THÔNG TƯ
Hướng dẫn bổ sung việc giảm, miễn thuế sử dụng đất nông
nghiệp đối với vùng lũ lụt, vùng khó khăn.
Căn cứ quy định tại Điều 21, 22 Chương V Luật thuế sử dụng đất nôngnghiệp về chính sách giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai; chínhsách miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi,biên giới và hải đảo, hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số mà sản xuất và đờisống còn nhiều khó khăn;
Căn cứ điểm 4 Mục I về thực hiện miễn giảm thuế SDĐNN cho nông dânvùng bị lũ lụt, các đối tượng chính sách, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn quyđịnh tại Nghị quyết số 24/1999/QH/10 ngày 29/11/1999.
Căn cứ Điều 16,17, 18 Chương V Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệtkhó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa
Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ/TTg ngày 17/11/1999 của Thủ tướng Chínhphủ về khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
Để góp phần khắc phục hậu quả lũ lụt, giúp nông dân sớm ổn định vàphát triển sản xuất, ổn định đời sống;
Thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo đối với nông nghiệp vànông thôn của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc giảm, miễnthuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc vùngbị lũ lụt; Xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; hộ sản xuất nôngnghiệp thuộc diện nghèo, đói như sau:
I. Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ sản xuất nôngnghiệp thuộc vùng bị lũ lụt:
1.Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (gọi chung là hộ nộpthuế sử dụng đất nông nghiệp) thuộc vùng bị lũ lụt được xét giảm, miễn thuế sửdụng đất nông nghiệp theo năm hoặc theo vụ bị thiên tai quy định tại điều 17 ChươngV Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhLuật Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Trong trường hợp bị thiệt hại nặng còn đượcmiễn giảm thuế SDĐNN cụ thể như sau:
a.Hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng bị lũ lụt đời sống và sinh hoạt có nhiều khókhăn thuộc diện Nhà nước phải cứu đói được xét miễn thuế sử dụng đất nôngnghiệp một năm.
b.Hộ bị thiệt hại nặng về tài sản: nhà cửa đổ nát hư hỏng trên 40%; Trâu, bò bịchết, tư liệu sản xuất chủ yếu khác bị hư hỏng nặng, bị mất, bị lũ cuốn trôi đượcxét miễn thuế SDĐNN theo tiết a trên đây còn được xét miễn hoặc giảm thuế củanăm tiếp theo sau năm bị lũ lụt để giúp ổn định đời sống.
c.Hộ gia đình trong vùng lũ lụt có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con (trong cùng một hộ)bị chết; bị mất tích (từ một người trở lên); bị thương nặng phải điều trị dàingày thì được miễn thuế SDĐNN một năm, nếu đã được xét miễn thuế theo quy địnhtại tiết a trên đây cũng được xem xét để miễn hoặc giảm thuế của năm tiếp theo.
d.Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (gồm cả các doanhnghiệp) thuộc vùng lũ lụt có diện tích ruộng vườn, đất nuôi trồng thủy sản, đấtrừng trồng bị nước lũ làm sói lở; cuốn trôi hoặc bị đất, cát vùi lấp phải đầu tưcải tạo lại ruộng đồng, hệ thống bờ vùng, bờ thửa, kênh mương nội đồng thì đượcmiễn thuế SDĐNN một năm đối với diện tích này. Nếu diện tích này năm tiếp theosản xuất vẫn chưa ổn định, còn phải tăng thêm chi phí đầu tư để cải tạo tiếpthì được xét miễn, giảm thuế của năm đó.
2.Giảm tối đa 80% thuế sử dụng đất nông nghiệp 1 năm đối với:
a.Hộ sản xuất nông nghiệp (gồm cả các doanh nghiệp) trong vùng lũ lụt, bị thiệthại về tài sản gồm: nhà cửa đổ nát hư hỏng dưới 40%; một số tư liệu sản xuấtchủ yếu khác bị hư hỏng, bị mất phải đầu tư mua sắm lại.
b.Hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng lũ lụt có diện tích lúa, hoa màu, cây cối,thủy sản nuôi bị hư hại (bao gồm cả lúa, hoa màu chưa đến vụ thu hoạch phảichuyển đổi cây trồng hoặc đã thu hoạch về nhà nhưng bị ngâm nước; lẫn với đấtđá, cát sỏi); bị lên mầm; bị hư hỏng thì tuỳ theo mức độ thiệt hại của từngloại để xét giảm thuế SDĐNN theo mức độ thiệt hại như quy định tại điều 17 ChươngV Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhluật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
3.Việc xét miễn, giảm thuế cho hộ sản xuất nông nghiệp tại điểm 1 và 2 Mục IThông tư này được thực hiện ngay trong vụ hoặc năm bị lũ lụt.
4.Số thuế miễn giảm chính sách xã hội (nếu có) cộng với số thuế miễn giảm thiêntai lũ lụt trong năm không vượt quá số thuế ghi thu trên sổ bộ thuế của năm xétmiễn giảm thuế.
