• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/02/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2013
BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Số: 05/2003/QĐ-BVHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 6 tháng 2 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH 

Về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi ditích

lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN.

Căn cứ Điều 34 Luật Di sản văn hoá ban hành ngày 29 tháng 6 năm2001;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11năm 1996;

Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 8 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quyđịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá -Thôngtin;

Căn cứ công văn số 2106/BXD-KTQH ngày 25 tháng 12 năm 2002 của BộXây dựng thoả thuận Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng.

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tíchlịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3:Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng, thủ trưởng các đơn vị trựcthuộc Bộ, Giám đốc các Sở Văn hoá Thông tin và thủ trưởng các cơ quan có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ

BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC

HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05 / 2003/QĐ-BVHTT

ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá -Thông tin)

           

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Mục đích của hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử-văn hoá,danh lam thắng cảnh

1.Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là ditích) trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.

2.Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị chân xác của ditích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thống,chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của ditích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.

3.Bảo đảm sự hài hoà giữa di tích với môi trường cảnh quan xung quanh.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng

1.Quy chế này quy định về các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi có liên quanđến di tích đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷban nhân dân cấp tỉnh) quyết định xếp hạng di tích và các di vật thuộc di tíchđó.

2.Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nướcngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực cóliên quan tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

TrongQuy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định củadi tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó;

2.Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân hủyhoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích;

3.Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích;

4.Gia cố, gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tíchnhằm giữ ổn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các cấukiện này;

5.Tôn tạo di tích là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng vàphát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của ditích và cảnh quan lịch sử - văn hoá của di tích;

            6. Phục hồi di tích là hoạtđộng nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bịhuỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lamthắng cảnh đó;

7.Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia cườngcác bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiếnhành công tác tu bổ toàn diện.

Điều 4. Phân loại di tích

Căncứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sảnvăn hoá, các di tích được phân loại như sau:

1.Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các divật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,văn hoá, khoa học;

2.Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổngthể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn pháttriển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc;

3.Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấucác giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ;

4.Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợpgiữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩmmỹ, khoa học.

Điều 5. Nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

1.Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp cần thiết vàphải lập thành dự án (Trường hợp tu sửa cấp thiết di tích thực hiện theo quyđịnh tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế này). Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổvà phục hồi di tích hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết di tích phải được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt.

2.Bảo đảm tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của ditích.

3.Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biệnpháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.

4.Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải đượcthí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích.

5.Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ nhữngchứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mớithay thế với những bộ phận gốc.

6.Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.

Chương II

LẬP DỰ ÁN BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

Điều 6. Điều kiện lập dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

1.Dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (sau đây gọi là dự án) phải do tổchức có chuyên môn về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thực hiện theo nhữngquy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và quy định tạiĐiều 20 của Quy chế này.

2.Việc phân loại dự án thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng củaChính phủ.

Điều 7. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi

Nộidung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi bảo quản, tu bổ và phụchồi di tích phải tuân thủ nội dung các bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thivà báo cáo khả thi được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng củaChính phủ và các nội dung sau:

1.Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật, vật liệuvà các tài liệu liên quan khác của di tích:

a.Báo cáo về nội dung lịch sử di tích bao gồm:

Lịchsử nhân vật, sự kiện liên quan tới di tích (gồm tài liệu viết, ảnh chụp, bản vẽvà những mô tả khác có liên quan đến nhân vật, sự kiện);

Lịchsử quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (tài liệu viết, ảnh chụp, bảnvẽ và các loại hồ sơ tư liệu khác). Nội dung các tài liệu trên phải nêu rõ nămxây dựng công trình; nội dung và thời gian những lần công trình đã được bảoquản, tu bổ và phục hồi.

b.Báo cáo về khảo cổ học của di tích bao gồm:

Tríchdẫn tài liệu khảo cổ trước đây của di tích (nếu có);

Đánhgiá dự báo mức độ nghiên cứu khảo cổ học đối với di tích như: điều tra, thám sáthoặc khai quật khảo cổ;

