Lên đầu trang
    • Thông tin danh mục hệ thống hóa: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018

    Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018

     

    STT

    Tên loại văn bản

    Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản3

    Tên gọi

    của văn bản

    Kiến nghị (đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới)[1]

    Nội dung kiến nghị/

     Lý do kiến nghị

    Cơ quan/ đơn vị chủ trì soạn thảo

    Thời hạn xử lý hoặc kiến nghị xử lý/tình hình xây dựng

    I. LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

    1

    Nghị định

    Số 163/2006/NĐ-CP

    ngày 29/12/2006

    Giao dịch bảo đảm

    Thay thế

    - Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực;

    - Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) là Nghị định hướng dẫn một số điều của Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 (thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Theo quy định của khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.” Do đó, về nguyên tắc, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tổ chức tín dụng vẫn căn cứ vào Nghị định số 163/2006/NĐ-CP để xác lập, thực hiện và xử lý tài sản bảo đảm vì đây là văn bản quy định chi tiết về vấn đề này. Mặc dù vậy, các tổ chức tín dụng vẫn rất lo ngại về hiệu lực thi hành của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng như giá trị pháp lý của các giao dịch bảo đảm được ký kết theo hướng dẫn của Nghị định này. Do đó, cần phải có văn bản thay thế Nghị định số 163/2006/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết việc ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm nhằm tạo sự thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, tránh rủi ro pháp lý cho các tổ chức tín dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

    - Bộ luật dân sự năm 2015 có nhiều quy định mới về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ví dụ như: (i) Bộ luật dân sự đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới là bảo lưu quyền sở hữucầm giữ tài sản; (ii) Bộ luật dân sự đã có sự tách biệt giữa thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm và thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; (iii) Bộ luật dân sự đã hoàn thiện cơ chế làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, theo đó xác định biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba thông qua việc đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ tài sản…(iv) Bộ luật dân sự không quy định về thu giữ tài sản bảo đảm mà chỉ quy định về giao tài sản bảo đảm để xử lý. Điều 301, Bộ luật dân sự quy định: Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong khi đó, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định các vấn đề về thu giữ tài sản bảo đảm trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2005.

    Do đó, để thực thi có hiệu quả Bộ luật dân sự, cần thiết phải có sự rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm để đảm bảo sự phù hợp và thống nhất với quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2015 khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    2

    Nghị định

    Số 11/2012/NĐ-CP

    ngày 22/02/2012

    Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

    Thay thế

    Nghị định số 11/2012/NĐ-CP là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP);

    - Nghị định số 163/2006/NĐ-CP là Nghị định hướng dẫn một số điều của Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 (thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Theo quy định của khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.” Do đó, về nguyên tắc, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tổ chức tín dụng vẫn căn cứ vào Nghị định số 163/2006/NĐ-CP để xác lập, thực hiện và xử lý tài sản bảo đảm vì đây là văn bản quy định chi tiết về vấn đề này. Mặc dù vậy, các tổ chức tín dụng vẫn rất lo ngại về hiệu lực thi hành của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng như giá trị pháp lý của các giao dịch bảo đảm được ký kết theo hướng dẫn của Nghị định này. Do đó, cần phải có văn bản thay thế Nghị định số 163/2006/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết việc ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm nhằm tạo sự thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, tránh rủi ro pháp lý cho các tổ chức tín dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

    - Bộ luật dân sự năm 2015 có nhiều quy định mới về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ví dụ như: (i) Bộ luật dân sự đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới là bảo lưu quyền sở hữucầm giữ tài sản; (ii) Bộ luật dân sự đã có sự tách biệt giữa thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm và thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; (iii) Bộ luật dân sự đã hoàn thiện cơ chế làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, theo đó xác định biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba thông qua việc đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ tài sản(iv) Bộ luật dân sự không quy định về thu giữ tài sản bảo đảm mà chỉ quy định về giao tài sản bảo đảm để xử lý. Điều 301, Bộ luật dân sự quy định: “Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Trong khi đó, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định các vấn đề về thu giữ tài sản bảo đảm trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2005.

