• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 21/06/2001
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 16/2001/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 21 tháng 6 năm 2001

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002

 

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2001, Chính phủ đã ban hành các cơ chế chính sách mới nhằm phát huy nội lực và tập trung chỉ đạotháo gỡ những ách tắc trong từng hoạt động cụ thể, nên 6 tháng đầu năm 2001 nềnkinh tế vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, các hoạt động văn hoá, xã hộicó nhiều tiến bộ, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội.

Tuy nhiên, tình hìnhkinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp, nhiệm vụ còn lạicủa những tháng cuối năm 2001 hết sức nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạchnăm 2001, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở cầntập trung thực hiện tốt các Nghị quyết của Quốc hội, các giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội đã đề ra trong Nghị quyết tại các phiên họp Chính phủ thườngkỳ năm 2001 và Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chínhphủ về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; đồngthời tiến hành triển khai xây dựng kế hoạch năm 2002 với yêu cầu và nội dungchủ yếu sau:

I. Nội dung, nhiệmvụ chủ yếu của kế hoạch năm 2002

1. Tư tưởng chỉ đạovà nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2002

Năm 2002 là năm thứhai triển khai thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2001 - 2005 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua.Việc xây dựng kế hoạch năm 2002 phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng kếhoạch 5 năm 2001 - 2005. Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 phải được quán triệt và cụthể hoá vào nội dung kế hoạch năm 2002 của từng Bộ, ngành, địa phương và Tổngcông ty 91.

Khi xây dựng kế hoạchnăm 2002, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các Tổng côngty 91 tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

a) Phấn đấu đạt đượcnhịp độ tăng trưởng kinh tế không thấp hơn 7,5%. Bảo đảm nền kinh tế phát triểnổn định và bền vững, tạo điều kiện để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế caohơn trong những năm sau.

Tiếp tục chuyển đổi cơcấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phấn đấu đạt giá trị sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 4,8%. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoáchuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế từng vùng. Ứng dụng khoa học và công nghệvào sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Gắn nông nghiệp với công nghiệpchế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Tiếp tục nghiên cứu và ban hànhcác chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông nghiệpquan trọng có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêuthụ. Phát triển mạnh ngành nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn để chuyển laođộng nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Nâng cao đời sống của dâncư nông thôn. Chủ động đối phó với tình hình diễn biến xấu của thời tiết.

Phát triển công nghiệpvới nhịp độ cao, gắn kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu giá trị sảnxuất công nghiệp tăng trên 13%, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị,áp dụng công nghệ tiên tiến. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnhtranh, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệpcông nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Khuyến khíchcác thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô,trình độ. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với lợi thếtừng vùng, từng địa phương. Thực hiện đúng tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhànước, đồng thời tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đã cổ phần hoá đi vào sảnxuất ổn định.

Tháo gỡ các vướng mắcđể hàng hoá lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa nhất là thị trườngvùng nông thôn, miền núi. Thực hiện các giải pháp nâng cao hơn sức mua của nhândân. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ. Phấn đấu giá trị các ngành dịchvụ tăng trên 7,5%. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ; phát triển dulịch, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển dịch vụ bưu chínhviễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp luật, khoahọc kỹ thuật...

b) Nâng cao hiệu quảkinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, củng cố các thị trườngtruyền thống; đồng thời mở rộng và phát triển các thị trường mới, nâng cao khảnăng cạnh tranh của hàng hoá để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Chỉ nhập khẩunhững vật tư, thiết bị chủ yếu cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiệnthuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt thu hút vào cácngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản, cácngành công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử; vào các khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA.

c) Tiếp tục cơ cấu lạingân sách nhà nước theo hướng tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển; triệtđể tiết kiệm đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước. Cóchính sách thu hợp lý để vừa bảo đảm nhiệm vụ thu vừa tạo điều kiện nuôi dưỡngnguồn thu. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngânhàng.

Xây dựng các chínhsách để huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, tăng nhanh khả năng giải ngânvà thu hút nguồn vốn nước ngoài; tập trung đầu tư vào các dự án có hiệu quảkinh tế - xã hội cao, có tác động đến nhiều ngành kinh tế, có tỷ lệ xuất khẩu cao.Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho các vùng còn khó khăn, dành phần đáng kể chogiáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ môi trường và văn hoá xã hội.

d) Tiếp tục đổi mới vàphát triển giáo dục đào tạo, phát triển hệ thống dậy nghề. Từng bước điều chỉnhquy mô và cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụnhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Thực hiện việc cải cách chương trìnhgiáo dục ở bậc phổ thông. Triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung họccơ sở, trước hết là ở những vùng có điều kiện. Huy động và sử dụng hiệu quả mọinguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ,có cơ chế để nhanh chóng ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sảnxuất. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

