Hội viên câp đó bầu ra theo thể thức hiệp thương hoặc bỏ phiếu kín.
3- Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cử ra là cơ quan thường trực thay mặt Ban Chấp hành điều hành mọi hoạt động của Hội. Số lượng của Ban Thường vụ không quá 1/3 số lượng thành viên Ban Chấp hành bao gồm : Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số ủy viên Thường vụ.
4- Ban Thường trực gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch điều hành công việc hằng ngày của Hội.
Điều 15 : Đại hội của mỗi cấp Hội có những nhiệm vụ, quyền hạn 2
1- Đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua và quyết định nhiệm vụ, phương hướng trong nhiệm kỳ đến;
2- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội;
3- Thông qua việc sửa đổi Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phồ hoặc tham gia ý kiến sửa đổi Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam (đối với Đại hội Hội cấp thành phố).
Điều 16 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Hội
Ban Chấp hành họp 6 tháng một lần, thực hiện một số nhiệm vụ sau :
1- Lập chương trình công tác hằng năm, 6 tháng để tổ chức thực hiện các nghị quyết và chương trình hành động của Đại hội, thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Hội cấp trên. Định kỳ kiểm điểm và đề ra chương trình công tác cụ thể từng chuyên đề của Hội trong thời gian đến;
2- Quyết định kinh phí hoạt động, công tác tổ chức, cán bộ;
3- Quyết định thay đổi, bầu bổ sung thành viên Ban Chấp hành (không được quá 1/3 số lượng thành viên được bầu chính thức), bầu Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra.
Điều 17 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Hội
Ban Thường vụ họp mỗi tháng một lần, quyết định một số vấn đề sau :
1- Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động khuyến học, Nghị quyết của Đại hội, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, của hội cấp trên; phân công, theo dõi hoạt động của các Hội cấp dưới trực tiếp;
2- Tổ chức và điều hành các bộ phận chuyên mồn giúp việc;
3- Triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành, báo cáo công việc đã làm trước Hội nghị Ban Chấp hành;
4- Quan hệ với chính quyền, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ngành Giáo dục - Đào tạo, các đoàn thể ở địa phương, các tồ chức và cá nhân trong và ngoài nước tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ cho hoạt động khuyến học theo quy định của pháp luật;
5- Tiếp nhận các khoản tài trợ ủng hộ cho hoạt động của Hội, đề xuất sử dụng Quỹ khuyến học theo đúng mục đích kế hoạch của Ban Chấp hành;
Điều 18 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra Hội :
Ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra :
1- Việc thi hành Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phố, Nghị quyết của Hội cấp trên;
2- Việc sử dụng tài chính;
3“ Kiểm tra tư cách cán bộ, Hội viên;
4- Giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo đốỉ với Hội viên và tể chức Hội.
Điều 19 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực :
Ban Thường trực họp mỗi tuần 1 lần, quyết định các công việc sau :
1- Bàn bạc phân công chỉ đạo thực hiện quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và công tác thường xuyên của Văn phòng Thành hội;
2- Quyết định về việc công nhận, thay đổi, bổ sung nhân sự của cấp dưới, phát triển tổ chức Hội, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ 6 tháng, cuối năm gởi Hội Khuyến học Việt Nam, UBND thành phcf (qua Sở Giáo dục - Đào tạo và Ban Tể chức Chính quyền thành phố);
3- Thông báo nghị quyết của Ban Chấp hành;
4- Quan hệ công tác với các tổ chức có liên quan trong và ngoài tỉnh, ngoài nước theo quy định của pháp luật;
5- Chuẩn bị và triệu tập hội nghị Ban Thường vụ;
6- Chuẩn bị nội dung họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành để Ban Thường vụ bàn bạc quyết định;
7- Giữ mối quan hệ giữa các ủy viên với cơ quan thường trực Hội.
8- Tổ chức hội nghị giao ban định kỳ với các quận, huyện hội, hội cơ sở trực thuộc.
Điều 20 : Bộ máy giúp việc Hội Khuyến học thành phố :
1- Hội đổng Tư vấn Gỉáo dục : do 01 ủy viên Ban Thường vụ làm Chủ tịch Hội đồng và một sô uỷ viên Ban Chấp hành. Ngoài ra, Ban Chap hành mời thêm một sồ cá nhân đã có kinh nghiệm quản lý ngành giáo dục tham gia Hội đồng.