     Do đó, để thực thi có hiệu quả Bộ luật dân sự, cần thiết phải có sự rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm để đảm bảo sự phù hợp và thống nhất với quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2015 khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    3

    Thông tư

    liên tịch

    Số 02/2012/TTLT-

    BTP-BGTVT

    ngày 30/3/2012

    Hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển

    Bãi bỏ hoặc thay thế

    - Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực;

    ­ Nghị định số 102/2017/NĐ-CP đã có những nội dung mới về đăng ký như: thay đổi cụm từ “đăng ký giao dịch bảo đảm” thành “đăng ký biện pháp bảo đảm”; quy định mẫu phiếu đăng ký thay cho đơn yêu cầu đăng ký trước đây; về đối tượng đăng ký, Nghị định đã bổ sung biện pháp bảo lưu quyền sở hữu; quy định đăng ký biện pháp bảo đảm là một trong các căn cứ làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Mặt khác, một số văn bản mới được ban hành như: Luật Phí, lệ phí năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015... đã có sự thay đổi về một số nội dung liên quan đến  hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm; thẩm quyền ban hành văn bản trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, thủ tục hành chính không được quy định trong Thông tư của Bộ trưởng...

    - Một số quy định của Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT về hồ sơ đăng ký không phù hợp với Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, gây khó khăn cho các cơ quan đăng ký cũng như người yêu cầu đăng ký.

    - Biểu mẫu đăng ký ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT không còn phù hợp với tên gọi mẫu phiếu trong Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, đồng thời, một số nội dung kê khai trên mẫu đơn bộc lộ bất cập cần phải sửa đổi, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn như không gửi kèm Giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, bổ sung thêm việc kê khai thông tin về các bên tham gia biện pháp bảo đảm.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    4

    Thông tư

    liên tịch

    Số 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA[2]

    ngày 05/11/2013

    Hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản

    Bãi bỏ

    -Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực;

    - Nội dung về trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản đối với tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa trong Thông tư liên tịch số 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA đã được quy định trong Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    5

    Thông tư

    liên tịch

    Số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN

    ngày 06/6/2014

    Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm

    Bãi bỏ

    - Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực;

    - Nội dung về về xử lý tài sản bảo đảm quy định trong Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN dự kiến sẽ được pháp điển trong Nghị định thay thế Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    6

    Thông tư

    liên tịch

    Số 09/2016/TTLT-

    BTP-BTNMT

    ngày 23/6/2016

    Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

    Thay thế

    - Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực;

    - Nghị định 102/2017/NĐ-CP đã có những nội dung mới về đăng ký biện pháp bảo đảm như:

    + Về các trường hợp đăng ký: Nghị định đã bổ sung biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thay đổi quy định về đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất.

    + Thay đổi một số thuật ngữ quan trọng như: “đăng ký giao dịch bảo đảm” thành “đăng ký biện pháp bảo đảm”; “đơn yêu cầu đăng ký” thành “phiếu yêu cầu đăng ký”

    + Quy định cụ thể, chi tiết về hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bao gồm cả hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có bảo lưu quyền sở hữu.

    + Bổ sung quy định về trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

    - Quy định về đối tượng áp dụng bao gồm cá nhân, tổ chức khác tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT không còn phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm;

    - Nội dung hướng dẫn về tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT còn chưa thực sự rõ ràng dẫn đến còn có sự thắc mắc về tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

    - Các biểu mẫu đăng ký ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT không còn phù hợp Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    II. LĨNH VỰC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

    7

    Thông tư liên tịch

    Số 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18/9/2012

    Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

    Bãi bỏ (toàn bộ)

    - Căn cứ ban hành Thông tư này là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay các văn bản này đã được thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

    - Các quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án gây ra khi tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính tại Thông tư liên tịch này không còn phù hợp với quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

    Tòa án nhân dân tối cao

    Bộ Tư pháp đã có công văn số 2026/BTP-BTNN ngày 07/6/2018 đề nghị Tòa án nhân dân tối cao   thực hiện việc bãi bỏ văn bản này theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

    8

    Thông tư liên tịch

    Số 05/2012/TTLT- VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012

    Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

    Bãi bỏ (toàn bộ)