đ) Giải quyết có hiệuquả các vấn đề bức xúc của xã hội trước hết là vấn đề việc làm. Tiếp tục thựchiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình xoá đói,giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; nâng dần mứcsống các tầng lớp dân cư. Có cơ chế, chính sách đồng bộ bảo đảm phát triển vànâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội, giáo dục, y tế. Đẩy mạnh thựchiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đểhuy động thêm nguồn lực xã hội, phát triển các lĩnh vực này.

e) Củng cố quốc phòngvà an ninh, kết hợp giữa quốc phòng với phát triển kinh tế. Bảo đảm trật tự kỷcương trong hoạt động kinh tế - xã hội.

g) Đẩy mạnh công cuộccải cách hành chính, sắp xếp và đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước ở các ngành,các cấp.

Ngoài các nhiệm vụtrên đây, cần phải tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch 5 năm để trìnhQuốc hội phê duyệt trong kỳ họp thứ 10. Các Bộ, ngành, địa phương, các Tổngcông ty 91 phải quán triệt Chỉ thị số 26/2000/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2000của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 ở các Bộ, ngành, địa phương. Các Bộ,ngành, địa phương, các Tổng công ty 91 cần bám sát vào Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và định hướng kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đãđược Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua, dự báo đầy đủ khả năng khai thác nguồnlực của các Bộ, ngành, địa phương, các Tổng công ty 91, xây dựng mục tiêu,nhiệm vụ, các chỉ tiêu chủ yếu và các giải pháp thực hiện kế hoạch.

2. Nhiệm vụ về ngânsách nhà nước

a) Dự toán thu ngânsách nhà nước phải đảm bảo nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng củađất nước, đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ, tạo điều kiệncho khu vực doanh nghiệp phát triển, tạo nguồn thu lâu dài bền vững theo tinhthần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Dự toán thu ngân sách nhà nước phải đượcxác định trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, thị trường,giá cả, dự kiến đầy đủ những ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách, chế độthu (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu phí và lệ phí...); thựchiện đầy đủ các quy định đã ban hành về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăngxuất khẩu, mở rộng thị trường; thực hiện các biện pháp cải tiến quản lý thu,tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; thực hiệnnhững cam kết của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; dự toán thungân sách nhà nước phải có tính tích cực, vững chắc, tính khả thi cao; xây dựngdự toán thu ngân sách nhà nước năm 2002 với mức động viên phấn đấu bằng 20% -21% so với GDP, trong đó thu thuế và phí 18 - 19% so GDP. Dự toán thu của cácBộ, địa phương mức tăng tối thiểu 10% so ước thực hiện năm 2001.

b) Dự toán chi ngânsách nhà nước tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảoan ninh, quốc phòng; đồng thời phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, bảo đảmmối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; bố trí tăng dựphòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, xử lý những nhiệm vụđột xuất phát sinh.

Vốn ngân sách nhà nướcchi đầu tư tập trung cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên chocác công trình trọng điểm của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, các công trình sẽ hoàn thành đưavào sử dụng trong năm; dành vốn chuẩn bị đầu tư đối với những dự án, công trìnhquan trọng chuẩn bị khởi công trong những năm tới. Bố trí đủ vốn đối ứng chocác dự án có vốn đầu tư nước ngoài; các dự án thuộc Chương trình 135 của Chínhphủ.

Thực hiện hỗ trợ chosản xuất, kinh doanh tập trung cho các hoạt động: sản xuất các sản phẩm trọngđiểm, ngành trọng điểm; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặcbiệt là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu; cải tạo và phát triển giống cây, giốngcon; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thươngmại, mở rộng và tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin thị trường, đẩy mạnhxuất khẩu; hỗ trợ cải cách và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ ngânsách để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực hiệnhỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Ngân sách nhà nước bốtrí kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng hưởng lương từngân sách nhà nước, trợ cấp cho người có công với cách mạng, trợ cấp cho cácđối tượng chính sách xã hội thuộc ngân sách nhà nước; thực hiện tinh giản biênchế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; thực hiện đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức; tăng mức đầu tư thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo;đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn; bảođảm kinh phí sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ môi trường theoNghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, anninh.

Đối với Chương trìnhmục tiêu Quốc gia: Thực hiện theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giaiđoạn 2001 - 2005.

