• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/12/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 21/01/2006
CHÍNH PHỦ
Số: 76/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 15 tháng 12 năm 2000

NGHỊ ĐỊNH

Về việc quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi)

 ____________________________

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chínhphủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Khoángsản ngày 20 tháng 3 năm 1996

Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Công nghiệp,

 NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 8 năm 1996.

Điều 2.Những quy định của Nghị định này được áp dụng đối với việc quản lý, bảo vệ,điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản baogồm: khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại Việt Nam của các tổchức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

 Chương II

THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

Điều 3.

1.Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vicả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a)Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyềncác văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất vềtài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

b)Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển điều tra cơ bản địa chất về tàinguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước;

Chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh)xây dựng, trình Chính phủ quyết định các chiến lược, quy hoạch, chính sách tàinguyền khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;

c)Tổ chức thẩm định, xét duyệt các đề án thăm dò khoáng sản, báo cáo kết quả thămdò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, báo cáo nghiên cứu khả thi vềkhai thác, chế biến khoáng sản, thiết kế mỏ theo quy định của Nghị định này vàcác quy định khác của pháp luật;

d)Cấp, gia hạn, thu hồi và cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoángsản, cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo quy định của Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp luật;

đ)Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, địa phương, các tổ chức,cá nhân trong việc thi hành pháp luật về khoáng sản; tổ chức thanh tra chuyênngành về khoáng sản theo quy định tại các Điều 58, 59 và 60 của Luật Khoángsản; kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyênkhoáng sản;

e)Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản theo thẩmquyền quy định tại các Điều 57 và Điều 62 của Luật Khoáng sản và pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo;

g)Quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực điều tra cơ bản địachất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

h)Đăng ký, theo dõi, đánh giá, tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chấtvề tài nguyên khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nướcvà định kỳ báo cáo Chính phủ;

i)Phối hợp với các Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành hữu quan trọng việc bảovệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

2.Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về địachất và khoáng sản của Bộ Công nghiệp, Chính phủ có quy định riêng.

Điều 4.

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi chung là Bộ)theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Côngnghiệp trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoángsản.

2.Các Bộ có chức năng quản lý nhà nước các ngành sản xuất, sử dụng và kinh doanhnguyên liệu khoáng có trách nhiệm:

a)Chủ động phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ, ngành hữu quan ở Trung ương vàcác Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng, trình Chính phủ quyết định các chính sáchtài nguyên khoáng sản, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệpkhai thác, chế biến, sử dụng và kinh doanh, kể cả xuất nhập khẩu khoáng sảnliên quan đến chức năng quản lý ngành của Bộ;

b)Phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hànhtheo thẩm quyền các quy định hướng dẫn việc khai thác, bảo vệ sử dụng tàinguyên khoáng sản liên quan đến chức năng quản lý ngành của Bộ;

c)Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược chính sách, quy hoạch và phápluật về khoáng sản đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ;

d)Phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lýnhà nước hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạtđộng khoáng sản liên quan đến chức năng quản lý ngành của Bộ.

Điều 5.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Công nghiệptheo chức năng của mình, phối hợp và thống nhất chỉ đạo việc hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực hoạt động khoáng sản Bộ Công nghiệp chủ trì việc phối hợp vớicác Bộ, ngành ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh và là cơ quan đầu mối vềquản lý nhà nước các hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân đầu tư nướcngoài tại Việt Nam.

Điều 6.Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản đặt tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườnggiúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng các báo cáo thăm dòkhoáng sản để nghiên cứu khả thi về khai thác, trừ khoáng sản làm vật liệu xâydựng thông thường. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoángsản, Thủ tướng Chính phủ có quy định riêng.

Điều 7.

1.Uỷ ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm:

a)Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công nghiệp về quản lý, bảo vệ tài nguyênkhoáng sản và quản lý các hoạt động khoáng sản ở địa phương;

b)Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quốc phòng, Côngan, Văn hóa - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vậntải khoanh định các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy địnhtại khoản 1 Điều 14 của Luật Khoáng sản;

c)Xây dựng, tham gia các quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biếnkhoáng sản trên địa bàn lãnh thổ;

d)Tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khaithác ở địa phương, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiênkhác, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhândân, tài sản của Nhà nước và công dân;

đ)Tổ chức thẩm định, phê duyệt các báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chếbiến khoáng sản, thiết kế mỏ theo quy định của Nghị định này và các quy địnhkhác của pháp luật;

e)Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làmvật liệu xây dựng thông thường, than bùn và giấy phép khai thác tận thu theothẩm quyền quy định của Nghị định này; trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn củamình giải quyết các điều kiện liên quan đến việc thuê đất, sử dụng cơ sở hạtầng và các điều kiện liên quan khác cho các tổ chức, cá nhân được phép hoạtđộng khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tại địa phương;

g)Tuyên truyền, giáo dục và giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoángsản đối với mọi tổ chức, cá nhân ở địa phương;

h)Giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản và xử lýcác vi phạm pháp luật về khoáng sản phát sinh tại địa phương theo thẩm quyềnquy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và các quy định khác của pháp luật.

2.Sở Công nghiệp có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định này.Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Công nghiệp do Bộ trưởngBộ Công nghiệp quy định.

Điều 8.y ban nhân dân quận, huyện,thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, xã, phường (dưới đây gọi chung làhuyện, xã) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1.Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương,kết hợp với việc bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm anninh, trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, tài sản củaNhà nước và công dân;

2.Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình giải quyết các điều kiện liênquan đến việc thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan kháccho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản, điều tra cơ bản địa chấtvề tài nguyên khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật và hướngdẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

3.Tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản; thamgia giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền cácvi phạm pháp luật về khoáng sản phát sinh tại địa phương.

