• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1989
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2004
QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 28 tháng 6 năm 1988

BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

LỜINÓI ĐẦU

Bộ luật tốtụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trình tự, thủtục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự.

Thấu suốt tưtưởng "lấy dân làm gốc", Bộ luật đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội.

Kế thừa vàphát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đếnnay, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, Bộ luật quy địnhrõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề cao vaitrò của các tổ chức xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sứcmạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trongđấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Việc thihành nghiêm chỉnh Bộ luật tố tụng hình sự là nhiệm vụ chung của các cơ quan Nhànước, các tổ chức xã hội và của toàn thể nhân dân.

PHẦNTHỨ NHẤT

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNGI

NHỮNGNGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụcủa Bộ luật tố tụng hình sự.

Bộ luật tốtụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vàthi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơquan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng vàcủa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác,nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội.

Bộ luật gópphần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quytắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Bảo đảmpháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.

Mọi hoạtđộng tố tụng hình sự phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

Điều 3. Tôn trọngvà bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

Khi tiếnhành tố tụng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân trongphạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biệnpháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấycó vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.

Điều 4. Bảo đảmquyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Tố tụng hìnhsự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, khôngphân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Bấtcứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Điều 5. Bảo đảmquyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Không ai cóthể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn củaViện kiểm sát. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng quy định của Bộ luậtnày.

Nghiêm cấmmọi hình thức truy bức, nhục hình.

Điều 6. Bảo hộ tínhmạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Công dân cóquyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhânphẩm.

Mọi hành vixâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân đều bịxử lý theo pháp luật.

Điều 7. Bảo đảmquyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điệntín của công dân.

Không ai đượcxâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Việc khámxét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín khi tiến hành tố tụngphải theo đúng quy định của Bộ luật này.

Điều 8. Việc thamgia tố tụng hình sự của các tổ chức xã hội và công dân.

Mặt trận Tổquốc, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liênhiệp phụ nữ, các tổ chức xã hội khác và công dân đều có quyền và nghĩa vụ thamgia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần đấu tranh chống vàphòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các tổchức xã hội và công dân tham gia tố tụng hình sự.

Trong cácgiai đoạn của tố tụng hình sự, nếu Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặttrận phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng thìcó quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này. Cáccơ quan đó phải xem xét, giải quyết và trả lời cho các tổ chức xã hội đã kiếnnghị biết.

Điều 9. Sự phối hợpgiữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan khác của Nhà nước.

Trong phạmvi trách nhiệm của mình, các cơ quan Nhà nước phối hợp với cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và Toà án trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Các cơ quanNhà nước phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát biết mọi hànhvi phạm tội xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình, thực hiện yêu cầu của các cơquan hoặc người tiến hành tố tụng.

Điều 10. Không aicó thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Toà án.

Không ai cóthể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toàán đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 11. Xác địnhsự thật của vụ án.

Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sựthật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứxác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và nhữngtình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo.

Trách nhiệmchứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo cóquyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Điều 12. Bảo đảmquyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Bị can, bịcáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiệnquyền bào chữa của họ.

Điều 13. Tráchnhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự.

Khi pháthiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, trongphạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biệnpháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Không đượckhởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Điều 14. Bảo đảm sựvô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng hình sự.

Thẩm phán,hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên, thư ký phiên toà, người phiêndịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý doxác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ củamình.

Điều 15. Phát hiệnvà khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Trong quátrình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toá án cónhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan,tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Các cơ quan,tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan điều tra,Viện kiểm sát, Toà án.

Điều 16. Thực hiệnchế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia.

Việc xét xửở Toà án có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử,hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

Điều 17. Thẩm phánvà hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Khi xét xử,thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Điều 18. Toà án xétxử tập thể.

Toà án xétxử tập thể và quyết định theo đa số.

Điều 19. Xét xửcông khai.

Việc xét xửcủa Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự.

Trong trườnghợp đặc biệt, cần giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội thì Toàán xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 20. Bảo đảmquyền bình đẳng trước Toà án.

Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diệnhợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêucầu và tranh luận trước Toà án.

Điều 21. Tiếng nóivà chữ viết dùng trong tố tụng hình sự.

Tiếng nói vàchữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tiến hành và ngườitham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trong trườnghợp này phải có phiên dịch.

Điều 22. Giám đốcviệc xét xử.

Toà án cấptrên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốcviệc xét xử của Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp để bảo đảm việc ápdụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.

Điều 23. Kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

Viện kiểmsát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thựchành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất.

Trong cácgiai đoạn của tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng những biệnpháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cánhân hoặc tổ chức nào.

Khi thựchiện nhiệm vụ của mình, kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật, chịu sự chỉ đạotrực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và sự lãnh đạo thống nhất củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 24. Bảo đảmquyền khiếu nại và tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiếnhành tố tụng.

Công dân cóquyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và Toà án hoặc của bất kỳ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Cơ quan cóthẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo,thông báo bằng văn bản kết quả cho người khiếu nại và tố cáo biết và có biệnpháp khắc phục.

Cơ quan đãlàm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại.Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tuỳ trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 25. Bảo đảmhiệu lực của bản án và quyết định của Toà án.

Bản án vàquyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải đượccác cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân và tổchức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnhbản án và quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềviệc chấp hành đó.

Điều 26. Hiệu lựccủa Bộ luật tố tụng hình sự.

Bộ luật tốtụng hình sự được áp dụng đối với hoạt động tố tụng do cơ quan điều tra, Việnkiểm sát và Toà án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành.

Đối với ngườinước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà là công dân của nước đã ký kếthiệp định tương trợ tư pháp với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thìhoạt động tố tụng được tiến hành theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp.

Đối với ngườinước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặcquyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật ViệtNam, theo các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng conđường ngoại giao.

CHƯƠNGII

CƠQUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH

TỐTỤNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Điều 27. Cơ quantiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

1- Các cơquan tiến hành tố tụng gồm có:

a) Cơ quanđiều tra;

b) Viện kiểmsát;

c) Toà án.

2- Những ngườitiến hành tố tụng gồm có:

a) Điều traviên;

b) Kiểm sátviên;

c) Thẩmphán;

d) Hội thẩmnhân dân;

đ) Thư kýphiên toà.

Điều 28. Những trườnghợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng.

Người tiếnhành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

1- Họ đồngthời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền và lợiích hợp pháp liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thíchcủa những người đó hoặc của bị can, bị cáo;

2- Họ đãtham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, ngườiphiên dịch trong vụ án đó;

3- Có căn cứrõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 29. Quyền đềnghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Những ngườisau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:

1- Kiểm sátviên;

2- Bị can,bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợppháp của họ;

3- Người bàochữa.

Điều 30. Thay đổithẩm pháp hoặc hội thẩm nhân dân.

1- Thẩm phánhoặc Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

b) Họ cùngtrong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

c) Đã thamgia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó vớitư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thư ký phiên toà.

Thành viênUỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã tham gia xét xử vụ án theo trình tựgiám đốc tại Uỷ ban thẩm phán vẫn được tham gia xét xử lại vụ án tại Hội đồngthẩm phán.

2- Việc thayđổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà ánquyết định.

Việc thayđổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trướckhi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét việcthay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hộiđồng quyết định theo đa số.

Việc cửthành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.

Điều 31. Thay đổikiểm sát viên.

1- Kiểm sátviên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

b) Đã tiếnhành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là điều tra viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân hoặc thư ký phiên toà.

2- Việc thayđổi kiểm sát viên trước khi mở phiên toà do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấpquyết định. Nếu kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì doViện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định. Trong trường hợp phải thay đổikiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.

Việc cử kiểmsát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên quyết định.

Điều 32. Thay đổiđiều tra viên.

1- Điều traviên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

b) Đã tiếnhành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân hoặc thư ký phiên toà.

2- Việc thayđổi điều tra viên do thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định.

Nếu điều traviên bị thay đổi là thủ trưởng cơ quan điều tra thì việc điều tra vụ án đượcgiao cho cơ quan điều tra cấp trên.

Điều 33. Thay đổithư ký phiên toà.

1- Thư kýphiên toà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

b) Đã tiếnhành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, điều tra viên, thẩmphán hoặc hội thẩm nhân dân.

2- Việc thayđổi thư ký phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.

Việc cử thưký khác do Chánh án Toà án quyết định.

 

CHƯƠNGIII

NGƯỜITHAM GIA TỐ TỤNG

Điều 34. Bị can, bịcáo.

1- Bị can làngười đã bị khởi tố về hình sự.

Bị cáo là ngườiđã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

2- Bị can cóquyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; đề nghịthay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quyđịnh của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Bị can đượcgiao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; đượcgiao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng saukhi Viện kiểm sát quyết định truy tố; có quyền khiếu nại các quyết định của cơquan điều tra và Viện kiểm sát.

3- Bị cáo đượcgiao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; được tham gia phiên toà; được đề nghịthay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quyđịnh của Bộ luật này; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ ngườikhác bào chữa; nói lời sau cùng trước khi nghị án; được kháng cáo bản án vàquyết định của Toà án.

4- Bị can,bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát vàToà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị ápgiải.

Điều 35. Người bàochữa.

1- Người bàochữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đạidiện hợp pháp của bị can, bị cáo;

c) Bào chữaviên nhân dân.

2- Những ngườisau đây không được bào chữa:

a) Người đãtiến hành tố tụng trọng vụ án đó hoặc là người thân thích của người này;

b) Ngườitham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám địnhhoặc người phiên dịch.

3- Một ngườibào chữ có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếuquyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bàochữa cho một bị can, bị cáo.

4- Thủ trưởngcơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án hoặc Hội đồng xétxử cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án để họ thực hiện nhiệm vụ bàochữa.

Điều 36. Quyền và nghĩavụ của người bào chữa.

1- Người bàochữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần phải giữ bímật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từkhi kết thúc điều tra.

2- Người bàochữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì đượchỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác.

Người bàochữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, ngườiphiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; gặpbị can, bị cáo đang bị tạm giam; được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điềucần thiết sau khi kết thúc điều tra; có quyền tham gia xét hỏi và tranh luậntại phiên toà; khiếu nại các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, khángcáo bản án và quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc ngườicó nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 37Bộ luật này.

3- Người bàochữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏnhững tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của họ.

Người bàochữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận, nếukhông có lý do chính đáng.

Người bàochữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 37. Lựa chọnvà thay đổi người bào chữa.

1- Người bàochữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.

2- Trongnhững trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp củahọ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà ánphải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ:

a) Bị can,bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tạiBộ luật hình sự.

b) Bị can,bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Trong nhữngtrường hợp quy định tại điểm a và b, khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và ngườiđại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bàochữa.

Điều 38. Người bịtạm giữ.

1- Người bịtạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đốivới họ đã có quyết định tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tố.

2- Người bịtạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ; được giải thích quyền vànghĩa vụ; trình bày lời khai; đưa ra những yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ vànhững quyết định khác có liên quan. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện cácquy định về tạm giữ.

Điều 39. Người bịhại.

1- Người bịhại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạmgây ra.

2- Người bịhại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ và những yêucầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiến hành tốtụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; có quyềnđề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham gia phiên toà;khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; kháng cáo bản án vàquyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

Trong trườnghợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quyđịnh tại Điều này.

3- Người bịhại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toàán; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịutrách nhiệm theo Điều 242 Bộ luật hình sự.

4- Trong trườnghợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 88 Bộluật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lờibuộc tội tại phiên toà.

Điều 40. Nguyên đơndân sự.

1- Nguyênđơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tộiphạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2- Nguyênđơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ vànhững yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;có quyền đề nghị mức bồi thường, và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham giaphiên toà; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; kháng cáobản án và quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.

Điều 41. Bị đơn dânsự.

1- Bị đơndân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệmvật chất đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

2- Bị đơndân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại việc đòi bồi thườngcủa nguyên đơn dân sự; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo kết quảđiều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường; đề nghị thay đổi người tiến hànhtố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; thamgia phiên toà; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; khángcáo bản án và quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.

