• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/08/2013
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 74/2013/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 4 tháng 6 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách

 nhà nước phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao

___________________

 

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao áp dụng cho các đối tượng được quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 2. Nội dung chi và mức chi đối với Lễ Quốc tang

Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ Quốc tang tối đa là 800 triệu đồng để chi cho các nội dung sau:

1. Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa 295 triệu đồng

a) Chi mua quan tài: Tối đa 50 triệu đồng

b) Chi làm bàn thờ tại gia đình: Tối đa 50 triệu đồng

c) Chi xây vỏ mộ (gồm xây vỏ mộ, ốp đá): Tối đa 80 triệu đồng

d) Chi làm bàn thờ, trang trí tại các nơi tổ chức lễ tang: Tối đa 80 triệu đồng

đ) Chi mua vải phủ bàn thờ, làm Quốc kỳ phủ linh cữu: Tối đa 15 triệu đồng

e) Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 20 triệu đồng

2. Các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 505 triệu đồng

a) Chi làm 06 vòng hoa tiêu biểu, 30 vòng hoa luân chuyển.

b) Chi thuê xe phục vụ tang lễ.

c) Chi thuê nhà bạt, ô che nắng, mưa.

d) Chi thuê cây cảnh, thảm trải sàn.

đ) Chi ăn, ở cho khách địa phương, họ hàng về dự tang lễ.

e) Chi quay video, chụp ảnh, truyền hình.

g) Chi phục vụ tang lễ: điện, nước, bồi dưỡng phục vụ tang lễ.

h) Chi bảo vệ mộ 10 ngày đầu.

i) Chi phí khác phát sinh (nếu có).

Điều 3. Nội dung chi và mức chi đối với Lễ tang cấp Nhà nước

Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ tang cấp Nhà nước tối đa là 250 triệu đồng để chi cho các nội dung sau:

1. Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa 120 triệu đồng

a) Chi mua quan tài: Tối đa 30 triệu đồng

b) Chi làm bàn thờ tại gia đình: Tối đa 25 triệu đồng

c) Chi xây vỏ mộ: Tối đa 40 triệu đồng

d) Chi trang trí bàn thời tại các nơi tổ chức lễ tang: Tối đa 5 triệu đồng

đ) Chi mua vải phủ bàn thờ, làm Quốc kỳ phủ linh cữu: Tối đa 10 triệu đồng.

e) Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 10 triệu đồng

2. Các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 130 triệu đồng

a) Chi làm 06 vòng hoa tiêu biểu, 25 vòng hoa luân chuyển.

b) Chi thuê xe phục vụ tang lễ.

c) Chi thuê nhà bạt.

d) Chi quay video, chụp ảnh, truyền hình.

đ) Chi phục vụ tang lễ.

e) Chi phí khác phát sinh (nếu có).

Điều 4. Nội dung chi và mức chi đối với Lễ tang cấp cao

Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ tang cấp cao tối đa là 60 triệu đồng để chi cho các nội dung sau:

1. Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa là 45 triệu đồng

a) Chi mua quan tài: Tối đa 10 triệu đồng

b) Chi làm bàn thờ: Tối đa 15 triệu đồng

c) Chi xây vỏ mộ: Tối đa 15 triệu đồng

d) Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 5 triệu đồng

2. Các khoản chi Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 15 triệu đồng

a) Chi làm 02 vòng hoa tiêu biểu, 15 vòng hoa luân chuyển.

b) Chi thuê xe phục vụ tang lễ.

c) Chi quay video, chụp ảnh.

d) Chi phục vụ lễ tang.

Điều 5. Cấp phát và quyết toán kinh phí

1. Đối với các khoản chi nêu tại tiết a, b, c Khoản 1 các Điều 2, Điều 3, Điều 4 nếu gia đình tự nguyện mua sắm thì cơ quan đảm bảo kinh phí phục vụ tang lễ thanh toán khoán cho gia đình tối đa theo mức quy định trên, việc kinh phí thực tế phát sinh quá quy định sẽ do gia đình tự đảm bảo.

Trường hợp Ban tổ chức thực hiện mua sắm, số kinh phí cũng không vượt quá mức kinh phí tối đa được quy định.

2. Đối với Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước: Khi phát sinh lễ tang, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào mức quy định nêu trên và đề nghị của Văn phòng Trung ương để cấp phát cho Văn phòng Trung ương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương vào Loại 460, Khoản 461, Mục 7750.

3. Đối với Lễ tang cấp cao: Chi phí cho Lễ tang cấp cao được sử dụng từ nguồn mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quy định khác của nhà nước, đối với phần kinh phí thiếu thì cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đối tượng bố trí sắp xếp trong dự toán được ngân sách nhà nước giao hàng năm và được hạch toán vào Loại 460, Khoản 474, Mục 7754. Trường hợp không sắp xếp được trong dự toán ngân sách hàng năm thì cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đối tượng làm việc với cơ quan tài chính đồng cấp để trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước.

Kinh phí chi cho Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao theo quy định trên đây được tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán năm của đơn vị.

Điều 6: Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2013 và thay thế Thông tư số 40/2002/TT-BTC ngày 2/5/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi phí, cấp phát và quyết toán ngân sách phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Minh

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.