Điều 9. Thẩmquyền cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản,cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản quy định như sau:

1.Bộ Công nghiệp cấp các loại giấy phép sau đây:

a)Giấy phép khảo sát khoáng sản;

b)Giấy phép thăm dò khoáng sản;

c)Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản các loại, trừ giấy phép khaithác, giấy phép chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Uỷ ban nhân dântỉnh quy định tại khoản 2 Điều này;

d)Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường trong trường hợp cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh cóbên nước ngoài.

2.Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp các loại giấy phép sau đây đối với khu vực thuộc tráchnhiệm quản lý hành chính của địa phương:

a)Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản các loại đối với các khu vực khai tháctận thu đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt theo quy định tại Điều 66 và Điều 67của Nghị định này;

b)Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường (kể cả đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh sau khi Bộ Công nghiệp đãcấp giấy phép thăm dò và phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò) và than bùn cho tổchức, cá nhân trong nước, trừ giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoángsản các loại thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công nghiệp quy định tại khoản 1 Điềunày. Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc cấp giấy phép khai thác, giấy phép chế biếnkhoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với khu vực giáp ranh giữacác tỉnh.

3.Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyềngia hạn, thu hồi, cho phép trả lại loại giấy phép đó và có quyền cho phépchuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo loại giấy phép đó.

 Chương III

ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Điều 10.Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm các hoạt động sauđây:

1.Điều tra, phát hiện tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng thời với việc lập cácloại bản đồ địa chất khu vực, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu các chuyên đề vềđịa chất và khoáng sản;

2.Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản theo loại hoặc nhóm khoáng sản và đốivới các cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện các mỏ mới.

Điều 11.Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được thực hiện đồngthời và kết hợp với điều tra cơ bản địa chất và theo quy hoạch, kế hoạch nhà nước.

BộCông nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địachất về tài nguyên khoáng sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

Điều 12.Các tổ chức điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có quyền và nghĩavụ sau đây:

1.Đăng ký nhiệm vụ, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sảntheo quy định của Bộ Công nghiệp;

2.Tiến hành các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theodự án đã được phê duyệt và kế hoạch được giao;

3.Thực hiện quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong điều tra địachất do Bộ Công nghiệp ban hành;

4.Bảo đảm sự trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu thông tinvề địa chất và khoáng sản; giữ gìn bí mật nhà nước những thông tin về địa chấtvà khoáng sản theo quy định của pháp luật;

5.Bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khác trong khi tiến hànhcác hoạt động điều tra cơ bản địa chất và điều tra cơ bản địa chất về tàinguyên khoáng sản;

6.Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản vào lưutrữ địa chất nhà nước và các mẫu vật địa chất, khoáng sản vào bảo tàng địa chấttheo quy định của Bộ Công nghiệp;

7.Được Nhà nước khen thưởng khi có thành tích trong việc nghiên cứu, phát hiệnmới về địa chất và tài nguyên khoáng sản;

8.Được phép gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích, thử nghiệm theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 13.Mọi báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phải đượcđánh giá, đăng ký và nộp vào lưu trữ địa chất nhà nước theo quy định của BộCông nghiệp.

Cơquan lưu trữ địa chất nhà nước có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước về tàinguyên khoáng sản, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân được phépsử dụng kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và cáctư liệu, thông tin về khoáng sản theo quy định của Bộ Công nghiệp.

Điều 14.Bộ Công nghiệp quy định chi tiết về nội dung dự án điều tra cơ bản địa chất vềtài nguyên khoáng sản, việc lưu trữ địa chất nhà nước và bảo tàng địa chất; banhành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các định mức, đơngiá trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản. 

Chương IV

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 15. Tổ chức, cá nhân được hoạt động khoáng sản theo quy định của LuậtKhoáng sản bao gồm:

1.Tổ chức kinh tế Việt Nam được thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệpNhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác mà mụcđích thành lập có nội dung hoạt động khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩmquyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; cá nhân Việt Namcó đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

2.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt độngtại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 16. Tổchức, cá nhân quy định tại Điều 15 của Nghị định này muốn được cấp giấy phéphoạt động khoáng sản phải có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Công nghiệp.

Điều 17. Tổchức, cá nhân hành nghề thăm dò khoáng sản phải có thiết bị kỹ thuật và trình độchuyên môn theo quy định của Bộ Công nghiệp.

Điều 18. Tổchức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành các hoạt độngkhai thác theo giấy phép khi có Giám đốc điều hành mỏ đạt tiêu chuẩn theo quyđịnh của Bộ Công nghiệp.

Bộtrưởng Bộ Công nghiệp quy định tiêu chuẩn của Giám đốc điều hành mỏ theo quyđịnh tại Điều 36 của Luật Khoáng sản.

 Chương V

KHU VỰC, DIỆN TÍCH, THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 19.

1.Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm các khu vực:

a)Có di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, đăng ký;

b)Vườn rừng quốc gia, rừng phòng hộ; khu vực bảo tồn địa chất;

c)Dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốcphòng, an ninh;

d)Thuộc phạm vi bảo vệ đê, kê, bờ sông, các công trình giao thông quan trọng;

đ)Dành riêng cho tôn giáo;

e)Đô thị hoặc có công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

2.Các Bộ Quốc phòng, Công an, Văn hóa - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định ranh giới các khu vục cấm hoạtđộng khoáng sản trong phạm vi quản lý hành chính của từng tỉnh. Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và thông báo bằng văn bảncho Bộ Công nghiệp về các khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

3.Đối với các khu vực được xác định là khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sảntheo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các khuvực đó có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân tỉnh sở tại vàBộ Công nghiệp.

