NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
Về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 418/UBTVQH11 ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 như sau:
A. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC
I. CÁC DỰ ÁN LUẬT, NGHỊ QUYẾT CÓ CHỨA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Tại kỳ họp thứ chín (dự kiến vào tháng 5 - 2006):
a) Trình Quốc hội thông qua: 11 dự án luật, 01 dự án nghị quyết
1. Luật điện ảnh;
2. Luật kinh doanh bất động sản;
3. Luật bảo hiểm xã hội;
4. Luật về Luật sư;
5. Luật hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi);
6. Luật công nghệ thông tin;
7. Luật phòng, chống HIV/AIDS;
8. Luật tiêu chuẩn hóa;
9. Luật trợ giúp pháp lý;
10. Luật chứng khoán;
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội;
12. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 05/1997/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 1997 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 13 dự án luật
1. Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2. Luật quản lý thuế;
3. Luật dạy nghề;
4. Luật bình đẳng giới;
5. Luật đăng ký bất động sản;
6. Luật đê điều;
7. Luật thể dục, thể thao;
8. Luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;
9. Luật về hội;
10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (liên quan đến đình công và giải quyết đình công);
11. Luật cư trú;
12. Luật chuyển giao công nghệ;
13. Luật công chứng.
2. Tại kỳ họp thứ mười (dự kiến vào tháng 10 - 2006):
a) Trình Quốc hội thông qua: 14 dự án luật
1. Bộ luật thi hành án;
2. Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Luật quản lý thuế;
4. Luật dạy nghề;
5. Luật bình đẳng giới;
6. Luật đăng ký bất động sản;
7. Luật đê điều;
8. Luật thể dục, thể thao;
9. Luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;
10. Luật về hội;
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (liên quan đến đình công và giải quyết đình công);
12. Luật cư trú;
13. Luật chuyển giao công nghệ;
14. Luật công chứng.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 12 dự án luật
1. Luật thuế thu nhập cá nhân;
2. Luật các vùng biển Việt Nam;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ;
4. Luật chất lượng;
5. Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình;
6. Luật bảo hiểm y tế;
7. Luật trưng cầu ý dân;
8. Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm;
9. Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
10. Luật tố cáo và giải quyết tố cáo;
11. Luật công vụ;
12. Luật tương trợ tư pháp.
II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CÓ CHỨA QUY PHẠM PHÁP LUẬT:
10 dự án pháp lệnh, 01 dự án nghị quyết
1. Pháp lệnh bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia;
2. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển;
3. Pháp lệnh về án phí, lệ phí tại Tòa án nhân dân;
4. Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế;
5. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
6. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên;
7. Pháp lệnh công nghệ cao;
8. Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở;
9. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lãnh sự;
10. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
11. Pháp lệnh về xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân.
B. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ
I. CÁC DỰ ÁN LUẬT: 11 dự án
1. Bộ luật xử lý vi phạm hành chính;
2. Luật kế hoạch hóa;
3. Luật đặc xá;
4. Luật bồi thường nhà nước;
5. Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước;
6. Luật dân tộc;
7. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (sửa đổi);
8. Luật đầu tư xây dựng cơ bản;
9. Luật quản lý và sử dụng hóa chất;
10. Luật lý lịch tư pháp;
11. Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức.
II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH: 03 dự án
1. Pháp lệnh đăng ký giao dịch bảo đảm;
2. Pháp lệnh về công nghiệp quốc phòng;
3. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 2. Bổ sung các dự án có tên dưới đây vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002 - 2007):
I. CÁC DỰ ÁN LUẬT, NGHỊ QUYẾT CÓ CHỨA QUY PHẠM PHÁP LUẬT:
17 dự án luật, 01 dự án nghị quyết
1. Luật tiêu chuẩn hóa;
2. Luật trợ giúp pháp lý;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội;
4. Luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (liên quan đến đình công và giải quyết đình công);
6. Luật công chứng;
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ;
8. Luật chất lượng;
9. Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình;
10. Luật bảo hiểm y tế;
11. Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm;
12. Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
13. Luật tố cáo và giải quyết tố cáo;
14. Luật tương trợ tư pháp;
15. Luật kế hoạch hóa;
16. Luật đầu tư xây dựng cơ bản;
17. Luật lý lịch tư pháp;
18. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 05/1997/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 1997 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH:
04 dự án
1. Pháp lệnh về xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân;
2. Pháp lệnh về công nghiệp quốc phòng;
3. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam;
4. Pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
Điều 3.
1. Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006.
2. Các cơ quan trình, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể để bảo đảm các dự án được trình đúng tiến độ, có chất lượng và bảo đảm ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có kế hoạch chủ động phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan khác để nâng cao chất lượng dự án, báo cáo thẩm tra và giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; tăng cường giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
4. Chính phủ có biện pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và thi hành thống nhất./.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2005.