Hội đồng Tư vấn Giáo dục có nhiệm vụ :
- Giúp cho Ban Chấp hành thảo luận và quyết định cụ thể hóa hoạt động xã hội hóa giáo dục trong từng thời kỳ, đề xuất với chính quyền các cấp và Trung ương Hội về một sồ chế độ, chính sách đối với giáo viên, quản lý trường, giải pháp để khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng ngành giáo dục;
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề;
- Tổng hợp ý kiến của nhân dân, của cán bộ giáo viên về những gì bất hợp lý trong quản lý ngành, nội dung dạy và học theo mục tiêu các cấp học, để đề xuất cấp có thấm quyền xem xét giải quyết.
2- Hội đổng Xây dựng, quản lý Quỹ Khuyến học :
Quỹ Khuyến học được UBND thành phồ cho phép thành lập và phê chuẩn Điều lệ theo quy định của pháp luật hiện hành, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Hội Khuyên học thành phố.
Hội đồng Xây dựng, quản lý Quỹ Khuyên học do Hội Khuyến học thành phô quyết định theo sự hướng dẫn của Trung ương Hội.
3- Hội đổng xét học bổng khuyến học và giải Huỳnh Thúc Kháng :
a) Thành viên của hội đồng gồm đại diện Hội Khuyến học quận, huyện, đại diện các Ban chuyên môn thuộc Hội Khuyến học thành phố và mời đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố làm thành viên. Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực đảm nhận; Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Giáo dục đảm nhận.
b) Hội đồng có nhiệm vụ :
- Hướng dẫn việc xét cấp giải Huỳnh Thúc Kháng hàng năm theo Điều lệ của Giải. Tiếp thu ý kiên để bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Giải cho phù hợp với thực tế và đúng quy định của pháp luật;
- Xem xét, kiểm tra danh sách đề nghị xét những học sinh đạt tiêu chuẩn, đối tượng được trao học bổng;
- Lập thủ tục, hồ sơ đề xuất với Ban Thường vụ xét duyệt và trực tiếp trao cho các học sinh được chọn.
4- Hội đồng thi đua :
a) Thành viên của Hội đồng gồm đại diện Ban Kiểm tra, Ban Tể chức, Hội đồng Tư vấn Giáo dục và các đại diện của Hội Khuyến học câp quận, huyện. Chủ tịch Hội đồng do một Phó Chủ tịch Hội đảm nhận, Phó Chủ tịch Hội đồng do Trưởng Ban Tổ chức đảm nhận. Khi xét khen thưởng giáo viên thì Hội đồng mời thêm đại diện Công đoàn giáo dục tham gia.
b) Hội đồng có nhiệm vụ :
- Tham mưu cho Ban Thường vụ hướng dẫn công tác thi đua hàng năm;
- Kiểm tra hồ sơ và thực hiện quy trình xét và công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm.
5- Ban Tổ chức :
a) Thành viên của Ban Tổ chức gồm 01 ủy viên Ban Thường vụ và một số ủy viên Ban Châp hành Hội.
b) Nhiệm vụ của Ban Tổ chức : Giúp Ban Thường trực :
- Thực hiện công tác tổ chức Hội, phát triển Hội viên;
- Xây dựng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội, lề lôi làm việc của các bộ máy giúp việc cơ quan thường trực; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của bộ máy giúp việc cơ quan thường trực và các cấp Hội;
- Hướng dẫn công tác tể chức Hội Khuyến học quận, huyện, xã, phường;
- Nghiên cứu đề xuât diều kiện hoạt động và hỗ trợ kinh phí để cán bộ Hội và các cấp Hội hoạt động.
6- Ban Kinh tế - Tài chính :
a) Thành viên của Ban gồm 01 Phó Chủ tịch và một số ủy viên Ban Chấp hành do Phó Chủ tịch làm Trưởng ban.
b) Nhiệm vụ của Ban : Giúp Ban Thường trực, Ban Thường vụ :
- Xây dựng kế hoạch vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ tài chính cho Hội hoạt động;
- Thực hiện quản lý thu, chi tài chính đúng nguyên tắc và mục đích của Hội, đúng nguyên tắc kế toán - tài chính do Nhà nước ban hành, tranh thủ sự giúp đỡ của Sở Tài chính - Vật giá về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác kế toán - tài chính.
