• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 08/09/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 05/02/2016
BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Số: 39/2001/QĐ-BVHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 23 tháng 8 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN

Về việc ban hành Quy chế Tổ chức lễ hội

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN

Căn cứ Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;

Căn cứ nghị đinh số81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Bộ Văn hóa - Thông tin;

Xét đề nghị của Cụctrưởng Cục Văn hóa -Thông tin cơ sở,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy chế tổ chức lễ hội.

Điều 2. Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theoQuyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quy chế Lễhội ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-QC ngày 2 tháng 5 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, ChánhThanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở, Thủ trưởng các đơn vịthuộc Bộ Văn hóa - Thông tin, Giám đốccác Sở Vãn hóa - Thông tin tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan đếnviệc tổ chức lễ hội có trách nhiệm thi hành Quy chế ban hành kèm theo Quyếtđịnh này./.

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC LỄ HỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 9/2001/ QĐ-BVHTT ngày23 tháng 8 năm 2001

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh của Quychế này bao gồm:

1. Lễ hội dân gian.

2. Lễ hội lịch sử cáchmạng.

3. Lễ hội tôn giáo.

4. Lễ hội du nhập từ nướcngoài vào Việt Nam.

Điều 2. Tổ chức lễ hội nhằm:

1. Tưởng nhớ công đứccác anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sĩ, các bậc tiền bối đã cócông xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

3. Đáp ứng nhu cầu vănhóa, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu chínhđáng khác của nhân dân.

Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi sau đâytại nơi tổ chức lễ hội:

1. Lợi dụng lễ hội đểtổ chức các hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết dântộc.

2. Tổ chức các hoạtđộng mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Tổ chức các dịch vụsinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trong khu vực nội tự.

4. Đánh bạc dưới mọihình thức.

5. Đốt đồ mã (nhà lầu,xe, ngựa, đồ dùng sinh hoạt...).

6. Những hành vi viphạm pháp luật khác.

 

Chương II

QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI

Điều 4.

1. Những lễ hội sauđây khi tổ chức không phải xin cấp phép, nhưng phải báo cáo bằng văn bản với cơquan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin trước thời gian tổ chức lễhội ít nhất 20 ngày về thời gian, địa điểm, nội dung, kịch bản (nếu có) và danhsách Ban Tổ chức lễ hội:

a) Lễ hội dân gian đãđược tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ;

b) Lễ hội lịch sử cáchmạng tiêu biểu có ý nghĩa giáo dục truyền thống.

2. Việc báo cáo bằngvăn bản về tổ chức các lễ hội quy định tại khoản 1 Điều này được quy định cụthể như sau:

a) Lễ hội do cấp xã tổchức phải báo cáo với Phòng Văn hóa - Thông tin,

b) Lễ hội do cấp huyệntổ chức phải báo cáo với Sở Văn hóa - Thông tin

c) Lễ hội do cấp tỉnhtổ chức phải báo cáo với Bộ Văn hóa - Thông tin.

3. Sau khi nhận được văn bản báocáo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan văn hóa - thông tin có trách nhiệmbáo cáo với y ban nhân dân cùng cấp. Trườnghợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự mà việc tổ chức lễ hội quyđịnh tại khoản 1 Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ởđịa phương thì y ban nhân dân xem xét và quyếtđịnh.

4. Lễ hội do làng, bản tổ chứckhông phải báo cáo với cơ quan văn hóa - thông tin, nhưng phải tuân theo cácquy định có liên quan tại Quy chế này.

Điều 5.

1. Những lễ hội sau đây khi tổchức phải được phép của y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương:

a) Lễ hội được tổ chứclần đầu;

b) Lễ hội lần đầu đượckhôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn;

c) Lễ hội đã được tổchức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyềnthống;

d) Lễ hội du nhập từ nướcngoài vào Việt Nam do người nước ngoài hoặc người Việt Nam tổ chức;

đ) Những lễ hội khôngthuộc quy định tại Điều 12 của Quy chế này mà kéo dài quá 8 ngày;

e) Lễ hội tôn giáo vượtra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc ở trong khuôn viên cơ sở thờ tự nhưng chưađăng ký tổ chức hàng năm theo quy định tại Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo.

2. Lễ hội quy định tại các điểma, b và c khoản 1 Điều này được tổ chức từ lần thứ 2 trở đi, hoặc thường xuyên,liên tục thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.

Điều 6.

