• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/08/2016
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 05/2016/TT-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 1 tháng 3 năm 2016

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chun quốc tế

_______________________

 

Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định s 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một s điều và biện pháp thi hành Luật Xut bản;

Căn cứ Nghị định s 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chun quốc tế.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp, quản lý, yêu cầu kỹ thuật, vị trí, kích thước, màu sắc, cách thức ghi mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - International Standard Books Number (sau đây gọi tắt là mã số ISBN).

2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Cục Xuất bản, In và Phát hành;

b) Các nhà xuất bản.

Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý mã số ISBN

1. Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan quản lý mã số ISBN tại Việt Nam có trách nhiệm cấp, quản lý và thu hồi mã số ISBN.

2. Hằng năm, Cục Xuất bản, In và Phát hành báo cáo về tình hình sử dụng mã số ISBN ở Việt Nam và đóng phí hoạt động cho tổ chức ISBN quốc tế.

3. Căn cứ tình hình sử dụng mã số ISBN của các nhà xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quy hoạch việc phân bổ nguồn mã số ISBN, lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung đầu số với tổ chức ISBN quốc tế khi có nhu cầu.

Điều 3. Chế đ báo cáo

Các nhà xuất bản báo cáo Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc sử dụng mã số ISBN được cấp, thông báo mã số ISBN chưa sử dụng trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm được cấp mã số ISBN.

Điều 4. Đối tượng phải ghi mã số ISBN

Nhà xuất bản phải ghi mã số ISBN trên sách và tài liệu dạng sách, bao gồm cả bản đồ, sách điện tử, sách chữ nổi (sau đây gọi chung là sách).

Chương II

TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG MÃ SỐ ISBN

Điều 5. Nguyên tắc tạo lập và sử dụng mã số ISBN

1. Mã số ISBN được tạo lập và sử dụng tại Việt Nam là ISBN-13 và phải tích hợp với mã vạch theo chuẩn EAN-13, đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đọc được bằng máy hoặc phần mềm đọc mã thông dụng;

b) Chứa các thông tin của sách quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;

c) Có liên kết đến thông tin của xuất bản phẩm trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành;

d) Phù hợp thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Nhà xuất bản phải tự tạo lập và sử dụng mã vạch tích hợp mã số ISBN.

Điều 6. Cơ sở dữ liệu tích hợp với mã số ISBN

1. Mã số ISBN tích hợp với mã vạch EAN-13 phải chứa các thông tin sau:

a) Tên nhà xuất bản;

b) Tên sách;

c) Tên tác giả, tên dịch giả (đối với sách dịch);

d) Năm xuất bản;

đ) Khuôn khổ, số trang;

e) Thể loại;

g) Tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài;

h) Số xác nhận đăng ký xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành;

i) Số quyết định xuất bản của nhà xuất bản;

k) Số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in (nếu là sách in);

l) Dung lượng (byte), định dạng, địa chỉ website đăng tải hoặc tên nhà cung cấp (nếu là sách điện tử);

m) Tên và địa chỉ đối tác liên kết (nếu có);

n) Giá bán (nếu có).

2. Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà xuất bản có thể tạo lập cơ sở dữ liệu riêng để kết nối với mã ISBN khi tích hợp mã vạch. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung của cơ sở dữ liệu này.

Điều 7. Vị trí và trình bày mã số ISBN

1. Đối với sách in:

a) Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải in tại góc dưới bên phải bìa 4. Nếu là sách có bìa bọc thì in trên bìa bọc;

b) Phía trên mã vạch phải có dòng chữ “ISBN” và tiếp sau là các thành phần của mã số, cách nhau bởi dấu gạch nối. Phần dãy số phía dưới trùng với dãy số phía trên, nhưng không có gạch nối (như hình minh họa).

