- Căn cứ điều 120 Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992;
- Căn cứ điều 11, Mục I chương II, Luật tổ chức HĐND và UBND của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ quy hoạch tổng thể cải tạo và xây dựng Thị xã Vĩnh long đến năm 2015 đã được phê duyệt năm 1996;
- Căn cứ Nghị quyết số - 05NQ/TU ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh long -về phát triển Thị xã Vĩnh Long thành Thành phố thuộc tỉnh và Thị trấn Cái vồn thành Thị xã.
Sau khi xem xét tờ trình số 15/TTr.UB ngày 20 tháng 5 năm 2004 của ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất.
1/. Quy hoạch địa giới hành chính của Thị xã đến năm 2020.
2/. Quy hoạch quy mô dân số và phân bổ dân cư.
3/. Quy hoạch quy mô đất xây dựng Đô thị.
4/. Quy hoạch định hướng phát triển không gian Thị xã.(gồm: định hướng phát triển đô thị, phân khu chức năng, bố cục kiến trúc cảnh quan đô Thị).
5/. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. (Gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải và thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị).
1/. Quy hoạch sử dụng đất đai.
2/. Quy hoạch đầu tư xây dựng cải tạo.( bao gồm cải tạo nâng cấp các cơ sở cũ và quy hoạch xây dựng các cơ sở mới).
3/. Xây dựng, lập các dự án ưu tiên đầu tư.
TỜ TRÌNH
V/v thông qua đồ án Điều chỉnh Quy hoạch
chung thị xã Vĩnh Long đến năm 2020.
Kính gởi: Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long.
Quy hoạch tổng thể cải tạo và xây dựng Thị xã Vĩnh Long đến năm 2015 đã được phê duyệt vào năm 1996. Qua 5 năm thực hiện quy hoạch, Thị xã Vĩnh Long đã đầu tư xây dựng một số khu chức năng và các cơ sở hạ tầng như: nâng cấp trung tâm thương mại phường 1, xây mới bệnh viện đa khoa Tỉnh, cải tạo các cơ sở hành chính, công viên sông Tiền, công viên Thị xã, một số trục giao thông chính đô thị, một số dự án phát triển nhà,...và tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ảnh hường đến tỉnh Vĩnh Long và Thị xã Vĩnh Long có nhiều biến động lớn, đặc biệt sự hình thành cầu Mỹ Thuận, sự chuyển đổi khu chức năng Khu công nghiệp Mỹ Thuận thành khu đô thị mới Mỹ Thuận, điều chỉnh hướng tuyến Quốc lộ 1A qua Vĩnh Long (tuyến cao tốc) và sắp tới là việc xây dựng cầu cần Thơ, cùng với xu thế hội nhập trong khu vực sẽ là những cơ hội mới cho sự phát triển của vùng ĐBSCL; mờ ra những khả năng phát triển mang tính đột phá cả về kinh tế và phát triển không gian đô thị trong toàn vùng tỉnh Vĩnh Long và trực tiếp đối với Thị xã Vĩnh Long (thành phố trong tương lai). Vì vậy, những vấn đề đặt ra cho quy hoạch được phê duyệt năm 1996 trước đây như; quy mô dân số, đất đai, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phân bố dân cư-chọn đất phát triển, tổ chức cơ cấu không gian - kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng, các dự án ưu tiên xây dựng đợt đầu, các chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện đến nay cần phải điều chỉnh.
Từ các vấn đề nêu trên, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung (QHC) - TXVL đến năm 2020 đã được tổ chức triển khai điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển địa phương và vùng lân cận. Ý nghĩa điều chỉnh Quy hoạch là nhằm cải tạo, xây dựng Thị xã Vĩnh Long trở thành đô thị văn minh, hiện đại, một trong những đô thị sinh thái đặc trưng của vùng ĐBSCL.
