• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/10/2012
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 144/2012/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 4 tháng 9 năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp

_____________________________

 

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn c Luật Tương trợ tư pháp năm 2007;

Căn cứ Nghị định 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành mội số điều của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007;

Căn c Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 cúa Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cu t chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hưng dn việc lập dự toán, quản lý, sdụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp.

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Thông tư này quy định nội dung chi, việc lp, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện công tác tương trợ tư pháp v dân sự, hình sự, dn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

2. Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyn giao người đang chp hành hình phạt tù theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và Nghị định số 92/2008/NĐ-CP được ngân sách nhà nước cấp kinh phí bo đảm cho công tác tương trợ tư pháp theo Thông tư này gồm:

a) Viện Kim sát nhân dân tối cao;

b) Tòa án nhân dân tối cao;

c) Bộ Công an;

d) Bộ Ngoại giao;

đ) Bộ Tư pháp;

e) Cơ quan đại điện của Vit Nam ở nước ngoài;

g) Các cơ quan Nhà nước khác thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện công tác tương tr tư pháp

1. Ngân sách nhà nước.

2. Các khoản phí, lệ phí, chi phí liên quan đến ủy thác tư pháp về dân sự.

3. Các khoàn viện trợ, tài trợ và các khoản thu hợp pháp.

Điều 3. Nội dung chi hỗ trợ công tác tưong trợ tư pháp

1. Chi cho việc x lý hồ sơ ủy thác tư pháp: nghiên cứu, rà soát xác định tính hợp l và đầy đủ của hồ sơ, lập hồ sơ, chuyển hồ sơ cho cơ quan có thm quyền đ giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp.

2. Chi phí dịch các tài liu có liên quan đến công tác tương trợ tư pháp.

3. Chi phí triu tập và bảo v người làm chứng, người giám định đang có mặt thường trú hoặc tạm trú c được yêu cầu tham gia tố tụng tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thm quyền của Việt Nam: tiền vé máy bay kh hồi; tiền ăn ở; tiền tiêu vặt; tiền lương hoặc thu nhập b mt hoặc bị khấu trừ của người làm chứng, người giám định do họ phải đến Việt Nam làm chứng, giám định trừ trường hợp điu ước quốc tế có quy định khác.

4. Chi thực hiện công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng c đ thực hin yêu cầu tương trợ tư pháp; điều tra, xác minh đối tượng để dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam hoặc nước ngoài: chi phí đi lại, ăn và các khoản chi khác.

5. Chi thực hiện việc tống đạt trực tiếp hồ sơ ủy thác tư pháp tới đương sự: chi phí gi hồ sơ ủy thác, chi đi lại, ăn ca cán bộ thực hiện công tác tống đạt.

6. Chi lấy ý kiến chuyên gia: Trong trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp liên quan đến vấn đề phức tạp thì người đứng đầu cơ quan thực hiện công tác tương trợ tư pháp quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia.

7. Chi đi lại, ăn ở của cán bộ nước ngoài thực hiện vic áp giải tội phạm, áp giải phạm nhân sang Việt Nam theo yêu cu dẫn độ, yêu cu chuyển giao người đang chp hành hình phạt tù của Việt Nam (trừ trường hp các bên có thỏa thuận khác) bao gồm cả chi phí phát sinh trong trường hợp quá cnh.

8. Chi đi lại, ăn ở cho cán bộ Việt Nam thực hiện việc bắt giữ, áp gii tội phạm, áp gii phạm nhân đ bàn giao cho nước ngoài theo yêu cu dẫn độ và yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của nước ngoài bao gồm cả chi phí phát sinh trong trường hợp quá cảnh.

9. Chi phí hỗ trợ mua vé máy bay hoặc tàu xe cho người bị dẫn độ từ nước ngoài vViệt Nam đtruy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chp hành án.

10. Chi phí chuyn phát tài liệu, hồ sơ tương trợ tư pháp ra nước ngoài và từ cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam.

11. Chi tchức hội thảo, tọa đàm trong lĩnh vực tương trợ tư pháp; chi tổ chức họp, hội nghị đánh giá, tng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động tương trợ tư pháp.

12. Chi các đoàn đàm phán hiệp định về tương trợ tư pháp ở trong nước và nước ngoài.

13. Chi bồi dưng nghiệp vụ trong nước và nước ngoài đ nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ tương trợ tư pháp.

14. Tchức khảo sát kinh nghiệm của nưc ngoài phục vụ hot động tương trợ tư pháp; khảo sát, đánh giá hiện trạng quan hệ nhu cầu hợp tác về tương trợ tư pháp với nước đi tác.

15. Chi tổ chức các đoàn kho sát liên ngành hàng năm đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác tương trợ tư pháp.

16. Chi tổ chức mạng lưới thông tin phục vụ cho việc xây dựng và qun lý hệ cơ sdữ liệu về tương trợ tư pháp; duy trì, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả, hiệu sut của hệ thống thông tin (bao gồm cả việc chi mua sm phần cứng, phn mềm, nâng cấp, ci tạo cơ sở vật cht, dịch vụ khác); chi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn (bao gm c việc tin học hóa hệ cơ sở dliệu). Chi mua tài liệu, sách báo cần thiết theo từng lĩnh vực tương trợ tư pháp.

17. Chi gửi hồ sơ tương trợ tư pháp từ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho đương sự hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.

18. Chi phí đi lại, ăn ở của người phạm tội, phạm nhân, chi phí cho việc canh giữ người phạm tội trong trường hợp người bị dẫn độ quá cảnh trên lãnh thổ của một nước khác.

