• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/05/2024
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 05/2024/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 26 tháng 3 năm 2024

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

   ______________________________________________

Số: 05/2024/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2024

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

                                                    –––––––      

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quyết định này quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
  2. Quyết định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Giá bán điện bình quân là mức giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.
  2. Giá bán điện bình quân hiện hành là mức giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng tại thời điểm xem xét điều chỉnh giá điện.
  3. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực.
  4. Bên bán điện là các đơn vị phát điện, tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng mua bán điện có ký hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện.
  5. Năm N là năm giá bán điện bình quân được xây dựng theo quy định tại Quyết định này.
  6. Khung giá là khoảng giới hạn giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định.
  7. Thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chi phí phát điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện, trong đó chi phí mua điện trên thị trường điện là chi phí thanh toán cho các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện theo quy định vận hành thị trường điện do Bộ Công Thương ban hành.

Điều 3. Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân

  1. Hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
  2. Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
  3. Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
  4. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
  5. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
  6. Giá bán điện bình quân được tính toán theo quy định tại Điều 4 Quyết định này. Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định này.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

  1. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Điều 4. Phương pháp lập giá bán điện bình quân

  1. Giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định.  
  2. Giá bán điện bình quân năm N ( ) được xác định theo công thức sau:

 

 

Trong đó:

a) C: Tổng chi phí khâu phát điện năm N (đồng), được xác định theo công thức sau:

CPĐ = CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTĐN + CNLTT + CNK

Trong đó:

CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện (đồng);

CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (đồng);

CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện BOT (đồng);

CTĐN: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy thủy điện nhỏ (đồng);

CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới (đồng);

CNK: Tổng chi phí mua điện năm N từ nhập khẩu điện (đồng);

b) CDVPT: Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N, bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện (đồng);

c) CTT: Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (đồng);

d) CPP-BL: Tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện năm N (đồng);

đ) Cchung: Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (đồng);

e) CĐĐ: Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (đồng);

g) Ckhác: Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ, được tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N (đồng);

h) ATP: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh).

  1. Chi phí mua điện từ Bên bán điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Bên bán điện và Bên mua điện.
  2. Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành. Các khoản giảm trừ giá thành được xác định trên cơ sở số liệu tại Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Điều 5. Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hng năm

  1. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm N do Bộ Công Thương ban hành, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 theo quy định tại Điều 7 Quyết định này, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện năm N-1 (trong trường hợp chưa có kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1), trước ngày 25 tháng 01 năm N Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này:

  a) Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

  b) Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

c) Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.   

d) Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Hồ sơ phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:

a) Công văn báo cáo về phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh điện các khâu;

b) Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán chi phí từng khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, điều hành - quản lý ngành), trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí từng khâu; bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí từng khâu; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán chi phí dự kiến năm N của các khâu (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.

c) Toàn bộ hồ sơ phương án giá bán điện bình quân được lưu vào thiết bị lưu trữ dữ liệu gửi kèm theo báo cáo về phương án giá bán điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 6. Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm

1. Trước ngày 25 tháng đầu tiên Quý II, Quý III và Quý IV, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm; xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện để tính toán lại giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này (các thông số khác giữ nguyên không thay đổi) và thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.  

b) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

c) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.

d) Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Hồ sơ phương án giá bán điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:

a) Công văn báo cáo về phương án giá bán điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí khâu phát điện của quý trước liền kề;

b) Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán cập nhật chi phí khâu phát điện, trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán và bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí khâu phát điện; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán cập nhật chi phí dự kiến năm N của khâu phát điện (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.

c) Toàn bộ hồ sơ phương án giá bán điện bình quân trong năm được lưu vào thiết bị lưu trữ dữ liệu gửi kèm theo báo cáo về phương án giá bán điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Điều 7. Kiểm tra giám sát

  1. Kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm
  1. Hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Căn cứ Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán theo quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, với sự tham gia của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan Nhà nước và các hiệp hội có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam thuê tư vấn độc lập để thẩm tra Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên;
  2. Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Bộ Công Thương công bố công khai kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra được công bố công khai trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương;
  3. Các nội dung kiểm tra, giám sát và công bố công khai bao gồm: chi phí thực tế thực hiện các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, điều hành - quản lý ngành) và các khoản chi phí khác quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này;  giá bán lẻ điện bình quân thực hiện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; kết quả kinh doanh lỗ, lãi về hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các chi phí chưa được tính vào giá điện từ lần điều chỉnh gần nhất nhưng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
  1. Kiểm tra điều chỉnh giá điện
    1. Trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh giá bán điện bình quân theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Quyết định này hoặc trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình Bộ Công Thương hồ sơ phương án giá điện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan xem xét kiểm tra các báo cáo, tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
    2. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;
    3. Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Quyết định này, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán điện bình quân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

  1. Hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4 Quyết định này;
  2. Thực hiện việc điều chỉnh giá điện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định này;
  3. Chủ trì kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 7 Quyết định này.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm:

  1. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện Quyết định này với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giá;
  2. Các Bộ, cơ quan liên quan có ý kiến tham gia, phối hợp đối với các nội dung liên quan trong phạm vi được phân công quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;

3. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô.

4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:

  1. Thực hiện tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định này và gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo phương án giá bán điện bình quân tới Bộ Công Thương;
  2. Thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân, gửi các báo cáo để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định này;
  3. Cung cấp các số liệu có liên quan để Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô;
  4. Gửi Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện theo quy định tại Điều 7 Quyết định này.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

  1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

  

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT,

 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTTH (3b). XH

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Lê Minh Khái

 

 

   

 

 

 

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Lê Minh Khái

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.