Nay, để quy hoạch chung xây dựng đô thị là bước đi trước làm cơ sở quản lý xây dựng, triển khai các hệ thống hạ tầng cơ sở xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, không lạc hậu trong tương lai. Và làm căn cứ tổ chức triển khai quy hoạch chi tiết hàng loạt các khu chức năng chính như: Khu hành chính cấp Tỉnh, các khu Thương mại - dịch vụ, Khu dân cư,..và các phường, xã. UBND tỉnh Vĩnh Long xin thông qua Hội đồng nhân dân Tỉnh xem xét thống nhất đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Vĩnh Long đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau :
I. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH, PHÁT TRIỀN THỊ XÃ VĨNH LONG (THÀNH PHỐ ĐÔ THỊ LOẠI III) ĐẾN NĂM 2020:
1) Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung:
Toàn bộ ranh giới hành chính Thị xã hiện nay với diện tích tự nhiên 4.793,1 ha, có mở rộng ra một số xã thuộc huyện Long Hồ khoảng 475 ha (xã Thanh Đức 230 ha, xã Tân Hạnh 20 ha, và xã Phước Hậu 15 ha. Riêng phạm vi xã An Bình thuộc huyện Long Hồ đối diện trung tâm thị xã Vĩnh Long hiện nay cách sông Cổ Chiên về hướng Bắc được định hướng quy hoạch phát triển là khu du lịch sinh thái của thị xã Vĩnh Long.
2) Tính chất của Thị xã (thành phố tương lai):
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, dịch vụ quan trọng của tỉnh.
- Là đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng của vùng ĐBSCL.
- Là một trong những trung tâm đô thị phát triển của vùng ĐBSCL, có vị trí quốc phòng quan trọng trong khu vực.
3) Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị:
3.1) Quy mô dân số:
- Dân số toàn Thị xã năm 2.000 là 121 ngàn dân, trong đó dân số nội thị là 90 ngàn dân.
- Đến năm 2010 là 165 ngàn dân, trong đó nội thị khoảng 125 ngàn dân.
- Đến năm 2020 là 230 ngàn dân, trong đó nội thị khoảng 180 ngàn dân.
3.2) Phân bố dân cư đô thị:
- Năm 2000, dân cư hiện có chủ yếu tập trung tại các phường bám dọc QL1A cũ và QL53 (qua Thị xã).
- Đến năm 2010, phát triển một phần khu đô thị mới Mỹ Thuận gần tuyến cao tốc QL1A mới, một phần cụm dân cư phục vụ tuyến công nghiệp Cổ Chiên.
- Đến năm 2020, hoàn thiện các khu dân cư trên.
4) Quy mô đất xây dựng Thị xã:
- Năm 2000: Diện tích đất xây dựng đô thị là 599,5 ha, bình quân là 66,8 m2/người, trong đó đất dân dụng là 415,7 ha, bình quân 46 m2/người.
- Năm 2010: Diện tích đất xây dựng đô thị là 1.468 ha, bình quân lả 117m2/người, trong đó đất dân dụng là 1.020 ha, bình quân 81 m2/người.
- Năm 2020: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 2.230 ha, bình quân 124m2/người, trong đó đất dân dụng là 1.520 ha, bình quân 84 m2/người.
5) Định hướng phát triển không gian Thị xã:
5.1) Hướng phát triển đô thị:
Toàn bộ ranh giới quy hoạch Thị xã được phê duyệt năm 1996, được mở rộng ra các hướng sau: .
- Về phía Đông: Hình thành tuyến công nghiệp Cổ Chiên trên cơ sở lấy một phần diện tích thuộc xã Thanh Đức theo trục tỉnh lộ 31 và QL 57.
- Về phía Tây: Hình thành khu đô thị mới Mỹ Thuận (lấy thêm một phần diện tích thuộc xã Tân Hạnh theo trục QL53 nối dài)
- Về phía Nam: Hình thành khu dân cư (lấy thêm một phần diện tích thuộc xã Phước Hậu theo trục QL53 [đường Phó Cơ Điều] đến sông cầu ông Me nhỏ).
- Về phía Bắc: Hình thành khu sinh thái, du lịch tại cồn Chim và khu vực xã An Bình.
5.2) Phân khu chức năng:
5.2.1) Hệ thống trung tâm và các công trình dịch vụ công cộng:
a) Trung tâm hành chính:
- Xây dựng mới khu Hành chính cấp Tỉnh tại khu vực đất sân bay (P.9) hiện nay.