Kiếnnghị về công tác khảo cổ: kiến nghị thực hiện (hoặc không thực hiện) công tácnghiên cứu, thám sát, khai quật khảo cổ tại từng công trình khi tiến hành tu bổvà phục hồi; đánh giá toàn bộ công tác khảo cổ đã thực hiện; kiến nghị việc bảovệ di tích khảo cổ.

c.Báo cáo về kết cấu và nền móng công trình của di tích bao gồm: tình trạng kếtcấu, khả năng chịu tải, liên kết.

d.Báo cáo về mỹ thuật của di tích bao gồm:

Tàiliệu viết, ảnh mô tả về giá trị lịch sử mỹ thuật của di tích;

Đánhgiá giá trị các trang trí mỹ thuật tại di tích;

Đánhgiá giá trị các thành phần được trang trí sơn thếp về mầu sắc, thể lọai, trangtrí, chất liệu, niên đại;

Báocáo tình trạng, chất lượng các trang trí mỹ thuật.

đ.Báo cáo về vật liệu của di tích bao gồm:

Sốliệu về các loại vật liệu trong di tích như: chủng loại, chất liệu, kích thước,mầu sắc, trang trí mỹ thuật, niên đại, thành phần, cấu trúc, thành phần hoá lývà những số liệu liên quan khác;

Đánhgiá phân loại sơ bộ về các vật liệu sử dụng tại di tích theo các giai đoạn xâydựng, bảo quản, tu bổ và phục hồi nhằm xác định các vật liệu nguyên gốc và quátrình xây dựng, tu bổ của di tích.

e.Đánh giá tình trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hư hỏng của các cấu kiện, thànhphần kiến trúc của di tích qua các thời kỳ, các giai đoạn xây dựng, bảo quản tubổ, phục hồi và kiến nghị về các giải pháp bảo quản, tái sử dụng, phục chế vậtliệu.

2.Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích:

a.Tài liệu viết về di tích bao gồm:

Môtả hiện trạng tổng thể từng công trình (công trình mất, còn, sụp đổ, hư hại,biến đổi...);

Đánhgiá nguyên nhân gây hư hại của từng công trình;

Sốliệu cơ bản về hiện trạng của di tích.

b.Hồ sơ bản vẽ khảo sát hiện trạng di tích bao gồm:

Bảnvẽ mặt bằng vị trí;

Bảnvẽ mặt bằng tổng thể;

Bảnvẽ mặt bằng các hạng mục di tích;

Bảnvẽ mặt đứng các hạng mục di tích;

Bảnvẽ mặt cắt các hạng mục di tích;

Bảnvẽ đánh giá hiện trạng các bộ phận của các hạng mục di tích;

Bảnvẽ kiến trúc đã có trước đây làm tài liệu tham khảo;

Thuyếtminh hồ sơ bản vẽ.

c.Đánh giá tổng thể kiến trúc của di tích.

3.ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích (thời điểm lập dự án):

a.ảnh chụp và ghi hình tổng thể;

b.ảnh chụp và ghi hình công trình;

c.ảnh chụp và ghi hình nội thất, ngoại thất công trình;

d.ảnh chụp các chi tiết đặc trưng.

4.Bản dập các chi tiết quan trọng;

5.Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích:

a.Thuyết minh các phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (phương án chọn,phương án so sánh) bao gồm: phương án bảo quản di tích; phương án tu bổ ditích; phương án phục hồi di tích; phương án tổng hợp;

b.Bản vẽ kiến trúc phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích bao gồm:

Bảnvẽ mặt bằng tổng thể;

Bảnvẽ mặt bằng các công trình;

Bảnvẽ các mặt đứng công trình;

Bảnvẽ các mặt cắt công trình;

Bảnvẽ phải thể hiện được nội dung, vị trí cần thực hiện công tác bảo quản, tu bổvà phục hồi và phải phù hợp với hồ sơ bản vẽ khảo sát, ảnh chụp hiện trạng ditích.

