• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 22/11/2022
BỘ CÔNG THƯƠNG
Số: 14/2022/TT-BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 30 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT

ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

 

 

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

1. Bổ sung khoản 3 tại Điều 1 như sau:

“3. Thông tư này không áp dụng đối với nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải từ sân phân phối của một hoặc một số nhà máy điện để tải công suất của một hoặc một số nhà máy điện đến điểm đấu nối (là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia) có thỏa thuận khác với bên mua điện trong việc thu hồi chi phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng của lưới điện truyền tải trên.”

2. Bổ sung khoản 9 và khoản 10 tại Điều 2 như sau:

a) Bổ sung khoản 9 như sau:

“9. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải quốc gia, bao gồm:

- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;

- Các thành phần kinh tế khác đầu tư lưới truyền tải điện theo Luật số 03/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội.”

b) Bổ sung khoản 10 như sau:

“10. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải là tổ chức, cá nhân có trang thiết bị điện, lưới điện đấu nối vào lưới điện truyền tải để sử dụng dịch vụ truyền tải điện, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện.”

3. Sửa đổi khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Giá truyền tải điện được xác định hàng năm trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ cho hoạt động truyền tải điện của Đơn vị truyền tải điện với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định theo phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng tại thời điểm tính giá truyền tải điện hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

4. Sửa đổi giải thích ký hiệu “ ” và “ ” tại khoản 7 Điều 5 như sau:

:

Vốn chủ sở hữu của các Đơn vị truyền tải điện đến ngày 30 tháng 6 năm N-1 (đồng), trong đó vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia là vốn Nhà nước do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cho sản xuất kinh doanh điện theo báo cáo tài chính  quý II năm N-1, vốn chủ sở hữu của các thành phần kinh tế khác đầu tư lưới truyền tải điện theo Luật số 03/2022/QH15 là vốn hình thành tài sản truyền tải điện được đầu tư theo quy định tại Điều 6 Luật số 03/2022/QH15 và các quy định pháp luật có liên quan;

 

:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm N áp dụng cho Đơn vị truyền tải điện (%), được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”

 

5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản tại Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi khoản 3 như sau:

“3. Phương pháp xác định chi phí nhân công

Tổng chi phí nhân công dự kiến năm N  của Đơn vị truyền tải điện bao gồm chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương, được xác định theo quy định của pháp luật. Chi phí tiền lương của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các chi phí có tính chất lương của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia bao gồm: chế độ an toàn điện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp không xác định được tổng chi phí nhân công theo trường hợp trên, áp dụng phương pháp tính toán tổng chi phí nhân công theo công thức sau:

 

Trong đó:

 

:

Nguyên giá tài sản cố định truyền tải điện năm N của Đơn vị truyền tải điện (đồng);

 

:

Tỷ lệ chi phí nhân công (%) do Bộ Công Thương công bố hàng năm bằng văn bản hành chính.”

 

b) Sửa đổi điểm a khoản 6 như sau:

“a) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N ( ) bao gồm: Chi phí bằng tiền khác trong định mức, chi phí bằng tiền khác sự cố, các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, chi phí tiền ăn ca và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật;”

c) Bổ sung khoản 7 như sau:

“7. Trường hợp không xác định được các chi phí theo định mức quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này, áp dụng phương pháp tính toán tổng chi phí sửa chữa lớn và chi phí định mức khác (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác định mức) theo công thức sau:

 

Trong đó:

 

:

Tổng chi phí sửa chữa lớn và chi phí định mức khác (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác định mức) của Đơn vị truyền tải điện (đồng);

 

:

Tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn và chi phí định mức khác (%) do Bộ Công Thương công bố hàng năm bằng văn bản hành chính.”

 

6. Sửa đổi một số khoản tại Điều 7 như sau:

a) Sửa đổi khoản 1 như sau:

“1. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm (năm N-1), các Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm phối hợp, xây dựng và gửi hồ sơ chi phí truyền tải điện năm N về Tập đoàn Điện lực Việt Nam để tổng hợp, xây dựng giá truyền tải điện năm N, gửi một bản sao báo cáo về Cục Điều tiết điện lực để biết.”

b) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá truyền tải điện năm N.”

c) Sửa đổi khoản 5 như sau:

“5. Trường hợp giá truyền tải điện năm N chưa được công bố trước ngày 31 tháng 12 năm N-1, các bên thỏa thuận việc tạm thanh toán tại hợp đồng dịch vụ truyền tải điện cho đến khi giá truyền tải điện năm N được công bố. Phần chênh lệch do thanh toán theo giá tạm tính và giá truyền tải điện mới (năm N) được các bên quyết toán lại sau khi giá truyền tải điện năm N được phê duyệt.”