4.Việc khai thác khoáng sản trong lòng đất thuộc phạm vi khu vực cấm hoạt độngkhoáng sản mà không sử dụng đất mặt cũng phải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền quản lý các khu vực đó thỏa thuận bằng văn bản.

Điều 20.

1.Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản là khu vực mà Nhà nước có chủ trương hạnchế bằng một hoặc các hình thức sau đây:

a)Dành riêng cho một hoặc một số tổ chức nhất định của Nhà nước độc quyền hoạtđộng khoáng sản;

b)Hạn chế sản lượng khai thác;

c)Hạn chế xuất khẩu sản phẩm khai thác.

2.Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 21.Khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản bao gồm các khu vực sau đây:

1.Khu vực mà Thủ tướng Chính phủ quy định phải đấu thầu thăm dò, khai thác;

2.Khu vực hoặc mỏ khoáng đã được thăm dò bằng vốn nhà nước, nay được đấu thầuhoặc chọn thầu khai thác.

Điều 22.

1.Diện tích khu vực khảo sát được cấp cho một giấy phép khảo sát khoáng sản khôngquá hai nghìn kilômet vuông (2.000 km2) khoanh định theo tọa độ ôvuông, không hạn chế loại khoáng sản được khảo sát có trong khu vực. Trường hợpđặc biệt cần có diện tích lớn hơn hai nghìn kilômet vuông (2.000 km2)Bộ Công nghiệp phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi cấpgiấy phép.

2.Giấy phép khảo sát khoáng sản có thể được cấp cho một số tổ chức, cá nhân cùnghoạt động trong một khu vực. Tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin khảo sát trước vàđúng thủ tục theo quy định của pháp luật thì được xem xét trước.

Điều 23.

1.Thời hạn của một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá mười hai tháng.

2.Giấy phép khảo sát khoáng sản đối với khu vực có diện tích từ một trăm kilômetvuông (100 km2) trở lên có thể được gia hạn một lần không quá mười hai tháng,với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn:

a)Chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin thăm dò ở đó;

b)Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy địnhtrong giấy phép trước đó;

c)Giấy phép khảo sát khoáng sản còn hiệu lực không ít hơn ba mươi ngày;

d)Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản phải nộp báo cáo kết quả khảosát cho Bộ Công nghiệp, trong đó làm rõ lý do xin gia hạn, chương trình tiếptục khảo sát kèm theo đơn xin gia hạn giấy phép.

Điều 24.

1.Diện tích khu vực thăm dò được cấp của một giấy phép thăm dò khoáng sản kimloại quý (vàng, bạc, platin), đá quý (kim cương, ruby, saphia, êmơrôt) khôngquá một trăm kilômet vuông (100 km2).

2.Diện tích khu vực thăm dò được cấp của một giấy phép thăm dò than, khoáng sảnkim loại (trừ kim loại quý), các khoáng sản không kim loại (trừ vật liệu xâydựng thông thường) ở vùng đất liền, có hoặc không có mặt nước, không quá haitrăm kilômet vuông (200 km2).

3.Diện tích khu vực thăm dò được cấp của một giấy phép thăm dò khoáng sản cácloại ở vùng thềm lục địa không quá năm trăm kilômet vuông (500 km2).

4.Diện tích khu vực thăm dò được cấp của một giấy phép thăm dò khoáng sản làm vậtliệu xây dựng thông thường ở vùng đất liền, có hoặc không có mặt nước, khôngquá mười kilômet vuông (10 km2).

5.Diện tích khu vực thăm dò được cấp của một giấy phép thăm dò nước khoáng, nướcnóng thiên nhiên không quá hai mươi kilômet vuông (20 km2).

6.Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghịđịnh này có thể được cấp nhiều giấy phép thăm dò, nhưng không quá năm giấyphép.

Điều 25. Thờihạn của một giấy phép thăm dò khoáng sản, kể cả thời gian làm báo cáo kết quảthăm dò, báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, ít nhất là sáu tháng, nhiềunhất không quá hai mươi bốn tháng, được gia hạn theo các điều kiện sau đây:

1.Tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò đã hoàn thành mọinghĩa vụ theo quy định trong giấy phép trước đó; giấy phép thăm dò còn hiệu lựckhông ít hơn ba mươi ngày;

2.Mỗi lần gia hạn phải trả lại ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích khu vựcthăm dò theo giấy phép trước đó;

3.Kèm theo đơn xin gia hạn gửi đến Bộ Công nghiệp phải có báo cáo kết quả thăm dòvà chi phí thực tế, giải trình lý do xin gia hạn giấy phép, chương trình kếhoạch và chi phí tiếp tục thăm dò;

4.Giấy phép thăm dò khoáng sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 của Nghịđịnh này được gia hạn nhiều nhất hai lần, nhưng tổng thời gian gia hạn khôngquá hai mươi bốn tháng; trong trường hợp giấy phép thăm dò đã được gia hạn,tổng thời gian thăm dò đã đủ bốn mươi tám tháng, tổ chức, cá nhân được phépthăm dò đã thực hiện đầy đủ hoặc vượt khối lượng công việc Và chi phí theo đềán mà vẫn chưa đủ căn cứ để lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc cần thêm thờigian để nghiên cứu khả thi về khai thác thì giấy phép thăm dò được cấp lại, nếutổ chức, cá nhân được phép thăm dò có đơn xin hợp lệ.

Điều 26.Diện tích khu vực khai thác của một giấy phép khai thác khoáng sản được xácđịnh trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được thẩmđịnh và chấp thuận theo quy định tại Điều 44 của Nghị định này.