6.Phân tích, xác định hạng mục đầu tư:

a.Lựa chọn hạng mục ưu tiên đầu tư;

b.Lựa chọn phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phù hợp với hiện trạngcủa di tích và mục đích của dự án.

7.Kết luận và kiến nghị:

a.Kiến nghị về mức độ thực hiện công tác khảo cổ;

b.Kiến nghị về phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;

c.Kiến nghị chung.

8.Tư liệu tham khảo.

Toànbộ các tư liệu viết, vẽ, ảnh, lời kể, bản dập và những tư liệu khác có liênquan đến di tích đã được nêu trong dự án sẽ được coi là tư liệu dẫn chứng cógiá trị.

Chương III

LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT

BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

Điều 8. Hồ sơ và điều kiện lập thiết kế kỹ thuật bảo quản, tu bổ vàphục hồi di tích

1.Di tích trước khi tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi phải có hồ sơ thiết kếkỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi (sau đây gọi là thiết kế) được cấp có thẩmquyền phê duyệt (Trừ trường hợp tu sửa cấp thiết di tích được quy định tại Điều10 và Điều 11 của Quy chế này).

2.Tất cả các thiết kế đều phải do các tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhânthực hiện theo quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủvà quy định tại Điều 20 của Quy chế này.

Điều 9. Nội dung hồ sơ thiết kế

Nộidung hồ sơ thiết kế phải tuân thủ nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây dựngcông trình được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủvà hướng dẫn của Bộ Xây dựng, ngoài ra còn phải thực hiện các nội dung sau đây:

1.ảnh chụp (ảnh mầu hoặc ảnh đen trắng cỡ từ 9x12cm trở lên) và ghi hình hiệntrạng di tích sẽ được thực hiện bảo quản, tu bổ và phục hồi:

a.ảnh và ghi hình tổng thể;

b.ảnh và ghi hình mặt đứng công trình ;

c.ảnh và ghi hình nội thất, ngoại thất các công trình;

d.ảnh và ghi hình chi tiết các cấu kiện, bộ phận công trình.

2.Bản thuyết minh giải pháp bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích:

a.Phương án bảo quản;

b.Phương án tu bổ;

c.Phương án phục hồi;

d.Phương án tổng hợp.

3.Bản vẽ kỹ thuật hiện trạng di tích (được ghi chú, ký hiệu, đánh dấu đầy đủ thểhiện hiện trạng của di tích một cách chính xác và dễ hiểu):

a.Mặt bằng tổng thể bao gồm:

Mặtbằng tổng thể hiện trạng;

Mặtbằng tổng thể dấu vết các công trình đã mất.

b.Mặt bằng mái;

c.Mặt bằng các công trình bao gồm:

Mặtbằng toàn bộ các công trình;

Mặtbằng các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi;

d.Mặt đứng toàn bộ các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ vàphục hồi;

đ.Mặt cắt dọc, cắt ngang các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tubổ và phục hồi;

e.Bản vẽ các chi tiết bảo quản, tu bổ và phục hồi.

4.Bản vẽ kỹ thuật phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi:

a.Mặt bằng tổng thể;

b.Mặt bằng các công trình;

c.Mặt đứng các công trình;

d.Mặt cắt các công trình;

đ.Mặt bằng mái;

e.Các chi tiết sẽ được bảo quản, tu bổ và phục hồi.

5.Dự toán, tổng dự toán.

ápdụng Định mức dự toán trùng tu, tôn tạo di tích do Bộ Văn hoá - Thông tin banhành và các quy định khác của Nhà nước có liên quan tại thời điểm trình bản dựtoán và tổng dự toán.

 Chương IV

TU SỬA CẤP THIẾT DI TÍCH

Điều 10. Di tích có nhu cầu tu sửa cấp thiết

Ditích có nhu cầu tu sửa cấp thiết là di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tácđộng của thiên nhiên, của con người cần được sửa chữa nhằm chống đỡ, gia cố,gia cường các bộ phận của di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổtrước khi tiến hành công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi.

