• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 31/10/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2003
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 06/2000/TT-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 31 tháng 10 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu

của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

Căn cứ Pháp lệnhHải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;

Căn cứ Nghị định số16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giámsát hải quan và lệ phí hải quan;

Căn cứ nghị định số24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầutư nước ngoài tại Việt Nam;

Tổng cục Hải quan hướngdẫn cụ thể việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau,

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Tất cả hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và củacác bên hợp doanh (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan theođúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Thực hiện quy định tại Điều71, Điều 76 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghịđịnh số 24/2000/NĐ-CP):

Khi làm thủ tục hảiquan cho hàng hóa nhập khẩu (bao gồm thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vậntải nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuấtvà hàng hóa nhập khẩu khác) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp chocơ quan hải quan bản sao chính thức kế hoạch nhập khẩu (nộp khi làm thủ tụcnhập khẩu lô hàng đầu tiên. Các lần sau, mỗi lần làm thủ tục nhập khẩu phảixuất trình bản chính kèm phiếu theo dõi) do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền phê duyệt,trừ việc nhập khẩu phụ tùng thay thế, doanh nghiệp được trực tiếp làm thủ tụcnhập khẩu với cơ quan hải quan, không cần văn bản phê duyệt nhập khẩu.

Hàng hóa xuất khẩudoanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại cơ quan hải quan không phải có văn bảnphê duyệt của Bộ Thương mại (trừ hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuấtkhẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện).

3. Thủ tục hải quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượcthực hiện như quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nóichung (trừ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất, doanhnghiệp nằm trong các khu công nghiệp tập trung có quy định cụ thể riêng). Trườnghợp có sự khác nhau giữa quy định chung về thủ tục hải quan và quy định tạiThông tư này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

4. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tàisản cố định được phép kiểm tra tại nhà máy, chân công trình hoặc kho của doanhnghiệp.

Đối với hàng nhập khẩulà nguyên liệu sản xuất, hàng xuất khẩu nếu nhà máy của doanh nghiệp ở khu chếxuất, khu công nghiệp thì được kiểm tra tại nhà máy.

Đối với các trường hợpkhác, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và khả năng quản lý củahải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định áp dụng quy địnhtrên cho từng nhà máy.

5. Trừ hàng hóa được miễn thuếnhập khẩu quy định tại Điều 57 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP còn tất cả hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đềuphải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác theoquy đinh của pháp luật.

Theo quy định tại Điều57 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại thìkhi duyệt kế hoạch nhập khẩu, Bộ Thương mại đã quy định rõ danh mục và trị giáhàng được nhập khẩu miễn thuế, danh mục hàng và trị giá hàng được nhập khẩu nhưngphải nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác.

Cơ quan hải quan căncứ vào quy định tại các văn bản trên để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.

Thủ tục miễn thuế,hoàn thuế thực hiện theo các quy định hiện hành.

 

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Nhập khẩu:

1.1. Về giám định đốivới thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điều 73Nghị định số 24/2000/NĐ-CP: Cơ quan cấp giấy phép đầu tu chịu trách nhiệm xemxét vấn đề này. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào kế hoạchnhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền phêduyệt, không yêu cầu doanh nghiệp nộp hay xuất trình chứng thư giám định.

Thiết bị, máy móc, vậttư nhập khẩu nêu ở điều này là thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để tạo tàisản cố định (bao gồm cả trường hợp thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ mở rộngquy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ). Nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sảnxuất ra sản phẩm không thuộc diện điều chỉnh tại Điều 73 này.

1. 2. Nơi làm thủ tụchải quan:

Đối với hàng hóa đượcmiễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 57 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP: Doanhnghiệp làm thủ tục nhập khẩu loại hàng hóa này tại đơn vị hải quan nơi có trụsở chính hoặc chi nhánh, nhà máy của doanh nghiệp.

Trường hợp ở những nơiđó không có hải quan thì doanh nghiệp được chọn nơi nào doanh nghiệp thấy thuậntiện nhất, nhưng đã làm thủ tục ở nơi nào thì chỉ được làm ở nơi đó cho đến khinhập khẩu hết loại hàng này. Trong trường hợp đặc biệt và được Tổng cục Hảiquan chấp nhận, doanh nghiệp được lựa chọn đơn vị hải quan khác nơi đơn vị cótrụ sở chính, chi nhánh, nhà máy để làm thủ tục.