Điều 27.Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở báo cáonghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được thẩm định và chấp thuận theoquy định tại Điều 44 của Nghị định này, nhưng không quá ba mươi năm, được giahạn theo các điều kiện sau đây:

1.Tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thànhmọi nghĩa vụ theo quy định của Luật Khoáng sản và các quy định khác có liênquan của pháp luật;

2.Giấy phép khai thác còn hiệu lực không ít hơn ba tháng;

3.Kèm theo đơn xin gia hạn gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải cóbáo cáo tổng hợp kết quả khai thác đến thời điểm xin gia hạn kèm theo bản đồhiện trạng mỏ; diện tích và trữ lượng khoáng sản chưa khai thác của mỏ, chươngtrình, kế hoạch tiếp tục khai thác;

Trườnghợp giấy phép được cấp trước ngày Luật Khoáng sản có hiệu lực thì phải nộp bổsung thiết kế mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩmquyền phê duyệt;

4.Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần trên cơ sở kế hoạch khaithác tiếp tục, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, nhưng tổngthời gian gia hạn không quá hai mươi năm. 

Chương VI

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUYỀN TÀI SẢN

Điều 28.Lệ phí giấy phép là lệ phí cấp, gia hạn các loại giấy phép hoạt động khoángsản.

Mức,thủ tục thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại lệ phí giấy phép do Bộ Tài chínhquy định.

Điều 29.

1.Lệ phí độc quyền thăm dò được tính trên đơn vị diện tích khu vực thăm dò vàthời hạn hiệu lực của giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định sau đây:

Nămthứ 1: 300.000 đồng/km2/năm;

Nămthứ 2: 400.000 đồng/km2/năm;

Nămthứ 3: 550.000 đồng/km2/năm;

Nămthứ 4 trở đi: 700.000 đồng/km2/năm.

2.Lệ phí độc quyền thăm dò không áp dụng đối với giấy phép thăm dò mà thời hạn cóhiệu lực của giấy phép, kể cả thời gian được gia hạn ít hơn mười hai tháng vàkhông áp dụng đối với hoạt động thăm dò trong khu vực khai thác của tổ chức, cánhân được phép khai thác.

Thủtục thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò do Bộ Tài chính quyđịnh.

Điều 30.Việc nộp tiền đặt cọc đối với giấy phép thăm dò được thực hiện một lần khi cấpgiấy phép thăm dò khoáng sản và không áp dụng đối với giấy phép được hoạt độngbằng vốn nhà nước.

Mứctiền đặt cọc bằng hai mươi lăm phần trăm (25%) giá trị dự toán chi phí thăm dòcủa năm thăm dò đầu tiên, được xác định trong đề án hoặc kế hoạch thăm dò đã đượccơ quan cấp giấy phép chấp thuận.

Sausáu tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thămdò không được tiến hành mà giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì tiền đặc cọc đượcnộp vào ngân sách nhà nước.

Sausáu tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thămdò đã được tiến hành đúng kế hoạch thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò cóquyền nhận lại tiền đặt cọc.

Tổchức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có quyền sử dụng hình thức ký quỹtại một Ngân hàng Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tạiViệt Nam thay cho hình thức nộp tiền đặt cọc.

BộTài chính hướng dẫn thủ tục giao nộp, đăng ký, quản lý tiền đặt cọc hoặc ký quỹđối với giấy phép thăm dò khoáng sản.

Điều 31. Mứcchi phí thăm dò tối thiểu tính bằng đơn vị Đồng Việt Nam/km2/năm làchi phí tối thiểu để thực hiện các nhiệm vụ thi công kỹ thuật về thăm dò khoángsản trên một đơn vị diện tích thăm dò một kilômet vuông (1 km2)trong một năm kể từ ngày giấy phép có hiệu lực.

BộCông nghiệp phê duyệt mức chi phí thăm dò tối thiểu đối với các đề án sử dụngvốn nhà nước hoặc chấp thuận đối với các đề án không sử dụng vốn nhà nước khicấp hoặc gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

Điều 32.Đối với giấy phép thăm dò khoáng sản không sử dụng vốn nhà nước, có diện tíchthăm dò từ một trăm kilômet vuông (100 km2) trở lên, thời hạn hiệulực của giấy phép đến hai năm kể từ ngày giấy phép có hiệu lực mà chi phí thămdò thực tế để thực hiện đề án trong một thời kỳ hai năm thấp hơn chi phí dựtoán đã được Bộ Công nghiệp chấp thuận thì phần giá trị chênh lệch đó phải nộpvào ngân sách nhà nước, khi giấy phép thăm dò hết hạn hoặc được gia hạn.

Điều 33.Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò phải thực hiện khối lượng công việc thăm dòvà chi phí tương ứng theo đề án, kế hoạch thăm dò đã được Bộ Công nghiệp chấpthuận.

Trườnghợp chi phí thăm đò thực tế của năm trước lớn hơn dự toán và kế hoạch thăm dòtrong năm đó thì phần giá trị chi vượt được tính vào chi phí thực tế của năm kếsau.

Điều 34.

1.Tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu thông tin của Nhà nước về kết quả khảosát, thăm dò khoáng sản phải trả tiền cho Nhà nước theo phương thức thanh toángọn một lần hoặc trả dần theo sản lượng khai thác.

2.Tổ chức, cá nhân đã hoàn tất việc trả tiền sử dụng thông tin về kết quả khảosát, thăm dò khoáng sản của Nhà nước theo phương thức thanh toán gọn một lần cóquyền sử dụng, chuyển nhượng các thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác.

3.Tổ chức, cá nhân trả tiền sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoángsản của Nhà nước theo phương thức trả dần theo sản lượng khai thác có quyền sửdụng thông tin đó cho hoạt động khoáng sản của mình nhưng không được chuyển nhượng,bán hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác.

BộTài chính và Bộ Công nghiệp hướng dẫn phương pháp xác định giá trị, phươngthức, thủ tục thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả khảo sátthăm dò khoáng sản của Nhà nước.