Điều 42. Người cóquyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án.

Người cóquyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp củahọ được tham gia phiên toà; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; kháng cáo bản ánhoặc quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền và lợiích hợp pháp của mình.

Điều 43. Người làmchứng.

1- Người nàobiết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đếnlàm chứng.

2- Người làmchứng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toàán; có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.

3- Những ngườisau đây không được làm chứng:

a) Người bàochữa của bị can, bị cáo;

b) Người docó nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không có khả năng nhận thức đượcnhững tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

4- Người làmchứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thìphải chịu trách nhiệm theo Điều 242 Bộ luật hình sự; khai gian dối thì phảichịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luật hình sự.

Điều 44. Người giámđịnh.

1- Ngườigiám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định mà cơ quantiến hành tố tụng trưng cầu.

2- Ngườigiám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phảigiám định; yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cầnthiết cho việc kết luận; tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏivề những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.

3- Ngườigiám định phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Toà án.

Người giámđịnh từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì phải chịutrách nhiệm theo Điều 242 Bộ luật hình sự. Người giám định kết luận gian dốithì phải chịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luật hình sự.

4- Ngườigiám định phải từ chối tham tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 28 Bộ luật này;

b) Đã tiếnhành tố tụng với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân, thư ký phiên toà hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, ngườilàm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó. Việc thay đổi người giám định do cơquan trưng cầu quyết định.

5- Bắt buộcphải trưng cầu giám định khi cần xác định:

a) Nguyênnhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả nănglao động;

b) Tìnhtrạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lựctrách nhiệm hình sự của họ;

c) Tìnhtrạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sựnghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết củavụ án.

Điều 45. Ngườiphiên dịch.

1- Ngườiphiên dịch do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong trườnghợp có người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếngViệt.

2- Ngườiphiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập và thực hiện nhiệm vụ được giao; nếudịch gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luậthình sự.

3- Ngườiphiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 28 Bộ luật này;

b) Đã tiếnhành tố tụng với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân, thư ký phiên toà hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, ngườigiám định, người làm chứng trong vụ án đó.

Việc thayđổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết định.

4- Những quyđịnh của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câmvà người điếc.

Điều 46. Trách nhiệmgiải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham giatố tụng.

Các cơ quantiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền vànghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Việc giải thích phải được ghi vàobiên bản.

 

CHƯƠNGIV

CHỨNGCỨ

Điều 47. Những vấnđề phải chứng minh trong vụ án hình sự.

Khi điềutra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà ánphải chứng minh:

1- Có hànhvi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác củahành vi phạm tội;

2- Ai là ngườithực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có nănglực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích hoặc động cơ phạm tội;

3- Nhữngtình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo và nhữngđặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo;

4- Tính chấtvà mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Điều 48. Chứng cứ.

1- Chứng cứlà những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không cóhành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiếtkhác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2- Chứng cứđược xác định bằng:

a) Vậtchứng;

b) Lời khaicủa người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bịtạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luậngiám định;

d) Biên bảnvề hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác.

Điều 49. Thu thậpchứng cứ.

1- Để thuthập chứng cứ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tậpnhững người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liênquan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và cáchoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu các cơ quan, tổchức và cá nhân cung cấp tài liệu, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2- Những ngườitham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ratài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

Điều 50. Đánh giáchứng cứ.

Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân xác định và đánh giá mọichứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổnghợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án.

Điều 51. Lời khaicủa người làm chứng.

1- Người làmchứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của bị can, bị cáo, ngườibị hại; quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo, người bị hại và trả lời những câuhỏi đặt ra.

2- Không đượcdùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ khôngthể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 52. Lời khaicủa người bị hại.

1- Người bịhại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với bị can, bị cáovà trả lời những câu hỏi đặt ra.

2- Không đượcdùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thểnói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 53. Lời khaicủa người bị tạm giữ.

Người bị tạmgiữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tộiphạm.

Điều 54. Lời khaicủa bị can, bị cáo.

1- Bị can,bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.

2- Lời nhậntội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với cácchứng cứ khác của vụ án.

Không đượcdùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Điều 55. Kết luậngiám định.

1- Ngườigiám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cánhân về kết luận đó.

Nếu việcgiám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đềuký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi ngườighi riêng ý kiến kết luận của mình.

2- Trong trườnghợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêurõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổsung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.

Điều 56. Vật chứng.

Vật chứng lànhững vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tộiphạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giátrị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Điều 57. Thu thậpvà bảo quản vật chứng.

1- Vật chứngcần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản vàđưa vào hồ sơ vụ án.

Trong trườnghợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơvà vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.

2- Vật chứngphải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẵn lộn và hư hỏng. Hồ sơ vụán ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Vật chứng làtiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chấtphóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảoquản tại ngân hàng hoặc tại các cơ quan chuyên trách khác.

3- Người cótrách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường;trong trường hợp huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vật chứng nhằm làm sai lệch hồsơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 236 Bộ luật hình sự.

Điều 58. Xử lý vậtchứng.

1- Việc xửlý vật chứng do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phóviện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giaiđoạn điều tra; do Chánh án, Phó chánh án Toà án cùng cấp hoặc Hội đồng xét xửquyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứngphải được ghi vào biên bản.

2- Vật chứngđược xử lý như sau:

a) Vật chứnglà công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹNhà nước;

b) Vật chứnglà những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của ngườikhác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lạicho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định đượcchủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c) Vật chứnglà tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứngkhông có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3- Trong quátrình điều tra, truy tố, xét xử, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b, khoản2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởngđến việc xử lý vụ án.

4- Trong trườnghợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo tố tụngdân sự.

Điều 59. Biên bảnvề hoạt động điều tra và xét xử.

Những tìnhtiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường,khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên bản phiêntoà và các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định của Bộ luật này cóthể được coi là chứng cứ.

Điều 60. Các tàiliệu khác trong vụ án.

Những tìnhtiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu do cơ quan, tổ chứchoặc cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.

Trong trườnghợp những tài liệu này có những dấu hiệu quy định tại Điều 56 Bộ luật này thì đượccoi là vật chứng.

 

CHƯƠNGV

NHỮNGBIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Điều 61. Căn cứ ápdụng biện pháp ngăn chặn.

Để kịp thờingăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăncho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cầnbảo đảm thi hành án thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án có thể ápdụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấmđi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Điều 62. Việc bắtbị can, bị cáo để tạm giam.

1- Những ngườisau đây có quyền ra lệnh bắt người:

a) Viện trưởng,Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

b) Chánh án,Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

c) Thẩm phánToà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiêntoà;

d) Trưởngcông an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên. Trong trường hợp này lệnh bắt phải đượcViện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2- Lệnh bắtphải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địachỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh vàcó đóng dấu.

Người thihành lệnh phải đọc và giải thích lệnh cho người bị bắt và phải lập biên bản vềviệc bắt.

Khi tiến hànhbắt người, phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện củacơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng củangười bị bắt chứng kiến.

3- Không đượcbắt người vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy địnhtại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này.

Điều 63. Việc bắtngười trong trường hợp khẩn cấp.

1- Trongnhững trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:

a) Khi cócăn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng;

b) Khi ngườibị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xácnhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy đó là tội phạm nghiêmtrọng và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấycó dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tộiphạm nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêuhuỷ chứng cứ.

2- Những ngườisau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

a) Trưởngcông an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên;

b) Người chỉhuy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn; người chỉ huy đồn biên phòng ởhải đảo hoặc biên giới;

c) Người chỉhuy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

3- Nội dunglệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải tuântheo đúng quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật này.

4- Trong mọitrường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấpbằng văn bản để xét phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì trả tự dongay cho người bị bắt.

Điều 64. Việc bắtngười phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

1- Đối vớingười đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị pháthiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũngcó quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhândân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắtđến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2- Khi bắtngười phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyềntước vũ khí của người bị bắt.

Điều 65. Những việccần làm ngay sau khi nhận người bị bắt.

1- Sau khinhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cơ quanđiều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạmgiữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

2- Đối vớingười bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra phải thông báo ngaycho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại giam nơi gầnnhất.

Điều 66. Biên bản.

1- Người thihành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

Biên bảnphải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việcđã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệubị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bảnphải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, ngườithi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai cóý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biênbản và ký tên.

Việc tạm giữđồ vật của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

2- Khi giaovà nhận người bị bắt, hai bên bàn giao và nhận phải lập biên bản.

Ngoài nhữngđiểm đã quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việcbàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sứckhoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.

Điều 67. Thông báovề việc bắt.

Người ralệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường,thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếuthông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ralệnh bắt phải thông báo ngay.

Điều 68. Tạm giữ.

1- Tạm giữcó thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặcphạm tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này.

2- Trưởngcông an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điềutra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên có quyền ra lệnh tạm giữ.

3- Trongthời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xétthấy việc tạm giữ không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ lệnhtạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Lệnh tạm giữphải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạmgiữ một bản.

Điều 69. Thời hạntạm giữ.

1- Thời hạntạm giữ không được quá ba ngày đêm, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bịbắt.

2- Trong trườnghợp cần thiết và được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn, cơ quan ra lệnh tạm giữcó thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày đêm.

3- Khi hếtthời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngaycho người đã bị tạm giữ.

4- Thời giantạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam.

Điều 70. Tạm giam.

1- Tạm giamcó thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hìnhphạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trởviệc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2- Đối vớibị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới mười haitháng, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng, trừ trườnghợp đặc biệt thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

3- Những ngườicó thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 62 Bộ luật này có quyền ralệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d, khoản 1Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thihành.

4- Cơ quanra lệnh tạm giam phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và chochính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bi tạm giam cưtrú hoặc làm việc biết.

Điều 71. Thời hạntạm giam.

1- Thời hạntạm giam để điều tra không được quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng;không được quá bốn tháng đối với tội nghiêm trọng.

2- Trong trườnghợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn choviệc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên có quyền gia hạn tạm giam, nhưngkhông được quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không được quá bốn thángđối với tội nghiêm trọng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởngViện kiểm sát quân sự trung ương có thể gia hạn thêm đối với tội nghiêm trọng,nhưng không được quá bốn tháng.

Trong trườnghợp cần thiết, đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thìViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm.

3- Trong khitạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điềutra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do chongười bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hếtthời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạmgiam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Điều 72. Chế độ tạmgiữ, tạm giam.

Chế độ tạmgiữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

Nơi tạm giữ,tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình được thực hiện theoquy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 73. Việc chămnom thân nhân và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam.

1- Khi ngườibị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và thân nhân là ngườitàn tật, già yếu, không có người chăm sóc, thì cơ quan ra lệnh tạm giữ, tạmgiam giao những người đó cho người thân thích hoặc cho chính quyền sở tại chămnom.

2- Trong trườnghợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trôngnom thì cơ quan ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quảnthích đáng.

3- Cơ quanra lệnh tạm giữ, tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết nhữngbiện pháp đã được áp dụng.

Điều 74. Cấm đikhỏi nơi cư trú.

Bị can, bịcáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khicó giấy triệu tập. Trong trường hợp bị can, bị cáo cần phải tạm thời di khỏinơi cư trú thì phải được phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Bị can, bịcáo vi phạm cam đoan sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Điều 75. Bảo lĩnh.

1- Cá nhânhoặc tổ chức có thể nhận bảo lĩnh bị can, bị cáo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhânhoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tộivà bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điềutra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chứcnhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việcnhận bảo lĩnh. Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có haingười.

2- Cá nhân hoặctổ chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.

Điều 76. Đặt tiềnhoặc tài sản để bảo đảm.

1- Đối vớibị can hoặc bị cáo là người nước ngoài thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát vàToà án có thể cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt theogiấy triệu tập.

Quyết địnhcủa cơ quan điều tra về việc cho đặt tiền hoặc tài sản phải được Viện kiểm sátcùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2- Phải lậpbiên bản về việc đặt tiền hoặc tài sản và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.Biên bản phải ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt.

3- Trong trườnghợp bị can hoặc bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng theo giấy triệu tậpcủa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thì số tiền hoặc tài sản đó bị sungquỹ Nhà nước.