Ngoài ra, cuối trang ghi số quyết định xuất bản (sau đây gọi là “trang bản quyền”) phải ghi mã ISBN dạng số (như dãy chữ số phía trên mã vạch tại hình minh họa);

c) Trường hợp sách có nhiều tập: Cuối trang bản quyền của mỗi tập ghi thêm mã số ISBN dạng số của tất cả các tập khác (nếu đã xuất bản);

d) Trường hợp sách dịch: Cuối trang bản quyền ghi mã số ISBN dạng số của sách gốc (nếu có);

đ) Trường hợp sách được xuất bản ở nhiều định dạng khác nhau: Cuối trang bản quyền của mỗi định dạng ghi thêm mã số ISBN dạng số của tất cả các định dạng khác (nếu đã xuất bản).

2. Đối với sách điện tử:

a) Đối với sách xuất bản, phát hành trên mạng Internet hoặc trên phương tiện điện tử khác: Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải ghi tại giao diện đầu tiên hoặc giao diện hiển thị tiêu đề hoặc giao diện trang bản quyền của sách;

b) Đối với sách dạng CD, CD-ROM, DVD, VCD: Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải ghi trên nhãn gắn cố định vào vật thể đó.

Điều 8. Yêu cu kỹ thuật thể hiện đối vi mã vạch EAN-13 khi tích hợp với mã số ISBN

1. Kích thước:

a) Kích thước tiêu chuẩn của mã vạch có chiều cao 22,85mm, rộng 31,35mm. Nếu rút ngắn chiều cao phải đảm bảo để máy đọc mã vạch nhận biết được;

b) Trường hợp vị trí đặt mã vạch hẹp cả 2 chiều, có thể thu nhỏ nhưng tỷ lệ thu nhỏ không dưới 80% so với kích thước tiêu chuẩn;

c) Trường hợp phóng to mã vạch, phải đảm bảo tỷ lệ phóng không vượt quá 200% so với kích thước tiêu chuẩn.

2. Khoảng trống phía trái mã số ISBN tối thiểu là 3,63mm, phía phải tối thiểu là 2,31mm.

3. Màu sắc:

a) Mã vạch tiêu chuẩn được in bằng màu đen trên nền trắng. Ngoài ra, có thể in mã vạch bằng màu xanh thẫm hoặc nâu thẫm. Không in mã vạch bằng các màu vàng, da cam, đỏ. Mã vạch được in bằng màu đơn; không được in chồng màu; không in dạng “t’ram”;

b) Nền của mã vạch tiêu chuẩn là màu trắng. Ngoài ra, có thể dùng nền màu vàng, cam, hồng nhạt.

Chương III

CẤP, THU HỒI MÃ S ISBN

Điều 9. Nguyên tắc cấp mã số ISBN

1. Mỗi tên sách thuộc các trường hợp sau đây được cấp một mã số ISBN riêng biệt:

a) Sách xuất bản lần đầu;

b) Sách tái bản mà nội dung có sửa chữa, bổ sung;

c) Sách xuất bản với nhiều ngôn ngữ và được in riêng từng cuốn cho từng ngôn ngữ;

d) Sách cùng nội dung mà xuất bản dưới các hình thức khác nhau (sách in bìa cứng, sách in bìa mềm, sách kèm đĩa, sách điện tử, sách chữ nổi);

e) Sách cùng nội dung nhưng khác nhau về một trong những dữ liệu quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này (trừ giá bán).

2. Mã số ISBN đã được cấp và sử dụng cho một tên sách thì không được thay đổi hoặc cấp lại cho tên sách khác.

3. Nhà xuất bản chỉ được sử dụng mã số ISBN đã được cấp trực tiếp một lần cho từng tên sách, không được cấp lại, chuyển nhượng mã số ISBN cho nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức khác.

Điều 10. Cách thức cấp mã số ISBN

Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp mã số ISBN kèm theo xác nhận đăng ký xuất bản cho từng tên sách.

Điều 11. Thu hồi mã số ISBN

1. Cục Xuất bản, In và Phát hành thu hồi mã số ISBN đã cấp đối với trường hợp mã số ISBN không được sử dụng theo quy định.

2. Cách thức thu hồi mã số ISBN: Nhà xuất bản nộp lại mã số ISBN đã được cấp thông qua báo cáo hằng năm theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành) để xem xét, giải quyết./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Bắc Son

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.