1. Hồ sơ xin phép tổchức lễ hội phải gửi tới Sở Văn hóa - Thông tin trước khi mở lễ hội ít nhất 30ngày. Hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội gồm:

a) Tờ trình xin phépmở lễ hội của cơ quan tổ chức.

b) Văn bản nêu nguồngốc, lịch sử lễ hội;

c) Thời gian, địađiểm, kế hoạch, chương trình, nội dung lễ hội;

d) Danh sách Ban Tổchức lễ hội;

đ) Văn bản đồng ý củacơ quan ngoại giao (Đại sứ quán, Lãnh sự, Tổng Lãnh sự) đối với lễ hội du nhậptừ nước ngoài do cộng đồng người nước ngoài đang học tập, công tác, sinh sốnghợp pháp tại Việt Nam tổ chức.

2. Nhận được hồ sơ hợplệ, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấpphép trong thời hạn 10 ngày.

3. Trường hợp được Chủtịch y ban nhân dân cấp tỉnh ủyquyền, Sở Văn hóa - Thông tin thực hiện việc cấp phép. Nếu không cấp phép phảicó văn bản trả lời.

Điều 7. Lễ hội tổ chức ở địa phươngnào, y ban nhân dân cấp đó có tráchnhiệm chỉ đạo và thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định.

Điều 8.

1. Lễ hội tôngiáo do tổ chức Giáo hội hoặc chức sắc chủ trì phải thực hiện theo quy định tạiNghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôngiáo.

2. Nghi thức lễ hộitôn giáo cần có sự kết hợp hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt độngtôn giáo và cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương.

3. Ban Tổ chức lễ hộitôn giáo do Giáo hội quyết định trên cơ sở có sự thống nhất với chính quyền địaphương.

Điều 9. Nghi thức của các lễ hội phải đượctiến hành trang trọng theo truyền thống có sự hướng dẫn của ngành Văn hóa -Thông tin.

Điều 10. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổquốc phải treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ hội và cờ tôn giáo.

Điều 11. Việc tổ chức những trò chơidân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội.

Điều 12. Thời gian tổ chức lễ hội khôngkéo dài quá 3 ngày, trừ lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Tây),lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Xuân núi Bà Đen (Tây Ninh), lễ hội Bà Chúa Xứnúi Sam (An Giang).

Điều 13. Tất cả các lễ hội khi tổ chứcđều phải thành lập Ban Tổ chức lễ hội.

1. Ban Tổ chứclễ hội được thành lập theo quyết định của chính quyền cấp tổ chức lễ hội, trừtrường hợp lễ hội du nhập từ nước ngoài do người nước ngoài tổ chức quy địnhtại điểm c khoản 1 Điều 5 Quy chế này. Đại diện chính quyền làm Trưởngban, thành viên gồm đại diện các ngành Văn hóa - Thông tín, Công an, Tôn giáo,Mặt trận Tổ quốc, Y tế, đại diện ngành, đoàn thể hoặc cá nhân khác có liên quanđến việc tổ chức lễ hội.

2. Ban Tổ chức lễ hộichịu trách nhiệm quản lý, điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáohoặc xin phép, đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ, vệsinh chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trườngvà quản lý việc thu, chi trong lễ hội.

3. Trong thời hạn 20ngày kể từ khi kết thúc lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội phải có văn bản báo cáo kếtquả với chính quyền cấp tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - thôngtin cấp trên trực tiếp.

Điều 14. Người đến dự lễ hội phải thựchiện nếp sống văn minh và những quy định của Ban Tổ chức lễ hội.

Điều 15.

1. Không bán vé vào lễhội.

2. Trong khu vực lễhội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thìđược bán vé; giá vé thực hiện theo quy định của cơ quan tài chính có thẩmquyền.

3. Tổ chức dịch vụtrong khuôn viên di tích phải theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội.

Điều 16. Nguồn thu từ công đức, từthiện phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17.

1. Cục Văn hóa - Thôngtin cơ sở thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểmtra việc thực hiện Quy chế này trong cả nước.

2. Thanh tra văn hóa -thông tin có trách nhiệm thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

3. Sở Văn hóa - Thôngtin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, theodõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này ở địa phương.

Điều 18. Tổ chức hoặc cá nhân vi phạmcác quy định tại Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạthành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Điều 19. Quy chế này có hiệu lực sau 15ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quy chế Lễ hội ban hành theo Quyết định số686/QĐ-QC ngày 21/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Quang Nghị

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.