Hàng hóa được miễnthuế nhập khẩu quy định tại điểm này không phải tỉnh thuế khi làm thu tục nhậpkhẩu. Đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải nộp thuế giá trị giatăng thì vẫn phải tính thuế theo quy định.

Đối với hàng hóa nhậpkhẩu không thuộc diện miễn thuế, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu tạihải quan cửa khẩu nhập hoặc tại hải quan nơi có nhà máy của doanh nghiệp, trừhàng tiêu dùng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thì nhất thiết phải làm thủtục nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu nhập.

Hàng nhập khẩu để sảnxuất hàng xuất khẩu, để gia công phải làm thủ tục nhập khẩu tại một đơn vị hảiquan cho đến khi hết kế hoạch nhập khẩu hoặc hết hợp đồng gia công.

2. Xuất khẩu:

2.1. Vấn đề tỷ lệ xuấtkhẩu hàng hóa quy định tại giấy phép đầu tư:

Doanh nghiệp có tráchnhiệm trực tiếp báo cáo với cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền và Bộ Kế hoạchvà Đầu tư về tỷ lệ xuất khẩu.

Các cơ quan này chịutrách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, xem xét điều chỉnh tỷ lệ xuấtkhẩu và xử lý vi phạm. Riêng đối với những doanh nghiệp có kho bảo thuế thì cơquan hải quan có trách nhiệm theo dõi tỷ lệ này để giải quyết các vấn đề vềthuế.

2.2. Về hàng hóa xuấtkhẩu:

Doanh nghiệp làm thủtục xuất khẩu theo quy định về hàng xuất khẩu đối với từng loại hình xuất khẩu:xuất kinh doanh; xuất sản xuất xuất khẩu; tái xuất; xuất gia công...

Đối với hàng tạm xuấtcó thời hạn để sửa chữa, bảo hành, doanh nghiệp có văn bản dề nghị được tạmxuất để sửa chữa, bảo hành. Văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian và cửa khẩutái nhập và phải được trưởng hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận. Trường hợp có lýdo chính đáng doanh nghiệp có thể được trưởng hải quan cửa khẩu gia hạn thêmthời gian tái nhập 1 (một) lần không quá 3 tháng. Nếu quá thời hạn mà không táinhập thì cơ quan hải quan phải lập biên bản vi phạm để xử lý.

2.3. Đối với hàng sảnxuất xuất khẩu, khi xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện 1 trong 2phương thức sau:

2.3.a)Doanh nghiệp mởtờ khai xuất khẩu tại đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu Hảiquan niêm phong hồ sơ và mẫu nguyên liệu chính giao chủ hàng chuyển tới hảiquan cửa khẩu xuất để hải quan cửa khẩu xuất kiểm hóa và làm thủ tục xuất. Saukhi làm xong thủ tục xuất, hải quan cửa khẩu niêm phong lại mẫu giao chủ hàngxuất trình lại với hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu. Hải quan làm thủ tụcnhập nguyên liệu niêm phong lại mẫu này, giao chủ hàng bảo quản để làm thủ tụccho lô sau. Hoặc:

2.3.b)Doanh nghiệpkhông mở tờ khai xuất khẩu tại đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyênliệu thì làm công văn gửi hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu và hải quan cửakhẩu xuất đề nghị được làm thủ tục xuất tại cửa khẩu xuất.

Ngoài các nội dung vềhàng hóa (tên hàng, lượng hàng...) phải nêu rõ hàng xuất khẩu thuộc kê khainhập khẩu nguyên liệu số..., ngày..., cửa khẩu xuất. Kiểu theo công văn là bảnđịnh mức nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó.

Đơn vị hải quan làmthủ tục nhập khẩu nguyên liệu kiểm tra mẫu, nội dung của công văn, ghi ý kiếnđề nghị hải quan cửa khẩu xuất cho mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình sản xuấtxuất khẩu tại hải quan làm thủ tục xuất.