5.Các đối tượng thuộc diện được miễn hoặc giảm thuế SDĐNN theo quy định trên đây,trong năm bị lũ lụt nếu đã nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thì số thuế đượcmiễn, được giảm này sẽ được chuyển trừ vào số thuế phải nộp của các năm tiếptheo sau năm bị lũ lụt.
II. Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ sản xuấtnông nghiệp ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo, hộ nông dân thuộc dântộc thiểu số, các hộ sản xuất nông nghiệp khác mà sản xuất và đời sống cònnhiều khó khăn thuộc diện hộ xoá đói của địa phương:
Miễn,giảm thuế SDĐNN hàng năm cho các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng chínhsách xã hội đã được quy định cụ thể tại Điều 16 Chương V Nghị định số 74/CPngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đấtnông nghiệp và hướng dẫn cụ thể tại điểm 2a, 2b Mục I Thông tư số 60 TC/TCTngày 14/7/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc giảm, miễn thuế sử dụngđất nông nghiệp. Nay Bộ Tài chính hướng dẫn thêm về miễn giảm theo chính sáchxã hội như sau:
1.Đối với các xã thuộc chương trình thực hiện quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày31/7/1998 và quyết định số 1232/QĐ/TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủvề chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núivà vùng sâu, vùng xa:
a.Hộ sản xuất nông nghiệp được miễn thuế SDĐNN hàng năm gồm:
Hộsản xuất nông nghiệp sản xuất và đời sống có khó khăn được xác định là hộ đói,hộ nghèo ở địa phương (trừ các hộ sản xuất khá và đời sống thường xuyên ổnđịnh).
Hộsản xuất nông nghiệp là gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình cócông với cách mạng, được xác định là hộ sản xuất và đời sống có nhiều khó khăn.
Hộsản xuất nông nghiệp là gia đình bộ đội, thanh niên xung phong, người tham giakháng chiến và các hộ khác được chính quyền xã xác định có con cái bị ảnh hưởngdo di chứng của chiến tranh để lại như tâm thần, bại liệt, mất khả năng laođộng...vv.
b.Giảm tối đa 50% thuế SDĐNN cho các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng quyđịnh tại tiết a nêu trên chưa thuộc diện miễn thuế mà trong sản xuất nôngnghiệp và đời sống có nhiều khó khăn như: hộ gia đình đông con; gặp những rủiro trong sản xuất và làm chưa đủ ăn, thuộc diện hộ nghèo ở địa phương.
2.Đối với các xã thuộc các vùng còn lại trong cả nước.
a.Hộ sản xuất nông nghiệp được miễn thuế SDĐNN hàng năm gồm:
Hộsản xuất nông nghiệp được xác định là các hộ đói ở địa phương.
Hộgia đình là bộ đội, thanh niên xung phong, người tham gia kháng chiến và các hộkhác được chính quyền xã xác định có con cái bị ảnh hưởng do di chứng của chiếntranh để lại như tâm thần, bại liệt, mất khả năng lao động... mà sản xuất vàđời sống có nhiều khó khăn.
Hộsản xuất nông nghiệp là gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình cócông với cách mạng, được xác định là các hộ nghèo trong sản xuất và đời sống cónhiều khó khăn.
b.Giảm tối đa 50% thuế SDĐNN ghi thu cho các đối tượng quy định tại tiết a điểm 2trên đây mà chưa đủ điều kiện để xét miễn thuế.
c.Giảm thuế SDĐNN cho các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc vùng chuyên sản xuất nôngsản, lâm sản, thuỷ sản theo hợp đồng hoặc theo quy hoạch vùng để cung cấpnguyên liệu cho các cơ sở chế biến tập trung bị thiệt hại do nguyên nhân kháchquan như: giá cả thị trường giảm mạnh, doanh thu bán nông sản phẩm không đủ bùđắp chi phí hoặc thu hoạch chậm ảnh hưởng vụ sau, phải phá bỏ. Mức giảm, miễn thuếtương ứng với tỷ lệ thiệt hại theo quy định tại điều 17 chương V Nghị định số74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sửdụng đất nông nghiệp. Tỷ lệ thiệt haị căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế vàgiá bán thực tế so với sản lượng thực tế tính theo giá cố định do UBND tỉnh quyđịnh.
III. Trình tự, thủ tục, Thẩm quyền giải quyết miễn giảm:
1.Căn cứ vào danh sách các xã đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo quyết định số1232/QĐ/TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ; tình hình thực tế ở từngđịa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh sách cụthể các xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới trên địa bàn quản lý đồng thờiquy định cụ thể các tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ đói, hộ sản xuất và đời sốngcó nhiều khó khăn để làm căn cứ xét miễn, giảm thuế SDĐNN hàng năm.