Điều 35.

1.Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền sử dụng, chuyển nhượngnhững thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản do mình đầu tư toàn bộvốn khảo sát, thăm dò.

2.Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản sử dụng một phần hoặc toàn bộvốn đầu tư của Nhà nước để khảo sát, thăm dò khoáng sản không có quyền cungcấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổchức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp những thông tin đó cho các cơ quannhà nước có thẩm quyền hoặc có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định củapháp luật.

3.Sau sáu tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cánhân được phép thăm dò không nộp đơn xin giấy phép khai thác hoặc sau sáu thángkể từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phépkhai thác không nộp đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thì cơ quan nhà nướccác thẩm quyền được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác những thông tin vềkhoáng sản có liên quan đến các giấy phép đó.

Điều 36.Khi được phép chuyển nhượng hoặc để thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai tháckhoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản cóquyền chuyển nhượng hoặc để thừa kế mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp củamình, kể cả số liệu thông tin, mẫu vật về địa chất và khoáng sản, các côngtrình và thiết bị đã được thi công, xây dựng, trang bị gắn liền với đất mỏ.

Khiquyền khai thác khoáng sản được phép chuyển nhượng thì hợp đồng thuê đất đượcký lại, không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Việcchuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã giao cho tổ chức, cá nhân đượcphép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản tuân thủ theo các quy định của phápluật.

Điều 37.Khi giấy phép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì quyền sởhữu đối với những tài sản liên quan đến hoạt động thăm dò hoặc khai thác khoángsản được giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 và các điểm b và ckhoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản.

BộTài chính và Bộ Công nghiệp hướng dẫn phương pháp xác định giá trị tài sảnchuyển giao và thủ tục chuyển giao tài sản của tổ chức, cá nhân được phép thămdò, khai thác khoáng sản cho Nhà nước trong trường hợp giấy phép chấm dứt hiệulực theo quy định của Luật Khoáng sản và các quy định khác có liên quan củapháp luật.

Điều 38.Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ tại một Ngân hàngViệt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam một khoảntiền bảo đảm cho việc phục hồi môi trường và đất đai khi kết thúc hoạt độngtừng phần diện tích và khi đóng cửa mỏ.

Mứctiền phải ký quỹ để phục hồi môi trường và đất đai căn cứ vào quy trình, tiếnđộ khai thác, phục hồi và dự toán chi phí phục hồi xác định trong báo cáonghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đượccác cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận;

BộTài chính và Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định phươngpháp xác định mức và hướng dẫn thủ tục đăng ký, quản lý sử dụng tiền ký quỹ đểphục hồi môi trường, đất đai trong khai thác khoáng sản.

Điều 39. BộTài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phân phối, sửdụng các khoản thu của Nhà nước trong hoạt động khoáng sản để thực hiện chínhsách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác,chế biến theo quy định tại Điều 7 của Luật Khoáng sản và để bảo vệ tài nguyênkhoáng sản chưa khai thác.

Điều 40.Đối với một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của đất nước mà việc thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác khó khănthì Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước đầu tưthăm dò.

BộCông nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủtướng Chính phủ các dự án được đề nghị cấp vốn nhà nước để thăm dò theo quyđịnh này.

Đốivới các trường hợp khác, doanh nghiệp nhà nước được vay vốn tín dụng ưu đãi đểđầu tư cho thăm dò khoáng sản. Vốn của Nhà nước đầu tư thăm dò khoáng sản vàvốn vay tín dụng ưu đãi phải được thu hồi dần khi đưa mỏ vào khai thác.

BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy địnhvà hướng dẫn thủ tục cấp vốn nhà nước, vay vốn tín dụng ưu đãi và miễn, giảmthu hồi vốn đối với thăm dò khoáng sản.

 Chương VII

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN, BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNGKHOÁNG SẢN

Điều 41.Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền tự mình thực hiện hoặcthuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn về địa chất, khai thác mỏ lập hoặc thẩmđịnh các đề án, dự án, thiết kế mỏ, đóng cửa mỏ trong hoạt động khoáng sản.

Điều 42.

1.Bộ Công nghiệp quy định, hướng dẫn và tổ chức thẩm định các đề án khảo sát,thăm dò khoáng sản trước khi quyết định cấp giấy phép khảo sát, thăm dò.

2.Bộ trưởng Bộ Công nghiệp căn cứ kết quả thẩm định để phê duyệt các đề án thămdò sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước.

3.Đối với đề án không sử dụng vốn nhà nước thì nội dung chấp thuận đề án được xácđịnh trong giấy phép thăm dò khoáng sản.

Điều 43.

1.Mọi báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nướcđều phải được thẩm định và phê duyệt trước khi nộp vào lưu trữ địa chất nhà nướchoặc để nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.

2.Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản không sử dụng vốn nhà nước nếu là tài liệuđể nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản cũng phải được thẩm định bởi cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này và phải nộpvào lưu trữ địa chất nhà nước.

3.Yêu cầu và nội dung thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản bao gồm:

a)Độ tin cậy về số lượng, chất lượng khoáng sản kể cả khoáng sản đi kèm; pháthiện thiếu sót của việc thăm dò dẫn đến bỏ sót tài nguyên khoáng sản;

b)Mức độ và chất lượng việc xác định các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất côngtrình, các điều kiện về kỹ thuật, công nghệ, liên quan đến việc lựa chọn côngnghệ khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản;

c)Kết quả thăm dò, hiệu quả đầu tư thăm dò (nếu sử dụng vốn nhà nước) so với mụctiêu của đề án đã được thẩm định, chấp thuận hoặc phê duyệt.