- Trưởng Ban Tài chính trực tiếp chịu trách nhiệm về việc theo dõi hướng dẫn kế toán trưởng và kế toán thanh toán, công nợ, thủ quỹ thực hiện tốt việc quản lý thu, chi tài vụ của Hội đúng nguyên tắc, thủ tục trình tự kế toán và báo cáo thanh quyết toán đúng định kỳ.
7- Ban Tuyên truyền :
a) Thành viên Ban Tuyên truyền gồm 01 ủy viên Thường vụ Hội trực tiếp làm Trưởng ban và các ủy viên phụ trách công tác tuyên truyền của Hội Khuyến học quận, huyện;
b) Ban Tuyên truyền có nhiệm vụ giúp cho Ban Thường vụ :
- Tuyên truyền thực hiện 3 mục tiêu của Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam và Nghị quyết Đại hội và chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chap hành, của Ban Thường vụ, theo định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm.
- Thường xuyên phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo và Hội đồng Tư vấn Giáo dục của Hội để đề ra kế hoạch tuyên truyền cho Hội, nhất là tuyên truyền những gương tốt về công tác xã hội hóa giáo dục, truyền thông khuyến học, gương sáng về tự học...
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền đưa tin về hoạt động của Hội; tuyên truyền những gương học sinh học tốt, thầy cô giáo dạy tốt, các tổ chức Hội làm công tác khuyến học để rút kinh nghiệm trong công tác khuyến học và nhân rộng ra những nhân tố mới của phong trào.
Điều 21 : Quy định chi tiết một số vấn đề của Hội Khuyến học quận, huyện :
1- Hội Khuyến học quận, huyện trực tiếp quản lý các Hội Khuyên học xã, phường trên địa bàn quận, huyện và các Chi hội Khuyến học trực thuộc;
2- Số lượng thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội Khuyến học quận, huyện tùy theo quy mô của từng quận, huyện mà quyết định cụ thể sau khi có sự nhất trí của Hội Khuyến học thành phô và UBND quận, huyện.
Căn cứ nhiệm vụ, lề lối làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra của Hội Khuyến học thành phố, Hội Khuyến học quận, huyện quy định nhiệm vụ, lề lối làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra cấp mình;
3- Ban Chấp hành Hội Khuyến học quận, huyện có thể tổ chức bộ máy giúp việc tương tự như bộ máy giúp việc của Hội Khuyến học thành phố hoặc phân công một số ủy viên Ban Thường vụ chuyên trách.
Điền 22 : Qny định chi tiết một số vấn đề về tổ chức Hội Khuyến học xã, phường :
1- Hội Khuyến học xã, phường là tổ chức cơ sở, trực thuộc Hội Khuyến học quận, huyện; Hội Khuyến học xã, phường được thành lập các Chi hội;
2- Nhiệm vụ của Hội Khuyến học xã, phường :
- Chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Hội cấp trên, chương trình công tác của Đại hội cơ sở;
- Xây dựng và phát triển tổ chức Hội cơ sở, phối hợp với nhà trường, các đoàn thể xã hội, Hội cha mẹ học sinh... để cùng vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động khuyến học, góp phần tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục ở cơ sở;
- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ khuyến học của Hội cơ sở.
3- Số lượng thành viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội Khuyến học xã, phường tùy theo quy mô của từng xã, phường mà quyết định cụ thể sau khi có sự nhất trí của Hội Khuyến hoc quận, huyện và UBND xã, phường. Căn cứ nhiệm vụ, lề lối làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra của Hội Khuyến học thành phố, Hội Khuyến học xã, phường quy định nhiệm vụ, lề lối làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra cấp mình;
4- Tùy tình hình cụ thể, Hội khuyến học xã, phường phân công các ủy viên Ban Chấp hành theo dõi công tác : Giáo dục, Tài chính, Quỹ Khuyến học, Thi đua - Tuyên truyền, khen thưởng, Tổ chức và Văn phòng Hội. Nơi nào có điều kiện và thật cần thiết, Hội có thể thành lập một số Ban giúp việc.
Chương V
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
Điều 23 : Nguồn thu của Hội gồm :
1- Hội phí của Hội viên;
2- Tiền và tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp tự nguyện và tài trợ phù hợp với các quy định của pháp luật;
3- Tiền và tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy quyền cho Hội tài trợ có mục đích theo địa chỉ cụ thể phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội;
4- Thu lãi từ tài khoản tiền gửi, từ kết quả các hoạt động kinh tế, dịch vụ của Hội, đóng góp tự nguyện của tổ chức thành viên, Hội viên và khoản thu hợp pháp khác (nếu có);
5- Thu từ các hoạt dộng dịch vụ của Hội;
6- Hỗ trợ của Nhà nước (nếu có).