Trường hợp nguyên liệunhập khẩu sau khi sản xuất ra sản phẩm mà hình dáng, tính chất thay đổi (ví dụ:nguyên liệu nhập khẩu là hạt nhựa, thành phẩm là bao bì, túi nylon...; nguyênliệu nhập khẩu là dược liệu, thành phẩm là thuốc chữa bệnh... không thể đốichiếu được thì không nhất thiết phải niêm phong mẫu, doanh nghiệp tự chịu tráchnhiệm về định mức và sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu đã nhậpkhẩu trước đó.

Việc luân chuyển hồ sơgiữa hai đơn vị hải quan được tiến hành như sau:

Sau khi làm xong thủtục xuất khẩu cho lô hàng, hải quan cửa khẩu xuất chuyển cho hải quan làm thủtục nhập nguyên liệu 1 bộ hồ sơ, trả chủ hàng 1 bộ và hải quan cửa khẩuxuất lưu 1 bộ.

2.3.c) Nơi thanh toánkhoản về thuế là đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu.

3. Vấn đề doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh bán sản phẩm của mình sản xuất cho cácdoanh nghiệp khác trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 2Điều 58 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP:

Việc mua bán giữa cácdoanh nghiệp này thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế. Hảiquan không làm thủ tục cho việc mua bán này.

Khi doanh nghiệp (muahàng) xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hải quan làm thủ tục như đối với lô hàngxuất khẩu, hải quan không yêu cầu chủ hàng chứng minh nguồn gốc nguyên liệuhoặc bán sản phẩm sản xuất ra sản phẩm đó, không yêu cầu giải trình các địnhmức và không có trách nhiệm xác nhận các định mức thực tế.

4. Thủ tục hải quan đối với trườnghợp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưnghàng không xuất ra khỏi Việt Nam mà giao trong nước theo chỉ định của thươngnhân nước ngoài (xuất khẩu tại chỗ):

4.1. Thủ tục xuất khẩu(thủ tục giao hàng).

4.1.a) Doanh nghiệpxuất khẩu (doanh nghiệp giao hàng):

Trên cơ sở hợp đồngxuất khẩu ký với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp đến hải quan nơi doanhnghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên, phụ liệu sản xuất ra sản phẩm đó để mở tờkhai và làm thủ tục xuất khẩu như đối với một lô hàng xuất khẩu thông thường,phù hợp với loại hình. Hợp đồng phải có điều khoản quy định giao hàng tại ViệtNam, ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận hàng).

Sau khi tờ khai xuấtkhẩu đã được đăng ký, doanh nghiệp tự tổ chức việc giao hàng cho doanh nghiệpnhập khẩu theo chỉ định của người mua nước ngoài như quy định trong hợp đồng.

4.1.b) Nhiệm vụ củahải quan làm thủ tục xuất:

Làm thủ tục đăng ký tờkhai xuất khẩu và thực hiện chính sách thuế cho lô hàng như thủ tục đối vớinhững lô hàng xuất khẩu khác, niêm phong hồ sơ hải quan giao cho doanh nghiệpxuất khẩu để xuất trình cùng với hàng hóa cho hải quan làm thủ tục nhập khẩutại nơi giao nhận hàng hóa giữa hai doanh nghiệp. Sau khi nhận lại tờ khai đãghi kết quả kiểm hóa do đơn vị hải quan làm thủ tục nhập chuyển lại thì lãnhđạo ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan.

4.2. Thủ tục nhập khẩu(thủ tục nhận hàng):

4.2.a) Doanh nghiệpnhập khẩu (doanh nghiệp nhận hàng):

Trên cơ sở hợp đồngnhập khẩu ký với nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu mở tờ khai nhập theo đúngloại hình nhập khẩu và các chính sách về nhập khẩu hiện hành. Nếu lô hàng nhậpkhẩu thuộc loại hình gia công và nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu thìphải đăng ký tờ khai và làm thủ tục tại đơn vị hải quan quản lý hợp đồng giacông hoặc quản lý nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu (đầu vào đầura) của hàng hóa đó.

Hợp đồng phải có điềukhoản quy định việc nhận hàng tại Việt Nam, tên, địa chỉ doanh nghiệp giaohàng.