- UBND tỉnh hiện nay sẽ chuyển đổi thành trung tâm hành chính cấp Thị xã (dự kiến phát triển lên thành phố).
b) Trung tâm thương mại - dịch vụ:
- Trung tâm chính của tỉnh và thị xã được xác định ở 2 khu vực:
+ Khu trung tâm cũ tại phường 1: có cải tạo nâng cấp và mở rộng.
+ Khu trung tâm mới tại khu đô thị mới Mỹ Thuận.
- Cải tạo mở rộng và xây dựng một số trung tâm khu vực cấp đô thị và các chợ cấp phường :
+ Trung tâm khu vực cấp đô thị: chợ Phước Thọ (phường 8), chợ Trường An, khu thương mại Đồng Quê, khu thương mại Đình Khao (phục vụ tuyến công nghiệp Cổ Chiên và cụm dân cư Thanh Đức).
+ Các chợ cấp phường: chợ Long Châu (phường 2), chợ phường 3, chợ phường 9, chợ Cua Long Hồ (phường 4).
- Xây dựng mới chợ đầu mối cặp sông Tiền (gần phà Mỹ Thuận cũ về phía Nam).
c) Trung tâm văn hoá - thể dục thể thao - du lịch:
- Mở rộng sân vận động Vĩnh Long hiện có đến sông Cầu Vồng: trở thành trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh.
- Hình thành trung tâm du lịch vui chơi giải trí trên cơ sở khu đất công nghiệp Mỹ Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Khu du lịch và vui chơi giải trí cao tầng được xác định tại khu vực xóm Chài (phường 2); Nhà hát lớn của Tỉnh sẽ được xác định tại khu vực đất sân bay hiện hữu (phường 9).
- Trong các khu dân cư sẽ bố trí thêm sân thể dục thể thao cấp phường - xã, và cây xanh văn hoá nghỉ ngơi.
d) Trung tâm giáo dục - y tế:
- Xây dựng thêm bệnh viện cấp vùng trong khu vực trung tâm đô thị mới.
- Hoàn thiện trung tâm y tế - bệnh viện đa khoa cấp Tỉnh hiện nay.
- Bổ sung một số cơ sở đào tạo dạy nghề tại khu vực dọc theo QL1 cũ.
- Bổ sung một số trường trung học phổ thông và phổ thông cơ sở cho các khu vực dân cư theo bán kính phục vụ và đạt tiêu chuẩn quốc gia.
e) Các công trinh di tích - văn hoá lịch sử:
- Tôn tạo và mở rộng khu di tích Văn Thánh Miếu thuộc phường 4.
- Trùng tu các công tình tôn giáo, tín ngưỡng thuộc hệ thống di tích văn hoá của Tỉnh như: đình Long Thanh, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, đình Khao, chùa Thiên Hậu, chùa Ông, miếu Công Thần, miếu Cây đa cửa Hữu,....
- Xây dựng mới khu công viên tượng đài Mậu Thân (03 ha) tại ngã 3 đường Phó Cơ Điều (QL 53) và đường Mậu Thân.
f) Hệ thống công yiên cây xanh đô thị:
- Công viên tập trung của đô thị được xác định tại khu vực phía Đông sân bay.
- Trong các khu dân cư cỏ công viên vui chơi giải tri cấp khu ở.
- Dự kiến xây dựng khu sân Golf tại vị trí phía Nam khu đô thị Mỹ Thuận.
- Tổ chức dải công viên cây xanh ven sông kết hợp các dịch vụ du lịch và hệ thống các quảng trường mờ, tượng đài nối kết với các trục chính của đô thị.
5.2.2) Các khu dân cư:
Thị xã Vĩnh Long sẽ hình thành 3 khu vực chủ yếu: khu đô thị cũ, khu đang phát triển mở rộng vồ khu đô thị xây dựng mới.
a. Khu đô thị cũ (khu A):
Bao gồm khu vực trung tâm đô thị hiện nay và các khu vực dân cư thuộc các phường nội thị, với quy mô khoảng 800 ha, dân số dự kiến đến năm 2020 là 104 ngàn dân với tầng cao trung bình là 3 tầng, mật độ xây dựng 45%.
b. Khu đô thị xây dựng mới (khu B):
Khu đô thị liền kề tuyến công nghiệp cổ Chiên (khu B1), phía Đông sông Long Hồ thuộc phường 5 và một phần xã Thanh Đức theo QL57 và tĩnh lộ 31. Dự kiến quy mô đất đai khoảng 290 ha và dân số khoảng 21 ngàn dân, tầng cao trung bình 2,5 tầng, mật độ xây dựng 45%. Đây là khu vực dân cư phục vụ phát triển công nghiệp Cổ Chiên.
