• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/06/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 07/03/2005
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 1362/2000/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 5 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định về việc cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ mục 4 Điều 26 Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông công bố theo lệnh của Chủ tịch nước số 38/L-CTN ngày 10 tháng 12 năm 1994;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năn 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ mục 2 Điều 5 Nghị đinh số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về "Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị" và Điều 16 của Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ;

Căn cứ mục 3 Điều 3 và Mục 4 Điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa;

Xét đề nghị của các ông: Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vận tải;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bãi bỏ Quyết định số 1260/QĐ-KHKT-PCVT ngày 04 tháng 06 năm 1996 của Bộ giao thông vận tải và quy định ban hành kèm theo.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY ĐỊNH

Về việc cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ

(Ban hành kèm theo quyết định số: 1362/2000/QĐBGTVT, ngày 29/5/2000

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.Cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ (CGĐB) là việc thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi hệ thống, tổng thành của các phương tiện CGĐB đã có biển số đăng ký hoặc các phương tiện CGĐB đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.

1.2. Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu như sau:

Phương tiện CGĐB là các loại phương tiện được định nghĩa tại TCVN 6211: l996 "Phương tiện giao thông đường bộ Kiểu Thuật ngữ và định nghĩa".

Hệ thống được hiểu là:

Hệ thống truyền lực.

Hệ thống chuyển động.

Hệ thống treo.

Hệ thống phanh.

Hệ thống lái.

Tổng thành được hiểu là:

Tổng thành động cơ.

Tổng thành khung (sát xi).

Buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng, thùng tự đổ.

Thay đổi tính năng sử dụng là thay đổi công dụng nguyên thuỷ của phương tiện.

Thay đổi hệ thống là thay đổi một phần hoặc toàn bộ kết cấu của hệ thống nguyên thuỷ bằng một phần hoặc toàn bộ hệ thống khác cộ tính năng kỹ thuật tương đương.

Thay đổi tổng thành là thay thế tổng thành nguyên thuỷ bằng tổng thành khác có tính năng kỹ thuật tương đương.

Trọng lượng toàn bộ của phương tiện CGĐB là tổng của trọng lượng bản thân phương tiện và trọng tải của phương tiện.

Thời hạn sử dụng của phương tiện là khoảng thời gian được tính từ năm sản xuất đến thời điểm cải tạo.

Hàng hóa nguy hiểm là các loại hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại hóa chất độc hại.

1.3. Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Quy định này áp dụng cho tất cả các loại phương tiện CGĐB cải tạo (theo quy định tại mục 1.1), trừ các loại mô tô, xe máy hai, ba bánh, các loại xe lam và xích lô máy.

Quy định này không áp dụng đối với phương tiện CGĐB dùng vào mục đích quân sự của Bộ Quốc phòng và mục đích bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của Bộ Công an.

1.4. Không được cải tạo thay đổi tính năng sử dụng của phương tiện CGĐB đã có thời gian sử dụng hơn 15 năm. Trừ trường hợp ô tô khách có thời gian sử dụng chưa quá 20 năm thì được cải tạo thành ô tô tải (không bao gồm ôtô tải chuyên dùng).

15. Mỗi phương tiện CGĐB chỉ được cải tạo, thay đổi một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung và không quá ba trong sáu hệ thống, tổng thành sau đây:

Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính).

Hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động).

Hệ thống treo.

Hệ thống phanh.

Hệ thống lái.

Buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng, thùng tự đổ.

16.Trọng lượng toàn bộ của phương tiện sau khi cải tạo không được vượt quá trọng lượng toàn bộ trước khi cải tạo theo quy định của nhà chế tạo, trừ trường hợp trọng lượng toàn bộ tăng lên do thay đổi các tổng thành của phần không được treo.

2. QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ VÀ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ

2.1. Đơn vị thiết kế là các đơn vị có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề thiết kế cải tạo phương tiện CGĐB phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

2.2. Nội dung hồ sơ thiết kế gồm có:

Các bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ bố trí chung của phương tiện sau khi cải tạo;

Bản vẽ bố trí chung của phương tiện trước khi cải tạo để đối chiếu;

Bản vẽ lắp đặt tổng thành hệ thống được cải tạo hoặc thay thế;

Bản vẽ những chi tiết được cải tạo, thay thế bao gồm cả hướng dẫn, công nghệ và vật liệu được phép sử dụng khi cải tạo, thay thế.

Các bản vẽ kỹ thuật phải được trình bày theo đúng các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Thuyết minh tính toán gồm các nội dung:

Giới thiệu nhu cầu cải tạo;

Đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện trước và sau khi thực hiện cải tạo;

Nội dung thực hiện cải tạo và các bước công nghệ thi công;

Tính toán các đặc tính động học, động lực học liên quan với nội dung cải tạo;

Tính toán hểm nghiệm sức bền liên quan với nội dung cải tạo;

Những hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng phương tiện sau khi cải tạo;

Kết luận.

2.3. Thẩm định thiết kế

2.3.1. Thẩm định thiết kế là việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu các nội dung hồ sơ thiết kế với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện CGĐB cải tạo.

2.3.2. Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm định các thiết kế cải tạo sau đây:

Ô tô các loại cải tạo thành:

Ô tô khách trên 25 chỗ, kể cả chỗ người lái.

Ô tô tải chuyên dùng chở các loại hàng nguy hiểm.

Ô tô cần cẩu (không bao gồm ô tô tải lắp cẩu tự nâng hàng); ô tô chữa cháy; ô tô nâng người làm việc trên cao; ô tô đầu kéo; ô tô chuyên dùng chở container.

Sơmirơmoóc (nửa rơmoóc) và rơmoóc thông thường cải tạo thành sơmirơmoóc, rơ moóc chuyên dùng các loại.

Ô tô tải ô tô chuyên dùng cải tạo thành xe, máy thi công và ngược lại: xe, máy thi công cải tạo thành xe, máy thi công khác loại.

Cải tạo thay đổi hệ thống lái, hệ thống phanh.

2.3.3. Các Sở Giao thông vận tải (GTVT), Giao thông công chính (GTCC) chịu trách nhiệm thẩm định các thiết kế cải tạo có nội dung ngoài các nội dung đã được quy định tại mục 2.3.2.

2.3.4. Cơ quan thẩm định thiết kế phải có ít nhất 02 kỹ sư cơ khí ô tô, có thâm niên nghề nghiệp từ 05 năm trở lên. Trong trường hợp các Sở GTVT, GTCC không thoả mãn điều kiện trên thì nhiệm vụ thẩm định thiết kế được giao cho Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện.

2.3.5. Hồ sơ thiết kế sau khi thẩm định phải có dấu của Cơ quan thẩm định thiết kế và được gửi cho các cơ quan sau đây:

Cơ sở thiết kế;

Cơ quan thẩm định thiết kế;

Đơn vị thi công cải tạo phương tiện;

Cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật.

2.3.6. Thời gian thẩm định thiết kế không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế thì cơ quan thẩm định thiết kế phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đơn vị thiết kế biết để thực hiện.

2.3.7. Cơ quan thẩm định thiết kế được phép thu lệ phí theo quy định hiện hành.

3. QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG CẢI TẠO

3.1. Việc thi công cải tạo phương tiện CGĐB phải được thực hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn kỹ thuật tại cơ sở sản xuất có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề cải tạo phương tiện CGĐB phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

3.2. Cơ sở sản xuất phải tự kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.

4. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG' AN TOÀN KỸ THUẬT

4.1. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với phương tiện CGĐB cảỉ tạo là sự xem xét, đánh giá chất lượng phương tiện CGĐB cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định; kiểm tra, đánh giá phương tiện CGĐB cải tạo theo các tiêu chuẩn hiện hành về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Kết quả của quá trình kiểm tra được lập thành biên bản để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện CGĐB cải tạo.

4.2. Hồ sơ kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật gồm:

Công văn đề nghị của cơ sở thi công cải tạo;

Bản photocopy đăng ký kinh doanh của cơ sở thi công cải tạo;

Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định;

Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện hoặc bản photocopy chứng từ nhập khẩu đối với các phương tiện đã qua sử dụng được phép nhập khẩu chưa có đăng ký biển số;

Biên bản nghiệm thu xuất xưởng (KCS) của cơ sở thi công sản phẩm đối với sản phẩm cần nghiệm thu.

4.3. Cục Đăng kiểm Việt Nam là Cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện CGĐB cải tạo cho các phương tiện được cải tạo theo các thiết kế do Cục Dường bộ Việt Nam thẩm định với sự tham gia của Đại diện các cơ quan: Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Khoa học công nghệ Bộ GTVT, Sở GTVT, GTCC tại địa phương nơi phương tiện được thi công cải tạo. Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ tiến hành việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện CGĐB cải tạo khi có ít nhất hai đại diện có thẩm quyền của ba cơ quan nói trên tham dự.

4.4. Các Sở GTVT, GTCC nơi phương tiện được thi công cải tạo chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện CGĐB cải tạo cho các phương tiện được cải tạo theo thiết kế do các Sở GTVT, GTCC thẩm định (bao gổm cả các thiết kế do Cục Đường bộ Việt Nam thẩm định thay thế cho các Sở GTVT, GTCC không thỏa mãn điều kiện quy định tại mục 2.3.4), với sự tham gia của Đại diện Trạm Đăng kiểm phương tiện CGĐB tại địa phương đó.

4.5. Đối với các phương tiện CGĐB được thi công cải tạo theo cùng một thiết kế đã được thẩm định, sau khi kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện đầu tiên đạt yêu cầu Cơ quan kiểm tra chất lương có thể cho phép cơ sở thi công tự nghiệm thu xuất xưởng các phương tiện tiếp theo do chính cơ sở thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm định. Sau khi tự nghiệm thu xuất xưởng, cơ sở thi công cải tạo phải gửi Biên bản nghiệm thu xuất xưởng (KCS) tới Cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật để được cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho phương tiện CGĐB cải tạo. Cơ sở thi công cải tạo phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.

4.6. Cơ sở thi công cải tạo có trách nhiệm giao cho chủ phương tiện hồ sơ kỹ thuật có liên quan và Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật cho phương tiện CGĐB đã được cải tạo để làm thủ tục đăng ký biển số và kiểm định an toàn kỹ thuật.

4.7. Các Sở GTVT, GTCC có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác thẩm định thiết kế và kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật cho phương tiện CGĐB cải tạo thuộc thẩm quyền về Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

4.8. Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác thẩm định thiết kế và kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật cải tạo phương tiện CGĐB về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Khoa học công nghệ) vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lã Ngọc Khuê

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.