7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại khoản 2 Điều 8 như sau:

a) Sửa đổi điểm d như sau:

“d) Thuyết minh và tính toán tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N, trong đó phân tách rõ tổng doanh thu truyền tải điện cho phép của từng Đơn vị truyền tải điện.”

b) Bổ sung điểm đ như sau:

“đ) Hồ sơ chi phí truyền tải điện của các Đơn vị truyền tải điện đã gửi cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hồ sơ chi phí truyền tải điện của các Đơn vị truyền tải điện bao gồm thuyết minh, bảng tính các thành phần chi phí của đơn vị theo quy định tại Thông tư này và các tài liệu, số liệu có liên quan để xác định các chi phí.”

8. Sửa đổi Điều 9 như sau:

Điều 9. Hợp đồng dịch vụ truyền tải điện

1. Hợp đồng dịch vụ truyền tải điện được ký kết giữa các Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải.

2. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm thanh toán chi phí truyền tải điện cho Đơn vị truyền tải điện theo hợp đồng đã ký kết.”

9. Sửa đổi một số khoản tại Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi khoản 2 như sau:

“2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Đơn vị truyền tải điện xây dựng giá truyền tải điện hàng năm theo quy định tại Thông tư này.”

b) Sửa đổi khoản 3 như sau:

“3. Trách nhiệm của các Đơn vị truyền tải điện:

a) Phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng giá truyền tải điện hàng năm theo quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với Công ty mua bán điện và các đơn vị giao nhận điện liên quan trong việc thỏa thuận, thống nhất về thiết kế kỹ thuật Hệ thống đo đếm và Hệ thống thu thập số liệu đo đếm phục vụ giao nhận điện theo Quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;

c) Thỏa thuận, thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ truyền tải điện theo quy định của pháp luật;

d) Hàng năm, xây dựng hoặc thuê tư vấn chuyên ngành xây dựng tỷ lệ chi phí nhân công, tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn và chi phí định mức khác để đề xuất Bộ Công Thương công bố áp dụng;

đ) Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có trách nhiệm thỏa thuận đấu nối với các thành phần kinh tế khác thực hiện đầu tư lưới truyền tải điện về điểm đấu nối, ranh giới đầu tư, ranh giới đo đếm, phương thức giao nhận điện phù hợp với quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;

e) Các thành phần kinh tế khác đầu tư lưới truyền tải điện có trách nhiệm thỏa thuận đấu nối với Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Thỏa thuận đấu nối với Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải về ranh giới đầu tư, ranh giới phân định tài sản, ranh giới đo đếm theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành để làm cơ sở xác định sản lượng điện truyền tải.”

Điều 2. Bổ sung, thay thế một số cụm từ của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

1. Bổ sung cụm từ “Tập đoàn Điện lực Việt Nam” sau cụm từ “Đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện là” tại khoản 3 Điều 2.

2. Thay thế cụm từ “Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia” bằng cụm từ “Đơn vị truyền tải điện” tại khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 2, khoản 8 Điều 2, khoản 3 Điều 3, Điều 4, điểm b khoản 2 Điều 8, điểm c khoản 2 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 8.

3. Thay thế cụm từ “Tổng công ty Điện lực” bằng cụm từ “Tổng công ty Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam” tại khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 2, khoản 3 Điều 2.

4. Thay thế cụm từ “theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” bằng cụm từ “theo quy định của pháp luật” tại điểm a khoản 2 Điều 6, điểm d khoản 6 Điều 6.

Điều 3. Điều khoản thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Điều 1 Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản mới.
  3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh về Bộ Công Thương để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

- Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;

- Toà án Nhân dân Tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Công Thương;

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;

- Các Đơn vị truyền tải điện;

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia;

- Công ty mua bán điện;

- Các Tổng công ty Điện lực;

- Lưu: VT, ĐTĐL, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(đã ký)

 

 

Đặng Hoàng An

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Hồng Diên

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.