Khu đô thị mới Mỹ Thuận (khu B2) với quy mô đất đai khoảng 540 ha, quy mô dân số khoảng 21 ngàn dân, tầng cao trung bình 3 tầng, mật độ xây dựng 30%. Đây là khu đô thị mới với mô hình ở hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tạo sự đột phá và sức hấp dẫn đầu tư phát triển đô thị.
Khu phía Tây QL 1A mới (khu B3): khoảng 9 ngàn dân, quy mô đất đai khoảng 150 ha, tầng cao trung bình 2,5 tầng, mật độ xây dựng 40%. Đây là khu vực dân cư thuộc xã Tân Hoà, Tân Hội nằm ở phía tây tuyến cao tốc QL 1A mới.
c. Khu vực đang phát triển và mở rộng (khu C):
Chủ yếu thuộc phường 9 mở rộng sang khu sân bay quân sự. Quy mô đất đai khoảng 300 ha, dân số khoảng 25 ngàn dân, tầng cao trung bình 3,5 tầng, mật độ xây dựng 35%. Khu vực này phát triển nhằm tạo lập một trung tâm văn hoá - nghỉ ngơi trên cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng sân bay quân sự và khai thác khu vực đất nông nghiệp phía đông sân bay.
5.2.3) Các khu công nghiệp - kho tàng: quy mô 330ha.
Mở rộng tuyến công nghiệp Cổ Chiên phía Đông thị xã với quy mô 150 ha. Bao gồm các cơ sở công nghiệp như chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, bao bì, chiếu cói, chế biến thức ăn gia súc, hương liệu, dược liệu...và công nghiệp vật liệu xây dựng (gốm).
Xây dựng khu công nghiệp tập trung tại Hoà Phú phiá Nam thị xã (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 8 km) quy mô 150 ha.
Ngoài ra là các cơ sở công nghiệp sạch được bố trí ở phía Nam QL 53 nối dài hướng lên tuyến cao tốc QL 1A mới, và xen lẫn trong thị xã khoảng 30ha.
5.2.4) Khu quân sự:
Khu vực hiện có giữ lại: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, hậu cần tỉnh đội, trường kỹ thuật quân khu 9, lữ đoàn 25.
Khu quân sự thị xã xây dựng mới ở phường 8 nằm phía Bắc QL 53 nối dài.
5.3) Bố cục quy hoạch kiến trúc cảnh quan Thị xã Vĩnh Long:
5.3.1) Hình thái phát triển không gian đô thị:
Không gian đô thị toàn Thị xã sẽ phát triển theo mô hình dải nan quạt, lấy trục ven sông Cổ Chiên làm trục chủ đạo, từ đó tổ chức hệ thống các trục nan quạt hướng khu du lịch sinh thái An Binh phía Bắc sông Cổ Chiên.
5.3.2) Mô hình phát triển hệ thống trung tâm công cộng đô thị:
Các trung tâm công cộng đô thị phát triển theo hệ trục trung tâm thông qua tuyến giao thông nằm ở vị trí trung độ (trục 2 tháng 9 nối dài) giữa QL1A hiện nay ven sông Cổ Chiên và QL53 kéo dài nối tuyến cao tốc QL 1A mới. Các trung tâm chủ yếu nằm trên hệ trục này là trung tâm khu Đô thị mới, trung tâm chính trị - văn hoá, công viên nghỉ ngơi, trung tâm Thể dục thể thao - trung tâm khu đô thị cũ. Hệ thông trung tâm này cũng được nối kết với các không gian mở các cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ...) trong lõi các khu ở.
5.3.3) Các mô hình ở đặc trưng;
- Nhà ở bám theo các hệ thống giao thông thuỷ (ven sông, kênh, rạch).
- Nhà ở bám dọc các trục phố và trong các khu trung tâm đô thị.
- Nhà ở kết họp vườn và biệt thự có vườn.