19. Chi thực hiện các hoạt động liên quan đến điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về tương trợ tư pháp: dịch các điều ước quốc tế, hội thảo, tọa đàm về điều ước quốc tế, soạn thảo điều ước, thẩm định, thẩm tra điều ước quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp và một số nội dung chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế.

20. Các khoản chi khác liên quan đến công tác tương trợ tư pháp: Chi hoạt động nghiên cứu khoa học về thực trạng và giải pháp liên quan đến công tác tương trợ tư pháp; chi làm đêm, làm thêm giờ, chi thông tin liên lạc, chi văn phòng phẩm; chi in ấn, phát hành biểu mẫu, giấy tờ, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ tương trợ tư pháp và một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tương trợ tư pháp.

Điều 4. Mức chi hỗ trợ công tác tương trợ tư pháp

1. Các nội dung chi hỗ trợ công tác tương trợ tư pháp thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Cụ thể như sau:

a) Chi cho hoạt động dịch hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

b) Đối với các khoản chi công tác phí cho công chức đi công tác nước ngoài để khảo sát pháp luật, rà soát, đàm phán hiệp định tương trợ tư pháp, cho người áp giải tội phạm ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

c) Đối với các khoản chi công tác phí cho công chức đi công tác trong nước; chi đi lại, ăn ở của cán bộ Việt Nam thực hiện việc bắt giữ, áp giải tội phạm; chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

d) Đối với các khoản chi thực hiện tống đạt trực tiếp tới đương sự (chi phí gửi văn bản tống đạt, chi phí đi lại, ăn ở của cán bộ thực hiện công tác tống đạt tới đương sự):

- Trường hợp cán bộ đi công tác để thực hiện tống đạt ở trong nước: thực hiện theo chế độ quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Trường hợp cán bộ cơ quan đại diện ở nước ngoài đi công tác để thực hiện tống đạt thực hiện theo chế độ quy định tại Thông tư số 222/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

- Đối với các chi phí gửi văn bản tống đạt: Căn cứ hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp theo quy định hiện hành.

đ) Đối với các khoản chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

e) Đối với các khoản chi cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

g) Đối với các khoản chi liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp được thực hiện theo Thông tư số 65/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.

h) Đối với các khoản chi xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu; duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tương trợ tư pháp được thực hiện theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử; Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước.

i) Chi đi lại, ăn ở của cán bộ nước ngoài thực hiện việc áp giải tội phạm, áp giải phạm nhân sang Việt Nam; chi các đoàn đàm phán hiệp định ở trong nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước.

k) Chi cho công tác điều tra, xác minh: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 148/2011/TT-BTC ngày 7/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác điều tra tội phạm;

l) Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản làm cơ sở dữ liệu pháp lý phục vụ công tác tuơng trợ tư pháp: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 cua Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

m) Chi cho những người nước ngoài làm chứng, giám định (nếu có) được thực hiện theo thỏa thuận với cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam.

n) Chi cho những người ra nước ngoài làm chứng, giám định (nếu có); Trường hợp là cán bộ, công chức hoặc là công dân Việt Nam khác (không phải là phạm nhân) thực hiện theo quy định tại điểm b nêu trên; trường hợp là phạm nhân thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Công an.

o) Chi tiền lương làm đêm, làm thêm giờ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức.

p) Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng các văn bản mới thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

2. Các cơ quan sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số khoản chi cụ thể như sau:

a) Chi cho việc xử lý hồ sơ ủy thác tư pháp (nghiên cứu, rà soát, xác định tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, lập hồ sơ, chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp và theo dõi tiến độ thực hiện theo quy định): Từ 100.000 đồng - 500.000 đồng/bộ hồ sơ.

b) Chi lấy ý kiến chuyên gia trong trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp liên quan đến vấn đề phức tạp, cần xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền có liên quan: từ 300.000 đồng-600.000 đồng/văn bản/chuyên gia.

c) Chi các thành viên tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm:

- Chủ trì: 150.000 đồng/người/buổi;

- Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi.

d) Một số khoản chi khác như: Chi trang bị sách, báo, tạp chí cần thiết theo danh mục từng lĩnh vực tương trợ tư pháp; chi cho việc thiết lập các kênh trao đổi thông tin về pháp luật và thực tiễn tượng trợ tư pháp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên; chi gửi hồ sơ ủy thác, chi phí chuyển phát tài liệu, hồ sơ tương trợ tư pháp ra nước ngoài và từ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam, chi gửi hồ sơ tương trợ tư pháp từ các cơ quan đại diện Việt Nam đến đương sự hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; chi phí tiền mua vé máy bay hoặc tàu xe cho người bị dẫn độ từ nước ngoài về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án; chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu và văn phòng phẩm…: Thực hiện theo chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.

Điều 5. Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác tương trợ tư pháp

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp của cơ quan, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác tương trợ tư pháp theo quy định tại Luật tương trợ tư pháp và Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngàv 22/8/2008 của Chính phủ quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp.

2. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu công tác tương trợ tư pháp và căn cứ vào nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này, các cơ quan lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

3. Quản lý, sdụng và quyết toán: Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đm cho công tác tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

Riêng đối vi các cơ quan đại diện Vit nam ở nước ngoài: Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 222/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan Việt Nam ở nưc ngoài.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/10/2012. Đối với chi thực hiện nhiệm vụ tương trợ tư pháp năm 2012 các cơ quan, tổ chức chủ động sắp xếp trong dự toán 2012 đã đuợc cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Minh

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.