Điều 11. Quy trình và giới hạn tu sửa cấp thiết di tích

1.Việc tu sửa cấp thiết di tích chỉ được tiến hành sau khi có quyết định của Uỷban nhân dân cấp tỉnh.

2.Giới hạn phạm vi tu sửa cấp thiết di tích bao gồm: sửa chữa các bộ phận, cấukiện hỏng bằng cách nối, vá, chống đỡ hoặc thay thế cấu kiện mới tương tự.

3.Sở Văn hoá - Thông tin hoặc cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh chịu trách nhiệmthành lập và trực tiếp quản lý tổ tu sửa cấp thiết di tích. Tổ tu sửa cấp thiếtdi tích bao gồm 01 cán bộ quản lý di tích ở tỉnh và 01 kiến trúc sư hoặc kỹ sưxây dựng (được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Quy chế này) có nhiệm vụ sauđây:

a.Lập báo cáo tu sửa cấp thiết di tích trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b.Thực hiện giám sát công tác tu sửa cấp thiết di tích sau khi nhận được quyếtđịnh phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4.Báo cáo tu sửa cấp thiết di tích có các nội dung sau đây:

a.Tài liệu viết bao gồm:

Đánhgiá hiện trạng kỹ thuật kiến trúc;

Đềxuất công việc và biện pháp cần phải tiến hành tu sửa cấp thiết;

Kiếnnghị.

b.nh chụp hiện trạng bao gồm:

nh chụp vị trí hiện trạng côngtrình bị xuống cấp;

nh chụp chi tiết thành phần cầntu sửa cấp thiết.

c.Bản vẽ kiến trúc bao gồm:

Bảnvẽ vị trí;

Bảnvẽ hiện trạng;

Bảnvẽ phương án tu sửa cấp thiết.

Chương V

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ

 

Điều 12.Thẩm định dự án và thiết kế

1.Dự án và thiết kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thôngtin thẩm định.

2.Việc thẩm định dự án và thiết kế được thực hiện theo Điều 35 Luật Di sản vănhoá, Điều 17 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Quy chế quản lý đầu tưxây dựng của Chính phủ.

Điều 13.Phê duyệt dự án và thiết kế

Cơquan chủ quản đầu tư chỉ phê duyệt dự án hoặc thiết kế sau khi hồ sơ dự án hoặcthiết kế có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hoá- thông tin.

Điều 14.Hồ sơ dự án và thiết kế đề nghị thẩm định hoặc phê duyệt

Hồsơ dự án và thiết kế gửi cơ quan có thẩm quyền về văn hoá - thông tin đề nghịthẩm định hoặc phê duyệt bao gồm:

1.Hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế trình cấp có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt:

a.Hồ sơ dự án và thiết kế, dự toán và tổng dự toán;

b.Công văn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của tổ chức, cá nhân đề nghị Bộ Vănhoá - Thông tin thẩm định hoặc phê duyệt (đối với di tích quốc gia, di tíchquốc gia đặc biệt) kèm theo văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tinhoặc cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh;

c.Công văn của tổ chức, cá nhân đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặcđề nghị Sở Văn hoá - Thông tin hoặc cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh thẩm định(đối với di tích cấp tỉnh);

d.Văn bản thẩm định hồ sơ dự án hoặc thiết kế của các tổ chức có tư cách phápnhân về thẩm định dự án và thiết kế;

đ.Các tài liệu liên quan khác.

2.Bộ Văn hoá - Thông tin, Sở Văn hoá - Thông tin hoặc cơ quan quản lý di tích cấptỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản không quá 30 ngày (đối với dự án nhómB) và không quá 20 ngày (đối với dự án nhóm C) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghịthẩm định hoặc phê duyệt.