5.3.4) Định hướng kiến trúc cảnh quan :
a. Hệ thống các trục không gian chủ đạo của Thị xã :
- Trục cảnh quan ven sông: từ sông Cái Cam đến sông Long Hồ.
- Hệ trục trung tâm :
+ Trục dọc: 2 tháng 9 nối dài nằm giữa 2 tuyến giao thông chính của đô thị (QL 1A cũ ven sông và QL53 kéo dài tới tuyến cao tốc QL1A mới), trục Phạm Thái Bường.
+ Trục ngang: Nguyễn Huệ, đường vào khu Hành chính tỉnh, trục trung tâm khu đô thị mới Mỹ Thuận.
b. Hệ thống quảng trường:
Hệ thống các quảng trường được khai thác trên cơ sở các không gian trọng tâm của đô thị, các không gian hướng mặt sông Cổ Chiên hoặc tại các nút giao thông đô thị trọng yếu, các khu vực cửa ngõ mang tinh chất liên hệ vùng.
c. Hệ thống công viên cây xanh - không gian mở:
- Khai thác cảnh quan môi trường sinh thái các khu vực cồn bãi trên sông Cổ Chiên (Cồn Chim), khu sinh thái An Bình.
- Hình thành các không gian mở không gian cây xanh kết hợp hệ thống quảng trường, công trình điểm nhấn để tạo ra bản sắc riêng của khu vực.
- Khai thác hệ thống mặt nước hiện có như nạo vét làm bờ kè các kênh, rạch trong đô thị kết hợp các hồ nhân tạo.
d. Phân bố tầng cao:
- Khu vực đô thị mới Mỹ Thuận và trung tâm chính trị - văn hoá tại khu vực sân bay sẽ trở thành điểm nhấn về tầng cao, khối tích công trình với kiến trúc hiện đại.
- Các khu vực nhà ờ bám ven kênh rạch cao từ 1 đến 3 tầng.
- Các khu vực còn lại thuộc khu phố cũ cải tạo có tầng cao trung bình 3 tầng.
6) Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tàng kỹ thuật:
6.1) Hệ thống giao thông:
6.1.1) Giao thông đối ngoại:
a. Đường thuỷ:
- Xây dựng và cải tạo tuyến đường thuỷ: sông Tiền - sông Cổ Chiên - kênh Mang Thít nối sông Hậu vào kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp tới Cà Mau dài 300km.
- Xây dựng mới cảng Vĩnh Long là một trong những cảng tổng hợp của ĐBSCL, công suất 700.000 tấn/năm đến năm 2010, và 950.000 tấn/năm đến 2020 với qui mô 10 - 15 ha, 2 bến đứng dài 150 - 200m, vị trí tại phía Nam gần phà Mỹ Thuận cũ cặp sông Tiền.
- Cảng Vĩnh Thái hiện có sẽ chuyển thành cảng hành khách, phục vụ du lịch.
b. Đường bộ :
- Đường cao tốc Quốc lộ 1A mới dự kiến đi theo hướng Bắc - Nam: từ cầu Mỹ Thuận nối với dự án cầu Cần Thơ tại thị trấn Bình Minh, qui mô dự kiến cao tốc 4 - 6 làn xe.
- Trục QL 1A hiện nay từ nút giao thông cầu Mỹ Thuận về hướng Cần Thơ thuộc tiêu chuẩn đường đô thị.
- Trục Quốc lộ 53 kéo dài theo hướng từ Đông sang Tây nối với tuyến cao tốc QL1A mới cách nút cầu Mỹ Thuận 3km, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 23 đồng bằng.
- Trục Quốc lộ 57 qua phà Đình Khao đi Bến Tre, chạy phía Đông Thị xã, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng.
- Trục QL 80 từ cầu Cái Đôi về hướng sa Đéc nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng.
- Tĩnh lộ 31 đi Vũng Liêm, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng.
- Bến xe liên tỉnh sẽ di chuyển sang vị trí mới phía Nam đoạn QL53 kéo dài, giáp QL1A hiện có, qui mô dự kiến 1,5-2 ha.
c. Đường sắt:
Theo Qui hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020: dự kiến xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ giai đoạn sau 2010. Kiến nghị tuyến đường sắt trên đi qua khu vực Thị xã Vĩnh Long sẽ đi song song về phía Tây của đường cao tốc QL1A mới, đề xuất ga mới tại khu vực giữa nút giao thông đầu cầu Mỹ Thuận và nút giao QL53 với đường cao tốc QL1A mới.
6.1.2) Giao thông đô thị:
a. Đường thuỷ:
- Là loại hình vận tải mang tính truyền thống và hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân Thị xã.
Do đó để đảm bảo khai thác triệt để hình thức vận tải trên, đề xuất cải tạo, nạo vét luồng lạch các tuyến sông chính, làm các bến tàu, khơi thông kết hợp kè một số đoạn xoáy lở các sông, rạch hiện có gồm:
+ Sông Cái Đôi, Cái Cam, Cầu Lầu, Long Hồ đạt tiêu chuẩn đường thuỷ nội địa cấp 3.
+ Sông Cái Cá, Cầu Lộ, Đội Hổ đạt tiêu chuẩn đường thuỷ nội địa cấp 4.
- Một số tuyển kênh rạch nhằm đảm bảo khai thác tốt giao thông thuỷ - bộ kết hợp, đồng thời mở rộng mặt nước tạo không gian "trên bến - dưới thuyền" tại một số địa điểm sau;
+ Khu đô thị mới Mỹ Thuận, khu sân golf, khu vực phía Tây - Nam đường Phạm Thái Bường.
+ Khu vực phía Nam Thị xã (phía Tây đường QL1A hiện có).
b. Đường bộ:
- Mạng lưới đường giao thông của Thị xã sẽ theo dạng "dải nan quạt" với các trục đường chính song song với sông Cổ Chiên và các tuyến hướng tâm vào đô thị trên cơ sở cải tạo mở rộng các tuyến hiện có và phát triển theo trục hiện hữu nối các khu đô thị cũ - mới.
- Các bãi đỗ xe được qui hoạch tuỳ theo tính chất vả khả năng quĩ đất trống của từng khu vực chức năng đô thị, quy mô khoảng 25 - 30 ha.
6.1.3) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được:
- Tổng diện tích đất giao thông: 440ha, trong đó đất đối ngoại 60ha, đất giao thông đô thị 380ha.
- Tỷ lệ đất giao thông 20%, mật độ đường chính đô thị 3km/km2.
* Các giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông có vị trí hướng tuyến chưa phù hợp với thực tế hiện trạng sẽ được điều chỉnh trong giai đoạn triển khai lập quy hoạch chi tiết các phường, xã tỉ lệ 1/500 - 1/1.000.
6.2) Chuẩn bị kỹ thuật:
6.2.1) San nền:
Khu vực Thị xã cũ cao độ xây dựng >2,0 m. Khu vực công nghiệp cao độ nên xây dựng >2,3m. Khu đô thị mới và các khu vực mở rộng cao độ xây dựng >2,0m. Các khu vực nhà vườn, chỉ đắp nền của các công trình đến cao độ xây dựng >2,0m.
Chiều cao đắp nền trung bình từ 0,6 - 1,8m, cá biệt có chỗ sâu chiều cao đắp đén 2,Om.
6.2.2) Thoát nước mưa:
- Khu vực đô thị cũ: sử dụng và cải tạo mạng lưới mương cống hiện có, tăng cường thêm các giếng thu. Hướng thoát chảy ra kênh rạch gần nhất có hố lắng bẩn trước khi thải ra kênh rạch.
- Khu vực đô thị mới: hệ thống thoát nước mưa xây theo các trục đường mới và thoát ra các kênh rạch có hố lắng bẩn, sau đó thoát ra các sông theo từng lưu vực.
- Khu công nghiệp: nước mưa thu vào các tuyến mương, cống của các nhà máy xí nghiệp, sau đó dân ra các cống chính, thoát ra kênh, đồ vào sông.
- Các khu nhà vườn: nước mưa thoát theo các tuyến mương tưới, tiêu của các khu vườn, sau đó ra sông.
- Các loại cống bao gồm: 600x800, 800x800,800x1000, 1000x1200, và các cống tròn bê tông cốt thép có kích thước Φ600 , Φ 800, Φ 1000, Φ1200mm.
