• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/12/1997
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 3031/1997/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 11 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Căn cứ Nghị định 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Chỉ thị 286/TTg ngày 02 tháng 05 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;

- Theo đề nghị của ông: Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp và ông Viện trưởng Viện Điều tra - Quy hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng".

Điều 2.- Bản quy chế này được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.

Điều 3.- Các Ông Chánh văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp, Viện trưởng Viện điều tra Quy hoạch rừng, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện có liên quan; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc hoặc Trưởng ban quản lý các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Giám đốc các doanh nghiệp quản lý rừng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

QUY CHẾ

XÁC ĐỊNH RANH GIỚI VÀ CẮM MỐC CÁC LOẠI RỪNG

(Ban hành theo Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN&PTNN ngày 20/11/1997
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thực hiện điểm 1 Chỉ thị số 286/TTg ngày 2 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Để tăng cường cơ sở pháp lý cho việc quản lý rừng của các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền các cấp, xác định phạm vi trách nhiệm của chủ rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp quản lý - bảo vệ các loại rừng trong phạm vi cả nước;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành "Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng"

Bản quy chế này quy định những nguyên tắc cơ bản, các giải pháp kỹ thuật chủ yếu cho việc xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng.

 

CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy chế này áp dụng cho việc xác định ranh giới và cắm mốc đối với các loại rừng và đất rừng sau đây:

1. Rừng đặc dụng: Toàn bộ diện tích rừng và đất chưa có rừng của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng văn hoá lịch sử và cảnh quan.

2. Rừng phòng hộ: Bao gồm toàn bộ diện tích rừng và đất chưa có thuộc phân khu phòng hộ rất xung yếu và phân khu phòng hộ xung yếu của rừng phòng hộ tập trung.

3. Rừng sản xuất: Chỉ xác định ranh giới và cắm mốc cho các khu rừng tự nhiên hiện còn và diện tích thảm thực vật kề cận đang khoanh nuôi phục hồi thành rừng tự nhiên.

4. Các khu rừng tự nhiên hiện còn trong vùng đệm của rừng đặc dụng, trong phân khu phòng hộ ít xung yếu, trong khu rừng chưa phân loại và chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng.

Để thống nhất khi áp dụng, trong quy chế này cụm từ "Khu rừng tự nhiên" chỉ tất cả các khu rừng nêu trong khoản 3 và khoản 4 của điều này và chỉ xác định ranh giới và cắm mốc cho những khu rừng có diện tích từ 10 ha trở lên, các khu rừng có diện tích dưới 10 ha nếu cần thiết chỉ cắm bảng.

Điều 2.- Về ranh giới và cắm mốc.

1. Ranh giới và mốc giới các loại rừng được quy định trong quy chế này là cơ sở xác định lâm phận các loại rừng đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa, xử lý các trường hợp lấn chiếm rừng, tranh chấp quyền sử dụng đất, sử dụng rừng.

2. Tất cả các khu rừng đã nêu trong Điều 1 của quy chế này đều phải được xác định ranh giới trên bản đồ và cắm mốc hoặc bảng trên thực địa đảm bảo nguyên tắc thống nhất, rõ ràng, dễ nhận biết, phù hợp yêu cầu quản lý Nhà nước đối với từng loại rừng.

Điều 3.- Căn cứ xác định ranh giới các loại rừng

Để xác định ranh giới các loại rừng và cắm mốc, bảng trên thực địa, cần phải có 1 trong 4 văn bản (kèm theo bản đồ) sau đây:

1. Quyết định xác lập khu rừng của cấp có thẩm quyền.

2. Luận chứng kinh tế kỹ thuật (dự án khả thi) hoặc phương án quản lý sử dụng rừng, đất rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực.

3. Quy hoạch xác định loại rừng đã được Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên từng địa bàn cụ thể.

4. Quyết định phê duyệt các dự án về sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của cấp có thẩm quyền.

 

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG XÁC ĐỊNH RANH GIỚI VÀ CẮM MỐC
CÁC LOẠI RỪNG

Điều 4.- Đơn vị để xác định ranh giới và cắm mốc

1. Các vườn quốc gia;

2. Các khu bảo tồn thiên nhiên;

3. Khu rừng văn hoá lịch sử;

4. Khu rừng cảnh quan;

6. Các khu rừng tự nhiên hiện còn và thảm thực vật kề cận đang khoanh nuôi phục hồi thành rừng tự nhiên trong rừng sản xuất;

7. Các khu rừng tự nhiên hiện còn trong vùng đệm của rừng đặc dụng;

8. Các khu rừng tự nhiên hiện còn trong phân khu phòng hộ ít sung yếu của rừng phòng hộ tập trung.

9. Các khu rừng tự nhiên chưa được phân loại và chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng;

Chỉ cắm mốc các khu rừng nêu trong khoản 6, 7, 8, 9 trên đây có diện tích như quy định tại Điều 1.

Chỉ cắm mốc các khu rừng nêu trong khoản 6, 7, 8, 9 trên đây có diện tích như quy định tại Điều 1.

Điều 5.- Xác định ranh giới.

1. Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

những nơi đã có các văn bản pháp lý như quy định trong Điều 3 thì căn cứ vào bản đồ tiến hành xác định ranh giới trên thực địa. Nếu ranh giới trên bản đồ phù hợp với ranh giới hiện đang quản lý trên thực địa thì tiến hành cắm mốc. Nếu không phù hợp thì tiến hành bổ sung hoặc chỉnh lý sau đó mới tiến hành cắm mốc.

2. Đối với các khu rừng tự nhiên

a. Nơi đã có các văn bản pháp lý thì căn cứ vào bản đồ quy hoạch kết hợp với bản đồ kiểm kê rừng nếu có để tiến hành xác định ranh giới và cắm mốc trên thực địa.

b. Nơi chưa có các văn bản pháp lý hoặc đã có nhưng không còn phù hợp thì Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, xã thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc, sau đó chuyển giao kết quả và hồ sơ khu rừng cho Uỷ ban nhân dân nơi có rừng, cơ quan kiểm lâm và cơ quan nông nghiệp và PTNT để quản lý.

Điều 6.- Bổ sung và chỉnh lý

Việc bổ sung và chỉnh lý được thực hiện khi có sự khác nhau về ranh giới trên bản đồ và ranh giới thực địa, cụ thể như sau:

1. Đối với sự khác nhau có liên quan đến nội dung văn bản pháp lý; như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi địa giới hành chính, hoặc ranh giới chưa được xác định rõ thì phải giải quyết xong rồi mới được cắm mốc.

2. Đối với sự khác nhau thuộc lĩnh vực kỹ thuật sẽ được xử lý như sau:

a. Bản đồ đúng nhưng ranh giới thực địa chưa rõ thì chỉnh lý lại ranh giới thực địa cho phù hợp với bản đồ.

b. Bản đồ chất lượng kém thì xác định mốc giới tại thực địa sau đó chỉnh lý lại bản đồ.

c. Cả bản đồ và thực địa đều sai so với văn bản pháp lý thì dựa vào ranh giới được mô tả trong các văn bản pháp lý chỉnh sửa lại ranh giới trên thực địa, sau đó đo vẽ lại thực địa và bổ sung vào bản đồ.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc điều chỉnh khi có sự khác nhau về ranh giới xảy ra trong các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình. Đối với các trường hợp khác nhau về ranh giới xảy ra ở các đơn vị do Trung ương quản lý thì Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp giải quyết, hoặc trình Chính phủ quyết định.

Điều 7.- Phân loại và quy cách mốc.

Do yêu cầu sử dụng lâu dài nên mốc, bảng phải làm bằng bê tông cốt thép mác 200 đảm bảo bền vững, chắc chắn.

1. Mốc cấp 1: Có tiết diện hình chữ nhất, kích thước mốc: 100 x 30 x 12 cm có đế (chi tiết xem phụ lục) dùng để cắm mốc giới các khu rừng đặc dụng; mốc giới các khu rừng phòng hộ tập trung.

2. Bảng: Bảng có kích thước theo phụ lục của quy chế này, bảng dùng để cắm ở cửa rừng của các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ, nơi có đường giao thông qua lại hoặc nơi gần các khu dân cư, nơi rừng đang bị chặt phá lấn chiếm mạnh.

3. Mốc cấp 2: Có tiết diện hình vuông, kích thước mốc: 100 x 15 x 15 cm, có đế (chi tiết xem phụ lục) dùng cắm mốc giới các khu từng tự nhiên còn lại.

Điều 8. Vị trí cắm mốc

1. Mốc được chôn cố định xuống đất trên đường ranh giới đảm bảo bền vững chắc chắn, phần nổi trên mặt đất cao 50 cm, mặt ghi số hiệu mốc và tên khu rừng quay ra phía ngoài.

2 Khi có sự chung nhau đường ranh giới giữa loại rừng đặc dụng, phòng hộ với rừng sản xuất thì cắm mốc cấp 1 nhưng trên 2 mặt của mốc ghi nội dung theo đúng quy định, phù hợp với từng loại rừng.

3. Khi đường ranh giới phân chia khu rừng là các dạng địa hình dễ nhận biết như đường sá, sông suối hoặc các dông núi ở nơi không có hoặc ít người qua lại thì chỉ cần mô tả rõ đặc điểm chi tiết địa hình trong hồ sơ ranh giới khu rừng mà không cần cắm mốc.

4. Tại các vị trí đổi hướng của đường ranh giới, nơi không có địa hình đặc trưng, khó phân định ranh giới thì nhất thiết phải cắm mốc.

Quy định về khoảng cách giữa các mốc như sau:

1. Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ:

- Trên đường ranh giới bao quanh khu rừng đóng mốc cấp 1 với cự ly không quá 2.000 mét.

- Đối với những nơi giáp khu dân cư có nhiều nguy cơ bị xâm phạm, nơi ranh giới khó nhận biết do có quá ít các chi tiết địa hình, địa vật như vùng đồi bát úp hoặc đất bằng ven biển, cự ly các mốc không quá 1.000 mét.

Bảng cắm trên đường ranh giới khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ ở những vùng giáp ranh, nơi tiếp giáp khu dân cư, nơi có đường giao thông qua lại hoặc nơi có rừng đang bị chặt phá, lấn chiếm mạnh.

2. Đối với các khu rừng tự nhiên: Cắm mốc cấp 2 với cự ly không quá 2.000 mét.

- Khi khu rừng có diện tích dưới 10 ha chỉ cắm bảng ở nơi có đường giao thông qua lại.

