• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/08/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 17/12/2010
BỘ THƯƠNG MẠI-UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 07/2002/TTLT-BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 12 tháng 8 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/1/2002

và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển

thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc

 _______________________

 

Căn cứ nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về pháttriển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc và Nghị định số 02/2002/LNĐ-CPngày 03/1/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 20/1998/NĐ-CP.

Liên Bộ Thương mại Uỷ ban Dân tộc và Miền núi -Tài chính -Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện như sau:

I. VỀ ĐỊA BÀN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Địabàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc là địa bàn được Uỷ ban Dân tộc vàMiền núi công nhận và phân loại theo ba khu vực theo mức độ phát triển (I, II,III) tại các Quyết định: Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997;

Quyếtđịnh số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998;

Quyếtđịnh số 21/1998/QĐ-UB ngày 18/8/1998;

quyếtđịnh Số 211/1998/QĐ-UBDTMN ngày 25/2/1998 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Uỷ banDân tộc và Miền núi quyết định và hướng dẫn thực hiện trong trường hợp có sựthay đổi về đơn vị hành chính và địagiới của các xã, huyện, tỉnh thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dântộc.

II. XÂY DỰNG CHỢ, CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC HOẶC HỢP TÁC XÃTHƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM CỤM XÃ CỦA TỪNG KHU

1. Đối với khu vực III: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nướchoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ ở địa bàn thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùngcao theo Quyết định số 35/TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ(nay thuộc Chương trình 135) thực hiện theo Thông tư liên tịch số666/2001/TTLT-BKH-UBDTMN-BXD-BTC ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xâydựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135.

2. Đối với khu vực II: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nướchoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ ở địa bàn không thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã do Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét các điều kiện sau đây để quyết định đầu tưxây dựng từ ngân sách địa phương:

Chợ,cửa hàng phải nằm trong quy hoạch.

Cóyêu cầu bức xúc hình thành chợ để đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, ổn định đời sống,phát triển sản xuất hàng hóa.

3. Đối với khu vực I: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp thực hiệnphương châm "Nhà nước và người kinh doanh cùng làm":

Nhànước hỗ trợ một phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ nhưsan ủi mặt bằng, điện, cấp thoát nước, hệ thống vệ sinh....

Ngườikinh doanh góp vốn để xây dựng các công trình kiến trúc nơi bán hàng: ki ốt,quầy bán hàng, đình chợ và được sửdụng diện tích kinh doanh trong chợ theo quy định trong hợp đồng góp vốn giữangười kinh doanh với cơ quan quản lý chợ.

Huyđộng từ nguồn vốn tín dụng trung hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi.

Khuyếnkhích các hình thức đầu tư khác theo quy định của luật pháp.

4.Sở Thương mại - Du lịch (sau đâygọi tắt là Sở Thương mại) căn cứ quy hoạchphát triển chợ và các điều kiện khác, phối hợp với các ngành hữu quan xây dựngkế hoạch phát triển chợ, cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thươngmại - dịch vụ, trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định

Sở Thương mại thực hiện chức năngquản lý chuyên ngành đối với hoạt động chợ theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày16/10/1996 của Bộ Thương mại. Việc quản lý chợ về mặt hành chính theo quy địnhvề phân cấp quản lý chợ tại Mục II Thông tư số 15/TM-CSTNTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại về miễn giảm thu nhậpdoanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay đối với thương nhân ở mìên núi, hải đảovùng đồng bào dân tộc là đối tượng áp dụng

Đốitượng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là các thương nhân thuộc cácthành phần kinh tế có hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùngđồng bào dân tộc, bao gồm:

Doanhnghiệp nhà nước;

Doanhnghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũtrang nhân dân, cơ quan hành chính sự nghiệp;

Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam; Hợp tác xã;

Cácdoanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân cóđăng ký kinh doanh và hoạt động theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Cácđối tượng trên chỉ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫntại Thông tư liên tịch này khi:

Đăngký kinh doanh và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

Đăngký thuế, kê khai thuế theo đúng luật định.