- Chỉ tiêu mật độ cống đạt 110mcống/ha xây dựng.
6.3) Cấp nước:
a. Tiêu chuẩn: theo chỉ tiêu đô thị loại 3.
b. Nguồn nước: lấy nước mặt sông Cổ Chiên.
c. Công trình đâu mối:
- Xây mới nhà máy nước Cổ Chiên tại đầu khu dân cư phía Đông sông Long Hồ với công suất Q1= 15.500 m3/ngđ. Q2= 31.500 m3/ngđ.
- Nâng công suất NMN Trường An: Q1= 10.000 m3/ngđ. Q2= 26.500 m3/ngày/đêm
- Xây trạm cấp nước Hoà Phú: Q1= 3.000 m3/ngđ. Q2= 8.000 m3/ngày/đêm.
6.4) Cấp điện:
a. Tiêu chuẩn cấp điện : tính toán với tiêu chuẩn đô thị loại 3.
b. Quy hoạch mạng lưới cấp điện:
Nguồn điện chính cấp cho thị xã Vĩnh Long là lưới điện Quốc gia 220KV thông qua trạm biến áp 220/110KV-(2x125)MVA Vĩnh Long.
Đồng thời tiến hành xây dựng bổ sung các trạm 110KV như :
Trạm KCN Cổ Chiên; 110/22KV- (2x25)MVA ( Đến 2010 ; 25MVA).
Trạm KCN Hoà Phú; 110/22KV- (2x25)MVA ( Đến 2010 : 25MVA).
Các phụ tải điện của thị xã Vĩnh Long được cấp điện từ các trạm 110KV bằng lưới điện phân phối 22KV.
Để đảm bảo cho việc phát triển về lâu dài sau này của thị xã Vĩnh Long cần tiến hành cải tạo nắn tuyến cho đoạn tuyến 110KV từ trạm 220KV đến trạm 110KV Vĩnh Long với chiều dài 7Km, và nắn các tuyến điện trung thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo mỹ quan đô thị.
6.5) Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trưòng:
a. Chỉ tiêu thiết kế: theo tiêu chuẩn đô thị loại 3.
b. Quy hoạch thoát nước bẩn:
Sử dụng hệ thống thoát nước riêng cho toàn Thị xã (ngoại trừ khu vực phường 1 dùng hệ thống thoát nước nửa riêng). Hệ thống thoát nước bẩn sinh hoạt sử dụng hệ thống thoát nước dạng phân tán.
Các xí nghiệp công nghiệp rải rác phải lập kế hoạch xử lý nước bẩn của mình đạt tiêu chuẩn loại C của TCVN 5945 - 1995 trước khi xả ra hệ thống thoát nước bẩn.
Nước bẩn công nghiệp tập trung được xử lý riêng tại các trạm xử lý của từng khu và phải được làm sạch đến tiêu chuẩn loại B của TCVN 5945 - 1995 và phải khử hết chất độc hại trước khi thải ra ngoài.
Toàn thị xã có 2 trạm xử lý nước bẩn công nghiệp cho 2 khu công nghiệp tập trung và 7 trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho 7 lưu vực thoát nước bẩn.
Ngoài ra các khu vực dân cư độc lập khác cùng với khu du lịch sinh thái An Bình sử dụng hệ thống thoát nước phân tán quy mô nhỏ với các trạm xử lý nước bẩn có quy mô < 50 m /ngày đêm.
c. Giải quyết vệ sinh môi trường đô thị:
- Chất thải rắn được thu gom bằng phương pháp thủ công kết hợp cơ giới và phải được phân loại tại nguồn thành chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ.
- Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp được xử lý sơ bộ đến hết độc hại rồi đưa về bãi xử lý chất thải rắn Hòa Phú.
- Diện tích bãi xử lý Hòa Phú là 6 ha với công nghệ chế biến phân rác và chôn lấp hợp vệ sinh.
Tỉnh.
- Nghĩa trang mới được xây dựng về phía huyện Long Hồ và xã Tân Hội có kết hợp xây dựng lò hỏa táng tại đây.