    - Căn cứ ban hành Thông tư này là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay các văn bản này đã được thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

    - Một số quy định về trách  nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự tại Thông tư liên tịch số 05 đã được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; một số quy định không còn phù hợp với Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

    Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    Bộ Tư pháp đã có công văn số 2026/BTP-BTNN ngày 07/6/2018 đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao   thực hiện việc bãi bỏ văn bản này theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

    9

    Thông tư liên tịch

    Số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06/11/2013

    Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự

    Bãi bỏ (toàn bộ)

    - Căn cứ ban hành Thông tư này là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay các văn bản này đã được thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

    - Một số quy định về trách  nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự đã được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; một số quy định khác không còn phù hợp với quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

    Bộ Công an

    Bộ Tư pháp đã có công văn số 2026/BTP-BTNN ngày 07/6/2018 đề nghị Bộ Công an thực hiện việc bãi bỏ văn bản này theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

    10

    Thông tư liên tịch

    Số 01/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 20/6/2016

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của TTLT số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC

    -BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

    Bãi bỏ

     (toàn bộ)

    - Căn cứ ban hành Thông tư này là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay các văn bản này đã được thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

    - Một số quy định về trách  nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự tại Thông tư liên tịch số 05 đã được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; một số quy định không còn phù hợp với Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

    Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    Bộ Tư pháp đã có công văn số 2026/BTP-BTNN ngày 07/6/2018 đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao   thực hiện việc bãi bỏ văn bản này theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

    III. LĨNH VỰC HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH

    11

    Nghị quyết

    Số 32/1999/NQ-QH10

    ngày 21/12/1999

    Về việc thi hành Bộ luật hình sự

    Bãi bỏ (sau khi rà soát)

    Đối tượng điều chỉnh không còn do bộ luật hình sự năm 1999 hết hiệu lực

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    12

    Thông tư

    liên tịch

    Số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA

    ngày 05/7/2000

    Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực

    Bộ Công an

    Năm 2019

    13

    Thông tư

    liên tịch

    Số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC

    ngày 25/9/2001

    Hướng dẫn áp dụng các quy định tai chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự năm 1999

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    14

    Thông tư

    liên tịch

    Số 01/2003/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP

    ngày 11/8/2003

    Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XXIII "Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân" của Bộ luật hình sự năm 1999

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sungquy định về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân

    Bộ Quốc phòng

    Năm 2019

    15

    Thông tư

    liên tịch

    Số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP

    ngày 10/8/2005

    Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực

    Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

    Theo Kế hoạch của Bộ, ngành

    16

    Thông tư

    liên tịch

    Số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC

    ngày 08/3/2007

    Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Nội dung hướng dẫn của Thông tư liên tịch liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung

    Bộ Công an

    Năm 2019

    17

    Thông tư

    liên tịch

    Số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007

    Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tội phạm về ma túy

    Bộ Công an

    Năm 2019

    18

    Thông tư

    liên tịch

    Số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH

    ngày 12/7/2011

    Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Văn bản được hướng dẫn thi hành, căn cứ ban hành (quy định chi tiết) đã hết hiệu lực

    Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

    Theo Kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, ngành

    19

    Thông tư

    liên tịch

    Số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC

    ngày 26/6/2013

    Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    20

    Thông tư

    liên tịch

    Số 09/2013/TTLT-

    BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC

    ngày 28/8/2013

    Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông

    Bộ Công an

    Năm 2019

    21

    Thông tư

    liên tịch

    Số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

    ngày 14/11/2013

    Hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự

    Bãi bỏ  (sau khi rà soát)

    Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến việc đặt tiền để bảo đảm

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    22

    Thông tư

    liên tịch

    Số 08/2015/TTLT-

    BCA-VKSNDTC-

    TANDTC-BTP

    ngày 14/11/2015

    Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

    Bãi bỏ (sau khi rà soát)

    Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến các tội phạm về ma túy

    Bộ Công an

    Năm 2019

    IV. LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI

    23

    Nghị định

    Số 19/2011/NĐ-CP

    ngày 21/3/2011

    Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi

    Sửa đổi, bổ sung một số điều

    - Sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm bảo đảm thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và công ước LaHay;

    - Sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số quy định nhằm tăng cường công tác giải quyết nuôi con nuôi;

    - Sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số quy định nhằm tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính về nuôi con nuôi

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    V. LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ,

    HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC, TIẾP CẬN PHÁP LUẬT[3]

    24

    Quyết định

    của Thủ tướng Chính phủ

    Số 06/2010/QĐ-TTg

    ngày 25/01/2010

    Về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

    Sửa đổi, bổ sung

    Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, văn hóa độc bị suy giảm, sự thay đổi nhu cầu tim fhieeur pháp luật thông qua Tủ sách pháp luật, một số quy định trong Quyết định  và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định này đã bộc lộ bất cập, không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung thay thế cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    25

    Thông tư

    liên tịch

    Số 03/2000/TTLT-

    BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN

    ngày 31/3/2000

    Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư

    Kiến nghị ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ văn bản này

    Nhiều quy định của Thông tư không còn phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 và Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    26

    Thông tư

    liên tịch

    Số 04/2001/TTLT-

    BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGDS

    ngày 09/7/2001

    Hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình

    Kiến nghị ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ văn bản này

    Nhiều quy định của Thông tư không còn phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 và Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    27

    Thông tư liên tịch

    Số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008

    Hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với Cựu chiến binh

    Bãi bỏ

    Hầu hết các quy định của Thông tư liên tịch số  02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã không còn phù hợp với các văn bản QPPL hiện hành, đặc biệt là Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật hòa giải cơ sở năm 2013

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    VI. LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

    28

    Luật

    Số 26/2008/QH12

    ngày 14/11/2008

    Thi hành án dân sự

    Sửa đổi

    Khoản 8 Điều 151, Khoản 8 Điều 153 Luật Thi hành án dân sự có quy định về giải quyết bồi thường nhà nước khi giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, không quy định việc giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại. Do đó, quy định tại Khoản 8 Điều 151, Khoản 8 Điều 153 không phù hợp với quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    Bộ Tư pháp

    Sẽ xử lý khi sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự

    29

    Nghị định

    Số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004

    Về thủ tục cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

    Bãi bỏ

     Nội dung về thủ tục cưỡng chế trong thi hành án dân sự đã được quy định tại Chương  III Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự và Nghị định 58/2009/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/9/2015). Hiện nay nội dung này được điều chỉnh bởi Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.

    + Nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện nay đang được quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Do đó, những quy định tại Nghị định số 173/2004/NĐ-CP đến nay không còn phù hợp, không còn được áp dụng trên thực tế.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    30

    Nghị định

    Số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004

    Về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án

    Bãi bỏ

    Nội dung về thủ tục cưỡng chế trong thi hành án dân sự (trong đó có việc kê biên, xử lý quyền sử dụng đất để thi hành án) đã được quy định tại Chương  III Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự và Nghị định 58/2009/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/9/2015). Hiện nay nội dung này được điều chỉnh bởi Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.

    Do đó, những quy định tại Nghị định số 164/2004/NĐ-CP đến nay không còn phù hợp, không còn được áp dụng trên thực tế.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    31

    Quyết định

    Số 73/2007/QĐ-TTg ngày 25/5/2007

    Về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự

     

    Bãi bỏ

    Nội dung về chế độ bồi dưỡng đối với những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự (Điều 3) và hiện nay đã được quy định lại tại Thông tư số 200/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự (từ Điều 3 đến Điều 14). Do đó, những quy định tại Quyết định số 73/2007/QĐ-TTg đến nay không còn phù hợp, không còn được áp dụng trên thực tế

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    32

    Thông tư liên tịch

    Số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016

    Hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.