Điều 77. Huỷ bỏhoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

1- Khi vụ ánbị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được huỷ bỏ.

2- Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còncần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

Đối vớinhững biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thaythế phải do Viện kiểm sát quyết định.

CHƯƠNGVI

BIÊNBẢN, THỜI HẠN, ÁN PHÍ

Điều 78. Biên bản.

1- Khi tiếnhành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thốngnhất.

Trong biênbản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầuvà thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành,tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặcđề nghị của họ.

2- Biên bảnphiên toà phải có chữ ký của chủ toạ và thư ký; biên bản các hoạt động tố tụngkhác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trườnghợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký củahọ.

Điều 79. Tính thờihạn.

1- Thời hạnmà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Khi tínhthời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ; khi tính thời hạn theotháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngàytrùng, thì thời hạn hết vào ngày cuối của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngàykhông làm việc thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùngcủa thời hạn.

2- Trong trườnghợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưuđiện. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua Ban giám thị trại giam thì thời hạnđược tính từ ngày Ban giám thị trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.

Điều 80. Phục hồithời hạn.

Nếu quá hạnmà có lý do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi thời hạn.

Điều 81. Ánphí.

Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụnghình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giámđịnh, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp Toà án chỉ định và cáckhoản chi phí khác.

Điều 82. Tráchnhiệm chịu án phí.

1- Ánphí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu.

2- Người bịkết án phải trả án phí theo quyết định của Toà án.

3- Trong trườnghợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bị cáovô tội thì người bị hại phải trả án phí.

PHẦNTHỨ HAI

KHỞITỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

CHƯƠNGVII

KHỞITỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 83. Căn cứkhởi tố vụ án hình sự.

Chỉ đượckhởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấuhiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

1- Tố giáccủa công dân;

2- Tin báocủa cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội;

3- Tin báotrên các phương tiện thông tin đại chúng;

4- Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Toà án, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan vàcơ quan Kiểm lâm trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5- Ngườiphạm tội tự thú.

Điều 84. Tố giác vàtin báo về tội phạm.

Công dân cóthể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc với cáccơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Nếu tố giác bằng miệng thì cơquan tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan hoặctổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay vềtội phạm cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản.

Điều 85. Người phạmtội tự thú.

Khi ngườiphạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi,nghề nghiệp, chỗ ở và những lời khai của người tự thú.

Điều 86. Nhiệm vụgiải quyết tố giác và tin báo về tội phạm.

Trong thờihạn không quá hai mươi ngày kể từ khi nhận được tố giác hoặc tin báo, cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xácminh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trườnghợp sự việc bị tố giác hoặc tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểmtra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báocó thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Điều 87. Quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự.

1- Khi xácđịnh có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự. Đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quanKiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều93 Bộ luật này.

Toà án raquyết định khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện đượctội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

2- Quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố và điều khoảncủa Bộ luật hình sự được áp dụng.

3- Trongthời hạn 24 giờ, quyết định khởi tố của Viện kiểm sát được gửi đến cơ quan điềutra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, đơn vị Bộđội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm được gửi đến Viện kiểm sátđể kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Toà án được gửi đến Viện kiểmsát để xem xét, quyết định việc điều tra.

Điều 88. Khởi tố vụán hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

1- Những vụán về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1, khoản 1 Điều112; đoạn 1, khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.

2- Trong trườnghợp người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà thì vụ án phải được đìnhchỉ.

Trong trườnghợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn cóthể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Điều 89. Những căncứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Không đượckhởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

1- Không cósự việc phạm tội;

2- Hành vikhông cấu thành tội phạm;

3- Ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4- Người màhành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết đình đình chỉ vụ án có hiệu lựcpháp luật;

5- Đã hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6- Tội phạmđã được đại xá;

7- Ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đốivới người khác.

Điều 90. Quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự.

1- Khi cómột trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này thì cơ quan có quyềnkhởi tố ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải huỷbỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giáchoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khácthì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết.

2- Cơ quan,tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có thể khiếu nại quyếtđịnh không khởi tố vụ án với Viện kiểm sát. Quyết định không khởi tố vụ án củaViện kiểm sát cấp dưới có thể bị khiếu nại với Viện kiểm sát cấp trên.

Điều 91. Kiểm sátviệc khởi tố vụ án hình sự.

1- Viện kiểmsát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm việc khởi tố vụ án hình sự cócăn cứ và hợp pháp.

2- Trong trườnghợp quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quanHải quan và cơ quan Kiểm lâm không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết địnhhuỷ bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự củacác cơ quan đó không có căn cứ, thì Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định đó và raquyết định khởi tố vụ án.

3- Trong trườnghợp quyết định khởi tố của Toà án không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghịlên Toà án cấp trên.

CHƯƠNGVIII

CƠQUAN ĐIỀU TRA VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA

Điều 92. Cơ quanđiều tra và thẩm quyền điều tra.

Cơ quan điềutra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân điều tra tấtcả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trongQuân đội và những trường hợp do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dânđiều tra.

2- Cơ quanđiều tra trong Quân đội điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toàán quân sự.

3- Cơ quanđiều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây,khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:

a) Khi pháthiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

b) Khi tiếnhành kiểm sát việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạmtội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;

c) Khi pháthiện tội phạm trong hoạt động tư pháp.

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểmsát điều tra trong những trường hợp khác.

4- Cơ quanđiều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địaphận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạmthì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm,nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

5- Tổ chức,nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra do Hội đồng Nhà nước quyđịnh.

Điều 93. Quyền hạnđiều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm.

1- Khi pháthiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự tronglĩnh vực quản lý của mình thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơquan Kiểm lâm có thẩm quyền:

a) Đối vớihành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết địnhkhởi tố vụ án, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩmquyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối vớihành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiếnhành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra cóthẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2- Nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan vàKiểm lâm do Hội đồng Nhà nước quy định.

Điều 94. Quyền hạnvà trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên.

1- Thủ trưởngcơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định ápdụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, truy nã bị can, khám xét, thayđổi điều tra viên trong những trường hợp được Bộ luật này quy định; trực tiếptiến hành điều tra; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra.

Điều traviên được phân công điều tra vụ án có quyền tiến hành các biện pháp điều tra doBộ luật này quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra củamình.

2- Nhữngquyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra, của điều tra viên trongkhi tiến hành điều tra vụ án phải được cơ quan, tổ chức và công dân chấp hành.

Điều 95. Nhập hoặctách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.

Có thể nhậpđể tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiềutội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có nhữngngười khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 246và Điều 247 Bộ luật hình sự.

Chỉ đượctách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớmviệc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởngđến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.

Điều 96. Uỷ thácđiều tra.

Khi cầnthiết, cơ quan điều tra có thể uỷ thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành mộtsố hoạt động điều tra. Quyết định uỷ thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu cụ thể.Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện nhanh chóng và đầy đủnhững việc được uỷ thác.

Việc uỷ thácđiều tra giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nước đã ký kếthiệp định tương trợ tư pháp với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượctiến hành theo quy định của hiệp định đó.

Điều 97. Thời hạnđiều tra.

1- Thời hạnđiều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án hình sựcho đến khi kết thúc điều tra.

2- Trong trườnghợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mườingày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Việntrưởng Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định nhưsau:

a) Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khugia hạn điều tra không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp dưới hoặc cấp mìnhđiều tra;

b) Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ươnggia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng đối với những vụ án docấp mình điều tra và một lần không quá bốn tháng đối với vụ án do cấp tỉnh vàcấp quân khu điều tra;

c) Trong trườnghợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn điềutra thêm một lần không quá bốn tháng. Đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạman ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền giahạn thêm.

3- Khi đãhết thời gian gia hạn điều tra mà không chứng minh được bi can đã thực hiện tộiphạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.

Điều 98. Thời hạnphục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại.

1- Trong trườnghợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 140 Bộ luật này thì thời hạn điều tratiếp không được quá ba tháng. Việc gia hạn điều tra tiến hành theo thủ tụcchung quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật này, nhưng không quá ba tháng.

2- Trong trườnghợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổsung không được quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thìthời hạn điều tra bổ sung không được quá một tháng. Thời hạn điều tra bổ sungtính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.

3- Trong trườnghợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và việc gia hạnđiều tra theo thủ tục chung.

Thời hạnđiều tra được tính từ khi cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.

Điều 99. Giải quyếtcác yêu cầu của người tham gia tố tụng.

Khi ngườitham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầucủa họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thìcơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyết định và nêu rõ lý do.

Điều 100. Sự thamdự của người chứng kiến.

Người chứngkiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật nàyquy định.

Người chứngkiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đãtiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. ý kiến này đượcghi vào biên bản.

Điều 101. Không đượctiết lộ bí mật về điều tra.

Điều traviên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng không được tiếtlộ bí mật về điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản.

Điều traviên, kiểm sát viên hoặc người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật về điều tra thìtuỳ trường hợp phải chịu trách nhiệm theo các Điều 92, 93, 222, 223, 262, 263Bộ luật hình sự.

Điều 102. Biên bảnđiều tra.

1- Khi tiếnhành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này.

Người lậpbiên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích chohọ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vàobiên bản. Người tham gia tố tụng cùng ký tên vào biên bản với người lập biênbản.

2- Trong trườnghợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghivào biên bản và nêu rõ lý do.

3- Nếu ngườitham gia tố tụng vì nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc vì lý do khác màkhông thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; người lập biên bản và ngườichứng kiến cùng ký xác nhận.

Người khôngbiết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.

CHƯƠNGIX

KHỞITỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN

Điều 103. Khởi tốbị can.

1- Khi có đủcăn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều trara quyết định khởi tố bị can.

2- Quyếtđịnh khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụngười ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, hoàn cảnh giađình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luậthình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Nếu bị canbị khởi tố về nhiều tội khác nhau, thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghirõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

3- Cơ quanra quyết định khởi tố bị can phải giao quyết định và giải thích quyền và nghĩavụ cho bị can. Bị can ký vào biên bản giao nhận.

4- Quyếtđịnh khởi tố bị can phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 104. Thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.

Nếu thấy cầnthay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyếtđịnh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố. Quyết định này phải được gửingay cho Viện kiểm sát cùng cấp và bị can.

Điều 105. Tạm đìnhchỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm.

Khi xét thấyviệc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan cấp quản lý bị can tạmđình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn bảy ngày, các cơ quan này phải trảlời cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã có kiến nghị biết.

Điều 106. Giấytriệu tập bị can.

1- Giấytriệu tập bị can cần ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm,địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chínhđáng.

2- Giấytriệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cưtrú hoặc cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc để giao cho bịcan.

Khi nhậngiấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Nếu bị can khôngký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan điều tra. Nếu bịcan vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên tronggia đình. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập, thông qua Ban giám thị trạigiam.

3- Bị canphải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chínhđáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì cơ quan điều tra ra quyết định áp giải.Quyết định này phải được đọc cho bị can nghe trước khi áp giải.

Điều 107. Hỏi cungbị can.

1- Việc hỏicung bị can phải do điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tốbị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của ngườiđó.

Trước khihỏi cung, điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bịcan biết rõ quyền và nghĩa vụ.

Nếu vụ án cónhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thểcho bị can tự viết lời khai của mình.

2- Không hỏicung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lýdo vào biên bản.

3- Điều traviên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm theoĐiều 234 và Điều 235 Bộ luật hình sự.

Điều 108. Biên bảnhỏi cung bị can.

1- Biên bảnhỏi cung bị can phải lập theo quy định của Điều 78 Bộ luật này.

Mỗi lần hỏicung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can,các câu hỏi và câu trả lời.

2- Sau khihỏi cung, điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc.Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản, thì bị can và điều tra viêncùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang củabiên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị cancùng ký xác nhận tờ khai đó.

Nếu việc hỏicung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và điều tra viêncùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và điều traviên cùng ký xác nhận.

Trong trườnghợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyềnvà nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết đượcquyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vàotừng trang của biên bản hỏi cung.

3- Khi hỏicung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì điều traviên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ trong khi hỏi cung bị can.Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.

CHƯƠNGX

LẤYLỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI

ĐỐICHẤT VÀ NHẬN DẠNG

Điều 109. Triệu tậpngười làm chứng.

1- Giấytriệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng; ngày,giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt khôngcó lý do chính đáng.

2- Giấytriệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyềnxã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làmviệc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứngthực hiện nghĩa vụ.

Trong mọi trườnghợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.

3- Giấytriệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đạidiện hợp pháp khác của họ.

Điều 110. Lấy lờikhai của người làm chứng.

1- Có thểlấy lời khai người làm chứng tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại chỗ ở của ngườiđó.

2- Nếu vụ áncó nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để chohọ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.

3- Trước khilấy lời khai, điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền vànghĩa vụ. Việc này phải được ghi vào biên bản.

4- Trước khihỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làmchứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân người làmchứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì màhọ biết về vụ án, sau dó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chấtgợi ý.

5- Khi lấylời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ, người đại diện hợppháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.

Điều 111. Biên bảnghi lời khai của người làm chứng.

Biên bản ghilời khai của người làm chứng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều108 Bộ luật này.

Điều 112. Lấy lờikhai của người bị hại.

Việc lấy lờikhai của người bị hại được tiến hành theo quy định tại các Điều 109, 110 và 111Bộ luật này.

Điều 113. Đối chất.

1- Trong trườnghợp có sự mâu thuẵn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì điều tra viêntiến hành đối chất.

2- Nếu có ngườilàm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên điều tra viên phảigiải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cốtình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.

3- Khi bắtđầu đối chất, điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đốichất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lờikhai trong đối chất, điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

Điều traviên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẵn nhau; câu hỏi vàtrả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.

Chỉ sau khinhững người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lầntrước của họ.

4- Biên bảnđối chất phải lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này.

Điều 114. Nhậndạng.

1- Khi cầnthiết, điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, ngườibị hại hoặc bị can nhận dạng.

Điều traviên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mànhờ đó họ có thể nhận dạng được.

2- Số người,vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tươngtự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không thể áp dụng nguyên tắcnày.

Trong trườnghợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói.

3- Nếu nhânchứng hay người bị hại là người nhận dạng, thì trước khi tiến hành, điều traviên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khaibáo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biênbản.

4- Trong khitiến hành nhận dạng, điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số đượcđưa ra để nhận dạng thì điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vàocác vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật, hay ảnh đó.

Việc tiếnhành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.

5- Biên bảnnhận dạng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này. Trongbiên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưara để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lờikhai báo, trình bày của người nhận dạng.

CHƯƠNGXI

KHÁMXÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ, KÊ BIÊN TÀI SẢN

Điều 115. Căn cứkhám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm.

1- Việc khámngười, chỗ ở, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người,chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sảndo phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khámchỗ ở, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

2- Khi cầnphải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thưtín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

Điều 116. Thẩmquyền ra lệnh khám xét.

1- Những ngườiđược quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trongmọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d, khoản 1Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi tiếnhành.

2- Trong trườnghợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luậtnày có quyền ra lệnh khám xét. Sau khi khám xong, trong thời hạn 24 giờ, ngườira lệnh khám phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 117. Khám người.

1- Khi bắtđầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giảithích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiếnhành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếuđương sự từ chối thì tiến hành khám.

2- Khi khámngười, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

3- Có thểtiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khicó căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vậtcần thu giữ.

Điều 118. Khám chỗở, địa điểm.

1- Việc khámchỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc được tiến hành theo quy định tại các Điều 115,116 và 117 Bộ luật này.

2- Khi khámchỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đìnhhọ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứngkiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏtrốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đạidiện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

3- Không đượckhám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lýdo vào biên bản.

4- Khi khámchỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thểtrì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khámchỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến.

5- Khi tiếnhành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đangbị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác chođến khi khám xong.

Điều 119. Thu giữthư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện.

Khi cầnthiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì cơquan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phêchuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõlý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấpbiết.

Người thihành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trướckhi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡngười thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.

Khi thu giữthư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải có đại diện của cơ quan bưu điệnchứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.

Cơ quan ralệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩmbị thu giữ biết, trừ trường hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cảntrở đó không còn nữa, người ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.

Điều 120. Tạm giữđồ vật, tài liệu khi khám xét.

Khi khámxét, điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quantrực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phảithu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cầnthiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện giađình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữđồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạmgiữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; mộtbản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giaocho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.

Điều 121. Kê biêntài sản.

1- Việc kêbiên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quyđịnh có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Những ngườicó thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biêntài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2- Chỉ kêbiên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thườngthiệt hại.

Tài sản bịkê biên được giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân của họ bảo quản. Người đượcgiao bảo quản mà có hành vi chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tàisản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.

3- Khi tiếnhành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong giađình, đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứngkiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từngtài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này,đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại củađương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiếnhành kê biên.

Biên bản kêbiên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biênxong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

4- Khi xétthấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tạikhoản 1 Điều này phải kịp thời ra quyết định huỷ bỏ lệnh kê biên.

Điều 122. Tráchnhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thugiữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong.

Đồ vật, tàiliệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêmphong theo quy định tại các Điều 57, 119 và 120 Bộ luật này phải được bảo quảnnguyên vẹn.

Người đượcgiao bảo quản mà phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cấtgiấu hoặc huỷ hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm theoĐiều 244 Bộ luật hình sự.

Điều 123. Biên bảnkhám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưuphẩm.

Khi tiếnhành khám xét, thu giữ, tạm giữ phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộluật này.

Điều 124. Tráchnhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ,tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

Người ralệnh, người tiến hành khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tàiliệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tuỳ trường hợpmà bị xử lý kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hìnhsự.

CHƯƠNGXII

KHÁMNGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI

THỰCNGHIỆM ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH

Điều 125. Khámnghiệm hiện trường.

1- Cơ quanđiều tra tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm pháthiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đốivới vụ án.

2- Khámnghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khitiến hành khám nghiệm, điều tra viên phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại,người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

3- Khi khámnghiệm hiện trường, điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường,đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật,tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khámnghiệm hiện trường.

Trong trườnghợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảoquản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Điều 126. Khám nghiệmtử thi.

Khi pháthiện tử thi, điều tra viên tiến hành khám nghiệm có bác sĩ pháp y tham gia vàphải có người chứng kiến.

Trong trườnghợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của cơ quan điều tra vàphải thông báo cho gia đình nạn nhân. việc khai quật tử thi phải được tiến hànhcó bác sĩ pháp y tham gia.

Khi cầnthiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.

Trong mọi trườnghợp, việc khám nghiệm tử thi phải được báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấpbiết.

Điều 127. Xem xétdấu vết trên thân thể.

1- Điều traviên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại,người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấuvết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì trưng cầugiám định pháp y.

2- Việc xemxét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có mặt người cùng giớichứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.

Không đượcxâm phạm đến nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét thân thể.

Điều 128. Thựcnghiệm điều tra.

1- Để kiểmtra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơquan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường,diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất địnhvà tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc,chụp ảnh, vẽ sơ đồ.

2- Khi tiếnhành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cầnthiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể thamgia.

Không đượcxâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những ngườitham gia việc thực nghiệm điều tra.

Điều 129. Biên bảnkhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể vàthực nghiệm điều tra.

Khi tiếnhành khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thểvà thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luậtnày.

Điều 130. Trưng cầugiám định.

1- Khi cónhững vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật nàycũng như khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết địnhtrưng cầu giám định.

2- Quyếtđịnh trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên ngườiđược trưng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụcủa người giám định đã được quy định tại Điều 44 Bộ luật này.

Điều 131. Việc tiếnhành giám định.

Việc giámđịnh có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụán ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.

Điều traviên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

Điều 132. Nội dungkết luận giám định.

1- Nội dungkết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họtên, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người giám định; những ngườitham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cảnhững gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp nhữngvấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.

2- Để làmsáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏithêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giámđịnh bổ sung hoặc giám định lại.

Điều 133. Quyền củabị can đối với kết luận giám định.

1- Sau khiđã tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội dung kếtluận giám định.

Bị can đượctrình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổsung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản.

2- Trong trườnghợp cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý dovà báo cho bị can biết.

Điều 134. Giám địnhbổ sung hoặc giám định lại.

Việc giámđịnh bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.

Việc giámđịnh lại phải do người giám định khác tiến hành.

CHƯƠNGXIII

TẠMĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA

Điều 135. Tạm đìnhchỉ điều tra.

1- Khi bịcan bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giámđịnh pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra. Trongtrường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thìtạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra.

Trong trườnghợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đếntất cả các bị can, thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

Nếu khôngbiết bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trướckhi tạm đình chỉ điều tra.

2- Cơ quanđiều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho Việnkiểm sát cùng cấp và thông báo cho bị can, người bị hại biết.

Điều 136. Truy nãbị can.

Quyết địnhtruy nã phải ghi rõ họ tên, tuổi, trú quán, đặc điểm để nhận dạng bị can, dánảnh kèm theo, nếu có và tội phạm mà bị can đã bị khởi tố.

Quyết địnhtruy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi ngườiphát hiện, bắt, giữ người bị truy nã.

Điều 137. Kết thúcđiều tra.

1- Việc điềutra kết thúc khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉđiều tra.

2- Trong trườnghợp cơ quan điều tra đề nghị truy tố thì hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểmsát và cơ quan điều tra phải báo ngay cho bị can và người bào chữa biết.

Điều 138. Đề nghịtruy tố.

1- Khi cóđầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra làm bảnkết luận điều tra và đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra trình bày diễn biếnhành vi tội phạm, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuấtgiải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ.

Bản kết luậnđiều tra, đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án được gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp.

2- Kèm theokết luận điều tra có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã đượcáp dụng có ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng, việc kiện dân sự,biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản, nếu có.

3- Bản kếtluận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của ngườilàm kết luận.

Điều 139. Đình chỉđiều tra.

1- Cơ quanđiều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây:

a) Có mộttrong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này;

b) Đã hếtthời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2- Quyếtđịnh đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do đình chỉđiều tra, việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật đã tạm giữ, nếu có vànhững vấn đề khác có liên quan.

Cơ quan điềutra phải gửi quyết định đình chỉ điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp và báongay bị can, người bị hại biết.

Nếu trongmột vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đếntất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3- Trong trườnghợp được quy định tại đoạn 1, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, thì cơ quan điềutra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và có thể chuyển giao hồ sơ cho cơquan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội xử lý.

Điều 140. Phục hồiđiều tra.

1- Khi có lýdo để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, thì cơ quan điềutra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự. Quyết định này phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

2- Nếu việcđiều tra bị đình chỉ theo điểm 5 và điểm 6 Điều 89 Bộ luật này mà bị can khôngđồng ý và yêu cầu điều tra lại thì cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyếtđịnh phục hồi điều tra.

CHƯƠNGXIV

KIỂMSÁT ĐIỀU TRA. QUYẾT ĐỊNH VIỆC TRUY TỐ

Điều 141. Nhiệm vụ,quyền hạn của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra.

1- Viện kiểmsát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việcđiều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Viện kiểm sát phải kịp thời pháthiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra biện pháp khắcphục.

2- Viện kiểmsát có nhiệm vụ:

a) Ápdụng mọi biện pháp do Bộ luật này quy định để mọi hành vi phạm tội đều phải đượcđiều tra và xử lý kịp thời, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vôtội;

b) Bảo đảmkhông để một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền côngdân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái phápluật;

c) Bảo đảmhoạt động điều tra phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này. Trongviệc điều tra phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vôtội, làm rõ những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmcủa bị can và tìm ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội;

d) Bảo đảmviệc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can là có căn cứ và hợp pháp.