4.2.b) Nhiệm vụ hảiquan làm thủ tục nhập:

Làm thủ tục đăng ký tờkhai nhập khẩu theo đúng loại hình, kiểm tra đối chiếu hồ sơ nhập khẩu với hồsơ xuất khẩu do hải quan làm thủ tục xuất chuyển đến (qua doanh nghiệp giaohàng), kiểm tra thực tế hàng hoá, ghi kết quả kiểm hóa, ký và đóng dấu xác nhậnthực xuất vào tờ khai xuất khẩu và chuyển bộ hồ sơ lại hải quan nơi làm thủ tụcxuất, xác nhận thực nhập vào tờ khai nhập; nếu thực tế hàng hóa không phù hợp hồsơ lô hàng thì hải quan lập biên bản để xử lý theo quy định.

Xác nhận thực xuấtphải ghi rõ các chi tiết về tờ khai nhập khẩu tại chỗ (số, ngày, tháng, năm,nơi mở tờ khai).

Xác nhận thực nhậpphải ghi rõ các chi tiết về tờ khai xuất khẩu tại chỗ (số, ngày tháng, năm, nơimở tờ khai).

Thực hiện các bước thủtục khác và chính sách thuế theo đúng quy định cho từng loại hình.

5. Vấn đề thanh khoản công trìnhquy định tại Điều 102 thực hiện như sau:

Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày cơ quan cấp giấy phép đầu tư cấp giấy xác nhận đăng ký báo cáo quyếttoán công trình, doanh nghiệp đến cơ quan hải quan nơi nhập khẩu các loại hànghóa này để làm thủ tục thanh khoản.

Hồ sơ phải nộp baogồm:

Báo cáo quyết toáncông trình đã được cơ quan cấp giấy phép đầu tư xác nhận (bản chính).

Văn bản Phê duyệt kếhoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại, cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền kèmphiếu theo dõi của hải quan cho toàn bộ công trình (bản chính).

Bảng kê số lượng, trịgiá nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu.

Tờ khai hàng hóa nhậpkhẩu.

Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu cho doanhnghiệp phải hoàn thành việc thanh toán và xác nhận việc thanh toán bằng vănbản.

Đối với hàng nhập khẩuđể tạo tài sản cố định được phép chuyển mục đích sử dụng hoặc hàng không sửdụng hết, hải quan căn cứ vào giấy phép của Bộ Thương mại để làm thủ tục.

6. Về gia công và giacông lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 75 Nghiđịnh số 24/2000/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

Phạm vi gia công thựchiện theo quy định tại Điều 75 nói trên.

Quản lý hải quan đốivới hàng gia công thực hiện theo quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài, Côngvăn số 584/ CP-KTTH ngày 07/6/1999 của Chính phủ, những văn bản hướng dẫn củaBộ Thương mại, Tổng cục Hải quan và Bộ, ngành có liên quan khác.

 

III. KHO BẢO THUẾ

1. Kho bảo thuế được quy địnhtại Điều 79 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

Nguyên liệu, vật tưnhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại khobảo thuế chưa phải tính, nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác.

Nguyên phụ liệu nhậpkhẩu và sản phẩm được lưu giữ tại kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên phụ liệu dùngđể cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính doanh nghiệp đó.

2. Các điều kiện thành lập khobảo thuế được quy định tại Điều 79 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP.

Để đảm bảo yêu cầuquản lý của hải quan, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Chấp hành tất cảcác quy định của pháp luật; quan hệ về kinh doanh, tài chính, tín dụng rõ ràng.

b) Có sử dụng hệ thốngsổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho đầyđủ, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, hoặc sử dụng hệ thốngsổ sách, chứng từ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam chấp thuận.

c) Nhà máy và kho phảiđặt ở khu vực thuận lợi cho việc quản lý, giám sát của hải quan.

3. Thủ tục xin thành lập kho bảothuế.

3.1: Doanh nghiệp muốnthành lập kho bảo thuế phải nộp cho hải quan tỉnh, thành phố sở tại hai bộ hồsơ bao gồm các giấy tờ sau:

Đơn xin thành lập kho.

Giấy phép đầu tư (bảnsao công chứng).

Sơ đồ doanh nghiệp vàsơ đồ kho bảo thuế.

Quy tắc hoạt động khobảo thuế của doanh nghiệp.