Mở sổ kế toán, ghi chép, lưu giữsổ kế toán, hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến hoạt động thương mại theođúng quy định của pháp luật

2. Địa bàn áp dụng.

Địabàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được áp dụng quy định miễn, giảmthuế thực hiện theo quy định tại Mục I của Thông tư liên tịch này.

3. Nội dung miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cácthương nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn miền nín, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

a.Mức miễn, giảm và thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đốivới thương nhân kinh doanh tại khu vực III thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc:

a1)Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị địnhsố 20/1998/ NĐ-CP: Tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trongthời hạn và theo mức miễn, giảm như đang hưởng.

Đốivới đối tượng chưa được miễn, giảm thuế.

Thựchiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có thunhập chịu thuế và được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thờihạn 7 năm tiếp theo, nếu sừ dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 ngườitrở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 nămnữa.

a2)Đối với thương nhân kinh doanh tại khu vực n thuộc địa bàn miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc kinh doanh các mặt hàng chính sách xã hội và các mặt hàngnông, lâm sản được trợ cước vận chuyển:

Đốivới đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định số20/1998/ NĐ-CP: Tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thờihạn và theo mức miễn, giảm như đang hưởng.

Đốitượng chưa được miễn, giảm thuế. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trongthời hạn 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo, nếu sừ dụng số laođộng bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp thêm 2 năm nữa.

a3)Đối với thương nhân kinh doanh ở khu vực Itrực tiếp báncác mặt hàng chính sách xã hội và thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh ởkhu vực I và khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộckhi bán các hàng hóa khác (ngoài các hàng hóa được nêu ở tiết a2 thuộc khoản a tiểu mục8 của Mục III Thông tư liên tịch này):

Đốivới đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định số20/1998/NĐ-CP: Tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thờihạn và theo mức miễn, giảm như đang hưởng.

Đốitượng chưa được miễn, giảm thuế. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trongnăm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp thêm 2 năm nữa.

Đểđược miễn, giảm thuế theo các tiết a, b, c điểm 3.1 mục 3 Phần III của Thông tư liên tịch này, thươngnhân phải hạch toán riêng phần doanh thu và thu nhập chịu thuế của hoạt động thươngmại phát sinh trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc làm cơ sởđể cơ quan thuế xác định và thực hiện việc miễn, giảm thuế.

b)Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việcmiễn, giảm thuế cho các thương nhân theo quy đinh tại Nghị định số02/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này do cơ quan thuế trực tiếpquản lý việc nộp thuế của thương nhân thực hiện vào thời điểm quyết toán thuếhàng năm.

Hàngquý, thương nhân được tạm thời kê khai và nộp thuế theo mức thuế được miễn,giảm quy định tại điểm 3 Mục III của Thông tư liên tịch này. Hết năm, khi quyếttoán, cơ quan thuế xét duyệt chính thức trên tờ khai tính thuế và ra thông báothuế, trong đó ghi rõ số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm. Nếu số thuế thương nhân đã tạm nộp trong năm chưađủ so với số thuế phải nộp ghi trong thông báo thuế thì thương nhân phải nộp đủsố thuế còn thiếu theo đúng thời hạn ghi tròng thông báo; trường hợp số thuếtạm nộp lớn hơn số thuế ghi trong thông báo thì được trừ vào số thuế phải nộpcủa năm sau.

Cơquan thuế chỉ được thực hiện việc miễn, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tưliên tịch này đối với các thương nhân kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệpvới cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bàodân tộc nơi phát sinh hoạt động thương mại thuộc diện ưu đãi.

Trongcùng một thời gian, nếu thương nhân vừa được miễn thuế, giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 02/2002/NĐ-CP, vừa được miễn,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ về quy địnhchi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc miễn, giảm thuế đượcthực hiện theo quy định có mức miễn, giảm lớn nhất trong các quy định trên.

4. Trách nhiệm của thương nhân và của cơ quan thuế.

a)Thương nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộcthuộc đối tượng áp dụng Thông tư liên tịch này có trách nhiệm:

Xuấttrình Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan thuếquản lý ở địa bàn.

Kêkhai đầy đủ doanh thu và thu nhập chịu thuế theo định ký do cơ quan thuế hướngdẫn.

Thươngnhân vi phạm chế độ đăng ký, kê khai thuế, chế độ sổ sách, chứng từ kế toán thìkhông được miễn, giảm thuế theo quy định tại Thông tư liên tịch này và tùy theo mức độvi phạm mà bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

b)Cơ quan thuế các cấp có tráchnhiệm: - Hướng dẫn, kiểm tra các thương nhân trong việc triển khai thực hiệnThông tư liên tịch này.

Trongquá trình kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của các thương nhân theo định kỳ, kiểm traquyết toán thuế, nếu phát hiện thương nhân có hành vi khai man, trốn thuế thìngoài việc không thực hiện miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Thông tư liêntịch này, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu đủ số thuế thương nhân phải nộptheo luật định, xem xét mức độ vi phạm và xử phạt theo quy định của pháp luậtvề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Cơquan thuế phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng số thuế phải nộp, số thuế được miễn,giảm; số thuế còn phải nộp và các chỉ tiêu khác trên các chứng từ thu, tờ khaithuế, sổ bộ thuế và sổ kế toán thuế. Cuối năm, Cục Thuế các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tổng hợp đầy đủ tình hình thực hiện việc miễn, giảm thuếtheo quy định tại Thông tư liên tịch này và báo cáo Bộ Tài chính (TQNG cục Thuế).

5.Về lãi suất cho vay theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 02/2002/NĐ-CP: Thựchiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính.

IV. VỀ BỒI DƯƠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ CHO CÔNG CHỨC, CÁNBỘ QUẢN LÝ DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG Ở MIỀN NÚI

Hàngnăm, Bộ Thương mại lập kế hoạch và dựtoán ngân sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, cán bộ quản lý doanh nghiệpnhà nước hoạt động ởmiền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộctrong ngân sáchđào tạo của Bộ, và thực hiện theo dự toán được giao.

V TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC ĐỂ BÁN CÁC MẶT HÀNGCHÍNH SÁCH XÃ HI, MUA MỘT SỐ SẢN PHẨM SẢN XUẤT MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂNTỘC

1.Bán mặt hàng chính sách xã hội (mặt hàng thiết yếu được trợ giá, trợ cước vậnchuyển) ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùngđồng bào dân tộc.

a)Đối tượng được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước đôi với một số mặt hàng bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc:

Cácmặt hàng có trợ giá, trợ cước được bán cho mọi đối tượng đang sinh sốngtại các địa bàn quy định tại Mục I khoản 1 của Thông tư liên tịch này, tại các điểm bán theo quy địnhcủa y ban nhân dân tỉnh.

Tấtcả các mặt hàng được trợ giá, trợ cước phải được quản lý chặt chẽ, đặc biệt chúý các mặt hàng: giống cây trồng, giống thủy sản, muối i ốt ủy ban nhân dân tỉnhquy định phương thức thực hiện, biện pháp quản lý để bảo đảm hàng hóa đến đúngđôi tượng thụ hưởng, đủ số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian địa điểm vàgiá quy định.

b)Danh mục mặt hàng chính sách xã hội bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc do Ủy ban Dân tộc và miền núi quyếtđịnh cho từng thời kỳ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi căncứ yêu cầu và chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộc, tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Uỷ bannhân dân các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc để quyếtđịnh việc điều chỉnh danh mục mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển trongtừng thời kỳ cho phù hợp.

c)Cự ly vận chuyển được trợ cước, địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cướcvà các khoản mục giá được trợ giá đối với các mặt hàng trợ giá, trợ cước vậnchuyển để bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thực hiện theo Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này.

Trongtrường hợp cần điều chỉnh các quy định về cự ly vận chuyển được trợ cước, địađiểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước và các khoản mục được trợ giá đối vớitừng mặt hàng, Bộ Thương mại chủ trì việc xác định lại và ban hành văn bản hướngdẫn thực hiện.

d)Phương pháp xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển:

Đơngiá trợ cước vận chuyển được tính theo công thức:

Đơngiá trợ cước vận chuyển mặt hàng A: (đơn giá cước vận chuyển mặt hàng A theo cấp loại đường (i) x cự ly loại đường (i)) + chiphí bốc xếp + phí cầu, đường, phà + hao hụt vận chuyển định mức(nếu có).

Trongđó:

Đơngiá cước vận chuyền bằng ô tô: trên các tuyến đường do Trung ương quản lý căncứ theo đơn giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô quy định tại Quyết định số89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ; trên các tuyến đườngdo địa phương quản lý căn cứ theo quy định của y ban nhân dân tỉnh.

Đơngiá cước vận chuyển bằng phương tiện thô sơ (xe bò, xe ngựa, xe thồ, xe côngnông...) được tính tối đa như sau:

Từ25.000 đồng đến 30.000 đồngltấn/km đối với các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, CaoBằng, Lào Cai, Sơn La.

Từ20.000. đồng đến 25.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang,Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

Huế,Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum.

Từ15.000 đồng đến 20.000 đồng/tấn/km đồi với các tỉnh: Bắc Hạn, Thái Nguyên,Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Đắc Lắc.

Từ10.000 đồng đến 15.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, BắcGiang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, BìnhThuận, Bình Phước.

Trườnghợp mức cước vận chuyển bằng các loại phương tiện thô sơ cao hơn mức giá trên,Sở Tài chính - Vật giá báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,quyết định.

Đơngiá cước vận chuyển bằng các loại phương tiện khác (đường sắt, đường sông) tínhtheo giá cước do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Nếukhông có giá cước quy định thì tính theo mức giá cước thực tế hợp lý của từngloại phương tiện.

Cáckhoản phí cầu, đường, phà; chi phí bốc xếp, hao hụt trong quá trình vận chuyển(nếu có) được tính vào đơn giá trợ cước vận chuyển. Các khoản phí, chi phí nàythực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không có quy địnhthì thực hiện theo thực tế hợp lý tại địa phương ở thời điểm vận chuyển.

Mứctrợ giá giống cây trồng: là phần chênh lệch giữa giá vốn với giá bán cho ngườimua tại các trung tâm cụm xã:

Mứctrợ giá giống = Giá vốn - Giá bán cho dân tại trung tâm cụm xã.

Trongđó:

Giávốn: là giá mua giống tại chân hàng và chi phí lưu thông hợp lý trừ cước vậnchuyển đã được tính trong đơn giá trợ cước vận chuyển.

Giábán cho dân tại trung tâm cụm xã do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

Mứctrợ giá muối I ốt bao gồm chi phí tiền công trộn muối i ốt và tiền bao PE (trừ giá trị bao PE đượcviện trợ, nếu có), do Ban Vật giá Chính phủ quy định.

e)Nguyên tắc xác định mức giá hoặc khung giá bán lẻ mặt hàng được trợ giá, trợ cước:Đối với mặt hàng Nhà nước đã quy định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tôi đathì ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức giá cụ thể trong giới hạn cho phép.

Đốivới mặt hàng Nhà nước không quy định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tối đathì ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hóa, giá thị trườngvà sức mua của nhân dân, quy định mức giá bán lẻ thống nhất hoặc quy định khunggiá các mặt hàng được trợ giá, trợ cước tại các địa bàn được hưởng chính sách.Mức giá hoặc khung giá phải tương đương với giá bán mặt hàng cùng loại có bántại các thành phố, thị xã tỉnh lỵ.

Riêngđối với giống cây trồng, ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá bán giống cây trồngcăn cứ vào tình hình cung cầu hàng hóa, sức mua của đồng bào và xem xét mức giábán lẻ giống cây trồng của các vùng giáp ranh thuộc các tỉth khác để quy địnhgiá bán cho phù hợp.

g)Đối với những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III), nếu nhân dân không có khảnăng mua hàng thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào kinh phí trợ giá,trợ cước được phân bổ trong năm và nguồn ngân sách của tỉnh, xem xét quyết địnhviệc cấp không thu tiền một hoặc một số mặt hàng (trừ những mặt hàng đã côchính sách cấp không thu tiền theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày31/7/1998, Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 và Công văn số941/CP-KTTH ngày 19/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ), theo nguyên tắc:

Đốitượng xem xét cấp không thu tiền: Chỉ xét cấp cho hộ thuộc diện hộ đói hoặc hộquá nghèo trong khu vực III, thực sự không có tiền mua hàng, do ủy ban nhân dân xãbình chọn, đề nghị. Chú ý đến các hộ gia đình chính sách và yêu cầu bảo đảmđoàn kết dân tộc, ổn định đời sống thúc đẩy sản xuất phát triển.

Giávốn thanh toán hàng cấp không thu tiền, không được lớn hơn giá bán lẻ hàng cùngloại được trợ giá, trợ cước trên địa bàn ở cùng thời điểm và do ủy ban nhân dân tỉnh quy đinh.

2. Trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa dược sảnxuất ở các xã đặc biệt khó khăn thuộcmiền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

a)Đối tượng hưởng chính sách trợ cước tiêu thụ sản phẩm:

Ngườisản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn đượcbán sản phẩm (trong danh mục được trợ cước tiêu thụ) cho thương nhân (được giaomua sản phẩm có trợ cước) tại các điểm mua theo quy định của ủy ban nhân dântỉnh.

Địađiểm mua sản phẩm, danh mục sản phẩm và giá mua sản phẩm được trợ cước tiêu thụdo y ban nhân dân tỉnh quyết định

Tiềntrợ cước vận chuyển được cấp cho những thương nhân trực tiếp mua một số sảnphẩm hàng hóa nông, lâm sản hoặc sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản (gọi chunglà hàng nông, lâm sản) của các tổ chức, cá nhân (gọi chung là người sản xuất) ở các xã đặc biệt khó khăn, căncứ kết quả đã mua được, theo phương án được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b)Danh mục sản phẩm hàng hóa được trợ cước vận chuyển để tiêu thụ do ủy ban nhândân tỉnh quyết định hàng năm, trong khung giới hạn mặt hàng do' ủy ban Dân tộcvà Miền núi quy định.

c)Cự ly vận chuyển tối đa được trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm:

Đốivới các tỉnh miền núi được tính từ trung lâm cụm xã khu vực III đếncác điểm tiêu thụ là thị xã, thành phố ở vùng đồng bằng gần nhất.

Đốivới các tỉnh có miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được tính từ trung tâmcụm xã khu vực IIIđến thị xã tỉnhly.

Nếuđịa điểm tiêu thụ thực tế nằm trong hoảng cự ly trợ cước vận chuyển theo quyđịnh chì mức trợ cước vận chuyển được tính theo cự ly vận chuyển thực tế.

d)Phương pháp xác định mức trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm thực hiện như hướngđẫn đôi với trợ cước vận chuyển mặt hàng chính sách bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc (Mục Vkhoản 1 điểm d)của Thông tư hên tịch này.

e)Nguyên tắc xác định mức giá mua tôi thiểu (giá sàn) sản phẩm được trợ cước vậnchuyển: Sản phẩm hàng hóa (nông, lâm sản) phải nằm trong danh mục sản phẩm doủy ban nhân dân tỉnh quyết định được trợ cước tiêu thụ. Giá mua tối thiểu (giásàn) = giá sản phẩm được tiêu thụ tại thành phố, thị xã tỉnh ly trừ (-) chi phílưu thông bợp lý. Chi phí lưu thông hợp lý không bao gồm chi phí vận chuyển,trừ khoản này đã được hỗ trợ.

SởTài chính - Vật giá phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm chắc diễn biếngiá thị trường, có giải pháp để quản lý giá mua sản phẩm được trợ cước vậnchuyển, chống ép giá đôi với người sản xuất, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnhquyết định mức giá sàn cho phù hợp với từng loại sản phẩm.

Khigiá sản phẩm được trợ cước vận chuyển trên thị trường xuống thấp hơn mức giásàn đã quy định, gây bất lợi cho người sản xuất và cho thương nhân được giaonhiệm vụ tổ chức mua, vận chuyển, tiêu thụ, Sở Tài chính - Vật giá cùng các ngành liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đề xuấtgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất và đơn vị được giao nhiệm vụ tiêuthụ sản phẩm.

3. Kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chỉnh sách xã hội và trợ cướcvận chuyển tiêu thụ sản phẩm:

a)Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ cho các tỉnh miền nín, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc có nhiều khó khăn, chủ yếu là khu vực II và III.

Đốivới những vùng miền núi, hải đảo, vàng đồng bào dân tộc ít khó khăn hơn, Ủy ban nhân. dân tỉnh quyết địnhviệc thực hiện chính sách và sử dụng nguồn ngân sách địa phương. Việc lập, phânbổ và giao dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách và trợ cướcvận chuyển tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sáchnhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Kinh phí trợ giá, trợ cước được tríchtừ nguồn ngân sách trung ương và cấp cho ủy ban nhân dân tỉnh theo hình thức"kinh phí ủy quyền".

b)Tổ chức thực hiện ở địa phương: Căn cứ kinhphí trợ giá, trợ cước vận chuyển được ngân sách trung ương cấp và nguồn bổ sungtừ ngân sách địa phương, ủy ban nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch và phân bổkinh phí cho từng mặt hàng phù hợp với thực tế của tỉnh. ưu tiên đảm bảo nhucầu mặt hàng thiết yếu nhất và vùng đặc biệt khó khăn.

4.y ban nhân dân tỉnh quyết địnhchọn thương nhân thực hiện việc mua, bán hàng hóa có trợ giá, trợ cước, thôngqua áp dụng hình thức đấu thầu .hoác chỉ định thương nhân có đủ điều kiện vềmạng lưới, cơ sở vật chất, cán bộ,... và giao nhiệm vụ thực hiện việc bán cácmặt hàng có trợ giá, trợ cước, mua sản phẩm được trợ cước tiêu thụ.

5.Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh chịu tráchnhiệm chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra thường xuyên, định ký việc thựchiện chính sách trợ giá, trợ cước đến từng điểm bán háng theo đúng các quy đinhcủa Nghị định số 02/2002/NĐ-CP và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của Chính phủ, bảođảm cho đồng bào sống ởđịa bàn miền núi,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thuộc điện chính sách theođúng số lượng, đúng giá cả quy định, chất lượng đảm bảo tại địa điểm quy định,bán được các sản phẩm sản xuất ở vùng khó khăn với giá cả hợp lý.

Xửlý nghiêm minh các sai phạm, đặc biệt là các hành vi gian lận trong kê khaithanh toán kinh phí trợ giá, trợ cước; chống lãng phí thất thoát ngân sách nhànước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

VI . DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở MIỀN NÚI, HẢIĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

1.Mở rộng mạng lưới của - doanhnghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc để đủ sức chi phối thịtrường về bán các mặt hàng chính sách xã hội, vật tư phục vụ sản xuất và muamột số sản phẩm quan trọng của đồng bào sản xuất ra, ưu tiên các xã đặc biệtkhó khăn.

Doanhnghiệp nhà nước hoạt động thương mại phải có cửa hàng đến trung tâm cụm xã. Có hình thức thích hợp để sử dụngcác hợp tác xã thương mại dịch vụ, các doanh nghiệp nhà nước khác (xí nghiệp,nông lâm trường...), trường học, trạm xá, đội ngũ giáo viên và những người cótín nhiệm trong các thôn bản làm đại lý hoặc nhận ủy thác mua bán hàng hóa. Xâydựng mở liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa các doanh nghiệp trêncùng địa bàn, giữa các thành phần kinh tế với nhau theo tinh thần cùng có lợi nhằm tạo ra hệthống các kênh lưu thông thông suất từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa miền núi,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc với các vùng khác.

SởThương mại chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành hữu quan trong tỉnh xây dựng quyhoạch phát triển mạng lưới hoạt động thương mại (bao gồm chợ, cửa hàng củadoanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại dịch vụ, thương nghiệp ngoài quốcdoanh...) và tổ chức thực hiện quy hoạch được phê duyệt.

Quyhoạch phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, đưa các hoạt độngthương mại gắn với quy hoạch dân cư và vùng sản xuất, từng bước phủ kín cácvùng "trắng" về mạng lưới thương mại.

2.Về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong thương mại: Thực hiện theocác quy định của luật pháp về doanh nghiệp công ích.

Sở Thương mại chủ trì phối hợp vớiSở Kế hoạch và Đầu tư xem xét cácdoanh nghiệp có đủ điều kiện, có nhu cầu chuyển sang hình thức doanh nghiệpcông ích lập phương án trình ủy ban nhận dân tỉnh quyết định, theo trình tự thủtục thành lập doanh nghiệp công ích.

3.Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồngbào dân tộc.

a)Nhu cầu vốn lưu động hợp lý của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồngbào dân tộc được xác định trên cơ sở:

Nhiệmvụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh.

Tìnhhình vốn lưu động (bao gồm cả vốn tự có và vốn vay) của doanh nghiệp trong 2 -3 năm gần đây.

Cácđiều kiện kinh doanh như đường xá và cự ly vận tải, thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông,tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, điều kiện dịch vụ thanh toán vàtín dụng của ngân hàng, tập quán và nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân, vàcác nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn lưu động.

Yêucầu về dự trữ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hàng thuộc diện mặt hàngchính sách xã hội.

Doanhnghiệp lập phương án đề nghị bổ sung vốn lưu động báo cáo Sở Thương mại, Chi cục Quản lý vốnvà tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (đối với các địa phương được thành lập Chicục) hoặc Sở Tài chính (đối với các địa phươngkhông có tổ chức Chi cục) tổng hợp vào dự toán ngân sách háng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

b)Cấp bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại:Trình tự lập kế hoạch vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thươngmại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo quy trình và hướng dẫn thựchiện Luật Ngân sách Nhà nước.

Nguồnbổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước trung ương do ngân sách trung ươngđảm bảo.

Nguồnbổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước địa phương do ngân sách địa phươngđảm bảo. Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quyết địnhcấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp theo dự toán ngân sách được giao.

VII. QUẢN LÝ VỐN DỰ TRỮ MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀVÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

1.Các mặt hàng được trợ giá, trợ cước để bán ở miền nín, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được cấp vốn dự trữ gồm:

(l)Muối: gồm có muối thường (để trộn i ốt) và muối i ốt thành phẩm.

(2)Dầu hỏa thắp sáng.

Vốndự trữ chủ yếu sử dụng cho khu vực III. Tùy theo tình hình cụ thể của từng địaphương, y ban nhân dân tỉnh có thể bổsung mặt hàng nhất thiết phải có dự trữ ở những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III).

2.Doanh nghiệp thương mại nhà nước làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sáchquy định ở điểm 1 được cấp đủ vốn dự trữtừ ngân sách địa phương. Mức vốn được cấp đủ nhu cầu dự trữ lưu thông mặt hàngchính sách, tương đương với nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó của nhân dân thuộcđịa bàn phục vụ trong thời gian bình quân từ 2 đến 3 tháng. Tùy tình hình củatừng khu vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định thời gian dự trữ phù hợp với thựctế địa phương.

3.y ban nhân dân tỉnh quy định cụthể số lượng hàng hóa và vốn tương ứng dự trữ từng mặt hàng, từng khu vực (I,II, III), thời điểm dự trữ và việc huy động vốn dự trữ mặt hàng chính sách chonhu cầu kinh doanh ởnhững thời điểmphù hợp.

4.Doanh nghiệp được cấp vốn có trách nhiệm sử dụng vốn để dự trữ lưu thông mặt hàngchính sách Tổ chức dự trữ lưu thông phải đạtđược yêu cầu đôi với từng mặt hàng, ở từng địa bàn và thời điểm. Doanh nghiệp được chủ động tổ chức dựtrữ lưu thông phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn khu vực (I, II, III) và đặc điểm của hàng hóa, nhucầu tiêu dùng.

Vàonhững thời điểm như mùa mưa lũ, tết, lễ hội và ở những địa bàn giao thông đặc biệt khó khăn, yêu cầuthực tế đòi hỏi lượng hàng hóa dự trữ ở mức cao hơn mức dự trữ bình quân, doanh nghiệp có trách nhiệm huy độngcác nguồn vốn khác để dự trữ. Ngoài những thời điểm và địa bàn trên đây, doanhnghiệp được tạm thời sử dụng một phần số vốn dự trữ vào kinh doanh mặt hàngkhác và phải hoàn trả kịp thời để dự trữ hàng chính sách, đảm bảo cung ứng đủhàng cho nhu cầu của nhân dân.

5.Vốn dự trữ các mặt hàng chính sách, được quản lý như vốn lưu động và bảo toànvốn theo quy định về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanhnghiệp nhà nước.

Sáutháng một lần, doanh nghiệp được cấp vốn dự trù phải báo cáo với Sở Tài chính, Sở Thương mại về tình hình sử dụngvốn dự trữ mặt hàng chính sách. Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính.

VIII. TỔCHỨC THỰC HIỆN:

y ban Dân tộc và Miền núi chủtrì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc tổchức thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, theo dõi kết quả báo cáo Thủ tướngChính phủ.

Thườngxuyên theo dõi, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện chínhsách trợ giá trợ cước vận chuyển của địa phương, của các Bộ, ngành và doanhnghiệp có sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước. Kịp thời phát hiện và xử lý nhữngvướng mắc khó khăn, báo cáo đề xuất với Chính phủ các giải pháp cần thiết bảođảm cho việc thực hiện chính sách đúng mục tiêu, có hiệu quả theo đúng các chếđộ quản lý.

2.Bộ Thương mại chủ trì theo dõi,báo cáo kết quả thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với thương nhân;phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhândân các tỉnh theo dõi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chứcthực hiện chính sách trợ cước, trợ giá; hướngdẫn các địa phương thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường, phát triển lưuthông hàng hóa trên địa bàn miền nu hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chínhphủ và các cơ quan có liên quan phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Thương mại theo dõi việc thựchiện và giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách quy địnhtại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP của chính phủ.

4.y ban nhân dân các tỉnh chịutrách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo dõi và kiểm tra việc thực hiệnchính sách trên địa bàn. Phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắctrong quá trình tổ chức thực hiện, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngànhliên quan biện pháp giải quyết

5.Thông tư liên tịch này thay thế các văn bản sau đây:

Thôngtư liên tịch số 11/1998/TTLT-BTM- UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 31/7/1998 của liên Bộ Thương mại 'Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tàichính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng đẫnthực hiện Nghị định số 20/1998/NĐ-CP;

Thôngtư số 112/1998/TT-BTC ngày 04/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế theo quyđịnh tại Điều 9 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo vàvùng đồng bào dân tộc;

Thôngtư số 06/1998TT-BVGCPngày 22/8/1998 củaBan Vật giá Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc xác định đơn giá trợ giá trợ cướcvận chuyển vá xác định mức giá bán là các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợcước tại các tỉnh miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; và có hiệu lựcthi hành theo hiệu lực thi hànhNghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ.

Trongquá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, ủy bannhân dân tỉnh và các doanh nghiệp phản ảnh kịp thời để liên Bộ nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Thương mại
Thứ trưởng

KT. CHỦ NHIỆM Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
Phó Chủ nhiệm

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Phan Thế Ruệ

Hoàng Công Dung

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lại Quang Thực

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.