• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/09/2013
CHÍNH PHỦ
Số: 77/2013/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 17 tháng 7 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

 về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá

__________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng; chống tác hại của thuốc về một s biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 15, Khoản 2, Khoản 4 Điều 17 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá, chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cai nghiện thuốc lá là việc áp dụng các phương pháp để giúp người nghiện thuốc lá từ bỏ sử dụng thuốc lá.

2. Tư vấn cai nghiện thuốc lá là việc cung cấp thông tin để người nghiện thuốc lá lựa chọn và tự nguyện từ bỏ sử dụng thuốc lá.

Chương II

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN, TƯ VẤN CAI NGHIỆN THUỐC LÁ

Điu 3. Các hình thc tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở cai nghiện thuốc lá, cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá theo quy định của Nghị định này.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

Điều 4. Điều kiện thành lập cơ scai nghiện thuốc lá

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở của Nhà nước hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở tư nhân.

2. Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá:

a) Có tài liệu truyền thông về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá bao gồm: Tủ sách, áp phích, tờ rơi, băng đĩa cung cấp thông tin về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá;

b) Quản lý thông tin, dữ liệu về cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá trên máy tính;

c) Có phòng dành riêng cho hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá diện tích tối thiểu là 10m2; có đủ thiết bị bảo đảm hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá.

3. Có người trực tiếp thực hiện hoạt động cai nghiện thuốc lá và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

b) Thực hiện đúng quy trình cai nghiện thuc lá.

4. Có người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá có kiến thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá và nội dung tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.

Điều 5. Điều kiện thành lập cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở của Nhà nước hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở tư nhân.

2. Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá:

a) Có tài liệu truyền thông quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này;

b) Quản lý thông tin, dữ liệu về tư vấn cai nghiện thuốc lá trên máy tính;

c) Có phòng dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp diện tích tối thiểu là 10m2; có điện thoại, internet và các phương tiện thông tin khác bảo đảm hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá gián tiếp.

3. Có người trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 6. Điều kiện tchức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá đối vi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với hoạt động cai nghiện thuốc lá: Có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.

3. Đối với hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá: Có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 7. Hoạt động của cơ sở cai nghiện thuốc lá, cơ skhám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá

1. Cơ sở cai nghiện thuốc lá đủ điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định này được thực hiện hoạt động cai nghiện thuốc lá và tư vấn cai nghiện thuốc lá.

2. Cơ sở phải có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở hoạt động thông báo về hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá của cơ sở theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

3. Việc cai nghiện thuốc lá phải thực hiện theo đúng quy trình do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

4. Thuốc cai nghiện thuốc lá phải là thuốc được lưu hành hợp pháp theo quy định của pháp luật vdược. Các sản phm htrợ cai nghiện thuc lá bao gồm miếng dán, viên ngậm, bình xịt hoặc sản phẩm hỗ trợ cai nghiện thuốc lá khác phải bảo đảm chất lượng, an toàn đối với người cai nghiện và phải được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hoạt động của cơ sở tư vấn cai nghiện thuc lá

1. Cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá, không được thực hiện hoạt động cai nghiện thuốc lá.

2. Cơ sở phải có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở hoạt động thông báo về hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá của cơ sở theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

3. Nội dung tư vấn cai nghiện thuốc lá phải bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây:

a) Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh;

b) Lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;

c) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp với người cai nghiện thuốc lá;

d) Các ảnh hưởng tới sức khỏe có thể xảy ra với người cai nghiện thuốc lá và cách khắc phục.

Điều 9. Thông báo về hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuc lá

1. Nội dung thông báo của cơ sở cai nghiện thuốc lá, cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có t chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các thông tin sau:

a) Tên, địa chỉ của cơ sở;

b) Số quyết định thành lập đối với cơ sở của Nhà nước hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở tư nhân; số giấy phép hoạt động đi với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Phạm vi hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá của cơ sở;

d) Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ cư trú của người đứng đầu cơ sở; họ và tên, số chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người trực tiếp thực hiện hoạt động cai nghiện thuốc lá đối với cơ sở cai nghiện thuốc lá, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá;

đ) Danh mục cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động của cơ sở.

2. Trước khi thực hiện hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá, cơ sở cai nghiện thuốc lá, cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá đáp ứng đủ điều kiện quy định phải có văn bản trực tiếp gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở hoạt động thông báo về hoạt động của cơ sở theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Cơ sở được thực hiện hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá sau 10 ngày kể từ ngày trực tiếp gửi văn bản thông báo về hoạt động của cơ sở đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở hoạt động.

4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp phiếu tiếp nhận văn bản thông báo về hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá của cơ sở khi nhận được văn bản và tạo điều kiện, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở trong suốt quá trình hoạt động.

Chương III

CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM CẤM HÚT THUỐC LÁ TRONG NHÀ CÓ NƠI DÀNH RIÊNG CHO

 NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ THÀNH ĐỊA ĐIỂM CẤM HÚT THUỐC LÁ HOÀN TOÀN TRONG NHÀ

VÀ TĂNG DIỆN TÍCH IN CẢNH BÁO SỨC KHỎE TRÊN BAO BÌ THUỐC LÁ

Điều 10. Chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho ngưi hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà

1. Bộ Y tế chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức theo dõi thi hành và đánh giá việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá và đề xuất Chính phủ quy định chuyển thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà khi đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Việc chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với định hướng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; yêu cầu phòng ngừa và giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe;

b) Mức độ nhận thức của người dân đối với tác hại của thuốc lá và sức khỏe;

c) Số lượng người hút thuốc lá tại nơi dành riêng ít;

d) Có lộ trình phù hợp để bảo đảm tính khả thi;

đ) Phù hợp với tình hình, xu hướng của các nước trong khu vc và trên thế giới.

3. Nội dung đề xuất chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phải bao gồm:

a) Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá;

b) Danh mục và lộ trình các địa điểm cần chuyển thành địa điểm cấm hút thuc lá hoàn toàn trong nhà theo mức độ ưu tiên sau:

- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa;

- Khu vực cách ly của sân bay;

- Khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, quán bar, karaoke, vũ trường.

c) Dự báo tác động của việc chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

Điều 11. Tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá

1. Bộ Y tế chủ trì, phối hp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức theo dõi thi hành và đánh giá việc thực hiện quy định in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá và đề xuất Chính phủ quy định tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá khi đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Việc tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phù hp với từng thời kỳ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hp với định hướng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; yêu cầu phòng ngừa và giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe; yêu cầu kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá;

b) Tăng hiệu quả tác động của việc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

c) Phù hợp với tình hình, xu hướng in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá của các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Nội dung đề xuất tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá bao gồm:

a) Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định về in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

b) Mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

c) Dự báo tác động của việc tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá;

d) Tài liệu tổng hp ý kiến của tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động của đ xut tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Trách nhiệm thực hiện

1. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Tchức triển khai và hướng dẫn hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; ban hành quy trình cai nghiện thuốc lá; chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hoạt động lồng ghép tư vấn nhanh của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về cai nghiện thuốc lá cho người nghiện thuốc lá;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Điều 10, Điều 11 của Nghị định này.

2. Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức trin khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này tại địa phương, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

Cơ sở đã triển khai hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá trước ngày Nghị định này có hiệu lực, trong thời hạn không quá 60 ngày k từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định này và có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở hoạt động thông báo về hoạt động cai nghiện, tư vn cai nghiện của cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.