Thực hiện cơ chế khoánthu, khoán chi đối với đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả phần tiền lương tăng thêmdo thực hiện cải cách tiền lương), ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch(nếu có) chi lớn hơn thu của đơn vị và ổn định mức hỗ trợ này trong 3 năm; mở rộngviệc áp dụng cơ chế khoán biên chế và chi hành chính đối với các cơ quan hànhchính ở Trung ương và địa phương.

c) Cân đối ngân sáchnhà nước trên cơ sở nguồn thu thuế và phí phải bảo đảm chi thường xuyên ở mứchợp lý, đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn, có tích lũy cho đầu tư phát triển.Bội chi ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng vay trong nước và vay ưu đãingoài nước.

d) Về dự toán ngânsách địa phương:

Theo quy định của LuậtNgân sách nhà nước, các địa phương xây dựng dự toán ngân sách năm 2002 theonguyên tắc xây dựng dự toán ngân sách trong thời kỳ ổn định (2000 - 2002), cácđịa phương căn cứ tỷ lệ phân chia các nguồn thu, số bổ sung từ ngân sách Trung ươngcho ngân sách địa phương (nếu có) đã được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2001 vàdự toán thu năm 2002 trên địa bàn để xây dựng cân đối ngân sách địa phương vàdự toán chi ngân sách địa phương năm 2002; trong đó số bổ sung cân đối từ ngânsách Trung ương cho ngân sách địa phương dự kiến tăng 3% so mức bổ sung năm2001, bao gồm cả số bổ sung có mục tiêu có tính chất thường xuyên, bổ sung thựchiện chế độ tiền lương tăng thêm năm 2001. Bố trí dự toán chi ngân sách năm2002 tập trung ưu tiên nhiệm vụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư kiêncố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn; tăng mức kinh phí thực hiệnnhiệm vụ cải tạo và phát triển giống cây, giống con; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi; công tác xúc tiến thương mại, mở rộng và tìm kiếm thị trườngxuất khẩu; đảm bảo kinh phí phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học,công nghệ và môi trường, y tế, văn hoá...; tăng đầu tư thực hiện nhiệm vụ xoáđói, giảm nghèo, tạo việc làm, đấu tranh chống tệ nạn xã hội; bố trí dự phòngngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướngdẫn luật hiện hành.

Tiếp tục thực hiện cơchế bố trí dự toán chi cho một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặc một phầnđối với khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất, tiền sử dụngđất,... theo quy định hiện hành.

Thực hiện cơ chế đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu từ nguồn thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửakhẩu biên giới.

Năm 2002, cùng vớithực hiện cơ chế thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;tiếp tục thực hiện cơ chế thưởng vượt thu các khoản thu phân chia như năm 2001.

II. Tiến độ xâydựng kế hoạch và phân công thực hiện

1. Về tiến độ

Do việc xây dựng kếhoạch năm 2002 tiến hành song song với việc hoàn thiện kế hoạch 5 năm 2001 -2005, các Bộ, ngành, địa phương cần bảo đảm tiến độ sau:

a) Các Bộ, ngành, địaphương hoàn thiện kế hoạch 5 năm của mình theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Kếhoạch và Đầu tư và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 8 năm 2001để tổng hợp trình Quốc hội vào tháng 10 năm 2001.

b) Trước tháng 7 năm2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch và hướngphân bổ ngân sách năm 2002 cho các Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựngkế hoạch.

c) Trước tháng 9 năm2001, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Tổng công ty 91, báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngânsách nhà nước năm 2002 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

d) Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Tài chính tổ chức làm việc với một số Bộ, ngành, địa phương về kế hoạchnăm 2002 để tổng hợp kế hoạch trình các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồngthời dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách để trình Uỷban Thường vụ Quốc hội.

2. Về phân côngthực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầutư phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, xây dựng các phương án, các cân đối lớnđể làm cơ sở hướng dẫn cho các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch năm2002.

b) Bộ Kế hoạch và Đầutư hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và làmviệc với các Bộ, ngành, địa phương về kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với BộTài chính dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơbản đối với các Bộ, cơ quan Trung ương.

c) Bộ Tài chính thôngbáo số hướng dẫn về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002 và hướng dẫncác Bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước; chủ trì, phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các tỉnh, thành phố về dự toán thu,chi ngân sách nhà nước của địa phương, làm việc với các Bộ, ngành ở Trung ươngvề dự kiến phân bổ chi thường xuyên và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhànước.

d) Các Bộ, ngành khácphối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ, cơquan chủ quản các chương trình quốc gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan vềnhiệm vụ và dự toán kinh phí năm 2002 để thực hiện các chương trình thuộc lĩnhvực phụ trách.

đ) Các Bộ, cơ quan Nhànước theo chức năng của mình trên cơ sở tính toán các nguồn lực có thể khaithác được, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các giải pháp, bao gồm cáccơ chế chính sách đặc thù, các chế độ, chính sách mới hoặc kiến nghị sửa đổi,bổ sung các chế độ, chính sách hiện hành làm căn cứ tính toán kế hoạch và dựtoán ngân sách thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, cáccơ quan có liên quan trước thời điểm lập dự toán ngân sách.

e) Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp chặt chẽ với Sở, Ban, ngànhkhác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nướctrình Hội đồng nhân dân quyết định.

Thủ tướng Chính phủyêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Tổng giám đốc các Tổng công ty 91 tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.