    Sửa đổi

    Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT- BTP-BTC và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 có sự không phù hợp về phạm vi các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án liên quan đến nghĩa vụ thi hành án của cơ quan tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

    Bộ Tư pháp

    Sẽ xử lý khi sửa đổi, bổ sung phần lớn nội dung của Thông tư liên tịch này

    VII. LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

    33

    Quyết định

    của Thủ tướng Chính phủ

    Số 734/TTg

    ngày 06/9/1997

    Về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách

    Bãi bỏ

    Hiện nay, hệ thống trợ giúp pháp lý đã được hình thành hơn 20 năm. Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý đã được quy định trong Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; tổ chức trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) thuộc Sở Tư pháp đã được quy định trong Luật trợ giúp pháp lý năm 2017. Do đó Quyết định này không còn áp dụng trên thực tế.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

     

    34

    Quyết định

    của Thủ tướng Chính phủ

    Số 84/2008/QĐ-TTg

    ngày 30/6/2008

    Về việc thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam

    Bãi bỏ

    - Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 không quy định về Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam như Luật trợ giúp pháp lý năm 2006.

    - Thực tế hiện nay Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam đã không còn hoạt động theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025.

    Bộ Tư pháp

     

    Năm 2019

     

     

    35

    Chỉ thị

    Số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006

    Về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý

    Bãi bỏ

    Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006  hết hiệu lực từ  ngày 01/01/2018, do đó việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 không còn áp dụng trên thực tế.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

     

    36

    Thông tư liên tịch

    Số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP ngày 06/6/2011

    Hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi  hành chính

    Thay thế

    Một số nội dung trong Thông tư liên tịch không phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (như khoản 1 Điều 3; Điều 8…). Do đó, cần ban hành văn bản hoặc lồng ghép nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ trong văn bản khác để tăng cường sự phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

    Bộ Tư pháp

    Theo Kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, ngành

    37

    Thông tư liên tịch

    Số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012

    Hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số

    Bãi bỏ

    - Nhiều nội dung trong Thông tư liên tịch không phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 như người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý, cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

    - Nội dung về phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động trợ giúp pháp lý đã được quy định tại Điều 42 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

    Bộ Tư pháp

    Văn bản đang được đề xuất bãi bỏ sau khi Ủy ban dân tộc có hướng dẫn về đối tượng là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    38

    Thông tư liên tịch

    Số 209/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 30/11/2012

    Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước

    Thay thế

    - Theo Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì không còn hình thức Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

    - Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2; các điểm a, b, đ, e, i, l, q khoản 4 Điều 3; khoản 8 Điều 3; điểm a, c khoản 1 Điều 4; khoản 1, khoản 3 Điều 5 và các điểm 1, 2, 3, 4 và 7 tại Phụ lục của Thông tư liên tịch không còn phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Do đó, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp.

    Bộ Tài chính

    Theo Kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, ngành

    39

    Thông tư

    liên tịch

    Số 08/2016/TTLT-

    BTP-BNV

    ngày 23/6/2016

    Quy đinh mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý

    Thay thế

    - Theo Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì không còn hình thức Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

    - Tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, do đó cần thay thế văn bản này cho phù hợp với Luật.

    Bộ Tư pháp

    Theo Kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, ngành.

    40

    Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    Số 09/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008

    Ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý

    Thay thế

    - Theo Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì không còn hình thức Quyết định của Bộ trưởng.

    - Khoản 1 Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định nguyên tắc hoạt đông trợ giúp pháp lý là tuân thủ quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng bổ sung nhiều các quyền, nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý, các điều cấm… do đó cần thay thế văn bản này cho phù hợp.

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    VIII. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH

    41

    Thông tư

    Số 16/2011/TT-BTP ngày 28/9/2017

    Quy định về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp

    Thay thế

    Nhiều quy định không phù hợp với Luật quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    42

    Thông tư

    Số 03/2011/TT-BTP ngày 17/01/2011

    Phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục THADS và cơ quan THADS

    Thay thế

    Nhiều quy định không phù hợp với Luật quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017

    Bộ Tư pháp

    Năm 2019

    Tổng số:  42 văn bản

     



    [1] Hình thức kiến nghị có thể bao gồm đình chỉ thi hành hoặc ngưng hiệu lực trong trường hợp cần thiết.

    [2] Văn bản này có nội dung liên quan đến các lĩnh vực: Công chứng; Đăng ký giao dịch bảo đảm; Thi hành án dân sự; đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản.

    [3] Ngày 27/6/2018, Bộ Tư pháp đã bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước sang Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch theo quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

     

    Tài liệu đính kèm: