• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/08/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2010
CHÍNH PHỦ
Số: 12/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 14 tháng 8 năm 2000

NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ

Về "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại củathuốc lá"

trong giai đoạn 2000 - 2010

 

Thuốclá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với con người như ung thưphổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hệ hô hấp. Theo số liệuđiều tra năm 1997, ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc là 50%, nữ giới là 3,4%;ước tính, 10% dân số hiện nay (khoảng trên 7 triệu người) sẽ chết sớm do cácbệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 3,7 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trungniên. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2020, số người chết vìthuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đườngbộ.

Ngoàinhững tác hại đối với sức khỏe, hút thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn vềkinh tế của từng gia đình và toàn xã hội. Việt Nam, ước tính phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lácho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng) mà ngườidân dùng để hút thuốc lá.

Vìvậy, Chính phủ ban hành "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại củathuốc lá" trong giai đoạn 2000 - 2010.

I. Mục tiêu :

1. Mục tiêu chung :

Giảmnhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá,nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá.

2. Mục tiêu cụ thể :

a)Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống còn 20%.

b)Giảm tỷ lệ nữ hút thuốc lá xuống dưới 2%.

c)Giảm tỷ lệ thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi) hút thuốc lá từ 26% xuống 7%.

d)Bảo đảm quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khíkhông có khói thuốc lá.

đ)Giảm tổn thất do thuốc lá gây ra cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

II. Nội dung :

1.Các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá :

a)Giáo dục sức khỏe (thông tin, giáo dục và truyền thông) :

Xâydựng chiến lược về thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm giảm nhu cầu sửdụng các sản phẩm thuốc lá.

Bảođảm cung cấp cho toàn dân các thông tin cần thiết và chính xác về tác hại củathuốc lá đối với sức khỏe con người, đối với kinh tế, các quy định của phápluật và chuẩn mực xã hội.

Đẩymạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, xây dựng nếp sống vănminh, gia đình văn hóa ở cộng đồng, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh, thiếu niênthông qua các hoạt động giáo dục trong trường học.

Hướngdẫn các nhân viên y tế để họ tuyên truyền cho người bệnh và người nhà bệnh nhânnhững thông tin cần thiết về tác hại của hút thuốc lá cũng như ảnh hưởng củakhói thuốc lá đến sức khỏe con người và các phương pháp cai nghiện thuốc lá.

b)Quản lý chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại thuốc lá và các hình thức tài trợ :

Cấmquảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu vàbiểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liênquan đến thuốc lá.

Nghiêmcấm tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên đểchào hàng, in nhãn, mác quảng cáo trên phương tiện vận chuyển.

Thựchiện nghiêm pháp luật về Thương mại, trong đó quy định cấm khuyến mại bằngthuốc lá và các hình thức tiếp thị tương tự đối với trẻ em dưới 16 tuổi.

Cấmcác tổ chức trong nước nhận tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệthuật, thể thao có gắn với việc quảng cáo thuốc lá.

c)Quy định lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe :

Lờicảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe phải được in rõ ràng, dễ thấytrên tất cả các bao bì của các sản phẩm thuốc lá. Nội dung lời cảnh báo phảigây ấn tượng mạnh, ngắn gọn; tiến tới việc phải in nồng độ các chất độc hại(đặc biệt là nicôtin, hắc ín) trên tất cả các bao bì của các sản phẩm thuốc lá.

d)Thuế và giá đối với thuốc lá :

Thuốclá là mặt hàng độc hại, không khuyến khích tiêu dùng, do đó chính sách thuế đốivới các sản phẩm thuốc lá luôn luôn cần ở mức thu cao.

Nhànước có biện pháp điều tiết giá cả thuốc lá, chống bán phá giá thuốc lá.

đ)Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá :

Khuyếnkhích, tổ chức và hỗ trợ các biện pháp cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu các phươngpháp cai nghiện phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tăngcường đào tạo, tập huấn cho các nhân viên y tế về các phương pháp cai nghiệnthuốc lá phù hợp cho mọi đối tượng.

Cócác biện pháp nhằm nâng cao vai trò của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hộitrong việc khuyến khích cai nghiện thuốc lá.

e)Quy định những nơi không hút thuốc lá :

Khônghút thuốc lá trong các cuộc họp, trụ sở cơ quan, các cơ sở y tế, trường học,nhà trẻ, rạp chiếu bóng, nhà hát, trên các phương tiện giao thông công cộng,những nơi tập trung đông người. Cần có quy định nơi được hút thuốc lá.

Khuyếnkhích, vận động nhân dân không hút thuốc lá trong các lễ hội, cuộc vui giađình, đám cưới, đám tang...

2.Các chính sách nhằm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá :

a)Quản lý chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá :

Nhànước độc quyền về sản xuất thuốc lá. Chỉ có những doanh nghiệp nhà nước, cácliên doanh với nước ngoài đã được cấp giấy phép và có đủ điều kiện quy định mớiđược sản xuất thuốc lá. Các doanh nghiệp không được phép đầu tư mở rộng hoặcđầu tư mới vượt quá tổng năng lực sản xuất thuốc lá điếu hiện tại.

Ngừngcác dự án mới về hợp tác, sản xuất, gia công hoặc liên doanh với nước ngoài sảnxuất thuốc lá điếu, không tăng thêm nhãn mác thuốc lá nước ngoài.

Bảođảm các tiêu chuẩn chất lượng thuốc lá theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Từng bướcgiảm nồng độ nicôtin và hắc ín xuống bằng mức ở các nước phát triển trong cácsản phẩm thuốc lá điếu sản xuất tại Việt Nam.

Kiểmsoát chặt chẽ việc in ấn nhãn, mác và bao bì thuốc lá nhằm ngăn chặn tình trạngsản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn, mác.

Bảođảm cho công nhân ngành công nghiệp thuốc lá được làm việc trong môi trường đạttiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

b)Quản lý kinh doanh thuốc lá điếu :

Thuốclá là mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CPngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ : Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông,tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, từng bước nắm độc quyền trong bán buôn, quảnlý chặt chẽ việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.

Cấmbán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

Tăngcường các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm việc sản xuất và tiêu thụ các sảnphẩm thuốc lá giả và thuốc lá nhái nhãn, mác.

c)Cấm nhập khẩu thuốc lá :

Tiếptục thực hiện Chỉ thị số 278/CT ngày 03 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nướcngoài trên thị trường nước ta.

d)Chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá :

Đẩymạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Xâydựng phong trào toàn dân tự giác tham gia chống buôn lậu, vận chuyển, kinhdoanh và tiêu thụ thuốc lá nhập lậu. Có các hình thức khuyến khích về vật chấtđể động viên phong trào chống buôn lậu và kinh doanh thuốc lá nhập lậu.

Tăngcường các giải pháp về kinh tế, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định chocác cư dân biên giới, để người dân tự nguyện không tham gia vận chuyển và tiếptay cho việc buôn lậu thuốc lá.

3.Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá :

Đẩymạnh trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới, trước hết là các nướctrong khu vực, trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược nhằmlàm giảm nhu cầu sử dụng và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá.

Tranhthủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ song phương,đa phương của các nước và các tổ chức phi Chính phủ cho chính sách quốc giaphòng, chống tác hại của thuốc lá.

4.Tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lágiai đoạn 2001 - 2010 :

Xâydựng Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá để tổ chức thực hiện cácchính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Cáccấp chính quyền có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các chínhsách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

CácBộ, ngành, y ban nhân dân các cấp phối hợpvới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhândân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên không hút thuốc lá và khuyến khíchnhững người đang hút thuốc lá giảm và bỏ hút thuốc lá.

Chuẩnbị, tiến tới xây dựng Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

5.Triển khai Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá :

Bộtrưởng Bộ Y tế là Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bộphận thường trực của Chương trình đặt tại Bộ Y tế.

Lãnhđạo các Bộ, ngành sau đây tham gia vào Ban Chủ nhiệm Chương trình : Bộ Thươngmại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tưpháp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và y ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam. Đề nghị Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựuchiến binh Việt Nam cử người tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình.

BanChủ nhiệm Chương trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống táchại của thuốc lá giai đoạn 2001 - 2010.

6.Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chứcthực hiện tốt chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá giaiđoạn 2000 - 2010.

Đềnghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp vớingành y tế và các cơ quan nhà nước có liên quan vận động nhân dân trong cả nướchưởng ứng và tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốclá, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhândân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta ./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.