4.Bộ Công nghiệp thẩm định và phê duyệt các báo cáo thăm dò khoáng sản làm vậtliệu xây dựng thông thường được sử dụng để nghiên cứu khả thi về khai thác.

5.Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản thẩm định và phê duyệt trữ lượng các báocáo thăm dò được sử dụng để nghiên cứu khả thi về khai thác các loại khoángsản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Điều 44.

1.Việc thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sảnthuộc các dự án đầu tư trong nước thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xâydựng do Chính phủ ban hành.

2.Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản thuộc các dựán đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện theo quy định về thẩm định và thựchiện dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài do Chính phủ ban hành.

 Điều 45.

1.Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế mỏ phải là tổ chức, cá nhân độc lập về lợiích đối với tổ chức, cá nhân lập thiết kế và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề kết quả thẩm định của mình.

2.Thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư khai thác khoáng sản được thẩm định và phêduyệt theo quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ banhành.

3.Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết nội dung thiết kế, thủ tục thẩm định và phêduyệt thiết kế mỏ.

Điều 46. BộCông nghiệp quy định chế độ và nội dung báo cáo định kỳ trong hoạt động khoángsản.

Điều 47.Mọi đề án đóng cửa mỏ đều phải được thẩm định và phê duyệt nội dung, yêu cầu vềbảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất đai và các yêu cầu khác theo quy địnhtại các điểm b và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản.

BộCông nghiệp ban hành quy định chi tiết việc đóng cửa mỏ.

Chương VIII

NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN,

CHUYỂN NHƯỢNG ĐỂ THỪA KẾ QUYỀN THĂM DÒ, KHAI THÁC

HOẶC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

Điều 48.Căn cứ chủ yếu để xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:

1.Chiến lược của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt làchiến lược phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khoáng sản như năng lượng,luyện kim, vật liệu xây dựng, phân khoáng, hóa chất, giao thông và sản xuấtkinh doanh nguyên liệu khoáng;

2.Chính sách của Đảng và Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và các chiến lược, quyhoạch phát triển công nghiệp khai khoáng ở từng tỉnh, vùng, miền và trên phạmvi cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lượcphát triển các ngành công nghiệp trong từng thời kỳ;

3.Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động khoáng sản cụ thể, gắn liền với các yêucầu bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và sử dụnghợp lý tài nguyên thiên nhiên nói chung, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và cáclợi ích công cộng khác theo quy định của pháp luật liên quan;

4.Tư cách pháp lý của chủ đơn (chủ đầu tư) theo quy định của pháp luật và cácđiều kiện cụ thể khác theo quy định của Nghị định này.

Điều 49.Ngoài những căn cứ chủ yếu theo quy định tại Điều 48 của Nghị định này, việccấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhândân tỉnh về diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò có hoặc không có liên quanđến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đã được Uỷ ban nhândân tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.

Uỷban nhân dân tỉnh theo thẩm quyền quản lý nhà nước tại địa phương có tráchnhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan ở Trung ương vàđịa phương xác định các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theoquy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Khoáng sản và điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị địnhnày.

Trongtrường hợp đặc biệt, khi cần thăm dò hoặc khai thác khoáng sản ở những khu vựccấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 19 của Nghịđịnh này thì Bộ Công nghiệp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác ở những khu vực đó.

Điều 50.Việc cấp giấy phép khai thác hoặc chế biến khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiêncứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo trữ lượng khoáng sảnđã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt theo quy định của phápluật.

Điều 51.Trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo thẩm quyền, cần có ý kiếnbằng văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh về những vấn đề quy định tại Điều 49 Nghịđịnh này, nếu khi cấp giấy phép thăm dò chưa có.

Uỷban nhân dân tỉnh theo thẩm quyền của mình có trách nhiệm trả lời cơ quan tiếpnhận đơn bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày kể từ khi nhậnđược văn bản hỏi ý kiến.

Trongtrường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận đơn xin khai thác khoáng sản có thểcông bố đơn xin khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngàycấp giấy phép khai thác không ít hơn mười lăm ngày để thu thập ý kiến.

Điều 52.

1.Khi nhận được đơn, hồ sơ hợp lệ về việc xin cấp giấy phép đầu tư khai thác, chếbiến khoáng sản hoặc có liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản bằng vốnđầu tư trực tiếp của nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Công nghiệp xem xét, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, trình Thủ tướngChính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền sau khi có ý kiến thốngnhất bằng văn bản của Bộ Công nghiệp.

2.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài được cấpgiấy phép thăm dò được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật để thực hiệnviệc thăm dò theo dự án đã được duyệt.

3.Giấy phép khai thác hoặc chế biến khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân nướcngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài cùng với giấy phép đầu tư theoquy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4.Một giấy phép đầu tư cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liêndoanh có bên nước ngoài để thực hiện một dự án khai thác khoáng sản có thể baogồm cả hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

Điều 53.Thời hạn tối đa để thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản,không kể thời gian thu thập ý kiến của các cơ quan hữu quan theo quy định tạicác Điều 49 và 51 của Nghị định này được quy định như sau:

1.Bốn mươi lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân trong nước;

2.Sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân nước ngoàihoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài;

3.Thời hạn trên không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải bổ sung hồ sơ theoyêu cầu của cơ quan tiếp nhận.

Chậmnhất bảy ngày sau thời hạn trên, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy phép hoặctrả lời chủ đơn bằng văn bản về việc từ chối cấp giấy phép.

Điều 54.Sau khi giấy phép hoạt động khoáng sản đã được cấp theo quy định của Nghị địnhnày, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương có tráchnhiệm giải quyết nhanh chóng các điều kiện liên quan đến việc thuê đất, sử dụngcơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép hoạtđộng khoáng sản.