3.2. Chậm nhất 10 ngàykể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hải quan tỉnh, thành phố liên quan phải tổchức khảo sát và nếu đủ điều kiện thì làm văn bản đề xuất với Tổng cục Hải quan(kèm 1 bộ hồ sơ). Văn bản đề xuất phải có nhận xét đầy đủ, cụ thể về tấtcả các điều kiện được quy định tại điểm 2, Phần III của Thông tư này, về đối tượngxin thành lập kho, khả năng giám sát, quản lý và kiểm tra kho của hải quan địaphương.

Chậm nhất 20 ngày kểtừ ngày nhận được hồ sơ và đề xuất của hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hảiquan sẽ cấp giấy phép thành lập kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời doanhnghiệp.

Giấy phép thành lậpkho bảo thuế có giá trị trong 1 (một) năm. Hết hạn, nếu doanh nghiệp vẫn đápứng đủ các điều kiện và có đơn đề nghị gia hạn kèm đề xuất của Cục Hải quantỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan sẽ xem xét gia hạn từng năm một.

Trường hợp kho bảothuế hết thời hạn hiệu lực, nếu doanh nghiệp không tiếp tục xin gia hạn nữa thìphần nguyên phụ liệu còn tồn trong kho được giải quyết như sau:

Trường hợp doanhnghiệp không còn nhu cầu sử dụng và có văn bản đề nghị thì hải quan làm thủ tụccho tái xuất hoặc tiêu hủy.

Nếu doanh nghiệp có vănbản xin chuyển sang loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặcsản xuất để tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan mới, hảiquan tính thuế và ra thông báo thuế. Thời điểm để đăng ký tờ khai, tính thuế làthời điểm hết hiệu lực của kho bảo thuế. Thời gian gia hạn thực hiện theo quyđịnh của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng loại hình.

3.3. Để được thành lậpvà gia hạn kho bảo thuế, doanh nghiệp phải nộp một khoản lệ phí theo quy địnhtại Thông tư liên tịch số 71/2000/TTLT-BTC-TCHQ ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính- Tổng cục Hải quan.

4. Thủ tục hải quan đối với hànghóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế.

Thủ tục hải quan đốivới nguyên phụ liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế và đối với sản phẩm xuấtkhẩu như thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu bình thường.Riêng phần tính thuế, nộp thuế của nguyên phụ liệu nhập khẩu thực hiện như sau:

4.1. Doanh nghiệp phảimở tờ khai riêng cho phần nguyên phụ liệu nhập khẩu được bảo thuế.

Phần nguyên phụ liệunhập khẩu để sản xuất tiêu thụ nội địa mở tờ khai riêng.

Căn cứ để xác định tỷlệ nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế là tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm ghi tronggiấy phép đầu tư (nếu doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo đúng tỷ lệ quy địnhcủa giấy phép đầu tư) hoặc tỷ lệ do doanh nghiệp xác định, nhưng không được dưới50% sản phẩm sản xuất ra. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đều phải có vănbản đăng ký gửi cho hải quan tỉnh, thành phố quản lý kho bảo thuế và Tổng cụcHải quan trước ngày 01 tháng 1 hàng năm.

Căn cứ vào tỷ lệ sảnphẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước do doanh nghiệp đăng ký theo cách nóitrên, hải quan thực hiện việc đăng ký tờ khai, tính thuế, thu thuế nhập khẩuphần nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại nội địa.

Phần nguyên phụ liệunhập khẩu đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu, hải quan chưa tínhthuế trên tờ khai nhưng phải xác định rõ tên hàng, chủng loại, lượng hàng nàytrên tờ khai và phải vào sổ theo dõi.

4.2. Hàng hóa đưa vàokho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thìđược làm thủ tục hải quan để tái xuất hoặc tiêu hủy. Việc tiêu hủy được thựchiện như sau:

Doanh nghiệp làm vănbản gửi hải quan quản lý kho bảo thuế, nêu rõ lý do, tên hàng, chủng loại, số lượngnguyên phụ liệu cần hủy, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm.

Doanh nghiệp tự tổchức và chịu trách nhiệm về việc tiêu hủy. Việc tiêu hủy được thực hiện dưới sựgiám sát của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và cơ quan môi trường.

