Lên đầu trang
    • Thông tin danh mục hệ thống hóa: Văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023

    Văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023

     

    STT

    Tên loại văn bản

    Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

    Tên gọi của văn bản

    Kiến nghị (đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới)

    Nội dung kiến nghị/ Lý do kiến nghị

    Cơ quan/ đơn vị chủ trì soạn thảo

    Thời hạn xử lý hoặc kiến nghị xử lý/tình hình xây dựng

    1. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
    1.  

    Luật

    31/2018/QH14 ngày 19/11/2018

    Luật Trồng trọt

    Sửa đổi, bổ sung

    1. Cơ sở pháp lý:

    - Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030;

    - Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030;

    - Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    - Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

    - Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;

    - Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

    2. Cơ sở thực tiễn

    Luật Trồng trọt được ban hành đã tạo khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường, tạo nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa, bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Tuy nhiên qua 04 năm triển khai thực hiện đã phát hiện ra một số quy định còn bất cập, chưa rõ, khó thực hiện, gây nhiều khó khăn cho hoạt động trồng trọt, sản xuất, buôn bán giống cây trồng của các doanh nghiệp và người dân, cụ thể như:

    - Quy định về yêu cầu chung đối với việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng chưa rõ về trường hợp không áp dụng quy định đối với sản xuất hạt lai để xuất khẩu;

    - Quy định tên giống cây trồng không được chấp nhận trong trường hợp “Trùng với tên của giống cây trồng đã được bảo hộ” tại điểm g khoản 1 Điều 14 không phù hợp với trường hợp giống cây trồng chưa được bảo hộ;

    - Quy định điều kiện gia hạn giống cây trồng phải có “Có kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng” đang gây khó khăn cho quá trình gia hạn công nhận giống, cần được xem xét quy định đơn giản hơn, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi. Ngoài ra, thời hạn gia hạn giống cây trồng cần được xem xét sửa đổi để phù hợp với đặc tính của giống cây trồng cũng như pháp luật có liên quan (pháp luật về bảo hộ giống cây trồng);

    - Quy định rõ hơn về điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng nói chung (điều kiện để công nhận).

    - Việc quy định “Vật liệu nhân giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa” là không phù hợp với khái niệm giống cây trồng chính (Luật Trồng trọt) và sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 (Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa).

    - Quy định về việc cấp mã số vùng trồng tại Điều 64 phát sinh thủ tục hành chính. Tuy nhiên, Luật hiện hành chưa quy định việc giao Chính phủ quy định nội dung này, do đó, đề xuất sửa đổi tại Luật để có căn cứ xây dựng quy định, thuận lợi trong quá trình thực hiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp mã số vùng trồng.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Cục Trồng trọt)

    Năm

    2024-2026

    (Trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trồng trọt: tháng 12/2024)

    1.  

    Nghị định

    62/2019/NĐ-CP

    ngày 11/7/2019

    Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

    Sửa đổi, bổ sung

    Sửa Khoản 4, Điều 1: “1. Hỗ trợ cho người trồng lúa: Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dung hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa” cho rõ ràng về “giống mới, tiến bộ kỹ thuật”

    - Sửa khoản 3, Điều 1: 

    “1. Việc nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, được thực hiện là một thành phần của bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai.” Cho phù hợp với Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Cục Trồng trọt)

    Năm 2024

    1.  

    Nghị định

    94/2019/NĐ-CP

    ngày 13/12/2019

    Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

    Sửa đổi, bổ sung

    Bổ sung quy định chuyển tiếp xử lý đối với trường hợp dự án, công trình có sử dụng đất chuyên trồng lúa nước nhưng đã thực hiện việc san lấp mặt bằng xây dựng công trình trước hoặc sau ngày Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ có hiệu lực thi hành (ngày 01/02/2020)”.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Cục Trồng trọt)

    Năm 2024

    1. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
    1.  

    Luật

    16/2017/QH14 ngày 15/11/2017

    Luật Lâm nghiệp

    Sửa đổi, bổ sung

    1. Cơ sở pháp lý

    - Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 đã định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị; sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng. Đây là vấn đề lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật có liên quan (lâm nghiệp, đất đai, đầu tư, tài chính, tổ chức, công nghệ...). Tuy nhiên, trong phạm vi Luật Lâm nghiệp cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, sửa đổi, bổ sung một số nội dung để đưa vào Luật, như: Phát triển kinh tế giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, hướng dẫn khai thác rừng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện nghiêm quy định rừng tự nhiên chỉ được chuyển mục đích sử dụng để phục vụ quốc phòng, an ninh, dự án quan trọng quốc gia và dự án cấp thiết khác; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, cây bản địa; triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các- bon và phát triển thị trường tín chỉ cácbon rừng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; chính sách đặc thù để thu hút cán bộ làm công tác lâm nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học- công nghệ.

    - Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18/01/2024, trong đó có một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp để đảm bảo thống nhất giữa hai luật.

    2. Cơ sở thực tiễn

    Sau hơn 5 năm có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2019), Luật Lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả trong thực tiễn về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản; tuy nhiên, Luật  đã có một số quy định cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn như: Chuyển mục đích sử dụng rừng; trồng rừng thay thế; quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng; nuôi, trồng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng;… đồng thời, một số quy định chưa được quy định tại Luật Lâm nghiệp đang tạo khoảng trống pháp luật như thanh lý rừng trồng; quyền các-bon rừng, chuyển nhượng các-bon rừng;...

