• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày hết hiệu lực: 15/08/1992
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 893/QĐ-TCCQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 15 tháng 8 năm 1992

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiện toàn hệ thống tổ chức Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em

thành phố Hải Phòng

__________________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 362/ HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam;

Căn cứ Quyết định của Thường trực thành ủy họp ngày 25/04/ 1992 về việc chuyển Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trực thuộc UBND thành phố;

Xét đề nghị của Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Thành phố, và Ông Trưởng ban Ban tổ chức chính quyền thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố Hải Phòng là cơ quan trực thuộc UBND thành phố, có chức năng phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức nhân đạo để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chế độ, chính sách chương trình hành động vì trẻ em, nhằm thực hiện Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở thành phố Hải Phòng.

 Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố là đơn vị dự toán cấp I được mở tài khoản tại Chi cục kho bạc Nhà nước thành phố, có con dấu riêng để giao dịch.

Trụ sở đặt tại số 20 phố Trần Hưng Đạo, Hải Phòng.

Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố Hải Phòng được quy định như sau:

a)Phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân, cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các tầng lớp nhân dân.

b) Xây dựng phương hướng, mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động hàng năm đối với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở thành phố.

c) Phối hợp với các Thành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan của thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện các kế hoạch, phương án, chương trình đã được UBND thành phố phê duyệt.

d) Được UBND thành phố ủy nhiệm tiếp nhận viện trợ của các tổ chức nhân đạo, các tổ chức từ thiện, cá nhân trong và ngoài nước giúp đỡ triển khai các chương trình hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư cho chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các ngành, các cấp, các đoàn thể trên địa bàn thành phố.

e) Đề xuất các chủ trương, biện pháp để xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ hoạt động công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các cấp quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.

g) Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá hoạt động thực hiện các chương trình, mục tiêu đã đề ra về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của thành phố.

Điều 3. Hệ thống tổ chức bộ máy Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp nay được quy định như sau:

a. Cấp thành phố:

 Kiện toàn Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố gồm các thành viên sau:

- Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Bẩy, phó chủ tịch UBND thành phố.

- Các phó chủ tịch:

+ Bà Vũ Thị Phượng, phó chủ tịch thường trực (chuyên trách)

+ Ông Nguyễn Huy Tưởng, Bí thư thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh

+ Bà Bùi Thị Sinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo

+ Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Giám đốc Sở Y tế

+ Bà Phạm Thị Ngân, Phó hội trưởng Hội LHPN thành phố

- Các ủy viên:

+ Ông Đào Trọng Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thông tin

+ Ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở Thể dục thể thao

+ Ông Phạm Bá Ân, Phó giám đốc Sở LĐ – TB và xã hội

+ Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó giám đốc Sở Tư pháp

+ Ông Đoàn Duy Hồng, Trưởng phòng tổng hợp - văn xã Ủy ban Kế hoạch thành phố

+ Ông Hồ Quang Nhàn, Trưởng phòng văn xã Sở Tài chính

+ Ông Nguyên Văn Hàm, Trưởng phòng bảo vệ chính trị Công an thành phố

+ Ông Phạm Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBMTTQ thành phố

+ Bà Nguyễn Thị Cát, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố

+ Ông Phạm Ngà, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học thành phố

+ Bà Lưu Thị Tiềm, Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn lao động thành phố

+ Ông Đoàn Kỹ Vũ, Ủy viên Ban thường vụ Hội cựu chiến binh thành phố

+ Bà Phạm Thị Hương, Thường trực Hội chữ thập đỏ thành phố

+ Ông Lê Xuân Hải, Trưởng ban công tác thiếu nhi Thành đoàn Hải Phòng

+ Bà Nguyễn Thị Nhài, Cán bộ chuyên trách Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố.

- Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố được thành lập một số tiểu ban để phân công chuyên sâu một số mặt công tác chính của Ủy ban.

- Biên chế chuyên trách năm 1992 của Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố tạm giao là 05 người.

b) Ở cấp quận, huyện, thị xã:

Thành lập Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trực thuộc UBND cùng cấp

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cấp quận, huyện, thị xã, do một Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm và có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách; trong đó có một phó chủ tịch/ trách, thường trực (số lao động nay nằm trong tổng biên chế của quận, huyện, thị xã, đã được UBND thành phố giao hàng năm và sinh hoạt với Văn phòng UBND).

c) Ở cấp xã, phường, thị trấn:

Thành lập Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, do một Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban.

Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng nơi để xem xét bố trí một cán bộ kiêm nhiệm theo dõi giúp Trưởng ban chỉ đạo công việc.

Điều 4. Thủ trưởng các ngành của thành phố có tên ghi ở điều 3 có trách nhiệm, cử một cán bộ lãnh đạo tham gia thành viên của Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố. Đồng thời theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kết phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Các Ông, Bà Chánh văn phòng UBND thành phố, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định của UBND thành phố trước đây về Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của thành phố trái với quyết định này nay không còn hiệu lực thi hành./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đào An

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.