2.Hộ sản xuất nông nghiệp thuộc diện xét miễn giảm thuế SDĐNN phải có đơn đề nghịgửi cơ quan thuế xã, phường trong đó trình bày rõ lý do xin miễn giảm thuế theotiêu chuẩn quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về xã vùngsâu, vùng xa, về hộ đói, hộ nghèo.
Trườnghợp vùng bị bão lũ các hộ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng vànhững xã đặc biệt khó khăn thuộc diện miễn giảm đồng loạt thì cơ quan thuế phường,xã kết hợp với UBND xã lập danh sách thay cho việc làm đơn của từng hộ sản xuấtnông nghiệp.
3.Trình tự, thủ tục miễn giảm.
a.Tại xã, phường: Cơ quan thuế và hội đồng tư vấn thuế căn cứ đơn đề nghị của hộsản xuất nông nghiệp, tình hình và mức độ thiệt hại do lũ lụt và tình hình sảnxuất, đời sống của từng hộ sản xuất nông nghiệp trong xã, phường để lựa chọn,phân loại, lập danh sách và kiến nghị mức miễn giảm thuế của hộ nghèo đói, hộsản xuất và đời sống có nhiều khó khăn trong xã, phường theo tiêu chuẩn quyđịnh của UBND tỉnh, thành phố và quy định tại Thông tư này. Danh sách hộ sảnxuất nông nghiệp được xem xét miễn, giảm thuế SDĐNN được niêm yết tại địa điểmthuận tiện của xã và thông báo cho nhân dân biết để tham gia ý kiến. Trong thờihạn 15 ngày, Sau khi nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, cơ quan thuế báocáo UBND xã, phường xét duyệt cụ thể danh sách từng hộ được miễn giảm thuếSDĐNN theo đúng đối tượng và số thuế được miễn giảm quy định và gửi Chi cụcThuế.
b.Chi cục Thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp huyện (hoặc tương đương) căncứ vào các quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố để kiểm tra lạitính đúng đắn, hợp pháp danh sách các hộ do cấp xã đề nghị giảm miễn thuế SDĐNNvà tổng hợp báo cáo Cục Thuế.
c.Cục Thuế phối hợp với các ngành có liên quan xem xét mức độ thiệt hại thực tếvề lũ lụt từng vùng, thực trạng về số hộ nghèo, đói, hộ sản xuất và đời sống cónhiều khó khăn để báo cáo UBND tỉnh, thành phố quyết định miễn giảm thuế SDĐNN.
d.Sau khi có quyết định miễn giảm thuế của UBND tỉnh, thành phố, danh sách hộ sảnxuất nông nghiệp được miễn, giảm được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã vàphải thông báo công khai, kịp thời đến từng hộ nộp thuế.
IV. Tổ chức thực hiện:
1.Chủ tịch UBND các tỉnh có trách nhiệm: Chỉ đạo cơ quan thuế và các ngành cóliên quan ở địa phương nghiên cứu quy định cụ thể tiêu chí xác định hộ đói, hộnghèo, hộ sản xuất nông nghiệp có nhiều khó khăn để làm cơ sở cho việc xétduyệt giảm, miễn thuế SDĐNN ở địa phương kịp thời, đúng đối tượng. Chỉ đạo,kiểm tra các cơ quan chức năng thực hiện việc xét miễn giảm thuế SDĐNN và thôngbáo công khai, kịp thời cho hộ thuộc diện được miễn giảm thuế biết; Chỉ đạo cáccơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương tuyên truyền, giải thích chính sáchmiễn, giảm thuế SDĐNN, của Nhà nước để nhân dân biết và thực hiện.
2.Cơ quan thuế phối hợp với các ngành cùng hội đồng tư vấn thuế làm tham mưu choUBND các cấp trong việc xác định miễn giảm thuế SDĐNN.
Nhữngvùng bị bão, lũ lụt thiệt hại lớn, phải miễn giảm đồng loạt, đội thuế phường,xã phối hợp với các ngành chức năng để lập danh sách, hồ sơ theo hộ và xác địnhsố thuế được miễn giảm của từng hộ, tổng hợp báo cáo UBND phường, xã ra thôngbáo công khai theo từng thôn, bản.
Nhữngthôn, xã bị thiệt hại ít hoặc chỉ một số hộ bị thiệt hại, số hộ nghèo đói, hộsản xuất và đời sống có nhiều khó khăn nhỏ lẻ thì cơ quan thuế phối hợp vớichính quyền địa phương hướng dẫn hộ nộp thuế làm đơn và lập hồ sơ từng hộ làmcơ sở xét miễn hoặc giảm thuế theo quy định tại Thông tư này.
3.Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định miễn giảm thuế sử dụng đấtnông nghiệp không trái với quy định tại Thông tư này vẫn có hiệu lực thihành.Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị các địa phương phảnánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xử lý./.