Điều 55.Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền trả lại từng phần diệntích hoặc trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản với các điều kiện sau đây:

1.Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theoquy định của pháp luật đến thời điểm xin trả lại giấy phép; phục hồi môi trường,đất đai, bảo đảm an toàn ở phần diện tích xin trả lại;

2.Trong thời hạn không quá ba tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò được trả lại, tổchức, cá nhân được phép thăm dò phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Khoáng sản.

Trongthời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày giấy phép khai thác được trả lại, tổchức, cá nhân được phép khai thác phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tạicác điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản;

3.Được cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép đó cho phép trả lại bằng văn bản.

Điều 56.Việc chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản phải tuân theo các quyđịnh sau đây:

1.Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản được chuyển nhượngquyền thăm dò hoặc quyền khai thác theo giấy phép đã được cấp cho tổ chức, cánhân khác để tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được quy địnhtrong giấy phép và theo quy định của pháp luật;

2.Tài sản, tài liệu và giá trị được chuyển nhượng cũng như nghĩa vụ tài chính củatổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác còn chưa hoàn thành, đượcchuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoángsản phải được kiểm kê, đánh giá đầy đủ, trung thực và xác định rõ ràng tronghợp đồng chuyển nhượng giữa các bên; .

3.Kèm theo hợp đồng và đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác,tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác phải có báo cáo kết quả thămdò, khai thác đến thời điểm xin chuyển nhượng;

4.Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sảnphải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này;

5.Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân nướcngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài thì phải có giấy phép đầu tư docơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam;

6.Việc chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác của tổ chức, cá nhân đượcphép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấyphép đó cho phép và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 57.Quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản của cá nhân được phép thăm dò, khaithác. được để thừa kế trong trường hợp người thừa kế tài sản hợp pháp của cánhân đó có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Nghị định này.Nếu người thừa kế tài sản hợp pháp của cá nhân được phép thăm dò, khai tháckhoáng sản không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động theo quy định trong giấyphép thì có thể giải quyết như sau:

1.Người thừa kế hợp pháp tài sản của cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác cóthể chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản theo giấy phép nếuđiều kiện thực tế phù hợp với quy định tại Điều 56 của Nghị định này;

2.Giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi, người thừa kế tàisản của cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có quyền và nghĩa vụ theo quy địnhtại điểm b, khoản 2 Điều 30 của Luật Khoáng sản; người thừa kế hợp pháp tài sảncủa cá nhân được phép khai thác khoáng sản có quyền và nghĩa vụ theo quy địnhtại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản.

Điều 58.Giấy phép khảo sát khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 của LuậtKhoáng sản. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khảo sát vi phạm mộttrong các quy định tại Điều 23 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép đểkhắc phục không quá ba mươi ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoángsản của Bộ Công nghiệp có văn bản thông báo.

Điều 59.Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 29 của LuậtKhoáng sản. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được phép thăm dò vi phạm một trongcác quy định tại Điều 27 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phụckhông quá sáu mươi ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản củaBộ Công nghiệp có văn bản thông báo.

Điều 60.Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 39 của LuậtKhoáng sản. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác vi phạm mộttrong các quy định tại Điều 33 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép đểkhắc phục không quá chín mươi ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước vềkhoáng sản của Bộ Công nghiệp hoặc của Sở Công nghiệp có văn bản thông báo theothẩm quyền.

Điều 61.

1.Giấy phép chế biến khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân không phải là tổchức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản với các điều kiện sau đây:

a)Tổ chức, cá nhân xin phép chế biến có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều15 và 16 của Nghị định này;

b)Báo cáo nghiên cứu khả thi về chế biến khoáng sản được thẩm đinh, phê duyệt,chấp thuận theo quy định tại Điều 44 của Nghị định này;

c)Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthẩm định, phê duyệt.

2.Thời hạn của giấy phép chế biến khoáng sản căn cứ theo báo cáo nghiên cứu khảthi đối với từng dự án và phù hợp với giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư.

3.Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi khi tổ chức, cá nhân được phép chếbiến khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 46 của Luật Khoáng sản.

4.Việc chuyển nhượng, để thừa kế quyền chế biến khoáng sản thực hiện theo các quyđịnh tại các Điều 56 và 57 của Nghị định này.

Điều 62.Việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong các trườnghợp sau đây không phải xin giấy phép khai thác khoáng sản:

1.Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong khuôn khổ các dự ánxây dựng công trình hạ tầng của Nhà nước như xây đập, đào kênh thủy điện, thủylợi, san gạt nền đường, đào đường hầm, nạo vét sông, hồ, bến cảng, công trìnhquốc phòng và các công trình khác của Nhà nước có tính chất tương tự, mà khôngkhai thác khoáng sản ở ngoài diện tích xây dựng, việc khai thác chỉ nhằm mụcđích tận thu, không nhằm mục đích chính là kinh doanh khoáng sản, dự án đầu tưvà thiết kế xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phêduyệt theo quy định của pháp luật;

2.Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm mục đích tận thu,không nhằm mục đích chính là kinh doanh khoáng sản trong phạm vi diện tích đấtđược Chính phủ giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng;

3.Trước khi tiến hành khai thác, tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thôngthường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được quyềnkhai thác phải đăng ký công suất, khối lượng, thiết bị kèm theo kế hoạch khaithác tại Sở Công nghiệp tỉnh sở tại.