Chương VI

THI CÔNG BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

Điều 15. Quy định chung

Tổchức, cá nhân khi thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải thực hiệncác quy định tại Luật Di sản văn hoá, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày11-11-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sảnvăn hoá, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ, các quy định hiệnhành của Bộ Xây dựng và các quy định tại Điều 16, Điều17, Điều 18 và Điều19 củaQuy chế này.

Điều 16. Tổ chức giám sát thi công

1.Khi thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đều phải có tổ giám sát thicông, trừ trường hợp tu sửa cấp thiết di tích quy định tại Điều 10 và Điều 11của Quy chế này.

2.Thành phần tổ giám sát thi công phải tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ Xâydựng, ngoài ra phải có 01 kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng (quy định tại khoản2, Điều 21 của Quy chế này) và 01 cán bộ quản lý di tích thuộc cơ quan quản lýdi tích cấp tỉnh.

3.Thời gian hoạt động của tổ giám sát thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi ditích được thực hiện theo các quy định của Bộ Xây dựng.

4.Ngoài quyền hạn và nhiệm vụ được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng của Chính phủ, tổ giám sát thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cónhiệm vụ sau đây:

a.Giám sát việc tháo dỡ, hạ giải và bảo quản hiện vật hoặc cấu kiện của côngtrình;

b.Tham gia lựa chọn, phân loại các cấu kiện hạ giải theo nội dung hồ sơ thiết kếđã được duyệt và theo thực tế hạ giải, tháo dỡ công trình;

c.Giám sát, xác nhận phát sinh của công trình hoặc đề nghị chủ đầu tư dừng việcthi công khi phát hiện những vấn đề mới và quan trọng về di tích.

Điều 17. Tháo dỡ, hạ giải công trình

1.Việc tháo dỡ, hạ giải công trình hoặc một bộ phận công trình di tích phải tuânthủ các quy định sau đây:

a.Xây dựng nhà bao che công trình và nhà kho bảo vệ cấu kiện kiến trúc trước khitháo dỡ, hạ giải công trình;

b.Không làm mất, làm hư hại hoặc biến dạng các cấu kiện kiến trúc;

c.Có các phương án bảo vệ và bảo quản các cấu kiện của công trình di tích trướcvà trong khi tháo dỡ, hạ giải đồng thời phải có khu vực riêng để bảo vệ nhằmchống mất mát, hư hại;

d.Ghi hình, chụp ảnh, đánh dấu đầy đủ quá trình tháo dỡ, hạ giải công trình.

2.Tiến hành lựa chọn, phân loại cấu kiện còn sử dụng được, cấu kiện không còn sửdụng được ngay sau khi tháo dỡ, hạ giải di tích theo nguyên tắc giữ gìn tối đacác yếu tố nguyên gốc của di tích.

3.Đơn vị thi công công trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích chịu trách nhiệmbảo vệ và bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước về di tích hoặc chủ sở hữu ditích cấu kiện kiến trúc bị loại bỏ theo hồ sơ thiết kế và theo sự lựa chọn,phân loại của tổ giám sát để lưu giữ phục vụ nghiên cứu lâu dài.

Điều 18. Nhật ký công trình

Nộidung nhật ký công trình thực hiện theo các quy định do Bộ Xây dựng ban hành vànhững quy định sau đây:

1.Hồ sơ viết:

a.Ghi chép việc tháo dỡ, hạ giải và bảo quản các cấu kiện và hiện vật gốc ngay tạihiện trường;

b.Ghi chép quá trình gia công thay thế, làm mới;

c.Ghi chép số lượng, kích thước, chất liệu các cấu kiện được thay thế, bảo quản,tu bổ và phục hồi;

d.Ghi chép những phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công bảo quản, tubổ và phục hồi.

2.Hồ sơ ảnh, ghi hình:

a.Chụp ảnh, ghi hình công trình trước khi tháo dỡ, hạ giải;

b.Chụp ảnh, ghi hình quá trình tháo dỡ, hạ giải;

c.Chụp ảnh, ghi hình quá trình thi công, lắp dựng công trình;

ảnhchụp là ảnh mầu hoặc đen trắng từ cỡ 9x12cm trở lên.

3.Hồ sơ bản vẽ:

a.Bản vẽ chi tiết các phát hiện mới về di tích;

b.Bản vẽ chi tiết các cấu kiện và vị trí các cấu kiện thay thế trong quá trìnhbảo quản, tu bổ và phục hồi.

Quátrình thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được ghitrong sổ nhật ký công trình hàng ngày và được tổ giám sát thi công xác nhận.

Điều 19. Hồ sơ báo cáo quá trình và kết quả thi công bảo quản, tubổ và phục hồi di tích

Hồsơ hoàn công thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo nội dung hồ sơhoàn công do Bộ Xây dựng ban hành và những hồ sơ sau đây:

1.Hồ sơ ảnh hiện trạng, thay thế, làm mới;

2.Hồ sơ bản vẽ kỹ thuật khảo sát hiện trạng, hồ sơ bản vẽ kỹ thuật thi công bảoquản, tu bổ và phục hồi không có trong thiết kế đã được phê duyệt;

3.Biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ quá trình thi công bảo quản, tu bổ vàphục hồi:

a.Biên bản nghiệm thu kết cấu, mỹ thuật, vật liệu;

b.Biên bản nghiệm thu khối lượng.

Biênbản nghiệm thu phải có ý kiến xác nhận của tổ giám sát thi công công trình.

Chương VII

ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

THAM GIA BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ DI TÍCH QUỐC GIA

Điều 20.Điều kiện của tổ chức, cá nhân lập dự án và thiết kế

1.Đối với tổ chức có chức năng lập dự án và thiết kế:

a.Có đăng ký hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước;

b.Có đội ngũ kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng có năng lực lập dự án và thiết kế được bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích do Cục Bảo tồn Bảo tàng- Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Trường Đại học chuyên ngành về xây dựng tổ chức.

2.Đối với cá nhân có chức năng lập dự án và thiết kế:

a.Là kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng được bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ vàphục hồi di tích do Cục Bảo tồn Bảo tàng - Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp vớiTrường Đại học chuyên ngành về xây dựng tổ chức;

b.Đã có ít nhất hai lần tham gia lập dự án và thiết kế.

Điều 21. Điều kiện của tổ chức, cá nhân thi công bảo quản, tu bổ vàphục hồi di tích

1.Đối với tổ chức:

a.Có chức năng thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích và có đăng ký hoạtđộng tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b.Có kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng chỉ huy và giám sát thi công bảo quản, tubổ và phục hồi di tích được bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ và phục hồi ditích do Cục Bảo tồn Bảo tàng - Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Trường Đạihọc chuyên ngành về xây dựng tổ chức;

c.Có đội ngũ thợ lành nghề tham gia thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

2.Đối với cá nhân:

a.Là kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp vớiyêu cầu công việc;

b.Là nghệ nhân có chuyên môn phù hợp với công việc được làm;

c.Thợ lành nghề trong từng lĩnh vực.

 Chương VIII

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ và phụchồi di tích

1.Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cáchoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên phạm vi cả nước.

2.Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Điều 23. Xử lý vi phạm

1.Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin khi phát hiện sai phạm trong công tác bảoquản, tu bổ và phục hồi di tích, có quyền tạm đình chỉ việc thi công bảo quản,tu bổ và phục hồi di tích trong thời hạn 15 ngày đồng thời báo cáo Bộ trưởng BộVăn hoá - Thông tin và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp xử lý.

2.Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố khi phát hiện sai phạm trongcông tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, có quyền tạm đình chỉ việc thicông bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh, thành phố trong thời hạn 07 ngày đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Văn hoá -Thông tin để có biện pháp xử lý.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra thực hiện Quy chế

Cụctrưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện Quy chế này.

Trongquá trình thực hiện Quy chế, nếu phát hiện vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi, bổsung, Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin xem xét, quyết định.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

Quychế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Quang Nghị

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.