Điều 24 : Các khoản chi của Hội :
1- Tài trợ trực tiếp không thu hồi cho các hoạt động phù hợp với Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Quy chế tạm thời về tể chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phố, cụ thể :
a) Hỗ trợ các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển giáo dục theo chương trình và kế hoạch của Ban Thường vụ Hội;
b) Hỗ trợ học sinh nghèo có thành tích trong học tập;
c) Chi giải thưởng các giải thi học sinh giỏi trong và ngoài nước;
d) Tài trợ theo sự ủy quyền của tổ chức, cá nhân và thực hiện dự án hỗ trợ phát triển giáo dục có địa chỉ. Hội có trách nhiệm thực hiện đúng theo sự ủy quyền của các tổ chức và cá nhân tài trợ và theo quy định của pháp luật.
2- Hội đồng quản lý Quỹ phải ban hành quy chế cụ thể về quản lý, sử dụng Quỹ, xây dựng các định mức chi phí cho hoạt động của Quỹ. Tổng số chi cho hoạt động quản lý không vượt quá 5% trên tổng thu của Hội cho các nội dung : Chi lương (phụ cấp, trợ câp nếu có) cho bộ máy quản lý; chi thuê văn phòng làm trụ sở làm việc; chĩ mua sắm, sửa chữa tài sản cồ định phục vụ hoạt động; chi vật tư văn phòng; chi thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện nước, nhiên liệu, vệ sinh, môi trường) và các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Hội. Trường hợp trong năm số thu của Quỹ phải thấp, Hội quyết định mức chi tốỉ thiểu cho hoạt động quản lý, nhưng phải đảm bảo trong ba nãm liền kề tổng số chi của Hội không vượt quá 5% tổng số thu của Hội.
Việc sử dụng kinh phí để tài trợ do Chủ tịch Hội quyết định trên cơ sở kế hoạch của Ban Chấp hành và đề xuất của Ban Thường vụ. Trường hợp khẩn câp, Chủ tịch có thể quyết định sau khi tham khảo ý kiên của các Phó Chủ tịch.
Điền 25 : Tài chính cấp nào do Ban Chấp hành Hội cấp đó quản lý, sử dụng.
Điều 26 :
1- Tổ chức kế toán - thống kê của Hội theo đúng quy định của Pháp lệnh Kế toán thống kê; chấp hành các chế độ, quy định về hóa đơn, chứng từ kế toán;
2- Mở sổ theo dõi và thống kê đầy đủ danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp tài trợ và dược tài trợ, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh;
3- Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán thu chi hằng năm cho cơ quan tài chính;
4- Chịu sự thanh tra, kiềm tra về việc thu, quản lý và sử dụng nguồn thu của cơ quan tài chính. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật;
5- Hằng năm, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Chủ tịch Hội có trách nhiệm cồng bố công khai danh sách và mức đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân đã đổng góp, tài trợ cho Hội, báo cáo tài chính hằng quý và quyết toán năm theo từng nội dung thu, chi.
Điều 27 : Tài sản của Hội thuộc quyền sở hữu tập thể, được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước.
Chương VI
KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 28 : Khen thưởng :
Những cấp Hội, cán bộ, hội viên có thành tích công tác xuất sắc sẽ được Ban Chấp hành Hội khen thưởng hoặc đề nghị các cấp chính quyền, ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương khen thưởng theo quy định hiện hành.
Điều 29 : Kỷ luật :
Những cấp Hội, cán bộ, hội viên hoạt động trái với Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học thành phcT, Nghị quyết của hội, hoặc làm tổn thương đến danh dự uy tín của Hội thì tùy theo mức độ mà xử lý nghiêm khác. Trường hợp vi phạm pháp luật, Hội sẽ đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý theo quy định hiện hành.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30 : Chỉ có Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể Hội Khuyến học thành phcf mới có quyền sửa đổi Quy chế về tổ chức và hoạt dộng của Hội Khuyên học thành phô. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế phải được ít nhất 2/3 số đại biểư tham dự Đại hội biểu quyết, tán thành và phải được UBND thành phố Đà Nầng chuẩn y.