Điều 63.Việc khai thác các loại đất nhằm mục đích cung cấp vật liệu san lấp trong xâydựng công trình, đô thị được phép hoạt động trên cơ sở bảo đảm các điều kiệnsau đây:

1.Có tài liệu khảo sát địa chất vùng khai thác chứng minh không có khoáng sảnkhác có giá trị cao hơn, được Sở Công nghiệp xác nhận bằng văn bản;

2.Đất xin khai thác không phải là đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ;

3.Hoạt động khai thác không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quankhu vực, không làm hư hại các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, di tích vănhóa, lịch sử, các công trình quốc phòng và địa hình có giá trị quân sự;

4.Được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.

Điều 64.Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấyphép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền thăm dò,khai thác, chế biến khoáng sản và đăng ký các hoạt động khoáng sản để thốngnhất thi hành trong phạm vi cả nước. 

Chương IX

KHAI THÁC TẬN THU

Điều 65.Khai thác tận thu là hình thức hoạt động khoáng sản phù hợp với các điều kiệnsau đây:

1.Không bắt buộc tiến hành thăm dò diện tích khu vực được phép hoạt động trướckhi bắt đầu khai thác;

2.Khối lượng khai đào, bao gồm cả đất đá thải và khoáng sản đối với một giấy phépkhai thác tận thu được cấp cho cá nhân không quá năm nghìn (5.000) tấn/năm, đượccấp cho tổ chức không quá một trăm nghìn (100.000) tấn/năm;

3.Trong trường hợp có sử dụng vật liệu nổ thì phải được cấp phép theo quy địnhcủa pháp luật, không sử dụng hóa chất độc;

4.Mỗi cá nhân chỉ được cấp một giấy phép khai thác tận thu.

Điều 66.Các khu vực được cấp giấy phép khai thác tận thu bao gồm:

1.Khu vực có khoáng sản ở dạng sa khoáng nhỏ, quặng lăn và các thân quặng nhỏphân bố không tập trung đã được điều tra, đánh giá mà đầu tư khai thác quy mô côngnghiệp không có hiệu quả kinh tế,

2.Khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm xa đường giaothông, hổ nước, sông ngòi và các khu dân cư đô thị mà các điều kiện về kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu tiêu thụ không cho phép đầu tư khai thác quy mô côngnghiệp;

3.Khu vực khai thác mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc đóng cửa mỏđể bảo vệ mà việc khai thác lại theo quy mô công nghiệp không có hiệu quả kinhtế và việc khai thác tận thu không gây mất an toàn cho mỏ đã đóng cửa.

Điều 67.Bộ Công nghiệp phê duyệt các khu vực khai thác tận thu, trừ khoáng sản kim loạiquý, đá quý trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnhquản lý, cấp giấy phép khai thác tận thu theo quy định tại Điều 66 Nghị địnhnày và hướng dẫn của Bộ Công nghiệp. Không cấp giấy phép khai thác tận thu đốivới những điểm khoáng sản chưa được Bộ Công nghiệp phê duyệt.

Điều 68.Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức khôngquá hai mươi héc ta, cho một cá nhân không quá một héc ta.

Điều 69. Thờihạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba mươi sáu tháng, được giahạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn tháng vớicác điều kiện sau đây, tại thời điểm xin gia hạn:

1.Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo quyđịnh tại Điều 52 của Luật Khoáng sản;

2.Khu vực xin gia hạn giấy phép còn phù hợp với hình thức khai thác tận thu theoquy định của Luật Khoáng sản và các Điều 65 và 66 của Nghị định này;

3.Giấy phép khai thác tận thu còn thời hiệu không ít hơn ba mươi ngày.

Điều 70.Giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi theo quy định tại Điều 53 của LuậtKhoáng sản. Trong trường hợp khu vực đang được phép khai thác tận thu không cònphù hợp với hình thức khai thác tận thu nữa thì giấy phép khai thác tận thu bịthu hồi và hậu quả được giải quyết theo quy định sau đây:

1.Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu phải di chuyển toàn bộ tài sản củamình ra khỏi khu vực khai thác, phục hồi môi trường, đất đai và được tổ chức,cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đối với khu vực bị thu hồi giấy phépkhai thác tận thu bồi thường thiệt hại;

2.Trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đốivới khu vực không còn phù hợp với hình thức khai thác tận thu hoặc giấy phépkhai thác tận thu bị thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoángsản thì thiệt hại của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu được Nhà nướcxem xét giải quyết theo quy định của pháp luật;

3.Nếu tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu thành lập doanh nghiệp để hoạtđộng khoáng sản thì được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoángsản mới đối với khu vực bị thu hồi giấy phép khai thác tận thu.

Điều 71.Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước,các tổ chức nghiên cứu khoa học, công nghệ và các doanh nghiệp hoạt động khoángsản hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ. Các tổ chức nói trên có tráchnhiệm đáp ứng yêu cầu hợp lý của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu.

Điều 72.Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ các quy định của Luật Khoáng sản và Nghị đinh nàyquy định chi tiết việc tổ chức quản lý và cấp giấy phép khai thác tận thu, phùhợp với điều kiện của địa phương sau khi thỏa thuận với Bộ công nghiệp.

Chương X

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH KHOÁNG SẢN

Điều 73.Thanh tra khoáng sản phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn laođộng, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, chủ động phối hợp với Thanh tra Nhànước về lao động và thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường để thực hiệnnhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệmôi trường trong hoạt động khoáng sản, đặc biệt là đối với hoạt động khai tháckhoáng sản; phối hợp với Thanh tra Nhà nước của các ngành, các cấp để giảiquyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản.

Điều 74.Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản thực hiệntheo quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật Khoáng sản và do Chính phủ quyđịnh.

 Chương XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 75.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghịđịnh số 68/CP ngày 01 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết việcthi hành Luật Khoáng sản.

Điều 76.Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thủ trưởng Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ banhành các Văn bản kèm theo và chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, theo dõi,kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 77.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.