Các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn Thị xã hạn chế hoặc ngừng sử dụng, và có kế hoạch di dời về nghĩa trang mới. Riêng nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa địa nhân dân hiện nay giữ nguyên vị trí (chỉ dành di dời hài cốt ở các nghĩa địa khác) và có giải pháp chỉnh trang quy hoạch thành công viên nghĩa trang.
Dự kiến đến năm 2010 đất xây dựng đô thị khoảng 1467 ha, so với hiện trạng cần bổ sung khoảng 869 ha.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Mỹ Thuận.
- Cải tạo, nâng cấp các khu ở phường nội thị hiện nay: giảm mật độ xây dựng, mở rộng hẻm đảm bảo phòng cháy chửa cháy và vệ sinh môi trường.
- Mở rộng và nâng cấp trung tâm thể thao của tỉnh (phường 2).
- Nâng cấp mờ rộng khu thương mại cấp đô thị; xây mới: khu Hành chính tỉnh, bến xe liên tỉnh, giai đoạn 1 cảng Vĩnh Long mới trên sông Tiền.
- Xây dựng đoạn cao tốc QL1A mới nối cầu Mỹ Thuận và cầu cần Thơ, nút giao thông đầu cầu Mỹ Thuận, tính chất khác có nút giao thông hiện nay.
- Nạo vét luồng lạch các tuyến sông, kênh rạch chính trên địa bàn Thị xã.
- Xây dựng mới một số bến thuyền du lịch dọc sông Cổ Chiên và một số bến tàu thuyền phục vụ dân sinh trên các sông Long Hồ, Cái Cam ...
- Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường chính đô thị.
- Tổ chức một số bãi đỗ xe tại các khu vực trung tâm công cộng, quảng trường, khu đô thị mới, khu văn hoá thể thao...
- Xây dựng mới NMN Cổ Chiên, NMN KCN Hoà Phú.
- Xây dựng bổ sung các trạm 110KV như: Trạm tuyến công nghiệp Cổ Chiên, Trạm KCN Hoà Phú. Cải tạo lưới điện 15KV hiện hữu thành lưới điện 22KV trong giai đoạn đến 2005.
- Xây dựng hệ thống cống bao khu vực phường 1 để tách nước bẩn khỏi nước mưa và bơm về vị trí trạm xử lý nước bần của lưu vực.
- Xây dựng mạng lưới thoát nước bẩn riêng cho các khu đô thị mới.
- Lập dự án xây dựng khu đô thị mới Mỹ Thuận bao gồm khu dịch vụ du lịch Mỹ Thuận, trung tâm dịch vụ tổng hợp, khu ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.
- Lập dự án cải tạo một số cụm nhà ở trong khu trung tâm cũ.
- Triển khai xây dựng các trung tâm thương mại khu vực cấp đô thị.
- Phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Cải tạo nâng cấp và cải tạo hệ thống đường khu vực và nội bộ (mặt đường, lát hè, trồng cây xanh...) trong các phường nội thị
- Lập dự án xây dựng lò hoả thiêu và nghĩa trang đô thị mới.
- Lập dự án thoát nước mưa và nước bẩn cho toàn thị xã.
- Thực hiện dư án cải tạo và phát triển lưới điện thị xã Vĩnh Long theo dự án của nguồn vốn ADB có bổ sung thêm khu vực phát triền mới của Thị xã.
Đề nghị Hội đồng nhân dân Tỉnh Vĩnh Long: Thông qua nội dung Điều chỉnh Quy hoạch chung Thị xã Vĩnh Long đến năm 2020. Sau khi được sự thống nhất của HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Long sẽ tổ chức, thực hiện:
1) Phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thị xã Vĩnh Long đến năm 2020.
2) Giao UBND - TXVL phối hợp ngành Xây dựng hoàn chỉnh quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch trình UBND Tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
3) Chỉ đạo UBND - TXVL phối hợp các ngành liên quan tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thực hiện; tổ chức triển khai cắm mốc lộ giới theo quy hoạch.
4) Áp dụng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng tạo nguồn vốn phát triển đô thị theo Quyết định số 22/QĐ-BTC ngày 18-02-2003 của Bộ Tài chinh về Cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
Trên đây là các nội dung về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thị xã Vĩnh Long đến năm 2020. Kính thông qua HĐND Tỉnh thống nhất để UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định ban hành.