Kết quả tiêu hủy phảiđược lập biên bản chứng nhận. Biên bản này là chứng từ thanh khoản sau này.

4.3. Vấn đề lưu giữnguyên phụ liệu trong kho bảo thuế. Doanh nghiệp được lưu giữ cả nguyên phụliệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuân khẩu và tiêu thụ trong nước trong kho bảothuế, nhưng phải để tách riêng từng loại, hải quan quản lý riêng từng loại.Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể chuyển một phần nguyên phụ liệutừ loại này sang loại khác, nhưng phải làm văn bản đề nghị hải quan địa phươngvà chấp hành đúng tỷ lệ xuất khẩu đã đăng ký.

Khi nhập khẩu nguyênphụ liệu, người gửi hàng không nhất thiết phải tách chứng từ và hàng hóa thànhhai loại, mà có thể gửi một lô chung cho cả hai loại hình. Nhưng khi làm thủtục nhập khẩu thì phải lập tờ khai riêng cho từng loại.

4.4. Kết thúc năm kếhoạch (ngày 31 tháng 12 hàng năm) chậm nhất là ngày 31 tháng 1 năm tiếp theo,doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai và tổng lượng nguyên phụ liệunhập khẩu được hưởng chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai xuất khẩu và tổng lượngsản phẩm xuất khẩu gửi cơ quan hải quan. Sau khi kiểm tra về tính chính xác củabáo cáo, đối chiếu với hồ sơ lưu của hải quan và căn cứ vào tỷ lệ sản phẩm phảixuất khấu doanh nghiệp đã đăng ký hải quan giải quyết như sau:

a) Nếu tỷ lệ xuất khẩuthấp hơn tỷ lệ được bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế ngay cho phần sảnphẩm hoàn chỉnh chênh lệch giữa lượng sản phẩm phải xuất khẩu và lượng sản phẩmthực xuất. Ngoài ra doanh nghiệp còn bộ phạt nộp chậm thuế theo đúng quy địnhcủa pháp luật: Nếu xuất khẩu dưới 50% sản phẩm hoặc sau 3 năm liên tiếpdoanh nghiệp vẫn không thực hiện đúng tỷ lệ đã cam kết thì hải quan tỉnh thànhphố báo cáo đề nghị Tổng cục Hải quan thu hồi giấy phép kho bảo thuế.

Mức thuế áp dụng theoquy định của Bộ Tài chính vào thời điểm hải quan ra quyết định thu thuế.

b) Nếu tỷ lệ xuất khẩucao hơn tỷ lệ được bảo thuế thì doanh nghiệp được hoàn thuế phần chênh lệchgiữa thực xuất và phần đã nộp thuế.

c) Doanh nghiệp có khobảo thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các báo cáo tổnghợp nêu ở điểrn này.

4.5. Hàng hóa nhậpkhẩu đưa vào kho bảo thuế không được bán vào thị trường Việt Nam. Trường hợp đượcBộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam thì doanh nghiệp phải nộpthuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.

5. Quản lý của hảiquan đối với kho bảo thuế.

Nguyên tắc, kho bảothuế tại doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hảiquan: tùy theo điều kiện cụ thể Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định việc tổchức, giám sát trực tiếp hoặc xác định quyền kiểm tra, giám sát nhưng thôngtrực tiếp giám sát thường xuyên. Việc kiểm tra, giám sát của hải quan chủ yếuthực hiện khi thực tế có hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế thông qua việc:làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp; việc thanhkhoản lô hàng; kiểm tra các báo cáo của họ đối với doanh nghiệp; kiểm tra trựctiếp, đột xuất (kể cả kiểm tra sổ sách, chứng từ, hệ thống lưu trữ trong mạngvi tính, kiểm kê hàng hóa trong kho).

Doanh nghiệp chịu tráchnhiệm tổ chức việc quản lý kho, tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp chặtchẽ đối với hải quan trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát nói trên.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này cóhiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãibỏ.

2. Mọi hành vi vi phạmcác quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan đều bị xử lýtheo quy định của pháp luật./.

Phó Tổng Cục trưởng

(Đã ký)

 

Tổng cục Hải quan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.