• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 18/03/2003
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 05/2003/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 18 tháng 3 năm 2003

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc chỉ đạo hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội

______________________

 

Thực hiện Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và tách khỏi hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Mặc dù Ngân hàng Chính sách xã hội đã chính thức khai trương đi vào hoạt động kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2003, nhưng do mở rộng đối tượng phục vụ; vừa phải xây dựng bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ, vừa phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động, nên khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn.

Để tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội sớm ổn định tổ chức và hoạt động, thực hiện thông suốt kế hoạch năm 2003 trong toàn hệ thống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ngay những công việc sau đây:

 

1. Về xử lý việc chuyển giao vốn và các đối tượng chính sách từ các tổ chức khác cho Ngân hàng Chính sách xã hội:

a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, các tổ chức liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai ngay việc thành lập Đoàn cán bộ liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để kiểm kê, đánh giá vốn, tài sản và các khoản nợ trước đây do các đơn vị cho vay ưu đãi, nay thuộc đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội; trên cơ sở đó, thống nhất biện pháp xử lý và chỉ đạo hoàn tất các thủ tục chuyển giao vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo đúng thời gian quy định.

b) Trong thời gian chưa tổ chức bàn giao xong, để hoạt động cho vay chính sách không bị gián đoạn, không bị ách tắc, yêu cầu các Bộ, ngành và đơn vị có liên quan ở Trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách bình thường theo cơ chỉ hiện hành đến khi bàn giao xong cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cụ thể:

Bộ Tài chính chỉ đạo hệ thống kho bạc Nhà nước tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho vay, thu nợ đối với đối tượng vay vốn giải quyết việc làm cho đến khi Đoàn cán bộ liên ngành hoàn thành việc kiểm kê, đánh giá lại vốn, tài sản và tiến hành xong việc chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai việc giao kế hoạch cho vay giải quyết việc làm năm 2003 và chỉ đạo các địa phương thực hiện kế hoạch cho vay giải quyết việc làm theo các quy định hiện hành. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện việc giải ngân cho vay giải quyết việc làm của kế hoạch năm 2003.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiến hành việc kiểm kê, đánh giá lại vốn, tài sản và các khoản nợ đã cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, nay thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để bàn giao đúng thời gian theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Riêng cho vay hộ nghèo và uỷ thác cho vay hộ nghèo, chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiếp tục thực hiện cho vay hộ nghèo theo những quy định của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây cho đến khi có văn bản mới của Ngân hàng Chính sách xã hội thay thế, tuyệt đối không để ách tắc hoạt động cho vay hộ nghèo.

c) Đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2003, nếu công tác kiểm kê vốn, tài sản và các khoản nợ cũ chưa xong thì Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ngay các khoản cho vay mới theo dúng Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Các đơn vị hiện đang cho vay các đối tượng chính sách, nay thuộc đối tượng bàn giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội phải chủ động chuẩn bị đầy đủ hổ sơ cho vay có liên quan và các điều kiện cần thiết khác, phục vụ tốt công tác kiểm kê, đánh giá vốn và tài sản của Đoàn cán bộ liên ngành.

2. Về kiện toàn hệ thống tổ chức và nhân sự của ngân hàng Chính sách xã hội:

Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung chỉ đạo hình thành ngay tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí đủ cán bộ từ Trung ương đến địa phương, nhất là các Chi nhánh và các Phòng giao dịch ở cơ sở; để đưa toàn bộ hệ thống tổ chức Ngân hàng Chính sách xã hội sớm đi vào hoạt động ổn định.

Các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có trách nhiệm chuyển giao số cán bộ đã tham gia hoạt động trong lĩnh vực tín dụng chính sách và dành ưu tiên một số cán bộ khác có đủ lăng lực, phẩm chất và tâm huyết với người nghèo cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, kể cả về cơ sở vật chất như trụ sở, phương tiện đi lại và làm việc, đặc biệt là các chi nhánh và phòng giao dịch ở những vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn; đồng thời chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạo thực hiện dứt điểm việc hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, hoàn tất các thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cho Chi nhánh và các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương trong thời gian ngắn nhất

3. Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương triển khai việc huy động vốn để mở rộng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đảm bảo cho tín dụng chính sách được tiếp nối liên tục, không gây ách tắc và thiệt thòi cho lợi ích chính đáng của người dân. Sớm cụ thể hoá các chính sách, cơ chế của Chính phủ thành các quy chế nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là cơ chế và lãi suất cho vay áp dụng cho các đối tượng chính sách; cơ chế ủy thác cho vay và ký hợp đổng ủy thác; xúc tiến việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản sau bàn giao; bổ nhiệm dủ các chức danh lãnh đạo có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm phục vụ tốt hơn các đối tượng chính sách.

Ngân hàng Chính sách xã hội phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay ở mọi cấp nhằm phát huy tác dụng và hiệu quả tốt ngay từ ngày đầu mới thành lập; chủ động phốt hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, kiện toàn và mở rộng tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, phù hợp với đối tượng vay vốn mới.

4. Chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, đảm bảo vốn vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách, phát huy được hiệu quả: người vay vốn phát triển được sản xuất, cải thiện được đời sống và trả được nợ ngân hàng. Ban Đại diện Hội đồng quản trị các cấp cần có Chương trình hoạt động, tiến hành kiểm tra thường xuyên việc cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và việc sử dụng vốn của người vay.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.