• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/12/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 09/12/1999
UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Số: 873-QĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 23 tháng 12 năm 1991

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành bản "Quy định về công nhận phòng thử nghiệm"

CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 192-CP ngày 13 tháng 10 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 327-HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về công nhận phòng thử nghiệm".

Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng các cấp, các ngành, các địa phương và các cơ sở phải thực hiện theo đúng Quy định này đối với việc công nhận phòng thử nghiệm.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định này.

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 873-QĐ ngày 23-12-1991
của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước)

1. Quy định chung

1.1. Tổ chức, cá nhân (gọi tắt là cơ sở), bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có phòng thử nghiệm có khả năng thử nghiệm chất lượng hàng hoá hoặc (và) hiệu chuẩn phương tiện đo (gọi tắt là phòng thử nghiệm) có thể đề nghị công nhận là "phòng thử nghiệm được công nhận" đối với một số hoặc một số phép thử hoặc loại phép thử cụ thể cũng như đối với một số phương tiện đo.

1.2. Căn cứ để đánh giá công nhận phòng thử nghiệm bao gồm:

Quy định về yêu cầu chung đối với phòng thử nghiệm được công nhận, quy định về yêu cầu đối với phòng thử nghiệm công nhận thuộc từng lĩnh vực thử nghiệm và các quy định khác có liên quan của Uỷ ban Khoa học Nhà nước và của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Các TCVN về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử có liên quan;

1.3. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là cơ quan công nhận phòng thử nghiệm (gọi tắt là cơ quan công nhận) theo Điều 19 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quyết định việc phân công, phân cấp các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc công nhận phòng thử nghiệm.

1.4. Kết quả thử nghiệm của "phòng thử nghiệm công nhận" được sử dụng trong việc quản lý về chất lượng hàng hoá theo Điều 4 quy định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá có giá trị trong cả nước và chỉ mất giá trị khi có sự bác bỏ bằng văn bản của cơ quan công nhận.

1.5. Việc đánh giá công nhận phòng thử nghiệm thực hiện thông qua hoạt động của Hội đồng đánh giá phòng thử nghiệm (gọi tắt là Hội đồng đánh giá).

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá.

1.6. Phòng thử nghiệm đã qua đánh giá nếu đạt yêu cầu quy định sẽ được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ra quyết định công nhận là "phòng thử nghiệm được công nhận".

Thời hạn hiệu lực của quyết định công nhận không quá 3 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận. Trước thời hạn hết hiệu lực 2 tháng, nếu muốn tiếp tục được công nhận, cơ sở phải làm đơn xin công nhận lại.

1.7. Trong thời gian có hiệu lực của quyết định công nhận, nếu phòng thử nghiệm vi phạm các quy định về phòng thử nghiệm được công nhận, tuỳ theo mức độ sẽ bị đình chỉ tạm thời hoặc bị huỷ bỏ quyết định công nhận.

Nếu muốn được tiếp tục thực hiện hiệu lực của quyết định công nhận khi phòng thử nghiệm bị đình chỉ tạm thời, cơ sở phải khắc phục các sai sót và phải nhận được quyết định cho phép.

Khi muốn được xét công nhận lại phòng thử nghiệm bị huỷ bỏ quyết định công nhận, cơ sở phải làm đơn xin công nhận lại. Việc công nhận lại chỉ được thực hiện khi đánh giá đạt yêu cầu quy định và ban ngày có quyết định huỷ bỏ ít nhất là 6 tháng.

1.8. Phòng thử nghiệm xin được công nhận phải nộp lệ phí theo Điều 21 quy định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và mọi chi phí cho hoạt động đánh giá để công nhận.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của "phòng thử nghiệm được công nhận"

2.1. Nhiệm vụ

a) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về "phòng thử nghiệm được công nhận";

b) Tiến hành các phép thử hoặc (và) hiệu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về kết quả thử nghiệm hoặc (và) hiệu chuẩn do mình công bố;

c) Cung cấp các kết quả thử nghiệm hoặc (và) hiệu chuẩn phục vụ cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá; tham gia việc so sánh phép thử giữa các phòng thử nghiệm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

d) Định kỳ 6 tháng và cả năm báo cáo với cơ quan công nhận theo quy định về tình hình và hoạt động của phòng thử nghiệm và chịu sự thanh tra của cơ quan công nhận.

2.2. Quyền hạn

a) Được sử dụng dấu đặc trưng cho phòng thử nghiệm được công nhận theo quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

b) Được ưu tiên chỉ định tham gia các hoạt động quản lý về chất lượng hàng hoá; được ưu tiên xem xét để uỷ quyền tham gia các hoạt động quốc tế về thử nghiệm hoặc (và) hiệu chuẩn;

d) Được ưu tiên trong việc trang bị các phương tiện đo lường và thử nghiệm, cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ trong phạm vi quyền hạn và chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;

đ) Được thu phí thử nghiệm và hiệu chuẩn theo quy định.

3. Trách nhiệm đối với việc công nhận phòng thử nghiệm

3.1. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng có trách nhiệm:

a) Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể để công nhận phòng thử nghiệm.

b) Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan phát triển hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý chất lượng hàng hoá;

c) Tổ chức việc công nhận các phòng thử nghiệm và thanh tra hoạt động của các phòng thử nghiệm đã được công nhận;

d) Thông tin về khả năng và hoạt động của phòng thử nghiệm được công nhận trên địa bàn cả nước.

3.2. Các ngành, các địa phương, căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá và nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ của ngành, địa phương cần có quy hoạch, kế hoạch và tạo những điều kiện cần thiết cho việc hình thành hệ thống các phòng thử nghiệm được công nhận ở ngành, địa phương mình.

3.3. Tổ chức, cá nhân có phòng thử nghiệm được công nhận có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì chất lượng các phòng thử nghiệm này theo quy định./.

Chủ nhiệm

(Đã ký)

 

Đặng Hữu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.