3. Trường hợp xác định đường ranh giới các khu rừng trùng với đường địa giới hành chính hoặc các ranh giới tự nhiên như sông suối, dông núi v.v... thì được phép sử dụng đường địa giới hành chính hoặc các ranh giới tự nhiên đó nhưng phải mô tả rõ việc sử dụng đường địa giới hành chính hoặc các ranh giới tự nhiên đó trong hồ sơ mốc giới của khu rừng.

Điều 9.- Nội dung ghi trên mốc

Phần mốc nổi trên mặt đất sơn màu trắng, chữ số được ghi bằng chữ in hoa đều nét, khắc chìm sau đó tô bằng sơn đỏ bền màu và rõ với các nội dung sau đây:

1. Mốc cấp 1: Hai hàng trên ghi tên khu rừng, hàng thứ 3 ghi số hiệu mốc.

2. Mốc cấp 2: Hai hàng trên ghi số hiệu tiểu khu (hoặc xã) và số hiệu khu rừng tự nhiên. Số hiệu khu rừng tự nhiên được đánh theo trình tự từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông trong một tiểu khu hoặc xã, hàng thứ 3 ghi số hiệu mốc.

3. Bảng: Phải vẽ sơ đồ khu rừng thể hiện các địa vật định hướng chính và các khu tiếp giáp, bên phải ghi tên khu rừng và nội dung yêu cầu quản lý - bảo vệ.

Vị trí và nội dung ghi trên mốc chỉ được phép thay đổi hoặc điều chỉnh khi có những thay đổi về loại rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 10.- Hồ sơ ranh giới khu rừng.

1- Kết quả của việc xác định ranh giới và cắm mốc được thể hiện trong tập hồ sơ ranh giới khu rừng bao gồm:

a- Sơ đồ ranh giới toàn khu rừng.

b- Bản mô tả ranh giới.

c- Sơ đồ vị trí mốc.

2- Hồ sơ ranh giới khu rừng do chủ rừng lập, phải có xác nhận của các cơ quan liên quan và phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Điều 11.- Kinh phí xác định ranh giới và cắm mốc

Kinh phí xác định ranh giới và cắn mốc do ngân sách nhà nước đảm bảo.

1- Đối với các khu rừng đặc dụng và khu rừng phòng hộ trực thuộc Bộ thì chủ rừng lập dự toán kinh phí xác định ranh giới và cắm mốc cho toàn khu rừng trong đó có phần do đơn vị đầu tư, phần báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính cấp.

2. Đối với các khu rừng đặc dụng và khu rừng phòng hộ thuộc tỉnh quản lý thì chủ rừng lập dự toán kinh phí báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính trong đó phần đầu tư do ngân sách tỉnh cấp và phần đề nghị Bộ Tài chính cấp.

3. Đối với rừng sản xuất thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì chủ rừng lập dự toán kinh phí xác định ranh giới và cắm mốc báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ chủ quản cùng với cơ quan tài chính cùng cấp xem xét quyết định.

4. Đối với rừng tự nhiên chưa giao cho chủ cụ thể thì Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự toán kinh phí xác định ranh giới và cắm mốc, báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính giải quyết.

 

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH RANH GIỚI, CẮM MỐC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ HỆ THỐNG MỐC GIỚI

Điều 12.- Tổ chức thực hiện

1. ở Trung ương Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương và các đơn vị trực thuộc thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng.

2. ở tỉnh UBND tỉnh chỉ đạo phân công các ngành có liên quan thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng thuộc địa phương mình.

3. Những khu rừng đã có chủ thì chủ rừng thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc trên thực địa, khi tiến hành nhất thiết phải có sự tham gia của chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Địa chính và các cơ quan liên quan.

4. Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn các chủ rừng Nhà nước thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc; tổ chức thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc cho các khu rừng tự nhiên hiện có chủ cụ thể; tổng hợp, xây dựng kế hoạch xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng trên địa bàn tỉnh quản lý.

5. Chi cục kiểm lâm các tỉnh phối hợp với các Sở Địa chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thẩm định phương án, nghiệm thu kết quả cắm mốc và hồ sơ mốc, giới khu rừng, đề nghị UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 13.- Quản lý bảo vệ hệ thống mốc giới và hồ sơ mốc giới.

1. UBND xã nơi có rừng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống mốc giới trên địa bàn xã.

Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, xã thực hiện việc quản lý hồ sơ mốc giới được giao theo quy định quản lý hồ sơ văn bản hiện hành.

2. Chủ rừng có trách nhiệm cùng với chính quyền địa phương quản lý bảo vệ mốc giới thuộc phạm vi quản lý của mình. Nếu mốc bị xê dịch, bị mất hay hư hỏng thì chủ rừng phải lập biên bản báo cáo UBND để có biện pháp xử lý, đồng thời tổ chức khôi phục lại theo đúng hồ sơ mốc giới ban đầu.

3. Những khu rừng đã được xác định ranh giới và cắm mốc trên thực địa trước khi ban hành quy chế này, đã có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Địa chính thì chủ rừng được sử dụng kết quả đó. Trường hợp khoảng cách 2 mốc quá lớn thì chủ rừng phải cắm mốc bổ sung và bổ sung các bảng ở những nơi giáp ranh, giáp khu dân dư, đường giao thông, đồng thời phải hoàn chỉnh hồ sơ quản lý mốc giới theo đúng quy định của quy chế này.

 

CHƯƠNG 4
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng tại địa phương, chủ trì, phân công, chỉ đạo các ngành liên quan và UBND huyện, xã và các chủ rừng Nhà nước triển khai thực hiện việc xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng; kiểm tra việc thực hiện quy chế này trên phạm vi toàn tỉnh, đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả cho Bộ Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giao Cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với Cục Phát triển lâm nghiệp, giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT theo dõi chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế này trên phạm vi toàn quốc, định kỳ tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết lên Bộ trường Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Điều 15.- Mốc là tài sản Nhà nước, việc quản lý, bảo vệ mốc giới phải tuân thủ các quy định về quản lý bảo vệ tài sản công. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của quy chế này, có hành vi cố ý huỷ hoại, làm hư hỏng, xê dịch mốc giới phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH RANH GIỚI
VÀ CẮM MỐC CÁC LOẠI RỪNG

Bước 1.- Thu thập tài liệu và bản đồ.

1. Thu thập các văn bản pháp lý.

Tiến hành thu thập các văn bản có tính pháp lý về việc thành lập khu rừng và xác định chủ quyền của chủ rừng đối với khu rừng làm cơ sở cho việc xác định ranh giới và cắm mốc, các văn bản theo Quy chế đã quy định:

1/ Quyết định xác lập khu rừng của cấp có thẩm quyền.

2/ Luận chứng kinh tế kỹ thuật (dự án khả thi) hoặc phương án quản lý sử dụng rừng, đất rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực.

3/ Quy hoạch xác định loại rừng đã được Chính phủ hoặc UBND tỉnh phê duyệt trên từng địa bàn cụ thể.

4/ Quyết định phê duyệt các dự án về sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của cấp có thẩm quyền.

2. Thu thập bản đồ

- Sử dụng bản đồ địa chính, bản đồ địa hình khu vực có tỷ lệ lớn và độ cao chính xác. Nếu không có loại bản đồ nào khác thì sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 lưới chiếu Gauss do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1993, 1994.

- Bản đồ địa giới hành chính (theo Chỉ thị 364/TTg) của xã, huyện, tỉnh.

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch rừng có trong hồ sơ các văn bản pháp lý.

- Bản đồ kiểm kê rừng.

Bước 2.- Chuyển hệ thống đường ranh giới lên bản đồ nền và thiết kế sơ bộ mạng lưới mốc giới.

2.1. Lựa chọn bản đồ nền.

Bản đồ được chọn làm nền là bản đồ địa hình có độ chính xác đảm bảo và phải trùm phủ trên toàn khu vực. Những bản đồ có tỷ lệ lớn hơn nhưng manh mún sẽ được dùng để hỗ trợ, thuyết minh khi cần thiết.

2.2. Sao chuyển ranh giới

Việc sao chuyển ranh giới từ bản đồ pháp lý (bản đồ gốc) lên bản đồ nền được thực hiện theo trình tự và các quy định dưới đây.

* Xác định nội dung sao chuyển:

+ Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ: Nội dung sao chuyển là ranh giới khu rừng được mô tả trong văn bản và thể hiện trên bản đồ quy hoạch. Nếu phát hiện ranh giới trên bản đồ gốc chưa hoàn chỉnh hoặc có sai sót phải báo cáo với người có trách nhiệm để có biện pháp chỉnh sửa phù hợp trước khi sao chuyển.

+ Đối với các khu rừng tự nhiên: Nội dung sao chuyển là ranh giới rừng tự nhiên hiện có (trên bản đồ kiểm kê rừng) kết hợp với ranh giới các diện tích đất khoanh nuôi thành rừng tự nhiên kề cận (có trên bản đồ quy hoạch). Việc kết hợp giữa hai loại ranh giới sẽ được thực hiện bằng cách chồng xếp hai loại bản đồ gốc. Nếu phát hiện có sự mâu thuẫn về ranh giới thì cần báo cáo để có biện pháp xử lý.

* Phương pháp sao chuyển:

+ Nếu hai bản đồ cùng tỷ lệ, cùng hệ chiếu (phù hợp) thì sao chuyển bằng cách sao trên bàn kính.

+ Nếu chúng không phù hợp thì căn cứ vào địa hình, địa vật tương ứng để chuyển vẽ đường ranh giới. Có thể sử dụng kỹ thuật thu phóng để đưa chúng về cùng tỷ lệ với bản đồ địa hình, tiến hành chồng ghép để xác định ranh giới rồi sao chuyển trên bản đồ địa hình.

2.3. Thiết kế sơ bộ vị trí mốc giới.

+ Mốc cắm trên đường ranh giới với cự ly quy định trong quy chế.

Số hiệu Mốc đánh theo thứ tự từ đầu đến cuối đường ranh giới theo chiều kim đồng hồ.

Căn cứ vào ranh giới của các khu rừng tự nhiên đã được vạch, tiến hành thiết kế sơ bộ vị trí các mốc, và dự kiến đánh số hiệu mốc. Số hiệu mốc đánh cho từng khu rừng tự nhiên có trong tiểu khu hoặc xã.

2.4. Lập sơ đồ hệ thống mốc giới.

Trên cơ sở các đường ranh giới và dự kiến các vị trí cắm mốc, tiến hành lập một sơ bộ hệ thống mốc giới toàn khu rừng từ đó xây dựng phương án cắm mốc. Sơ đồ thể hiện trên khổ giấy A3, trong đó ghi rõ loại mốc, bảng.

Chú ý:

Nếu đường ranh giới khu rừng trùng với đường địa giới hành chính thì cần chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bản đồ, xác định và ghi số hiệu các mốc xã, huyện, tỉnh trên đường địa giới đó.

Bước 3.- Xác định ranh giới vị trí mốc ngoài thực địa.

3.1. Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ (cắm mốc cấp 1).

a. Xác định ranh giới ngoài thực địa.

Tiến hành đối chiếu giữa bản đồ và thực địa để khẳng định tính xác thực của đường ranh giới và vị trí mốc, bảng.

+ Nếu đường ranh giới trên bản đồ phù hợp với ranh giới đang quản lý trên thực địa thì tiến hành lập bảng mô tả ranh giới.

+ Nếu có sự sai khác về ranh giới trên bản đồ và ranh giới trên thực địa thì xử lý như sau:

- Bản đồ đúng nhưng ranh giới thực địa sai thì chỉnh lý lại ranh giới thực địa cho phù hợp với bản đồ.

- Bản đồ chất lượng kém thì xác định ranh giới tại thực địa, đo đạc đoạn ranh giới đó và bổ sung các chi tiết địa hình, địa vật từ thực địa lên bản đồ (chủ yếu ở hai bên đường biên của đường ranh giới) rồi mới tiến hành lập bảng mô tả ranh giới. Nếu địa hình bằng phẳng không có hoặc rất hiếm địa vật có thể đo bổ sung thì phải lập đường đo bằng máy kinh vĩ của đoạn ranh giới đó và lập thành bản đồ đường đo để bổ sung vào bản đồ địa hình và xác định đường ranh giới.

- Cả bản đồ và thực địa đều sai so với văn bản pháp lý thì dựa vào ranh giới được mô tả trong các văn bản pháp lý chỉnh lại ranh giới trên thực địa, xong đo vẽ thực địa và bổ sung vào bản đồ rồi mới tiến hành lập bảng mô tả ranh giới. Phương pháp đo đạc bổ sung như đã nói ở phần trên.

(Việc đo đạc bổ sung tuân thủ quy phạm đo đạc của Tổng cục Địa chính).

b. Xác định vị trí mốc, bảng.

Việc xác định vị trí cắm mốc, bảng phải được xem xét và quyết định trong quá trình xác định ranh giới. Nếu có thay đổi so với thiết kế ban đầu thì phải xác định và đánh dấu trên bản đồ. Căn cứ vào vị trí xác định tiến hành cắm mốc.

Lập sơ đồ vị trí mốc, bảng mỗi vị trí đóng mốc, bảng phải được xác định bằng các vật chuẩn (tối thiểu là 2 điểm) định hướng bằng góc phương vị và cự ly. Các yếu tố này phải đo ngay tại thực địa. Nếu không đo được trên thực địa (quá xa) thì có thể đo trên bản đồ với điều kiện là các địa vật đó phải xác định được trên bản đồ và thực địa. Vị trí cắm mốc, bảng, số hiệu, địa vật chuẩn được phản ánh trên sơ đồ và thực địa. Sơ đồ có tỷ lệ gấp 2 lần bản đồ địa chính, kích thước 8 x 8 cm (không vẽ đường bình độ).

c. Mô tả ranh giới (lập phiếu mô tả đoạn ranh giới)

Đường ranh giới sau khi đã được các bên có liên quan thống nhất xác định sẽ được viết (mô tả) cụ thể ngay tại thực địa trong phiếu mô tả ranh giới. Việc mô tả được tiến hành từ mốc số 1 đến mốc cuối cùng của đường ranh giới và chia ra từng đoạn (đường ranh giới thuộc phạm vi mỗi xã gọi là đoạn ranh giới).

Nội dung mô tả phải chi tiết, rõ ràng, liên tục và phù hợp với bản đồ. Những yếu tố không biểu thị trên bản đồ thì không tham gia mô tả. Trong mô tả nói rõ đường ranh giới theo đường địa giới hành chính của xã nào, khu rừng nào hoặc trong địa phận của xã nào. Khởi đầu từ đâu chạy qua các địa vật (đường dông, đỉnh núi, sông, suối, đường...) theo hướng nào (Đông Bắc, Tây Nam...). Đoạn ranh giới kết thúc ở đâu, chiều dài đoạn là bao nhiêu mét...

Nếu đoạn ranh giới tiếp giáp với một khu rừng khác thì cũng cần nói rõ giáp từ chỗ nào, địa danh nào và kết thúc ở chỗ nào.

3.2. Đường ranh giới khu rừng tự nhiên (cắm mốc cấp 2).

Nội dung tương tự như phần 3.1. Tiến hành làm tuần tự các khu rừng trong lâm trường, xã (không lập phiếu mô tả địa giới). Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện:

+ Khu rừng tự nhiên manh mún không có trên bản đồ kiểm kê.

+ Ranh giới khu rừng tự nhiên ngoài thực địa sai khác với bản đồ (do kiểm kê hoặc do việc sử dụng đất đã bị điều chỉnh, lấn chiếm). Thì phải báo cáo với người có thẩm quyền để có biện pháp bổ sung, chỉnh lý.

Kết thúc công tác ngoại nghiệp các tài liệu dưới đây cần được hoàn thiện về nội dung và có sự xác nhận của chính quyền địa phương:

1. Bản đồ đường ranh giới (có vị trí mốc, bảng và số hiệu).

2. Phiếu xác nhận mô tả đoạn ranh giới.

3. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc.

4. Bản thống kê các khu rừng tự nhiên.

Đó là hồ sơ gốc sẽ được nhân bản và lưu trữ tại các cơ quan quản lý và ở cơ sở.

Bước 4.- Công tác nội nghiệp lập hồ sơ ranh giới khu rừng.

Hồ sơ ranh giới cần có 5 bộ: 1 bộ do cơ quan Kiểm lâm, 1 bộ do cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 bộ do chính quyền địa phương huyện, xã, 1 bộ do chủ rừng giữ. 4.1. Nội dung tập hồ sơ ranh giới.

a. Hồ sơ ranh giới khu rừng đặc dụng và khu phòng hộ được đóng theo thứ tự sau đây:

1. Bảng danh mục tại liệu: Mẫu 1 2. Quyết định thành lập khu rừng

3. Bản xác nhận mô tả đường ranh giới: Mẫu 2

4. Bản xác nhận mô tả đoạn ranh giới: Mẫu 3

5. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc: Mẫu 4 (xếp theo thứ tự từ mốc số 1 đến mốc cuối cùng của đường ranh giới)

6. Bản đồ đường ranh giới.

b. Hồ sơ ranh giới các khu rừng tự nhiên:

1. Bản thống kê danh mục tài liệu: Mẫu 5

2. Bản thống kê các khu rừng tự nhiên đã xác định và cắm mốc: Mẫu 6

3. Bản đồ đường ranh giới và vị trí mốc, bảng (theo tiểu khu).

4.2. Nội nghiệp bản đồ

a. Bản đồ ranh giới khu rừng phòng hộ, đặc dụng.

+ Tên bản đồ: bản đồ ranh giới khu rừng...

+ Tỷ lệ bản đồ nhỏ hơn bản đồ gốc 2 đến 3 lần

+ Nội dung và biện pháp xây dựng: bản đồ được thu nhỏ từ bản đồ ngoại nghiệp (không vẽ đường bình độ). Trong đó thể hiện:

- Ranh giới khu rừng, vị trí các mốc, bảng cùng số hiệu của chúng.

- Ranh giới các xã, lâm trường... mà đường ranh giới đi qua (phía trong và phía ngoài đường ranh giới).

- Các địa vật chính như: sông, suối lớn, đường giao thông lớn, các đỉnh núi chính, khu dân cư tập trung...

Bản đồ được vẽ theo quy trình bản đồ của Viện điều tra quy hoạch rừng và ký hiệu kèm theo bản hướng dẫn này. Bên cạnh ô chú dẫn của bản đồ thiết kế vị trí ký và đóng dấu của cơ quan chủ quản và Chủ tịch UBND địa phương.

b. Bản đồ ranh giới khu rừng tự nhiên

+ Tên bản đồ: bản đồ ranh giới các khu rừng tự nhiên thuộc tiểu khu... xã...

+ Tỷ lệ 1:25.000. Bản đồ vẽ theo tiểu khu (tiểu khu nào không có rừng tự nhiên thì không vẽ)

+ Nội dung của bản đồ: ranh giới và số hiệu các khu rừng tự nhiên, vị trí và số hiệu mốc.

+ Mạng lưới thuỷ văn, đường giao thông, dân cư, các dãy núi và đỉnh núi chính.

+ Ranh giới các xã có liên quan.

Bản đồ vẽ theo quy trình bản đồ của Viện điều tra quy hoạch rừng và ký hiệu kèm theo. Bên cạnh ô chú dẫn thiết kế vị trí ký và đóng dấu của cơ quan chủ rừng, xã sở tại và Chủ tịch UBND địa phương.

Chú ý Bản đồ vẽ dưới dạng nét đen nền trắng kẻ khung đơn.

4.3. Nội nghiệp tài liệu

1. Bảng danh mục tài liệu trong đó ghi rõ tên tài liệu, bản đồ, số lượng, số trang tuần tự như trong biểu mẫu và theo quy định đóng tập hồ sơ.

2. Văn bản pháp lý xác định quyền quản lý kèm theo hồ sơ được sao có công chứng.

3. Phiếu xác nhận mô tả đoạn ranh giới: phiếu đã lập trên thực địa được đem đánh máy lại văn bản rồi được đem nhân bản theo số lượng quy định.

4. Lập biểu mô tả đường ranh giới: Phiếu mô tả đường ranh giới được biên tập từ phiếu mô tả từng đoạn. Trong phiếu này mô tả tóm tắt đường ranh giới chạy từ đâu tới đâu, được chia làm mấy đoạn, mỗi đoạn giáp xã nào, từ mốc số... đến mốc số..., có bao nhiêu mốc trên đoạn ranh giới. Chiều dài mỗi đoạn ranh giới cuối cùng, cộng tổng chiều dài đường ranh giới, tổng số mốc, bảng đóng trên đường ranh giới.

5. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc: căn cứ vào bản gốc tiến hành thanh vẽ, nhân bản các sơ đồ mốc. Có thể tiến hành đánh máy trên máy vi tính các dữ liệu bằng chữ trước, sau đó vẽ nét trên sơ đồ. Cuối cùng là kiểm tra và nhân bản theo số lượng đã quy định.

4.4. Quy định đóng tập hồ sơ.

a. Các văn bản trong tập hồ sơ thiết kế theo kích cỡ của khổ A4 (bản đồ nếu vượt cỡ A4 thì sẽ được gấp lại). Đánh số trang từ đầu đến cuối theo thứ tự nêu trên.

b. Bìa tập hồ sơ: (Mẫu 7) khuôn khổ A4, giấy trắng, bên ngoài bìa phủ mi ca, trong đóng ghim và dán gáy bằng dính nilon màu đỏ. Chữ in trên bìa theo mẫu.

c. Chữ trong các trang tài liệu theo mẫu biểu được đánh trên máy vi tính.

Chú ý:

- Cần có sự thoả thuận giữa các bên về việc nhân bản phiếu xác nhận mô tả đoạn ranh giới giáp nhau giữa các chủ rừng và bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc.

- Phiếu mô tả đoạn ranh giới thông thường cần nhân bản gấp 2 lần quy định (2 chủ rừng giáp nhau). Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc có số lượng nhân bản tuỳ thuộc vào thực tế giáp nhau của các khu rừng.

Bước 5: Xác nhận pháp lý trong hồ sơ ranh giới các khu rừng.

Ranh giới và mốc bảng cắm ngoài thực địa cần phải được đảm bảo bằng tính pháp lý. Do vậy các tập hồ sơ sau khi đã sao, nhân bản đủ số lượng cần hoàn chỉnh về các thủ tục pháp lý như đã quy định với bản gốc.

- Trường hợp 1: Đường ranh giới khu rừng nằm trên đường địa giới hành chính của xã nào hoặc trên đất xã nào thì xã đó chứng thực.

- Trường hợp 2: Đường ranh giới của hai khu rừng kề nhau thì văn bản của ranh giới do bên cắm mốc làm, chủ khu rừng kế cận được photo để đưa vào hồ sơ của mình.

4.5. Những văn bản cần có dấu xác nhận:

a. Hồ sơ ranh giới khu rừng đặc dụng, phòng hộ

1. Mô tả đoạn ranh giới: xã và chủ rừng có liên quan xác nhận

2. Mô tả đường ranh giới: tỉnh duyệt

3. Sơ đồ vị trí mốc ranh giới: xã xác nhận, chủ rừng có liên quan xác nhận.

4. Bản đồ ranh giới và hệ thống mốc, bảng: tỉnh duyệt

b. Hồ sơ ranh giới khu rừng tự nhiên

1. Bản thống kê các khu rừng: chủ rừng xác nhận, tỉnh duyệt

2. Bản đồ ranh giới khu rừng tự nhiên: chủ rừng, xã xác nhận, tỉnh duyệt.

Bước 6.- Cắm mốc ở thực địa

Theo quy trình chuyên môn thì việc chôn mốc, bảng phải tiến hành ngay sau khi xác định ranh giới trên thực rồi sau đó mới tiến hành lập sơ đồ mốc và phiếu mô tả, nhưng việc làm mốc không đáp ứng kịp thời tiến độ vì vậy gọi "Bước 6" xin hiểu là trình tự theo văn bản.

- Mốc, bảng được chôn ở những vị trí xác định trên bản đồ và ngoài thực địa, trên đường ranh giới, nếu vì lý do nào đó phải cắm ngoài đường ranh giới thì chọn nơi sát đường ranh giới nhất. Khi ấy trên mốc phải ghi rõ khoảng cách (đến 0,1 m) và có hướng mũi tên chỉ vào trí của mốc.

- Mốc, bảng khi chôn phải thẳng đứng, vững chắc, mặt ghi số quay ra phía ngoài đường ranh giới.

 

MẪU 1

BẢN THỐNG KÊ DANH MỤC TÀI LIỆU

1. Quyết định thành lập khu rừng:....... bản - Trang....

2. Bản xác nhận mô tả đường ranh giới:.. bản - trang....

3. Bản xác nhận mô tả đoạn ranh giới:... bản - Trang....

4. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc:....... bản - Trang....

5. Bản đồ đường ranh giới và vị trí mốc.

MẪU 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


 

BIÊN BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐƯỜNG RANH GIỚI KHU RỪNG

Đường ranh giới của:..... (1)

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà): đại diện cho..... (2)

2. Ông (bà): đại diện cho xã, huyện.... (3)

Sau khi đã cùng nhau xem xét trên bản đồ và thực địa dọc theo đường ranh giới khu rừng - Chúng tôi thống nhất mô tả đường ranh giới như sau:

Đoạn 1:.......

Đoạn 2:.......

Đoạn 3:.......

- Tổng chiều dài ranh giới... m

- Tổng số mốc...., bảng... cắm trên đường ranh giới...

 


 

Chú thích:

1. Tên khu rừng: Vườn quốc gia..., khu rừng phòng hộ....

2. Chủ rừng:

3. Có bao nhiêu xã nằm trên đường ranh giới có bấy nhiêu hàng tên

Biên bản này làm tại:.....

Ngày.... tháng... năm 199...

Chủ tịch UBND xã:....

Giám đốc (chủ khu rừng)

(ký tên, đóng dấu)

(ký tên, đóng dấu)

Chủ tịch UBND xã:...

Giám đốc (khu rừng kế cận)

(ký tên, đóng dấu)

(ký tên, đóng dấu)

 

Chủ tịch UBND tỉnh
(ký tên, đóng dấu)

 

MẪU 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


 

BIÊN BẢN XÁC NHẬN MÔ TẢ ĐOẠN RANH GIỚI KHU RỪNG

Đoạn ranh giới số... thuộc đường ranh giới khu rừng...

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà): đại diện cho (chủ rừng)...

2. Ông (bà): đại diện cho (chủ rừng kế cận)...

3. Ông (bà): đại diện cho xã...

Sau khi đã cùng nhau xem xét trên bản đồ và thực địa dọc theo đoạn ranh giới khu rừng - Chúng tôi thống nhất mô tả đoạn ranh giới như sau:

Biên bản này làm tại:.....

Ngày.... tháng... năm 199...

Chủ tịch UBND xã:....

Giám đốc (chủ khu rừng)

(ký tên, đóng dấu)

(ký tên, đóng dấu)

Chủ tịch UBND xã:...

Giám đốc (khu rừng kế cận)

(ký tên, đóng dấu)

(ký tên, đóng dấu)

 

Chủ tịch UBND huyện
(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

BIỂU MẪU 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BIÊN BẢN XÁC NHẬN SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỐC GIỚI

Số hiệu mốc: BV.1

Thuộc khu rừng: Vườn Quốc gia Ba Vì

 

 

 

 

 

Tỷ lệ 1: 25.000

Nơi cắm mốc: Bờ phía Bắc suối Ngọc, cách ngã ba suối én về phía

Tây Bắc 42 mét

Tại: thôn Am - xã Yên Trí - tỉnh Hà Tây

Số

Tên vật chuẩn

Số liệu đo từ mốc

Ghi chú

TT

 

Góc phương vị

Khoảng cách

 

A

Đỉnh cao 195 mét

15 độ 30 phút

950 mét

 

B

Đỉnh cao 241 mét

175 độ 00 phút

550 mét

 

 

 

Ba Vì, ngày... tháng.. năm 199..

Chủ tịch UBND xã Yên Trí - H. Ba Vì

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Trên đây là mẫu biểu và nội dung thí dụ

(Vị trí mốc nằm giữa ô 8 x 8 cm trong phạm vi ô vuông vẽ sông, suối đường xá, đỉnh núi, vật chuẩn A, B... các yếu tố trong sơ đồ phù hợp số liệu ghi trong biểu ở phần dưới).

 

MẪU SỐ 5

BẢN THỐNG KÊ DANH MỤC TÀI LIỆU

(Hồ sơ ranh giới khu rừng tự nhiên)

1. Bảng thống kê khu rừng tự nhiên trong rừng sản xuất... bản Từ trang......

Đến trang.....

2. Bản đồ ranh giới các khu rừng và hệ thống mốc, bảng... bản

Từ trang....

Đến trang...

 

MẪU SỐ 6

BẢNG THỐNG KÊ CÁC KHU RỪNG TỰ NHIÊN

Lâm trường (hoặc xã, huyện):.............

Tổng diện tích tự nhiên.... ha

Diện tích các khu rừng tự nhiên.... ha

Số TT

Tên khu rừng

DT khu rừng

Xã, huyện.....

1

Tiểu khu (X) KR1

1.575 ha

Thuộc xã:.......

2

Tiểu khu (X) KR2

2.575 ha

Thuộc xã:.... ha, Xã:... ha

 

...........

   

 

Ngày... tháng... năm 199...

Chủ tịch UBND xã:......

 

Giám đốc lâm trường

Chủ tịch UBND xã:......

 

Chủ tịch UBND huyện:.........

Chủ tịch UBND xã:......

 

Chủ tịch UBND tỉnh:..........

Chú thích: - Số liệu ghi trong biểu là thí dụ

- Thống kê khu rừng theo tiểu khu

 

MẪU SỐ 7

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


 

HỒ SƠ RANH GIỚI

(TÊN KHU RỪNG) (1)

(TỈNH:.....)

NĂM 199...

 


 

Chú thích:

- Đối với khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thì ghi rõ chức năng + với tên khu rừng, ví dụ: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Khu rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim....

- Đối với khu rừng tự nhiên thì ghi "hồ sơ ranh giới các khu rừng tự nhiên - Tên Lâm trường hoặc xã, huyện".

KÝ HIỆU

Đường ranh giới khu rừng đặc dụng

Đường ranh giới khu rừng phòng hộ

Đường ranh giới khu rừng tự nhiên

 

Mốc cấp I, số hiệu

3 mm

BV1.4 mm

Bảng (cấp I), số hiệu

3 mm

BV2.4 mm

Mốc cấp II, số hiệu

2 mm

TK2 - KR1 2,5 mm

 


 

37

 

 

 

 

 

 

1. Mốc (xem bản gốc)

2. Bảng (xem bản gốc).

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Đẳng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.