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Cục Lâm nghiệp)

    Năm

    2024-2026

    (Trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp: tháng 12/2024)

    III. LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ

    1.  

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    27/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017

    Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Bãi bỏ/công bố hết hiệu lực

    Căn cứ ban hành không còn vì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP. Văn bản này hết hiệu lực nhưng chưa bãi bỏ

     

    Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ.

    Năm 2024

    1.  

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    28/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017

    Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Bãi bỏ/công bố hết hiệu lực

    Căn cứ ban hành không còn vì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP. Văn bản này hết hiệu lực nhưng chưa bãi bỏ

    Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ.

    Năm 2024

    1.  

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    24/2020/QĐ-TTg ngày 27/8/2020

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 28/2017/QĐ-TTg quy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Bãi bỏ/công bố hết hiệu lực

    Căn cứ ban hành không còn vì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP. Văn bản này hết hiệu lực nhưng chưa bãi bỏ

    Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ.

    Năm 2024

    1.  

    Thông tư

     

    Xây dựng ban hành Danh mục các lĩnh vực và thời gian mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ do Bộ quản lý.

    Ban hành mới

    Thực hiện quy định tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

     

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Vụ Tổ chức cán bộ)

    Năm 2024

    1.  LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PTNT
    1.  

    Thông tư

    09/2017/TT-BNNPTNT, ngày    17/4/2017

    Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

    Bãi bỏ

    Có nội dung chồng chéo với Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tích hợp, sửa đổi Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT

    Năm 2024

    1.  

    Nghị định

     

    về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp

    Ban hành mới

    Để thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

     

     

     

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT)

     

     

     

    Năm 2022-2024

    Đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 968/TTr-KTHT-CĐ ngày 07/10/2022)

    1.  LĨNH VỰC KHCN VÀ MT - KHUYẾN NÔNG
    1.  

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    19/2018/QĐ-TTg

    ngày 19/4/2018

    Quy định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 4 Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018

    Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 phê duyệt Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có nội dung về Công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (mã TTHC: 1.003388); Công nhận lại doanh nghiệp  nông  nghiệp  ứng  dụng  công  nghệ  cao  (mã TTHC: 1.003371)

    Vụ KHCN&MT

    Năm 2025

    1.  

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    162/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008

    Về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn

    Đề xuất bãi bỏ khoản 1, Điều 1

    Đề xuất bãi bỏ Tại khoản 1, Điều 1 của Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg: “Điều 1. Phạm vi và đối tượng: 1. Quyết định này áp dụng cho các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư (sau đây gọi là khuyến nông) quy định tại Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.” Trong khi Nghị định số 56/2005/NĐ-CP và Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông đã hết hiệu lực bởi Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông.

    Vụ KHCN&MT

    Năm 2025

    1.  

    Thông tư

    29/2014/TT-BNNPTNT

    ngày 05/09/2014

    Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Sửa đổi, bổ sung

    Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT về công nhận đặc cách Giống BĐG.

    Vụ KHCN&MT

    Năm 2025

    1.  LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
    1.  

    Nghị định

    50/2020/NĐ-CP ngày 20/04/2020

    Quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai

    Sửa đổi, bổ sung

    Một số TTHC tại Nghị định 50/2020/NĐ-CP thiếu quy định về: Cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ. Quá trình thi hành có một số vướng mắc cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế (văn bản mật số 3299/VPCP-QHQT 21/9/2022 của Văn phòng Chính phủ liên quan đến báo cáo của Bộ Công an về một số vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện Nghị định).

    Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

    Năm

    2024-2025

    1.  

    Nghị định

    66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021

    Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều

    Sửa đổi, bổ sung

    Sửa đổi Phụ lục VII (kèm theo Nghị định) Mẫu đơn “Đề nghị trợ cấp, tiền tuất” cho phù hợp với quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định dưới Luật

    Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

    Năm

     2024-2025

    VII. LĨNH VỰC NÔNG THÔN MỚI

    1.  

    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022

    Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

    Sửa đổi, bổ sung

    - Bổ sung làm rõ quy định điều kiện công nhận, thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.

    - Sửa đổi phân cấp cho UBND cấp tỉnh quy định cụ thể đơn vị đầu mối cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận, thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp xã, huyện.

    - Bổ sung, làm rõ quy định về hoàn thiện hồ sơ, mẫu hồ sơ đề nghị xét, công nhận, thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.

    - Bổ sung, làm rõ quy định về trình tự, thủ tục đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận đối với trường hợp địa phương được cơ quan kiểm tra, tiến hành kiểm tra, xác định phải thu hồi quyết định công nhận.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

    Năm

    2024-2025

    1.  

    Thông tư

    05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022

    Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT

    Sửa đổi, bổ sung

    Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 05 theo hướng cụ thể hơn để áp dụng thống nhất, đồng bộ theo quy định tại THông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính.

    - Bổ sung hướng dẫn Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

    Bộ Nông nghiệp và PTNT

    (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

    Năm

    2024-2025

    Tổng số: 17 văn bản

     

    Tài liệu đính kèm: