• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/11/1996
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 790-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 26 tháng 10 năm 1996

CHỈ THỊ

Về tăng cường quản lý thu ngân sách, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng thuế,

bảo đảm hoàn thành kế hoạch thu năm 1996

 _________________________

So với những năm trước, công tác thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 1996 đã có nhiều tiến bộ nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Chính phủ, sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện kế hoạch thu còn chậm, thu 9 tháng mới đạt 62,3% kế hoạch năm, nhiều khoản thu lớn đạt thấp như: thu từ khu vực kinh tế quốc doanh đạt 59,9%, thu thuế khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 55,3%, thuế xuất nhập khẩu đạt 58,5% và đặc biệt thu tiền giao quyền sử dụng đất mới đạt 25,9% kế hoạch năm; tính trạng trốn lậu, nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước vẫn còn lớn và phổ biến.

Để tăng cường chỉ đạo công tác thu ngân sách Nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu năm 1996, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tổ chức sắp xếp và định hướng sản xuất kinh doanh, kịp thời thảo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất trong những tháng cuối năm 1996, nhất là đối với những sản phẩm quan trọng, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.

2- Các cấp, các ngành chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp trực thuộc, chấp hành nghiệm Luật Thuế, nộp đúng và đầy đủ các khoản thuế và các khoản phải thu khác cho ngân sách Nhà nước; không được tuỳ tiện giữ lại các khoản thu, không điều chỉnh các khoản phải nộp khi chưa được phép của Chính phủ; nghiêm chỉnh thực hiện chế độ kế toán thông kê, thực hành chế độ tiết kiệm trong chi tiêu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ nộp ngân sách Nhà nước.

3- Tổng cục Hải quản chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện đúng Chỉ thị 575/TTg ngày 24 tháng 8 năm 1996 của Thủ tương Chính phủ, đồng thời kịp thời trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ khi có những phát sinh mới trong quá trình thực hiện Chỉ thị trên để đôn đốc và xử lý dứt điểm nợ đọng thuế xuất nhập khẩu trong năm 1996.

4- Đối với các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước:

Bộ Tài chính tổ chức việc theo dõi chặt chẽ số thuế nợ đọng của từng doanh nghiệp, phân loại từng khoản nợ để xử lý theo hướng sau:

a) Các khoản nợ được phép luân chuyển theo Luật, ngành thuế phải tổ chức theo dõi để đôn đốc nộp sát số phát sinh của các doanh nghiệp, thu kịp thời vào ngân sách theo Luật, không để tình trạng chuyển từ nợ luân chuyển theo luật thành nợ đọng;

b) Các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi do các đơn vị sáp nhập, giải thể, do kinh doanh thua lỗ kéo dài không có khả năng nộp thuế, cần thống kê phân tích rõ từng trường hợp để khoanh nợ hoặc xoá nợ theo quy định;

c) Các khoản nợ thuế khó đòi do đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn, sản phẩm không có sức cạnh tranh, không tiêu thụ được, cần được phân loại để giải quyết cụ thể.

Đối với các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt của các đơn vị quốc doanh dịa phương, do tình trạng thiết bị lạc hậu, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên không có khả năng nộp đủ thuế theo quy định của Luật, Bộ Tài chính cần xem xét từng trường hợp cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng thuế. Từ năm 1997, yêu cầu các đơn vị phải sắp xếp lại sản xuất, phấn đấu kinh doanh có hiệu quả và nộp đủ thuế cho Nhà nước;

d) Các khoản nợ đọng do các đơn vị sản xuất kinh doanh cố tình chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước vì lợi ích cục bộ, ngành thuế phải dùng các biện pháp kiên quyết để thu về cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra chống thất thu ngân sách, chấn chỉnh việc chấp hành các luật thuế.

4- Đối với khoản thu về giao quyền sử dụng đất, Bộ Tài chính cần khẩn trương phân loại và báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý dứt điểm.

5- Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra thuế cần tổ chức kiểm tra và chấn chỉnh quản lý tài chính của một số ngành như Bưu chính viễn thông, Hàng không, điện.

Việc thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cần được tiến hành theo đúng Chỉ thị số 424/TTg ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành cần có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo chặt chẽ, ráo riết công tác thu ngân sách, đặc biệt là giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng thuế, phấn đầu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 1996 Quốc hội giao.

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.