3- Viện kiểmsát có quyền:

a) Kiểm sátviệc khởi tố, tự mình khởi tố vụ án hình sự và chuyển đến cơ quan điều tra đểyêu cầu tiến hành điều tra; trực tiếp điều tra trong những trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 92 Bộ luật này;

b) Phê chuẩnhoặc không phê chuẩn quyết định của cơ quan điều tra đã được quy định tại Bộluật này;

c) Quyếtđịnh áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quanđiều tra truy nã bị can;

d) Đề ra yêucầu điều tra, trả lại hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung; yêu cầu cơ quanđiều tra cung cấp tài liệu cần thiết về tội phạm và việc làm vi phạm pháp luậtcủa điều tra viên, nếu có;

đ) Kiểm sátviệc khám xét, khám nghiệm, việc hỏi cung bị can và các hoạt động điều tra kháccủa cơ quan điều tra; trực tiếp hỏi cung bị can khi thấy cần thiết;

e) Quyếtđịnh truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, chuyển vụ án, huỷ bỏ cácquyết định trái pháp luật của các cơ quan điều tra;

g) Yêu cầuThủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên vi phạm pháp luật trong khitiến hành điều tra.

4- Các cơquan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểmsát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm b, c, e khoản 3Điều này, nếu không nhất trí, cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng cóquyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét và quyết định.Trong thời hạn hai mươi ngày, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phảixét và giải quyết đề nghị của cơ quan điều tra.

Điều 142. Quyếtđịnh của Viện kiểm sát sau khi kết thúc điều tra.

1- Trongthời hạn không quá ba mươi ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luậnđiều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Truy tốbị can trước Toà án bằng bản cáo trạng;

b) Trả lạihồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉhoặc tạm đình chỉ vụ án.

Trong trườnghợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể gia hạn thêmnhưng không quá ba mươi ngày.

Viện kiểmsát phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết những quyết định nói trên.Bản cáo trạng, quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra phải đượcgiao cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép những điều cầnthiết và đề xuất yêu cầu.

2- Trong trườnghợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, nếu xétthấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có thểra lệnh tạm giam, nhưng không được quá ba mươi ngày.

3- Trong trườnghợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày kể từ khi ra quyết định, Viện kiểm sátphải gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Toà án.

Điều 143. Bản cáotrạng.

1- Nội dungbản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủđoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; nhữngchứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiếtgiảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kếtluận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

2- Người lậpbản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và kývào bản cáo trạng.

Điều 144. Khiếu nạiđối với hoạt động của điều tra viên, kiểm sát viên.

1- Khiếu nạiđối với hoạt động của điều tra viên được gửi đến cơ quan điều tra hoặc Việnkiểm sát cùng cấp.

Khiếu nạiđối với hoạt động của kiểm sát viên được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát đóhoặc Viện kiểm sát cấp trên. Nếu khiếu nại bằng miệng thì phải lập biên bản cóchữ ký của người khiếu nại và người nhận khiếu nại.

2- Khiếu nạiphải được giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ khi nhận được khiếunại. Trong trường hợp bác bỏ khiếu nại phải nêu rõ lý do.

PHẦNTHỨ BA

XÉTXỬ SƠ THẨM

CHƯƠNGXV

THẨMQUYỀN CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP

Điều 145. Thẩmquyền xét xử của Toà án các cấp.

1- Toà ánnhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm màBộ luật hình sự quy định hình phạt từ bảy năm tù trở xuống, trừ những tội sauđây:

a) Các tộiđặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tộiquy định tại các Điều 89, 90, 91, 92, 93, 101 (khoản 3), 102, 179, 231, 232 Bộluật hình sự.

2- Toà ánnhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ ánhình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyệnvà Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dướimà mình lấy lên để xét xử.

3- Toà hìnhsự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự cấp cao xét xử sơ thẩm đồng thờichung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.

4- Toà ánquân sự xét xử những bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của mình theo quy định củapháp luật.

Điều 146. Thẩmquyền theo lãnh thổ.

1- Toà án cóthẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trườnghợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xửlà Toà án nơi kết thúc việc điều tra.

2- Bị cáophạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Toà án nhân dân cấp tỉnh nơicư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cưtrú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tuỳ trường hợp, Chánh án Toà án nhândân tối cao ra quyết định giao cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà ánnhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Bị cáo phạmtội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự thì do Toà ánquân sự cấp quân khu trở lên xét xử, theo quyết định của Chánh án Toà án quânsự cấp cao.

Điều 147. Thẩmquyền xét xử những tội phạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải ViệtNam.

Những tộiphạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam đang hoạt động ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam, nơi cósân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên, hoặc nơi máy bay, tàu biển đó được đăngký.

Điều 148. Việc xétxử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Toà án khác cấp.

Khi bị cáophạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấptrên thì Toà án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 149. Chuyển vụán.

Khi thấy vụán không thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án chuyển vụ án cho Toà án có thẩmquyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Toà án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, đơn vị hành chính tương đương và ngoài phạm vi quân khu doToà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu quyết định.

Chỉ đượcchuyển vụ án cho Toà án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này,việc chuyển vụ án do Chánh án Toà án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền củaToà án quân sự hoặc Toà án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phảichuyển cho Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hộiđồng xét xử quyết định.

Việc chuyểnvụ án phải được thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 150. Giảiquyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử.

1- Việctranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyếtđịnh.

2- Việctranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Toà án quân sự do Chánhán Toà án nhân dân tối cao quyết định.

CHƯƠNGXVI

CHUẨNBỊ XÉT XỬ

Điều 151. Thời hạnchuẩn bị xét xử.

1- Sau khinhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiêncứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụngvà tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà.

2- Trongthời hạn bốn mươi lăm ngày đối với tội ít nghiêm trọng, ba tháng đối với tộinghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán phải ra một trong nhữngquyết định sau đây:

a) Đưa vụ ánra xét xử;

b) Trả hồ sơđể điều tra bổ sung;

c) Tạm đìnhchỉ vụ án;

d) Đình chỉvụ án.

Đối vớinhững vụ án phức tạp, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp có thể quyết định kéodài thời hạn chuẩn bị xét xử thêm một tháng.

Sau khi đãcó quyết định đưa vụ án ra xét xử, phải mở phiên toà trong thời hạn mười lămngày; trong trường hợp có lý do chính đáng thì có thể mở phiên toà trong thờihạn ba mươi ngày.

Đối với vụán được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khinhận lại hồ sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Điều 152. Ápdụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn.

Ngay sau khinhận hồ sơ, thẩm phán phải quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biệnpháp ngăn chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánhán hoặc Phó chánh án Toà án cùng cấp quyết định.

Thời hạn tạmgiam kể từ ngày Toà án nhận được hồ sơ và cáo trạng đến ngày mở phiên toà xétxử không được quá bốn mươi lăm ngày đối với vụ án do Toà án cấp huyện và Toà ánquân sự khu vực thụ lý; ba tháng đối với vụ án do Toà án nhân dân cấp tỉnh trởlên và Toà án quân sự cấp quân khu trở lên thụ lý. Trong trường hợp đặc biệt,Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp có quyền gia hạn thêm một lần, nhưng không đượcquá một tháng.

Đối với vụán do Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp cao xét xử sơthẩm đồng thời chung thẩm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao có thể gia hạnthêm, nhưng không được quá một tháng.

Điều 153. Nội dungcủa quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Quyết định đưavụ án ra xét xử phải ghi rõ:

1- Họ tên,ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

2- Tội danhvà điều khoản Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viện dẫn đối với hành vi của bịcáo;

3- Ngày,giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;

4- Xử côngkhai hay xử kín;

5- Họ tênthẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà;

6- Họ tênkiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà;

7- Họ tên ngườibào chữa, nếu có;

8- Họ tên ngườiphiên dịch, nếu có;

9- Họ tênnhững người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;

10- Vậtchứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.

Điều 154. Quyếtđịnh trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

1- Thẩm phánra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trườnghợp sau đây:

a) Khi cầnxem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tạiphiên toà được;

b) Khi cócăn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

c) Khi pháthiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Những vấn đềcần điều tra bổ sung phải được nói rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổsung.

2- Nếu kếtquả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết địnhđình chỉ vụ án và báo cho Toà án biết.

Trong trườnghợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu bổ sung vàvẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án vẫn tiến hành xét xử.

Điều 155. Quyếtđịnh tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Thẩm phán raquyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 135; ra quyếtđịnh đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4,5, 6, 7 Điều 89 Bộ luật này.

Quyết địnhđình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luậtnày.

Điều 156. Viện kiểmsát rút quyết định truy tố.

Nếu xét thấycó những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này hoặc khi có căn cứ để miễntrách nhiệm hình sự cho bị cáo, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khimở phiên toà và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án.

Điều 157. Việc giaocác quyết định của Toà án.

1- Quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họvà người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên toà.

Trong trườnghợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạngđược giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường,thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.

2- Các quyếtđịnh của Toà án về tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án phải được giao cho bị cáo,người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị cáo; những ngườikhác tham gia tố tụng thì được gửi giấy báo.

Điều 158. Triệu tậpnhững người cần xét hỏi đến phiên toà.

Căn cứ vàoquyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đếnphiên toà.

CHƯƠNGXVII

QUYĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG

TẠIPHIÊN TOÀ

Điều 159. Xét xửtrực tiếp, bằng lời nói và liên tục.

1- Toà ánphải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiếncủa bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền vàlợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xétvật chứng và nghe lời bào chữa. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã đượcxem xét tại phiên toà.

2- Việc xétxử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.

Điều 160. Thànhphần Hội đồng xét xử sơ thẩm.

Hội đồng xétxử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ áncó tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩmphán và ba hội thẩm nhân dân.

Đối với vụán mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tửhình thì Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.

Thẩm phánchủ toạ phiên toà điều khiển và giữ kỷ luật phiên toà.

Điều 161. Thay thếthành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt

1- Các thànhviên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

2- Trong quátrình xét xử, nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham giaxét xử được thì Toà án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có thẩm phán hoặc hội thẩmnhân dân dự khuyết. Thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết phải có mặt tạiphiên toà từ đầu thì mới được tham gia xét xử.

3- Trong trườnghợp không có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế hoặc phải thayđổi chủ toạ phiên toà thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

Điều 162. Sự có mặtcủa bị cáo tại phiên toà.

1- Bị cáophải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không cólý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thìphải hoãn phiên toà.

Nếu bị cáobị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉvụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáotrốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tratruy nã bị cáo.

2- Toà ánchỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị cáotrốn tránh và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáođang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;

c) Nếu sựvắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấytriệu tập hợp lệ.

Điều 163. Giám sátbị cáo tại phiên toà.

1- Bị cáođang bị tạm giam khi ra phiên toà chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việctiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà.

2- Bị cáokhông bị tạm giam phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian xử án.

Điều 164. Sự có mặtcủa kiểm sát viên.

1- Kiểm sátviên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Đối với vụ án có tính chấtnghiêm trọng, phức tạp thì hai kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên toà.

2- Nếu kiểmsát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà và báongay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 165. Sự có mặtcủa người bào chữa.

Người bàochữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà. Nếu người bào chữa vắng mặt, nhưng có gửitrước bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử.

Trong trườnghợp người bào chữa quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật này vắng mặt, thì Hộiđồng xét xử phải hoãn phiên toà.

Điều 166. Sự có mặtcủa người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi íchhợp pháp liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.

1- Nếu ngườibị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳtrường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xétxử.

2- Nếu thấysự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự chỉ trở ngạicho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồithường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 167. Sự có mặtcủa người làm chứng.

Người làmchứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làmchứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ toạphiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quantrọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toàhoặc vẫn tiến hành xét xử.

Điều 168. Sự có mặtcủa người giám định.

1- Ngườigiám định tham gia phiên toà khi được Toà án triệu tập.

2- Nếu ngườigiám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiêntoà hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Điều 169. Viện kiểmsát rút quyết định truy tố hoặc định tội danh nhẹ hơn tại phiên toà.

Tại phiêntoà, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết địnhtruy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phảixét xử toàn bộ vụ án.

Điều 170. Giới hạncủa việc xét xử.

Toà án chỉxét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố vàToà án đã quyết định đưa ra xét xử.

Điều 171. Nội quyphiên toà.

1- Trước khibắt đầu phiên toà, thư ký phải phổ biến nội quy phiên toà.

2- Mọi ngườiở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trậttự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.

3- Mọi ngườiở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Chỉnhững người được Toà án triệu tập để xét hỏi mới được phát biểu và người nàomuốn phát biểu phải được chủ toạ phiên toà cho phép. Người phát biểu phải đứngkhi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên toà cho phépngồi để phát biểu.

4- Những ngườidưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tậpđể xét hỏi.

Điều 172. Nhữngbiện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.

Những ngườivi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnhcáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.

Cảnh sátnhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà vềviệc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiêntoà.

Điều 173. Việc rabản án và các quyết định của Toà án.

1- Bản áncủa Toà án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt vàcác biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòngnghị án.

2- Quyếtđịnh về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giámđịnh, người phiên dịch, thư ký phiên toà; chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổsung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do chobị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viếtthành văn bản.

3- Quyếtđịnh về vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xửán, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.

Điều 174. Biên bảnphiên toà.

1- Biên bảnphiên toà phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên toà và mọi diễnbiến ở phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.

2- Những câuhỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.

3- Sau khikết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với thư kýphiên toà ký vào biên bản đó.

4- Bị cáo,người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyềnvà lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những ngườiđó được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vàobiên bản phiên toà và ký xác nhận.

CHƯƠNGXVIII

THỦTỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TOÀ

Điều 175. Thủ tụcbắt đầu phiên toà.

Khi bắt đầuphiên toà, chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sau khi nghethư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, chủ toạ phiêntoà kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích cho họ biết quyền vànghĩa vụ của họ tại phiên toà.

Trong trườnghợp bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng theo quy định tại khoản 2 Điều 34và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 157Bộ luật này và nếu bị cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.

Điều 176. Giảiquyết việc đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, ngườigiám định, người phiên dịch, thư ký phiên toà.

Kiểm sátviên và những người tham gia tố tụng phải được hỏi xem họ có đề nghị thay đổithẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch,thư ký phiên toà hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét vàquyết định.

Điều 177. Giảithích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch và người giám định.

Nếu có ngườiphiên dịch và người giám định tham gia phiên toà thì chủ toạ phiên toà giớithiệu họ tên, nghề nghiệp hoặc chức vụ của những người đó và giải thích rõnhững quyền và nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nhiệmvụ.

Điều 178. Giảithích nghĩa vụ và cách ly người làm chứng.

1- Sau khiđã hỏi họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi thường trú của từng người làm chứng, chủtoạ phiên toà giải thích rõ nghĩa vụ tố tụng của họ. Người làm chứng phải camđoan không khai gian dối. Riêng người làm chứng chưa thành niên không phải camđoan.

2- Trước khingười làm chứng được hỏi về vụ án, chủ toạ phiên toà có thể quyết định nhữngbiện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặctiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo vàngười làm chứng có ảnh hưởng lẵn nhau thì chủ toạ phiên toà có thể quyết địnhcách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Điều 179. Giảiquyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắngmặt.

Chủ toạphiên toà phải hỏi kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai đềnghị triệu tập thêm người làm chứng hoặc đề nghị đưa thêm vật chứng và tài liệura xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ toạ phiêntoà cũng phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không. Nếu có người yêucầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.

CHƯƠNGXIX

THỦTỤC XÉT HỎI TẠI PHIÊN TOÀ

Điều 180. Đọc bảncáo trạng.

Trước khitiến hành xét hỏi, kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổsung, nếu có.

Điều 181. Trình tựxét hỏi.

1- Hội đồngxét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụán theo thứ tự xét hỏi hợp lý.

2- Khi xéthỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, sauđó đến kiểm sát viên, người bào chữa. Những người tham gia phiên toà cũng cóquyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết cần làm sángtỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.

3- Trong khixét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.

Điều 182. Công bốnhững lời khai tại cơ quan điều tra.

1- Nếu ngườiđược xét hỏi có mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử và kiểm sát viên không đượcnhắc hoặc công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra, trước khi họ khai tạiphiên toà về những tình tiết của vụ án.

2- Chỉ đượccông bố những lời khai tại cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:

a) Lời khaicủa người được xét hỏi tại phiên toà có mâu thuẵn với lời khai của họ tại cơquan điều tra;

b) Người đượcxét hỏi không khai tại phiên toà;

c) Người đượcxét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

Điều 183. Hỏi bịcáo.

1- Hội đồngxét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởngđến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên toà phải cách ly họ. Trong trườnghợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trướccó quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.

2- Bị cáotrình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xửhỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.

3- Nếu bịcáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục hỏi những ngườikhác và xem xét vật chứng.

Điều 184. Hỏi ngườibị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó.

Người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp cóliên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bàyvề những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử hỏithêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.

Điều 185. Hỏi ngườilàm chứng.

1- Hội đồngxét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làmchứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

2- Khi hỏingười làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo vàcác đương sự trong vụ án. Chủ toạ phiên toà yêu cầu họ trình bày rõ những tìnhtiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủhoặc có mâu thuẵn.

3- Nếu ngườilàm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha,mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.

4- Sau khiđã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.

Điều 186. Xem xétvật chứng.

1- Vậtchứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiêntoà.

Khi cầnthiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người tham giaphiên toà đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được.

2- Kiểm sátviên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền trình bày nhữngnhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm họ về những vấnđề có liên quan đến vật chứng.

Điều 187. Xem xéttại chỗ.

Nếu xét thấycần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người thamgia phiên toà đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác cóliên quan đến vụ án. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tụcchung.

Điều 188. Việctrình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét hoặc báo cáo của các cơquan, tổ chức.

Nhận xét,báo cáo của cơ quan hoặc tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện củacơ quan hoặc tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơquan hoặc tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét hoặc báo cáotại phiên toà.

Các tài liệuđã có trong hồ sơ hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiêntoà.

Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhậnxét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.

Điều 189. Hỏi ngườigiám định.

1- Ngườigiám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.

2- Tại phiêntoà, người giám định có quyền giải thích, bổ sung trên cơ sở kết luận giámđịnh.

3- Nếu ngườigiám định vắng mặt thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định.

4- Kiểm sátviên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhận xét về kếtluận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẵn trong kếtluận giám định.

5- Khi xétthấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám địnhlại.

Điều 190. Kết thúcxét hỏi.

Khi nhậnthấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ toạ phiên toà hỏikiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toàxem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấyyêu cầu đó là cần thiết thì chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

CHƯƠNGXX

TRANHLUẬN TẠI PHIÊN TOÀ

Điều 191. Trình tựphát biểu khi tranh luận.

1- Sau khikết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đềnghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luậnvề tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyếtđịnh truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.

2- Bị cáotrình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa chobị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

3- Người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp liênquan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảovệ quyền và lợi ích của mình.

Điều 192. Đối đáp.

Người thamgia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểumột lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ toạ phiên toà không đượchạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liênquan đến vụ án.

Điều 193. Trở lạiviệc xét hỏi.

Nếu quatranh luận mà xét thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thểquyết định trở lại xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Điều 194. Bị cáonói lời sau cùng.

Sau khinhững người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên toàtuyên bố kết thúc tranh luận.

Bị cáo đượcnói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồngxét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quanđến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo. Nếu trong lời nóisau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụán thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.

Điều 195. Xem xétviệc rút truy tố.

1- Khi kiểmsát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơnthì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.

2- Trong trườnghợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hộiđồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên toà trình bày ý kiếnvề việc rút truy tố đó.

CHƯƠNGXXI

NGHỊÁN VÀ TUYÊN ÁN

Điều 196. Nghị án.

1- Chỉ cóthẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hộiđồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyếttheo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiếnthiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.

2- Trong trườnghợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giảiquyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếucó căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố vô tội; nếuthấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiếnnghị với Viện kiểm sát cấp trên.

3- Khi nghịán, chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiêntoà.

4- Khi nghịán phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồngxét xử.

Điều 197. Trở lạiviệc xét hỏi và tranh luận.

Qua việcnghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầyđủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại xét hỏi và tranh luận.

Điều 198. Nội dungbản án.

1- Toà án rabản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Trong bảnán cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của cácthành viên Hội đồng xét xử và thư ký phiên toà; họ tên của kiểm sát viên; họtên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ vănhoá, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam;họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp củabị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của ngườibị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ.

3- Trong bảnán phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác địnhcó tội và chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không vànếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của của Bộ luật hìnhsự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếubị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vôtội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp củahọ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền khángcáo đối với bản án.

Điều 199. Quyếtđịnh yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý.

1- Cùng vớiviệc ra bản án, Toà án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan ápdụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phátsinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từngày nhận được quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức đó phải báo cho Toà ánbiết những biện pháp được áp dụng.

2- Quyếtđịnh của Toà án có thể được đọc tại phiên toà cùng với bản án hoặc chỉ gửiriêng cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan.

Điều 200. Tuyên án.

Khi tuyên ánmọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ toạ phiên toà đọc bản án và saukhi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền khángcáo.

Nếu bị cáokhông biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại chobị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.

Điều 201. Trả tự docho bị cáo.

Trong nhữngtrường hợp sau đây Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên toàcho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:

1- Bị cáokhông có tội;

2- Bị cáo đượcmiễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;

3- Bị cáo bịxử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;

4- Bị cáo bịxử phạt tù nhưng được hưởng án treo;

5- Thời hạnphạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Điều 202. Bắt giambị cáo sau khi tuyên án.

Nếu bị cáokhông bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt giam để chấp hành hìnhphạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Toà án cóthể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốnhoặc tiếp tục gây án.

Điều 203. Việc giaobản án.

Chậm nhất làmười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo,Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những người bịxử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổchức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.

Trong trườnghợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 2 Điều 162Bộ luật này thì trong thời hạn nói trên bản sao bản án phải được niêm yết tạitrụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùngcủa bị cáo.

Người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp cóliên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấptrích lục bản án hoặc bản sao bản án.

PHẦNTHỨ TƯ

XÉTLẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CHƯA CÓ

HIỆULỰC PHÁP LUẬT THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM

CHƯƠNGXXII

TÍNHCHẤT CỦA PHÚC THẨM

VÀQUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ

Điều 204. Tính chấtcủa phúc thẩm.

Phúc thẩm làviệc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưacó hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Điều 205. Những ngườicó quyền kháng cáo.

Bị cáo, ngườibị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền kháng cáo bản ánhoặc quyết định sơ thẩm.

Người bàochữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc ngườicó nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Nguyên đơndân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phầnbản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

Người cóquyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họcó quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền và lợiích hợp pháp của họ.

Người đượcToà án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên làhọ vô tội.

Điều 206. Khángnghị của Viện kiểm sát.

Viện kiểnsát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyếtđịnh sơ thẩm.

Điều 207. Thủ tụckháng cáo và kháng nghị.

1- Ngườikháng cáo phải gửi đơn đến Toà án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm.Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại giam phải bảo đảmcho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.

Người khángcáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Toà án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo.Toà án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.

2- Viện kiểmsát kháng nghị bằng văn bản, có nói rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Toà án đãxử sơ thẩm.

Điều 208. Thời hạnkháng cáo, kháng nghị.

1- Thời hạnkháng cáo, kháng nghị là mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợpToà án xử vắng mặt thì thời hạn đó tính từ ngày bản sao bản án được giao cho đươngsự hoặc từ ngày niêm yết.

2- Nếu đơnkháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưuđiện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Bangiám thị trại giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thịtrại giam nhận được đơn.

Điều 209. Kháng cáoquá hạn.

1- Việckháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.

2- Toà áncấp phúc thẩm xét lý do kháng cáo quá hạn và ra quyết định chấp nhận hoặc khôngchấp nhận việc kháng cáo quá hạn.

Điều 210. Thông báovề việc kháng cáo, kháng nghị.

1- Việckháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo cho Viện kiểm sátvà những người tham gia tố tụng biết.

2- Người đượcthông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi ý kiến của mình cho Toà áncấp phúc thẩm.

Điều 211. Hậu quảcủa việc kháng cáo, kháng nghị.

1- Nhữngphần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 226 Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đốivới toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.

2- Toà áncấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúcthẩm trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.

Điều 212. Bổ sung,thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị.

1- Trước khibắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát cóquyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tìnhtrạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.

2- Trong trườnghợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà thì việc xét xử phúc thẩmphải được đình chỉ.

Điều 213. Khángcáo, kháng nghị những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.

1- Viện kiểmsát kháng nghị các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm cùng cấp trong thời hạnbảy ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định.

2- Quyếtđịnh tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Toà án cấp sơ thẩm có thể bị khángcáo trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

CHƯƠNGXXIII

XÉTXỬ PHÚC THẨM

Điều 214. Phạm vixét xử phúc thẩm.

Toà án cấpphúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thìToà án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, khángnghị của bản án.

Điều 215. Thời hạnxét xử phúc thẩm.

Toà án nhândân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu phải xét xử phúc thẩm trong thời hạnkhông quá ba mươi ngày; Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cáo và Toà án quân sựcấp cao phải xét xử phúc thẩm trong thời hạn không quá sáu mươi ngày kể từ ngàynhận được hồ sơ vụ án.

Điều 216. Thànhphần Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Hội đồng xétxử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm haihội thẩm nhân dân.

Điều 217. Những ngườitham gia phiên toà phúc thẩm.

1- Tại phiêntoà phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắtbuộc; nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.

2- Người bàochữa, người kháng cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến việckháng cáo, kháng nghị phải được tham gia phiên toà; nếu họ vắng mặt mà có lý dochính đáng thì phải hoãn phiên toà.

3- Sự thamgia phiên toà của những người khác do Toà án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xétthấy sự có mặt của họ là cần thiết.

Điều 218. Bổ sung,xem xét chứng cứ tại Toà án cấp phúc thẩm.

1- Trước khixét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên toà, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặctheo yêu cầu của Toà án bổ sung những chứng cứ mới; người đã kháng cáo và ngườicó quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị cũng cóquyền bổ sung chứng cứ mới.

2- Chứng cứcũ và chứng cứ mới đều phải được xem xét tại phiên toà. Bản án của Toà án cấpphúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.

Điều 219. Thủ tụcphiên toà phúc thẩm.

Phiên toàphúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, mộtthành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyếtđịnh của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị.

Điều 220. Bản ánphúc thẩm.

Toà án cấpphúc thẩm có quyền quyết định:

1- Bác khángcáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

2- Sửa bảnán sơ thẩm;

3- Huỷ bảnán sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

4- Huỷ bảnán sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Điều 221. Sửa bảnán sơ thẩm.

1- Toà áncấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a) Miễntrách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho bị cáo;

b) Ápdụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c) Giảm hìnhphạt cho bị cáo;

d) Giảm mứcbồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng.

2- Nếu cócăn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộluật hình sự về tội nhẹ hơn cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bịkháng cáo, kháng nghị.

3- Trong trườnghợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Toà án cấpphúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặnghơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặckháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Toà án vẫn có thểgiảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mứcbồi thường thiệt hại.

Điều 222. Huỷ án sơthẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.

1- Toà áncấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra khinhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thểbổ sung được.

Nếu thànhphần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọngkhác về thủ tục tố tụng thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xửlại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới.

2- Khi huỷán sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm cần ghi rõ lýdo của việc huỷ án sơ thẩm.

3- Khi huỷán sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết định trước nhữngchứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng nhưkhông quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấpsơ thẩm sẽ phải áp dụng.

Điều 223. Huỷ bảnán sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Khi có mộttrong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 89 Bộ luật này thì Toà áncấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụán; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 89Bộ luật này thì huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Điều 224. Điều tralại hoặc xét xử lại vụ án hình sự.

Sau khi Toàán cấp phúc thẩm huỷ án mà vụ án phải điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quanđiều tra tiến hành điều tra lại và Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủtục chung.

Điều 225. Phúc thẩmnhững quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.

1- Đối vớinhững quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Toà áncấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tậpnhững người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Toà ánra quyết định.

2- Toà áncấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghịtrong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của vụ án.

3- Khi xétnhững quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấpphúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 220 Bộ luật này.

PHẦNTHỨ NĂM

THIHÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

CHƯƠNGXXIV

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI HÀNH BẢN ÁN

VÀQUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

Điều 226. Những bảnán và quyết định được thi hành.

1- Những bảnán và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lựcpháp luật, bao gồm:

a) Những bảnán và quyết định sơ thẩm đồng thời là chung thẩm;

b) Những bảnán và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theotrình tự phúc thẩm;

c) Những bảnán và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

d) Nhữngquyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2- Trong trườnghợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án,không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạtkhông phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạnphạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định củaToà án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

3- Trongthời hạn mười lăm ngày kể từ khi bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lựcpháp luật, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷthác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

Quyết địnhthi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có nhiệm vụ thihành án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bịkết án; bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành.

Trong trườnghợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghirõ thời hạn người đó phải có mặt ở cơ quan công an để thi hành án là bảy ngàykể từ ngày nhận được quyết định.

Quyết địnhthi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sátcùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án.

Điều 227. Cơ quan,tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Toà án.

1- Cơ quancông an thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thihành án tử hình theo quy định tại Điều 229 Bộ luật này.

2- Chínhquyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trúhoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người đượchưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.

3- Việc thihành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một sốchức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấnhoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm.

4- Cơ sởchuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh.

5- Chínhquyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hànhviên của Toà án thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệthại. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan công anvà các cơ quan Nhà nước hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.

6- Việc thihành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảmnhiệm.

7- Các cơquan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án vềviệc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phảinói rõ lý do.

CHƯƠNGXXV

THIHÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Điều 228. Thủ tụcxem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành.

1- Sau khibản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánhán Toà án nhân dân tối cao và bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thờihạn hai tháng kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Toà án nhândân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định khángnghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Trong thờihạn bảy ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửiđơn xin ân giảm lên Hội đồng Nhà nước.

2- Bản án tửhình được thi hành, nếu không có kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tốicao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốcthẩm hoặc tái thẩm.

Trong trườnghợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình thì bản án tử hình được thi hành saukhi Hội đồng Nhà nước bác đơn xin ân giảm.

Điều 229. Thi hànhhình phạt tử hình.

1- Chánh ánToà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hànhán tử hình gồm đại diện Toà án, Viện kiểm sát và Công an. Hội đồng thi hành ánphải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án.

2- Trước khithi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyếtđịnh không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao và nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tửhình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định của Hội đồng Nhà nước bác đơn xinân giảm.

3- Hình phạttử hình được thi hành bằng xử bắn.

4- Việc thihành án tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định chongười bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lạicho thân nhân.

5- Trong trườnghợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo lênChánh án Toà án nhân dân tối cao.

CHƯƠNGXXVI

THIHÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC

Điều 230. Thi hànhán phạt tù.

1- Trong trườnghợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của thân nhân người bịkết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp thân nhân trước khithi hành án.

Ban giám thịtrại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấphành hình phạt.

2- Trong trườnghợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt ở cơ quancông an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải.

3- Chánh ánToà án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quancông an phải báo cho Toà án biết việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặclý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.

Điều 231. Hoãn thihành án phạt tù.

Đối với ngườibị kết án đang được tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghịcủa Viện kiểm sát, cơ quan công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hànhhình phạt trong những trường hợp sau đây:

1- Người bịkết án bị ốm nặng được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi sức khoẻ phục hồi;

2- Người bịkết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt từba tháng đến một năm;

3- Người bịkết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đìnhđặc biệt khó khăn, thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt đến một năm, trừ trườnghợp là phần tử nguy hiểm cho xã hội hoặc bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểmxâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội nghiêm trọng khác;

4- Quân nhânbị kết án về một tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụchiến đấu mà được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị thì có thể đượchoãn chấp hành hình phạt từ sáu tháng đến một năm.

Điều 232. Tạm đìnhchỉ thi hành án phạt tù.

1- Theo đềnghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam, Chánh án Toà án đã raquyết định thi hành án có thể cho người bị kết án không phải là phần tử nguyhiểm được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tạicác điểm 1, 2 và 4 Điều 231 Bộ luật này. Việc tạm đình chỉ để xét xử theo thủtục giám đốc thẩm phải do Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.

2- Thời gianđược tạm đình chỉ chấp hành hình phạt không tính vào thời gian chấp hành hìnhphạt.

Điều 233. Quản lýngười được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

1- Người đượchoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyềnxã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý.Họ không được tự ý đi nơi khác, nếu không được phép của chính quyền xã, phường,thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.

2- Nếu trongthời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà người bị kết án cóhành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc định trốn thì Chánh án Toà án đãcho hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án huỷ quyết định đó và ra lệnh bắt họ chấphành hình phạt.

Điều 234. Thi hànhhình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ và cải tạo ởđơn vị kỷ luật của quân đội.

1- Người bịkết án phạt tù được hưởng án treo và người bị kết án cải tạo không giam giữ đượcgiao cho chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trúhoặc làm việc để giám sát, giáo dục.

2- Người bịkết án cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được giao cho đơn vị kỷ luật củaquân đội.

Điều 235. Thi hànhhình phạt quản chế hoặc cấm cư trú.

Đối với ngườibị phạt quản chế thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án đượcgiao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú để thi hành hình phạtquản chế. Người bị phạt cấm cư trú thì không được về những địa phương bị cấm cưtrú mà phải đến ở nơi khác.

Điều 236. Thi hànhhình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.

Quyết định đưabản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho chấp hànhviên và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.

Việc tịchthu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự.

CHƯƠNGXXVII

GIẢMTHỜI HẠN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

Điều 237. Điều kiệnđể được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.

1- Ngườiđang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luậtcủa quân đội, cấm cư trú hoặc quản chế có thể được giảm thời hạn chấp hành hìnhphạt theo quy định tại các Điều 49, 50, 51, 66 và 69 Bộ luật hình sự. Nếu họ chưachấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

2- Người bịkết án tù được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách theo quyđịnh tại Điều 44 Bộ luật hình sự.

Điều 238. Thủ tụcgiảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.

1- Toà án cóthẩm quyền quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt tù là Toà ánnhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hànhhình phạt.

Việc giảmthời hạn hoặc miễn chấp hành các hình phạt khác hoặc giảm thời gian thử tháchthuộc thẩm quyền quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khuvực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách.

2- Hồ sơ đềnghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử tháchphải có đề nghị hoặc nhận xét của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án quyđịnh tại Điều 227 Bộ luật này.

3- Khi Toàán xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, một thành viên của Toà ántrình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Toàán ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị giảm thời hạn, miễn chấp hành hìnhphạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách.

CHƯƠNGXXVIII

XOÁÁN

Điều 239. Đươngnhiên xoá án.

Theo yêu cầucủa người được đương nhiên xoá án theo quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự,Chánh án của Toà án đã xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận là họ đã được xoáán.

Điều 240. Xoá án doToà án quyết định.

1- Trongnhững trường hợp quy định tại Điều 54 và Điều 55 Bộ luật hình sự, việc xoá ándo Toà án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi cho Toà án đã xử sơ thẩmvụ án kèm theo nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổchức nơi họ cư trú hoặc làm việc.

2- Chánh ánToà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để phát biểu ý kiến bằng văn bản về đơnxin xoá án. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì Chánh án ra quyết định xoá án; trongtrường hợp chưa đủ điều kiện thì ra quyết định bác đơn xin xoá án.

PHẦNTHỨ SÁU

XÉTLẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

CHƯƠNGXXIX

GIÁMĐỐC THẨM

Điều 241. Tính chấtcủa giám đốc thẩm.

Giám đốcthẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khángnghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.

Điều 242. Căn cứ đểkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Bản án hoặcquyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:

1- Việc điềutra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ;

2- Kết luậntrong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan củavụ án;

3- Có sự viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

4- Có nhữngsai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

Điều 243. Phát hiệnbản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giámđốc thẩm.

Người bị kếtán, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền phát hiệnnhững vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệulực pháp luật với những người quy định tại Điều 244 Bộ luật này.

Trong trườnghợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát và Toà án phải báo cho người có quyền khángnghị quy định tại Điều 244 Bộ luật này.

Điều 244. Những ngườicó quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Những ngườisau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

1- Chánh ánToà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyềnkháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp;

2- Phó chánhán Toà án nhân dân tối cao và Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cóquyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toàán cấp dưới;

3- Chánh ánToà án quân sự cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyềnkháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà ánquân sự cấp dưới;

4- Chánh ánToà án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánhán Toà án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quânkhu có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa các Toà án cấp dưới.

Điều 245. Tạm đìnhchỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.

Những ngườiđã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyếtđịnh tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.

Điều 246. Khángnghị.

1- Khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nói rõ lý do và được gửi cho:

a) Toà án đãra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;

b) Toà án sẽxử giám đốc thẩm;

c) Người bịkết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.

2- Khi khôngcó những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền khángnghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do.

3- Trước khibắt đầu phiên toà giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung hoặc rútkháng nghị.

Điều 247. Thời hạnkháng nghị.

1- Việckháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trongthời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

2- Việckháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứlúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Điều 248. Thẩmquyền giám đốc thẩm.

1- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Uỷ ban thẩm phán Toà ánquân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của các Toà án quân sự khu vực.

2- Toà hìnhsự Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp caogiám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà ánquân sự cấp quân khu.

3- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đãcó hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao.

4- Hội đồngthẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những quyết định của Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

Điều 249. Những ngườitham gia phiên toà giám đốc thẩm.

Phiên toàgiám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặckiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền.

Khi xét thấycần thiết, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thểtriệu tập những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị thamgia phiên toà giám đốc thẩm.

Điều 250. Thànhphần Hội đồng giám đốc thẩm.

Hội đồnggiám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp caogồm có ba thẩm phán. Nếu Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩmthì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số các thành viêncủa Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán. Quyết định giám đốc thẩm của Uỷban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tánthành thì mới có giá trị.

Điều 251. Thủ tụcphiên toà giám đốc thẩm.

Trong phiêntoà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụán, nội dung của kháng nghị và đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến.

Nếu đã triệutập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền và lợi ích hợp pháp liênquan đến việc kháng nghị thì những người này được trình bày ý kiến trước khiđại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồnggiám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử.

Điều 252. Thời hạnxét xử giám đốc thẩm.

Phiên toàgiám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhậnkháng nghị.

Điều 253. Phạm vigiám đốc thẩm.

Hội đồnggiám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dungcủa kháng nghị.

Điều 254. Quyếtđịnh giám đốc thẩm.

Hội đồnggiám đốc thẩm có quyền ra quyết định:

1- Khôngchấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực phápluật;

2- Huỷ bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;

3- Huỷ bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;

4- Sửa bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 255. Huỷ bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

Hội đồnggiám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉvụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này.

Điều 256. Huỷ bảnán hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Hội đồnggiám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xétxử lại trong những trường hợp quy định tại Điều 242 Bộ luật này. Nếu cần xét xửlại thì tuỳ trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từcấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nếu bản án hoặc quyết định phúc thẩm có sai lầm nhưngbản án hoặc quyết định sơ thẩm đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ huỷ bản ánhoặc quyết định có sai lầm đó và giữ nguyên bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Điều 257. Sửa bảnán hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

Hội đồnggiám đốc thẩm không được tăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sựvề tội nặng hơn, nhưng có quyền sửa hình phạt và áp dụng điều khoản Bộ luậthình sự về tội nhẹ hơn đối với những người bị kháng nghị và cả những ngườikhông bị kháng nghị theo hướng đó.

Điều 258. Hiệu lựccủa quyết định giám đốc thẩm.

Quyết địnhcủa Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Điều 259. Điều tralại, xét xử lại vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau khi Hội đồng giámđốc thẩm sau khi Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án.

Nếu Hội đồnggiám đốc thẩm quyết định phải điều tra lại thì trong thời hạn năm ngày hồ sơ vụán phải được trả lại cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tụcchung.

Nếu Hội đồnggiám đốc thẩm quyết định xét xử lại ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì việc xétxử được tiến hành theo thủ tục chung.

CHƯƠNGXXX

TÁITHẨM

Điều 260. Tính chấtcủa tái thẩm.

Thủ tục táithẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưngbị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơbản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản ánquyết định đó.

Điều 261. Những căncứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Những tìnhtiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:

1- Lời khaicủa người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch cónhững điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

2- Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân đã có kết luận không đúng làmcho vụ án bị xét xử sai;

3- Vật chứnghoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

Điều 262. Thông báovà xác minh những tình tiết mới được phát hiện.

1- Người bịkết án, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có quyền thông báo choViện kiểm sát hoặc Toà án những tình tiết mới được phát hiện của vụ án. Viện trưởngViện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh nhữngtình tiết đó.

2- Nếu cómột trong những căn cứ quy định tại Điều 261 Bộ luật này thì Viện trưởng Việnkiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cóthẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho nhữngcơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết.

Điều 263. Những ngườicó quyền kháng nghị tái thẩm.

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân hoặc Toà ánquân sự các cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền khángnghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaToà án quân sự các cấp.

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bảnán hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện. Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị tái thẩm đối vớinhững bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự khuvực.

3- Bản khángnghị phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liênquan đến việc kháng nghị.

Điều 264. Tạm đìnhchỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị tái thẩm.

Những ngườiđã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặcquyết định bị kháng nghị.

Điều 265. Thời hạnkháng nghị tái thẩm.

1- Tái thẩmtheo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truycứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự và không được quámột năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được pháthiện.

2- Tái thẩmtheo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và đượctiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Điều 266. Thẩmquyền tái thẩm.

1- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện; Uỷ ban thẩm phán Toà án quânsự cấp quân khu tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Toà án quân sự khu vực.

2- Toà hìnhsự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp cao tái thẩm nhữngbản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp quânkhu.

3- Uỷ banthẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao.

4- Hội đồngthẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm đối với các quyết định đã có hiệulực pháp luật của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Điều 267. Việc tiếnhành tái thẩm.

Những quyđịnh tại các Điều 249, 250, 251 và 252 Bộ luật này cũng áp dụng đối với việc táithẩm vụ án.

Điều 268. Các quyếtđịnh của Hội đồng tái thẩm.

Hội đồng táithẩm có quyền ra quyết định:

1- Bác khángnghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

2- Huỷ bảnán hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;

3- Huỷ bảnán hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.

Điều 269. Hiệu lựccủa quyết định tái thẩm.

Quyết địnhcủa Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Điều 270. Điều tralại hoặc xét xử lại vụ án.

Sau khi bảnán hoặc quyết định bị huỷ, việc điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại được tiếnhành theo thủ tục chung.

PHẦNTHỨ BẢY

THỦTỤC ĐẶC BIỆT

CHƯƠNGXXXI

THỦTỤC VỀ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO

LÀNGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Điều 271. Phạm viáp dụng.

Thủ tục tốtụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được ápdụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộluật này không trái với những quy định của Chương này.

Điều 272. Điều tra,truy tố và xét xử.

1- Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án người chưathành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học,về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạmcủa người chưa thành niên.

2- Khi tiếnhành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:

a) Tuổi,trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạmtội của người chưa thành niên;

b) Điều kiệnsinh sống và giáo dục;

c) Có haykhông có những người lớn tuổi xúi giục;

d) Nguyênnhân và điều kiện phạm tội.

Điều 273. Bắt, tạmgiữ, tạm giam.

Nếu có đủcăn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này thì có thể bắt,tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên, nhưng chỉ trong những trường hợp phạmtội nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự.

Điều 274. Việc giámsát bị can, bị cáo chưa thành niên.

1- Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát và Toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưathành niên cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặtcủa bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

2- Những ngườiđược giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thànhniên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.

Điều 275. Bào chữa.

Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bịcan, bị cáo, nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp củabị can, bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị can,bị cáo.

Điều 276. Việc thamgia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội.

1- Đại diệncủa gia đình bị can, bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức xã hội khác nơi bị can, bị cáo họctập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyếtđịnh của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.

2- Trong trườnghợp cần thiết, việc hỏi cung bị can tại cơ quan điều tra phải có mặt đại diệncủa gia đình bị can. Đại diện gia đình có thể hỏi bị can nếu được điều tra viênđồng ý, được trình bày chứng cứ, đưa ra yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khikết thúc điều tra.

3- Tại phiêntoà xét xử phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trườnghoặc tổ chức xã hội.

Điều 277. Xét xử.

1- Thànhphần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong trườnghợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín.

2- Khi xétxử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Toàán áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 60 Bộ luật hìnhsự.

Điều 278. Chấp hànhhình phạt tù.

1- Người chưathành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do phápluật quy định.

Không đượcgiam chung người chưa thành niên với người thành niên.

2- Người chưathành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấphành hình phạt tù.

3- Nếu ngườichưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì phải chuyển ngườiđó sang chế độ giam người đã thành niên.

4- Đối vớingười chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giamphải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúpngười đó trở về sống bình thường trong xã hội.

Điều 279. Chấm dứtviệc chấp hành biện pháp tư pháp và giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Người chưathành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp hoặcđược giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện quy định tại cácĐiều 61, 62 hoặc 66 Bộ luật hình sự.

Điều 280. Xoá án.

Việc xoá ánđối với người chưa thành niên phạm tội được tiến hành theo thủ tục chung khi cóđủ điều kiện quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự.

CHƯƠNGXXXII

THỦTỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Điều 281. Điều kiệnvà thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

1- Khi cónghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực chịutrách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì tuỳ theo giaiđoạn tố tụng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải trưng cầu giám địnhpháp y.

Căn cứ vàokết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát hoặc Toà án quyết định ápdụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2- Việc ápdụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh do Viện kiểm sát quyết định trong giai đoạnđiều tra hoặc do Toà án quyết định trong giai đoạn xét xử hoặc thi hành án.

Điều 282. Điều tra.

1- Đối vớivụ án có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 281 Bộ luật này, cơ quan điều traphải làm sáng tỏ:

a) Hành vinguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;

b) Tìnhtrạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

c) Người cóhành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vicủa mình hay không.

2- Khi tiếnhành tố tụng, cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụngtừ khi xác định là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần. Đạidiện hợp pháp của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.

Điều 283. Kết thúcđiều tra.

Khi xét kếtluận điều tra, Viện kiểm sát có thể ra một trong những quyết định sau đây:

1- Tạm đìnhchỉ hoặc đình chỉ vụ án;

2- Đình chỉvụ án và quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

3- Truy tốbị can trước Toà án.

Điều 284. Xét xử.

1- Toà án cóthể ra một trong những quyết định sau đây:

a) Miễntrách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh;

b) Đình chỉvụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Tạm đìnhchỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

d) Trả lạihồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung.

2- Ngoàiquyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Toà án có thể giải quyết vấnđề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 285. Khiếunại, kháng nghị, kháng cáo.

1- Khi quyếtđịnh của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị khiếunại thì vụ án phải được đưa ra xét xử sơ thẩm ở Toà án cùng cấp.

2- Việckháng nghị hoặc kháng cáo đối với quyết định của Toà án về việc áp dụng biệnpháp bắt buộc chữa bệnh được tiến hành như đối với bản án sơ thẩm.

3- Quyếtđịnh áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù cókhiếu nại, kháng nghị, kháng cáo.

Điều 286. Thực hiệnvà đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

1- Biện phápbắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở một cơ sở chuyên khoa y tế do Viện kiểm sáthoặc Toà án chỉ định.

2- Khi cóbáo cáo của cơ sở chữa bệnh, đơn yêu cầu của thân nhân người bị bắt buộc chữabệnh hoặc yêu cầu của Viện kiểm sát thì trên cơ sở kết luận của Hội đồng giámđịnh y khoa, Viện kiểm sát hoặc Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh có thể ra quyết định đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữabệnh, đồng thời có thể quyết định phục hồi tố tụng đã bị tạm đình chỉ.

-------------------------------

Bộ luật này đã được Quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 3 thông quangày 28 tháng 6 năm 1988.

 

 

 

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Lê Quang Đạo

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.